Top 7 # Xem Nhiều Nhất Văn Cúng Ngày 23 Tháng Chạp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Văn Cúng Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Và truyền thống vào những ngày này cả gia đình đã bắt đầu xum họp gần như đông đủ, các thành viên trong gia đình mỗi người một tay bắt đầu trang hoàng lại nhà cửa cho bố mẹ, trang hoàng lại khoảng sân cả năm không ai dọn dẹp và không khí tết rôm rả khắp nơi. Kể từ 23 Tháng Chạp, ngoài đường bắt đầu ngợp sắc xuân, nụ cười xuân nở trên môi anh công nhân cho đến vẻ mặt hớn hở của cô Hai đi chợ Tết sắm đồ cho gia đình…, tâm hồn mỗi người bắt đầu lân lân thưởng thức hương vị Tết. Và các tục lệ như tục tiễn ông công ông Táo Về trời còn là một bài học để cha mẹ răng dạy con cháu, truyền đạt cho chúng tình yêu gia đình, yêu đất nước, yêu bản sắc văn hóa dân tộc.

♦ Đối với các gia đình Việt, sự tin tưởng và tục lệ lưu truyền về “ tiễn ông Táo, đưa táo chầu trời ” đã duy trì qua nhiều thế hệ. Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp, nhà nào nhà nấy chuẩn bị để ” đưa Táo về trời”, cho dù có bận rộn hay gặp phải khó khăn gì, mỗi nhà đều cố gắng để kịp đưa ông Táo của gia đình đi chầu trời.

♦ Theo quan niệm của ông cha ta, việc nhớ và thực hiện tục lệ ” cúng ông Táo chầu trời” nhằm thể hiện được suy nghĩ, ý nghĩa và ý thức trách nhiệm chăm lo cho gian bếp, bữa cơm của mỗi nhà.

♦ Ngày giờ thích hợp nhất để ” cúng tiễn ông táo chầu trời ” là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình vì điều kiện thời gian không cho phép nên họ có thể cúng ông táo vào sáng sớm hoặc trưa chiều ngày 23 tháng chạp đều được, miễn sao có thể kịp cho ông táo được về trời vào đúng ngày 23 .

♦ Các bó Mía được bày bán tại nhiều nơi, nhiều chỗ, mức giá của các bó mía bán ngày cúng ông Táo Về Trời tùy nơi giao động từ 15 đến 20 nghìn một cây. Mỗi gia đình thường mua hai cây mía để cúng cho Ông Công Ông Táo trong dịp này.

Tại Sao Lại Cúng ông Công ông Táo Vào Giờ Ngọ Là đẹp Nhất

♦ Điều quan trọng nhất đối với tục cúng ông Táo chính là tiền vàng mã và cá chép dùng làm phương tiện đi lại của ông Táo về chầu trời. Hiện nay, một số nơi trong miền Nam có thay cá chép bằng ” tàu bay giấy“, tuy nhiên chỉ rất ít.

Giá bộ đồ cúng ông Táo từ đơn giản đến cầu kì cũng giao động, Bộ hai món cả đưa đi và rước về giao động từ mức giá cài chục nghìn đến trên dưới 100 nghìn, Tại chợ Lớn, chúng tôi cá biệt có combo lên đến vài Trăm Nghìn cũng có sẳn cho các đại gia chịu Chi.

Đối Với Các Khách Hàng ở Khu Vực chúng tôi gần các địa chỉ cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng của chúng tôi :

+ 21 Nguyễn Văn Linh, Tân Phong, Quận 7, chúng tôi

+ 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, chúng tôi

Bài văn khấn cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp

♦ Món Bánh Cúng đặc trưng để tiển Ông Táo Về Trời mà bọn trẻ con quê như chúng tôi cách đây tầm chục năm luôn mong ngóng và Háo Hức. Tết Nay khác tết xưa, người người nhà nhà bắt đầu hối hả hơn trong cuộc sống mưu sinh, dẫu biết rằng xã hội luôn Phát Triển, tiến bộ nhưng thực sự những tục lệ như thế này cần phải gìn giữ như là một món quà quý của Dân Tộc để lại cho thế hệ mai sau. Bật làm cha làm mẹ cũng nên cho con cái mình biết ý nghĩa của những tục lệ như thế này mà còn lưu giữ lại những gì gọi là hồn tết xưa.

Có nên cúng Cá Chép thật cho ông Táo Về Trời Không ?

Theo tục cúng Ông táo trong ngày 23 tháng chạp dân gian thì ” cá chép” là vật phẩm không thể nào thiếu trong mâm dâng cúng để tiễn Ông táo nhà mình gặp Ngọc Hoàng Đại Đế. Trong khi cá chép được xem là linh vật , là phương tiện di chuyển của Táo Quân nếu không có cá chép, Táo Quân sẽ không thể về trời. Tuy nhiên, điều đặt ra ở đây là chúng ta nên cúng ông táo về trời bằng cá chép thật hay bằng cá chép giả ( hình những con cá chép được làm bằng giấy bìa tượng trưng).

Mặc dù không đặt nặng hay quan niệm buộc phải cá chép thật hay cá chép giả nhưng chúng ta cũng nên biết một số ý sau đây :

♦ Đối với những gia đình có điều kiện thì nên dùng cá chép thật sau đó phóng sanh ( phóng sinh) nó còn mang ý nghĩa công ăn việc làm thuận tiện, cuộc sống no đủ. Bên cạnh đó, xưa nay cá chép vốn dĩ đang mang trong mình ý nghĩa về sự trường thọ ( sống lâu) nên để phục vụ nhu cầu này của người dùng, người ta nuôi cá chép để phục vụ nhu cầu cao vào những ngày đưa ông táo như thế này.

Ngay cả khi còn nhỏ sống dưới sự chở che của gia đình nhiều người đã chứng kiến ” ngày đưa ông Táo về trời”, thể nào trên mâm cúng ông bà cha mẹ mình cũng chuẩn bị linh vật cá chép. Sau này khi có gia đình, ra ở riêng bản thân chúng ta cũng đưa ông Táo về trời ở chính gian bếp của mình. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chỉ biết đó là truyền thống, đó là quy tắc khi ” tiễn táo” đó là xưa kia ông bà truyền lại nhưng thực chất nguồn gốc cá chép bắt nguồn từ việc ” cá chép vượt Vũ Môn để biến thành Rồng”. Rồng sẽ đưa ông Táo cùng bay lên trời.

Nguồn gốc phong tục thờ cúng Ông Công Ông táo có từ khi nào ?

♦ Nguồn gốc phong tục thờ cúng Ông Công Ông Táo có tự bao giờ , chính xác vào thời gian nào, ngày nào tháng nào năm nào lại không ai biết nhưng nó được duy trì và phát huy thành truyền thống từ rất lâu rất lâu trước đây của người Việt ta. Tuy nhiên, việc thờ cúng Táo Quân chính xác là là thờ 3 vị Táo : Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ.

Câu chuyện nguồn gốc thờ cúng Ông Công Táo được bắt nguồn từ nhiều câu chuyện kể, sự tích khác nhau, mặc dù là nhân vật, hoàn cảnh khác nhau nhưng chung cuộc của mọi thứ vẫn là ” tấm lòng thủy chung, nghĩa tình phu thê nặng sâu giữa con người với con người”.

Trong dân gian thường có câu nói ” thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai Ông một bà”.

♦ câu chuyện kể về Táo quân như sau : Ngày xưa, có hai vợ chồng sống với nhau rất mực hạnh phúc, họ yêu thương nhau vô cùng. Tuy nhiên, vì những ảnh hưởng của cuộc sống khó khăn và rất nhiều điều khác. Người vợ suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời còn người chồng thì vì mưu sinh phải đi làm ăn xa, một năm chỉ về được vài lần.

Một ngày nọ, người chồng đột nhiên biền biệt bặt âm vô tín, người vợ sau thời gian mỏi mòn chờ đợi thì cũng gặp một người đàn ông khác làm nghề thợ săn, họ lấy nhau và có một người đầy tớ trung thành sống cùng. Vào đúng ngày 23 tháng chạp lúc người chồng mới đi săn bắn, người chồng cũ trở về và cho biết rằng ” ông bị giặc bắt đi đày”. Vì nghĩa vì tình, người vợ dọn cơm nước đoàn hoàng mời chồng cũ ăn sau đó kêu ông ra tạm đống rơm sau vườn mà nghỉ đỡ vì người chồng mới sắp về. Nào ngờ, khi người chồng mới cùng đầy tớ trở về, trên tay mang theo một con cầy. Trong lúc người vợ đi chợ sắm đồ về làm bữa nhậu, ở nhà người chồng mới đã vô tình đốt đống rơm thui cầy và thui luôn người chồng cũ của vợ đang ngủ say trong đó.

Khi ng ười vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.

Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lửa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo. Ngọc Hoàng chứng kiến cảnh đó, liền phong cho ba người trở thành Vị Táo canh giữ chăm lo cho gian bếp.

Bởi gì gian bếp trong mỗi nhà chính là nơi duy trì ngọn lửa hạnh phúc của bữa cơm gia đình. Từ đó, cứ đến đúng ngày 23 tháng chạp, người tiễn ông táo về trời để bẩm báo sự việc một năm trong gian bếp của mỗi nhà.

Nước nào có tục thờ cúng Ông Công Ông Táo Giống Việt Nam không ?

Tục cúng ông Táo của người Trung Quốc có gì ? Người Trung Quốc cũng đưa ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, tuy nhiên lễ vật của người Trung Quốc quan trọng là keo, bởi họ tin rằng, cho ông Táo ngậm kẹo sẽ giữ chặt miệng ông lại, không bẩm báo những điều xấu đối với ngọc Hoàng được. Các loại kẹo thường được làm từ mạch nha, hạt kê và lúa mạch

Ngày nay ở Trung Quốc, tục cúng ông Táo đang dần phai nhạt hơn hẳn. Cùng với sự phát triển của sự hiện đại bếp lò đã dần trở nên ít xuất hiện trong mỗi gian nhà của người Trung Quốc , một số người chỉ còn dùng kẹo và giấy gián tường đỏ là xong việc cúng bái tiễn ông Táo.

⇒ Bạn có biết : đối với người Trung Quốc, việc cúng ông Táo về trời được diễn ra tận 3 ngày chứ không phải chỉ 1 ngày 23 như của người Việt. Đối với những gia đình quan chức sẽ đưa ông Táo vào ngày 23 tháng chạp còn đối với những gia đình bình thường thì đưa ông táo vào ngày 24 hoặc 25 tháng chạp.

Bài Cúng Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Chuẩn bị bài cúng ông Táo đúng là một trong những điều quan trọng nhất trong lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Cúng Táo Quân. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên, trước khi đi vào nội dung cụ thể, có hai điều bạn cần lưu ý:

Không nhất thiết phải cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Theo chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên, thời điểm tốt nhất là tối ngày 22, sáng ngày 23 tháng 12 nhưng nếu do điều kiện, hoàn cảnh thì vẫn có thể cúng vào chiều tối ngày 23, không vấn đề gì cả. Các cụ xưa khuyên con cháu nên cúng trước là bởi vì muốn khuyên mọi người chọn thời điểm tốt nhất để cúng mà thôi. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ – 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Bài văn khấn cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Cúng ông Táo. Nguồn: Internet.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ (chúng) con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài khấn nôm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tên con là…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức “Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân (Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần).

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp, gia đình sửa lễ bạc dâng lên, cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái).

Cúng ông Công ông Táo. Nguồn: Internet.

Bài khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương ngũ thổ, Phúc Đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………… Tuổi…………………… Ngụ tại………………………………………………………………

Hôm nay là ngày………. tháng…….. năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương ngũ thổ, Phúc Đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Mâm Cơm Cúng 23 Tháng Chạp (23 Tết)

Chắc hẳn không ai là không biết đến ngày “đưa ông Táo về trời” truyền thống của dân tộc ta diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Vào ngày này, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị một mâm cỗ thật chu đáo, đầy đủ và đẹp mắt.

1. Ý nghĩa của việc cúng ông công ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, theo tín ngưỡng cổ truyền người dân Việt lại thành kính sắm sửa lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng để tiễn ông Táo chầu trời. Đây là ngày lễ rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm cỗ cúng ông Táo thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng và cẩn thận.

Theo quan niệm truyền thống, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Để Táo quân về Trời báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện hạ giới được đủ đầy, mỗi gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng thật chu đáo và đẹp mắt.

2. Mâm cơm cúng ông Táo gồm những gì?

Thông thường, mâm cỗ cúng đưa ông Táo về trời truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các món ăn ngon và lễ vật đi kèm.

Lễ vật đơn giản

Trước khi sắp mâm cỗ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng Táo quân gồm có:

– Ba chiếc mũ Táo quân: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ.

– Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.

– Để đơn giản, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

– Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa.

Mâm cỗ cúng ông Táo về trời

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Cá chép

Trong đó, cúng Táo Quân hàng năm không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm dân gian xưa, cá chép chính là phương tiện để ông Táo bay lên trời.

Để Táo quân có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

3. Mâm cơm cúng ông táo đặt ở đâu?

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Hiện ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ…

4. Giờ nào đẹp nhất để tiễn Táo quân về chầu trời?

Đại đức Thích Chúc Tiếp cho biết: “Theo quan niệm dân gian xưa thì giờ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc”.

2 bài văn cúng khấn ông Công ông Táo hay và chuẩn nhất

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2017 được mọi người dùng chính là bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp và bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp sau đây.

Tương truyền, mỗi gia đình người Việt đều có 3 vị Thần Táo Quân cai quản cuộc sống. Bởi thế, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại làm cơm cúng đưa ông Táo về trời, báo cáo những việc lớn, nhỏ của gia đình trong năm cũ với Ngọc Hoàng.

Sau khi mâm cúng ông Táo được chuẩn bị, các gia chủ thực hiện bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo để bày tỏ tấm lòng thành kính của mình.

Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên con là…, cùng toàn gia ở tại…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái).

(Theo Nguyễn Thị Nhi – Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cho hay, phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Từ đó, chúng ta nên tuân thủ những nguyên tắc truyền thống từ việc làm mâm cúng, cách khấn vái, và tục lệ thả cả chép, vốn được coi là hình tượng nhân văn.

Theo ông Mai Văn Sinh, thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo, mọi người nên thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá có cơ hội sống, đó cũng là hành động thể hiện sự thành kính, thiêng liêng, mang lại những điều tốt lành cho bản thân, gia đình.

Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp.

Phong Tục Cúng Táo Quân Ngày 23 Tháng Chạp

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, hoặc nhiều gia đình có tính chu đáo hơn thì lễ cúng vào tối 22/12/âm lịch, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Lễ vật cúng táo quân:

Mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Ba con cá chép sống.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Bài khấn cúng táo quân:

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ chúng con là: …………

Ngụ tại: ………………………….

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

– Phục duy cẩn cáo!

Phong tục cúng táo quân có sự khác nhau ở ba miền bắc, trung, nam

Cúng táo quân ở miền bắc

Người Bắc thường cúng ông Công ông Táo khá sớm, theo xem ngày thấy rằng từ khoảng ngày 20 tháng Chạp các gia đình đã lục tục làm lễ và muộn nhất là trước 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi quan niệm sau giờ đó thì ông Công ông Táo phải bay về trời, không còn ở dương gian nữa.

Ngày nay lễ vật ngoài vàng mã, cá chép, nhiều nơi cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho… “ngọt” giọng.

Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng bao sái các bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới. Ngày nay nhiều nơi còn bày cỗ cúng gia tiên và đây cũng là dịp để con cháu về đoàn tụ vui vẻ, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của năm vừa qua.

Cúng táo quân ở miền trung

Hằng năm, vào ngày 23 tháng chạp, Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế, cho nên để Vua Bếp phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Trước lễ, lư hương đã được thay cát mới, bàn thờ ông Táo được lau dọn tinh tươm. Sau lễ, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp, đưa đến đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm, hay ở dước gốc cổ thụ cạnh ngã ba đường. Tượng ba ông Táo mới được rước lên bàn thờ, bắt đầu “nhiệm kỳ” một năm coi sóc bếp núc cho gia chủ.

Trong sáng ngày 23 tháng Chạp còn có lễ dựng nêu ở trước sân nhà, sân đình. 23 tháng Chạp và tất niên, đêm Giao thừa, mồng 1 và mồng 3 Tết là những ngày mà người dân Huế đốt vàng mã nhiều nhất. Lễ cúng chiều 30 tết, lại cúng rước thần về, sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Người Huế, khi kỵ, chạp hay cũng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để Thần Bếp chứng giám.

Cúng táo quân ở miền nam

Người Sài Gòn lại thường cúng ông Công ông Táo về buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20h00 đến 23h00. Người Sài Gòn quan niệm rằng vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã ăn cơm xong, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng.

Do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên mâm cúng ông Táo của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.