Top 7 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Cúng Tuần Cho Người Chết Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Tại Sao Có Tục Cúng Tuần Cho Người Chết Trong 49 Ngày?

(Lichngaytot.com) Nghi thức cúng thất hay cúng tuần trong tâm linh người Việt đã tồn tại từ lâu. Tại sao có tục cúng tuần? Cúng tuần có ý nghĩa như thế nào đối với người đã khuất?

Cúng tuần là gì? Trong vòng 7 ngày sau khi người thân qua đời người nhà lập linh tòa, mỗi ngày khóc bái, sớm muộn cúng tế, cách 7 ngày một lần tụng kinh niệm Phật, thiết trai tế điện, lần lượt tuần thứ 7 tức là 49 ngày thì dừng. Đó là nghi thức cúng tuần.

1. Tại sao có tục cúng tuần?

Cúng thất là tục xuất phát từ Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam. Tương truyền người vãng sinh, sinh thiên tức là người khi sống có nhiều đại thiện, chết rồi tới cõi Trời thì khi mất đi không cần xuống âm phù, không có phần âm, không cần cúng thất.

Nhưng người bình thường, nghiệp chướng sâu nặng, vướng phải thì sẽ chịu đọa đầy, kiếp sau có thể đầu thai lại làm người nhưng vẫn là người bình thường, không thể là người phú quý.

Người bình thường bên trong đều có âm phần, phần âm này tồn tại trong bảy bảy bốn chín ngày sau khi con người mất đi. Cách 7 ngày phần âm của người có một lần biến dời sinh tử hay nói cách khác mỗi 7 ngày là thời điểm linh hồn vô cùng thống khổ.

Theo “Địa Tạng Bồ Tát Nguyện Bản kinh”, lúc này người nhà tụng kinh niệm Phật hoặc tu sám hối pháp hướng về cho người đã mất có thể giúp họ giảm bớt nỗi thống khổ. Vì thế mà con người không nên tự sát, tự sát là cái chết khổ sở nhất, đau đớn nhất bởi người tự sát thì phần âm trong linh hồn cứ mỗi 7 ngày lại muốn tự sát một lần, lặp lại liên tục trong vòng 7 tuần.

Quy trình tự sát được tái hiện theo chu kì, người thắt cổ tử tự thì cứ 7 ngày lại thắt cổ một lần, người uống thuốc độc thì 7 ngày phải trải qua nỗi đau của việc uống thuốc độc một lần. Người nhà chỉ có thể tu phúc, cầu an giúp người đã mất giảm bớt đau đớn, thông qua kiếp nạn, không phải chịu hình phạt nghiêm khắc này.

Nếu không có người thân tu phúc, lập đàn cầu khấn thì người đã mất chịu đủ 7 kiếp nạn mới có thể siêu thoát. Tại sao lại là 7 ngày? Tại sao lại là 7 tuần? Cùng tìm hiểu về để hiểu thêm. Thế nên việc làm tốt nhất dành cho người đã khuất là tụng kinh vang vọng để linh hồn được an ủi, thoải mái và nhanh chóng siêu độ.

2. Lợi ích của cúng tuần

Cúng thất giống như tích 7 phần công đức, 6 phần cho mình, người chết hưởng 1 phần. Người nhà có tâm nhưng vẫn nên mời pháp sư chủ trì để làm đúng nghi thức đồng thời san sẻ phần cồn đức nhiều nhất cho người mất. Trong khi cúng tuần có thể hướng Phật làm việc thiện thì lại càng có lợi, càng tốt cho vong linh.

Đặc biệt, khi làm nghi thức cúng tuần tâm phải tĩnh, trong sạch. Đọc kinh sám hối mà tâm địa không thành thì vô ích. Thế nào là tâm không thành? Miệng đọc kinh mà trong lòng vọng tưởng, mất tập trung, nghĩ tới lợi ích, đủ tham sân si thì tức là không thành.

Vong linh phải chịu đau đớn lại quyến luyến trần gian nên nếu tụng kinh không thành sẽ tìm cách ở lại quấy nhiễu, gây phiền phức, không muốn rời đi. Hơn nữa linh hồn không được siêu thoát, không an nghỉ, người nhà cũng không thể yên tâm.

Mọi việc đều có nhân quả nghiệp báo, Phật hiệu thường nhắc nhở chúng Phật tử: vạn pháp là vô ích, nhân quả không vô ích. Nhân quả là cốt lõi của cuộc sống, gieo nhân nào gặt quả ấy, điều này với tất cả mọi người đều rõ ràng, công bằng. Hạt vun xuống đất lớn lên thành cây, cây ra hoa kết trái, trong trái lại có hạt, đó là vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ, luôn có biến thiên chuyển động.

Nhân quả tuần hoàn, mỗi việc làm của con người đều mang tới tương lai của chính chúng ta. Tục cúng tuần chính là hình thức thể hiện của nguyên lý . Con người sống có làm việc lỗi lầm thì kể cả khi mất đi cũng phải gánh nghiệp, nghiệp này có thể giảm nhẹ bởi sự giúp đỡ, sám hối, tu phúc của người thân.

Người thân cúng tuần cho người đã khuất không chỉ an ủi vong linh sớm siêu thoát mà còn tự tạo phúc cho chính mình và gia đình, là lời đưa tiễn cuối cùng dành cho người khuất núi.

Người thân cũng có thể trì tụng cho tâm bình an thanh tịnh, giải trừ nghiệp ác, được hưởng phúc lành!

Cúng Cơm Cho Người Chết Có Ăn Được?

Con kính chào thầy ạ! Con là con trai út nên con phải đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên ông bà, con nghĩ việc cúng giỗ là thể hiện lòng biết ơn là chính nhưng nhiều người nói rằng cúng thì ông bà vẫn ăn được, ăn bằng cách xúc chạm gọi là xúc thực, con không biết như vậy là đúng hay sai, mong thầy hoan hỉ giải thích giùm con. Kính Thầy!

Cúng cơm cho người chết có ăn được?

Trả Lời:

Cho dù ăn được hay không ăn được thì cúng vật thực cũng có nhiều điều bất ổn. Chẳng lẽ một năm cho ăn một lần? Nếu họ đã tái sinh cõi khác thì ai ăn? Chẳng lẽ mong họ ở lại làm ma đói mỗi năm mới được ăn một lần, không cho họ đi tái sinh làm người để học tiếp bài học giác ngộ, hoặc sinh lên cõi trời để hưởng phước họ đã làm? Càng mong chờ hưởng của con cháu cúng, họ càng mất phước, vậy sao không làm phước hồi hướng (bố thí, cúng dường, phục vụ, phóng sinh, giữ giới, tham thiền v.v…) để họ hoan hỷ phước ấy của con cháu mà sớm siêu sinh?

Thích Viên Minh / Phật học đời sống

Bài Cúng Tuần Đầu Cho Người Mới Mất

CHO NGƯỜI MỚI MẤT

Nơi thì cúng 7 ngày 1 lần cho đến ngày thứ 49

Nơi thì cúng tuần đầu vào ngày rằm, mùng 1

Vậy nhập môn tuỳ tục.

Bài cúng tuần 1 = 7 ngày 1 lần

Cầu Trời cầu Đất ban ân

Cầu Phật, Thánh, Thần của nước Nam ta

Cầu Thần đất ở tại gia

Cầu Thần Linh xứ nay là quê hương

Kính cầu độ vong trần dương

Được siêu được thoát đủ đường từ đây

Được siêu được thoát đủ đầy

Được tốt, được đẹp từ đây cho hồn

Cầu trên độ hộ trần dương

Độ hộ vong hồn trần mới mất xong

Trần gian đau xót trong lòng

Chỉ biết cầu kính Thiên Cung nhà Trời

Xin trên độ, hộ vong đời

An phần mộ được mát đời hồn vong

Kính xin đọc kinh cầu chung

Kinh cầu siêu thoát cho vong gia đình

Được tốt được đẹp được xinh

Được trọn vẹn tình hiếu nghĩa từ đây

Ơn Phật, Thánh, Thần nước nay

Ơn Gia tiên Tổ từ đây hộ trì

Được an không gặp sự chi

Được tốt được đẹp cho thì trần vong

Từ đây con cháu nhất lòng

Theo Đạo của Nước dắt cùng đường tu.

Lời Cha dạy:

Không tu đường đạo tù mù

Không vàng, không mã, không tu ngoại tà

Không tụng kinh sách la đà

Tụng kinh theo Đạo Nước, Cha dẫn đường

Nhà mình cũng được lo lường

Việc lớn mới phải nhờ nương thầy tài

Việc nhỏ tự lo không sai

Phật, Thánh, Thần chứng kinh bài trần tâu.

======================================

Tổ quy hay gia đình cầu tụng siêu thoát cho vong mỗi ngày 1 lần, hay 7 ngày 1 lần thì tùy. Nhớ rằng nếu cầu hàng ngày thì đọc bài này và đọc bài kinh cầu siêu nữa. Nếu đọc 7 ngày 1 lần thì đọc 7 lượt là bằng mỗi ngày đọc 1 lượt.

Kính cầu siêu thoát hồn âm.

Tự viết trình thay sớ hoặc đồng thiên có sớ chữ Thiên đạo mới, đồng mới được phép viết làm lễ, không ai được viết sớ chữ nho, chữ Quốc ngữ in sẵn để lễ trình Thiên, vì sớ đấy đã không có giá trị làm việc với Thiên. Trần cứ ghi chữ trần để trình lễ là được, theo sự hướng dẫn của bài lễ, rồi ghi tên tín chủ, ghi tên vong âm tạ thế và nơi an táng, ghi rõ địa chỉ của gia đình.

Tìm Hiểu Tục Lệ Cúng 49 Ngày Cho Người Chết

Tục lệ cúng 49 ngày cho người chết là một trong những nghi thức ma chay cơ bản trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Vậy ý nghĩa của tục lệ này là gì? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Tại sao phải thực hiện cúng 49 ngày cho người đã khuất?

Trong kinh Địa tạng có nói rằng người đã chết sau 49 ngày sẽ được tái sinh ở một thế giới khác. Và thế giới ấy có thể là địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a-tu-la, nhân hoặc thiên. Trong cuộc sống gieo nhân nào thì gặp quả nấy nếu khi còn sống mà tạo được nghiệp tốt, hành thiện tích đức thì khi chết đi sẽ được hưởng an lành trở về với giới cực lạc. Còn ngược lại sẽ rơi vào cõi khổ và chịu những báo ứng cho những điều xấu xa trên trần gian. Chính vì vậy mà cúng 49 ngày để hướng các vong linh về cái thiện và được hưởng một cuộc sống an lành.

Ý nghĩa của tục lệ cúng 49 ngày cho người chết

Ý nghĩa của tục lệ cúng 49 ngày cho người chết không phải là con người sau khi chết đi sẽ là hết và rũ bỏ mọi người. Mà sau khi chết đi thân thể này sẽ bị phân hủy trên cõi trần nhưng phần linh hồn, linh thức của người ấy vẫn còn tồn tại. Họ sẽ đi đến những cõi nghiệp nhân tương ứng mà người đó đã gieo khi còn sống.

Đối với những người sau 49 ngày đã được quyết định về cõi nào thì cúng 49 ngày là dịp để thể hiện tình cảm, lòng thương tiếc và tưởng nhớ đến những người đã chết. Đối với những người sau 49 ngày mà chưa quyết được tái sinh về cõi nào thì việc cúng cầu siêu 49 ngày sẽ có ý nghĩa nhắc nhở các linh hồn quá cố hướng tâm về cái thiện và thiết tha hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống đồng thời tái sinh trong thế giới tốt đẹp hơn.

Cúng 49 ngày như là một dấu mốc quan trọng của người đã mất và đây cũng là một ngày đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối những người đã mất. Điều này giúp họ hướng tâm về cái thiện được tốt đẹp và an toàn hơn. Chính vì vậy những người còn sống phải thực hiện được lễ cúng 49 ngày thật trang nghiêm và thành tâm để người chết được siêu thoát và luân hồi chuyển kiếp đến một thế giới an lành không vương vấn bụi trần.