Hoa cẩm chướng hay còn gọi là hoa nhung, hoa có nguồn gốc từ địa Trung Hải, sau đó vào thể kỷ 14 hoa được chuyển sang Anh và đến thể kỷ 20 Việt Nam chúng ta đã mang về trồng. Hiện nay, hoa cẩm chướng có khoảng 300 loài với màu sắc đa dạng như xanh, đỏ, trắng, hồng, tím, vàng, cam…. Mỗi màu sắc mang trong mình một ý nghĩa một thông điệm khác nhau.
– Hoa cẩm chướng có màu đỏ: thể hiện sự ái mộ – Hoa cẩm chướng có màu vàng: đây là sự từ chối, thất vọng hay khinh thường – Hoa cẩm chướng có màu hồng: thể hiện sự nhung nhớ không bao giờ quên – Hoa cẩm chướng có màu có màu đỏ thẫm: thể hiện sự đau đớn, giống như tình yêu, tôi đau đớn vì tình yêu của em. – Hoa cẩm chướng có màu tím: thể hiện tính khí thất thường – Hoa cẩm chướng có màu vằn, sọc: thể hiện lời từ chối tình yêu – Hoa cẩm chướng có màu trắng: sự ngọt ngào, ngây thơ. Trong tình yêu nó thể hiện tình yêu trong sáng, món quà may mắn gửi tặng cho chị em phụ nữ.
Không chỉ mang ý nghĩa tình yêu mà hoa cẩm chướng còn là vị thuốc trị bệnh. Ở những năm thể kỷ 13, hoa cẩm chướng còn được người dân sử dụng pha chế với rượu để uống, chống bệnh dịch, những cơn sốt cao. Sau này, một số nhà nghiên cứu cho biết, hoa cẩm chướng còn được dùng chế thành mứt, dùng giải độc, hạ sốt. Một số quốc gia còn dùng hoa cẩm chướng để sản xuất hương bia, rượu vang và chế thuốc nhuộm tóc đen.
Những câu chuyện về hoa cẩm chướng
Hoa cẩm chướng còn mang trong mình nhiều câu chuyện cổ khác nhau. Nó được xem là một biểu tượng Quốc gia của Slovenia ( ở Nam Tư). Bởi hoa cẩm chướng được ca ngợi trong các bài hát của người Slovenia, không chỉ vậy hoa cẩm chướng còn xuất hiện nhiều ở những đồ vật trang trí, đồ thủ công, thêu, gối, nôi em bé… Đối với những người dân ở đây, hoa cẩm chướng không chỉ là loài hoa mà nó còn là món quà mà thượng đế ban tặng.
Hình ảnh hoa cẩm chướng được xuất hiện khắp nơi, mỗi màu sắc của hoa tượng trưng cho những điều khác nhau. Hoa cẩm chướng đỏ còn tượng trưng cho lòng nhân hậu và tình yêu. Hình ảnh hoa cẩm chướng cũng thường thấy trên những họp vải lanh của cô dâu, trên quần áo, mũ ni, khăn trùm đầu… của các cô gái.
Ngoài ra, hoa cẩm chướng còn có sự tích xuất hiện trong thánh kinh, sách vở. Một số cuốn sách còn ghi chép lại rằng, khi Đức Mẹ Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành hoa cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ….
Ở Hàn Quốc, hoa cẩm chướng còn được dùng trong việc tiên đoán các điều xảy ra ở tương lai của những con gái khi đến tuổi vị thành niên. Khi người con gái tới độ tuổi này, chỉ cầm 3 đóa hoa cẩm chướng cài lên búi tóc. Nếu 3 đóa hoa đó có đóa hoa nào tàn trước, chẳng hạn như đóa hoa dưới cùng, người con gái ấy sẽ phải chịu khổ cực cả cuộc đời từ tình yêu đến cuộc sống. Còn nếu là đóa trên cùng thì cô ấy sẽ có quảng thời gian hạnh phúc nhưng những ngày cuối đời sẽ chịu nhiều đau khổ. Khoảng đầu đời của cô bé sẽ rất khốn khó, nếu như đóa chính giữa tàn nhanh hơn hai đóa hoa kia….
Theo một số lời kể rằng, hoa cẩm chướng trước đây được trồng ở trên thiên đường và rồi rơi xuống trần gian. Không chỉ vậy, nhiều người còn bảo rằng nó sinh ra từ các ngôi mộ của các cặp tình nhân trẻ tuổi, chính vì vậy mà mang trong mình một nét đẹp về tình yêu. Ở Anh, nó được biết đến từ thế kỷ 14 và đã được văn hào Chaucer nhắc đến trong các tác phẩm của mình. Với tên tiếng Anh là Carnation, người ta đoan chắc Cẩm chướng có nguồn gốc từ Incarnacyon.
Cẩm chướng là loài hoa có mối quan hệ với tôn giáo rất sâu sắc vì sự hoá thân của nó, người ta dùng Cẩm Chướng để gọi tên các sự kiện nhiều dấu ấn: sự khổ nạn của chúa Giêsu, giọt máu của Chúa, loài hoa thần thánh…. Có câu chuyện kể rằng : Marie Antoinette, một tù nhân tại Paris năm 1793, đã vạch ra kế hoạch vượt ngục lên một mảnh giấy bé xíu giấu trong đài hoa của một cành Cẩm chướng đã tước hết lá và gửi cho bạn mình. Mảnh giấy bị phát hiện và bà đã bị lên máy chém hai tháng sau đó.
Vậy Hoa cẩm chướng có cúng được không?
Quan niệm của mỗi vùng miền có những điều kiêng kỵ và thờ cúng cũng khác nhau trong việc lựa chọn hoa cúng bàn thờ. Nhưng đa phần một số loại hoa thường dùng để cúng là hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng, hoa lay ơn,… Vậy còn hoa cẩm chướng thì sao? Có được cúng trên bàn thờ không?
Hoa cẩm chướng là loài đẹp, được khá nhiều người yêu thích không chỉ vẻ đẹp kiêu sa mà nó còn mang đến nhiều ý nghĩa tượng trung cho tình bạn, lòng quý mến, sự ái mộ,… và đặc biệt nó còn thể hiện sự tôn kính bày tỏ lòng biết ơn, đau buồn. Mang đến cho người một thông điệp như muốn gởi gắm của sự đồng ý, chính vì vậy mà dùng hoa cẩm chướng để dâng cúng là điều phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn hoa cẩm chướng để cúng bàn thờ gia tiên thì nên chọn những bông hoa có màu đỏ, bởi màu đỏ thể hiện lòng tôn kính, rất phù hợp với nơi trang nghiêm, tĩnh lặng như bàn thờ.
Những loài hoa nên tránh khi thờ cúng
Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi dùng để thờ cúng những người đã khuất vì vậy mọi người cần phải lựa chọn hoa cúng sao cho phù hợp, không được cẩu thả hay chọn những loại hoa quá sặc sỡ, hay những loài hoa mang ý nghĩ về chuyện trai gái, những câu chuyện không được trong sạch. Những loài hoa không nên cúng trên bàn thờ gia tiên như:
+ Hoa nhài: hoa nhài là biểu hiện sự tinh khiết bởi mang trong mình màu trắng. Tuy nhiên, câu chuyện hoa nhài cắm bãi phân trâu nó khiến cho loài hoa này mang trong mình sự dơ bẩn, u uế, vì vậy không thích hợp để thờ cúng. + Hoa ly: Nhiều người kiêng kỵ hoa ly vì tên hoa mang đến ý nghĩa chia ly, ly tán. vì vậy sợ sẽ mang đến những điều đau buồn, chia ly tình cảm của các thành viên trong gia đình vì vậy cũng rất ít ai thờ cúng hoa ly. + Hoa cứt lợn: tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp. + Hoa phong lan: là loài hoa khá đẹp và được nhiều người ưa thích dùng để chưng bày bàn làm việc, phòng khách, ban công tuy nhiên nó không thích hợp để thờ cúng bởi vì hoa có khá nhiều màu sắc, quá rực rõ và chữ phong ở đây còn mang nghĩa phong tình, phong túng. + Hoa lan móng rồng: (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp. + Hoa dâm bụt: là loài hoa có màu đỏ, bông đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì tên hoa có chữ “dâm” đằng trước. + Hoa đại (sứ, chămpa): Tuy hoa rất thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.