Top 9 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Cúng Tuần Người Mất Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Cúng Tuần Đầu Cho Người Mới Mất

CHO NGƯỜI MỚI MẤT

Nơi thì cúng 7 ngày 1 lần cho đến ngày thứ 49

Nơi thì cúng tuần đầu vào ngày rằm, mùng 1

Vậy nhập môn tuỳ tục.

Bài cúng tuần 1 = 7 ngày 1 lần

Cầu Trời cầu Đất ban ân

Cầu Phật, Thánh, Thần của nước Nam ta

Cầu Thần đất ở tại gia

Cầu Thần Linh xứ nay là quê hương

Kính cầu độ vong trần dương

Được siêu được thoát đủ đường từ đây

Được siêu được thoát đủ đầy

Được tốt, được đẹp từ đây cho hồn

Cầu trên độ hộ trần dương

Độ hộ vong hồn trần mới mất xong

Trần gian đau xót trong lòng

Chỉ biết cầu kính Thiên Cung nhà Trời

Xin trên độ, hộ vong đời

An phần mộ được mát đời hồn vong

Kính xin đọc kinh cầu chung

Kinh cầu siêu thoát cho vong gia đình

Được tốt được đẹp được xinh

Được trọn vẹn tình hiếu nghĩa từ đây

Ơn Phật, Thánh, Thần nước nay

Ơn Gia tiên Tổ từ đây hộ trì

Được an không gặp sự chi

Được tốt được đẹp cho thì trần vong

Từ đây con cháu nhất lòng

Theo Đạo của Nước dắt cùng đường tu.

Lời Cha dạy:

Không tu đường đạo tù mù

Không vàng, không mã, không tu ngoại tà

Không tụng kinh sách la đà

Tụng kinh theo Đạo Nước, Cha dẫn đường

Nhà mình cũng được lo lường

Việc lớn mới phải nhờ nương thầy tài

Việc nhỏ tự lo không sai

Phật, Thánh, Thần chứng kinh bài trần tâu.

======================================

Tổ quy hay gia đình cầu tụng siêu thoát cho vong mỗi ngày 1 lần, hay 7 ngày 1 lần thì tùy. Nhớ rằng nếu cầu hàng ngày thì đọc bài này và đọc bài kinh cầu siêu nữa. Nếu đọc 7 ngày 1 lần thì đọc 7 lượt là bằng mỗi ngày đọc 1 lượt.

Kính cầu siêu thoát hồn âm.

Tự viết trình thay sớ hoặc đồng thiên có sớ chữ Thiên đạo mới, đồng mới được phép viết làm lễ, không ai được viết sớ chữ nho, chữ Quốc ngữ in sẵn để lễ trình Thiên, vì sớ đấy đã không có giá trị làm việc với Thiên. Trần cứ ghi chữ trần để trình lễ là được, theo sự hướng dẫn của bài lễ, rồi ghi tên tín chủ, ghi tên vong âm tạ thế và nơi an táng, ghi rõ địa chỉ của gia đình.

Nghi Lễ Cúng Tuần Cho Người Mới Mất Là Gì?

Ông bà ta từ xưa đến nay đều có những nghi lễ lâu đời được gìn giữ và lưu truyền. Cúng thất tuần cho người mới mất cũng là một trong những nghi lễ quan trọng. Cúng thất tuần cho người mới mất là một trong những nghi lễ không thể thiếu khi tiễn đưa người chết. Hãy cùng xem nguồn gốc của cúng thất tuần và vì sao ta phải cúng thất tuần cho người mới chết nhé.

Nguồn gốc tục cúng đầu tuần

Tục cúng đầu tuần hay thất tuần có nguồn gốc từ Trung Quốc lâu đời. Sau này, ông bà ta gọi là bài cúng cơm 7 ngày cho người đã khuất. Với ý nghĩa cầu siêu, giúp người đã khuất bớt đi khổ ải, trả bớt nghiệp chướng trên trần gian.

Tục cúng thất tuần có nguồn gốc từ Trung Quốc lâu đời

Theo tương truyền, những người khi sống làm thiện, tích đức, khi chết sẽ về nương nhờ cửa Phật. Còn người thường, khó tránh phạm lỗi sai trái, mang nghiệp chướng cho đến khi chết. Linh hồn họ sẽ phải xuống địa ngục trải qua 7 cửa ải đau khổ thì mới được siêu thoát.

Để người chết bớt chịu nỗi thống khổ, có thể siêu thoát nhẹ nhàng. Thì người nhà có thể đọc kinh, niệm phật sám hối hướng về người chết. Cúng bái và đọc kinh trong nghi lễ thất tuần sẽ giúp học từ phúc, cầu an cho người tụng kinh, và cả người chết.

Tại sao phải cúng thất tuần?

Cúng thất tuần như một nghi lễ tích công đức cho người đã khuất. Khi cúng thất tuần đủ 7 ngày, sẽ tích được cả 7 phần công đức. Trong đó 6 phần cho người cúng còn 1 phần cho người đã khuất. Để có thể tích được nhiều công đức cho người đã khuất thì gia chủ nên mời các sư thầy, pháp sư. Để có sự hướng dẫn và hỗ trợ, giúp cho linh hồn người khuất mặt có thể thanh thản mà siêu thoát.

Trong thời gian cúng thất tuần, con cháu trong gia đình cố gắng thật tâm hướng phật. Làm điều thiện, làm điều tốt. Thì sẽ giúp cho người chết có thể giảm bớt nhiều nghiệp chướng, giảm tội lỗi gây ra khi còn sống.

Cúng thất tuần cho người mới mất như thế nào?

Cúng thất tuần sẽ diễn ra trong 7 ngày sau khi có người mất. Mỗi bữa phải cúng mâm cơm, có đầy đủ các món cơ bản, sạch sẽ, gọn gàng. Mâm cỗ bài trí đúng hướng, lư hương phải để đúng vị trí. Sau đó thực hiện nghi lễ cúng thất theo hướng dẫn của sư thầy, pháp sư. Con cháu tốt nhất nên có mặt đông đủ, quần áo nghiêm chỉnh, gọn gàng.

Cúng cơm thất tuần không cần quá cầu kỳ nhưng phải có đủ các món ăn cơ bản

Trong quá trình sư thầy, pháp sư đọc văn khấn thì con cháu trong nhà phải im lặng. Làm theo chỉ dẫn của sư thầy, pháp sư. Không được rì rầm to nhỏ, ồn ào hay mất tập trung thiếu tôn trọng người khuất mặt.

Theo hướng dẫn, thực hiện lạy và khấn vái đúng số lần. Tâm phải tĩnh và hướng về người đã khuất để giúp họ giảm bớt nghiệp chướng. Con cháu tham gia nghi lễ càng đông đủ thì linh hồn người mất càng dễ siêu thoát hơn.

Những lưu ý trong lễ cúng 7 ngày sau khi mất

Để nghi lễ có thể diễn ra được trọn vẹn, hoàn thành tốt nhất, thì gia chủ chớ có chủ quan. Nên lưu ý và tránh những điều kiêng kỵ để không phạm tội với bề trên, với người đã khuất.

Về mâm cơm cúng trong nghi lễ không được sử dụng thịt bò, mèo, chó. Tốt nhất là nên cúng mâm cơm chay để không dính tới tội sát sanh. Sát sanh cũng sẽ khiến cho linh hồn người chết phải chịu thêm một tội nữa ở cửa địa ngục. Vậy nên chuẩn bị một mâm chay, gọn gàng, không đồ ôi thiu, dơ bẩn là được.

Trong quá trình nghi lễ diễn ra không để trẻ em, con nít quấy phá, cản trở nghi lễ. Trẻ em không biết gì sẽ có khả năng làm đổ vỡ mâm cúng, các vật dụng linh thiêng. Phạm tội lớn với bề trên.

Khi cúng thất tuần, cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không làm ô uế, đồ bẩn ở trong nhà

Khi thực hiện nghi lễ, tuyệt đối không cười đùa giỡn. Thái độ trang nghiêm, chỉnh tề, tâm phải hướng về Phật và người đã khuất.

Hướng bàn thờ phải được đặt đúng phong thủy, các vật bài trí phải để đúng vị trí.

Nhà cửa khi cúng thất tuần phải gọn gàng, sạch sẽ. Không được để đồ dơ bẩn, ô uế trong nhà, như vậy là không tôn trọng người đã mất.

Cúng thất tuần là một nghi lễ lâu đời và không thể thiếu mỗi khi gia đình có người mới chết. Vì vậy mà gia chủ khi thực hiện nghi lễ phải có sự tìm hiểu rõ ràng. Nghiêm túc thực hiện nghi lễ một cách thành tâm để đạt được mục đích đúng đắn của nghi lễ.

Do đó, qua bài viết này quý độc giả sẽ hiểu được về nghi lễ cũng tuần cho người mới mất.

Cho Em Hỏi Về Cúng Sóc Vọng Và Cúng Tuần Cho Người Mới Mất

Theo kinh Phật, người làm cực ác khi chết sẽ bị đoạ vào địa ngục ngay tức khắc; người làm cực thiện khi chết được sanh vào cõi lành ngay lập tức; người có thiện có ác phải trải qua thân trung ấm từ 1 tuần cho đến 7 tuần. Thân trung ấm cứ 7 ngày là phải chết đi sống lại, người thân cúng thất để giúp thân trung ấm khi chết đi sẽ được sanh về cõi lành, không trở lại thân trung ấm nữa. Phật dạy người thân nên làm mọi công đức để hồi hướng cho người chết, giúp họ được sớm sanh về cõi lành. Công đức người thân làm được, người chết chỉ hưởng được có 1 phần, còn 6 phần kia thuộc về người tạo. Trong vòng 7 tuần này, ngoài 7 ngày cúng thất một lần, người thân hay phát nguyện ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, ấn tống kinh điển, phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, làm việc phước thiện, bố thí người nghèo… Rất nhiều người nhân đây tỏ ngộ lý vô thường, rồi nhờ nghe quý Thầy Cô giảng dạy và từ đó tiến sâu vào Phật Đạo, đây cũng là trường hợp của DS. Phật dạy có bốn hạng người. Người thứ nhất khi thấy người chết là thức tĩnh, lo tu hành. Người thứ hai thấy bạn bè chết; người thứ ba thấy người trong gia đình chết; còn hạng người thứ tư là khi chính mình hấp hối trên gường bệnh mới hay vô thường. DS thuộc hạng thứ ba, chỉ đỡ hơn hạng thứ tư 1 chút thôi. Bởi vậy những ai phát tâm tu hành trước khi sự việc xảy ra, phải biết người đó có thiện căn rất sâu dày.

Nguồn http://amthucchay.blogspot.com/2010/04/cung-that.html” target=”_blank

Cúng cơm cho hương linh sau ngày chung thất? Hỏi: Mẹ tôi mất đã được 5 tuần, em tôi nói rằng sau 49 ngày (chung thất) sẽ không cúng cơm nữa. Vì theo kinh Địa Tạng, sau 7 tuần thì thần thức của hương linh sẽ theo nghiệp mà thọ sanh. Xin hỏi, vậy có nên cúng cơm nữa không? Mặt khác, em tôi có ý định tụng kinh Dược Sư để cầu an cho mẹ ở cõi âm, điều ấy có nên không? Vào khoảng tuần thứ 4 sau ngày mẹ mất, tôi mơ thấy mẹ đang lội qua một biển lớn. Giấc mộng ấy có ý nghĩa thế nào? (DIỆU THANH, DIỆU HẠNH, Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)

Đáp: Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo. Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.

Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm). Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).

Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực v.v… Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.

Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu. Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính. Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.

Vấn đề tụng kinh Dược Sư để “cầu an” cho mẹ ở cõi âm, theo chúng tôi thì nên chuyển thành để “cầu siêu” cho mẹ sẽ chính xác hơn. Vì các hương linh thọ sanh trong những cảnh giới khổ đau luôn mong mỏi người thân làm những điều phước thiện để hồi hướng cho họ, giúp họ nương nhờ phước báo ấy để mau được siêu sanh. Tụng kinh (không nhất thiết là kinh Dược Sư, Địa Tạng hay Di Đa…), lễ sám, làm phước như cúng dường, bố thí, phóng sanh rồi hồi hướng phước báo cho thân nhân là những việc cần làm. Nếu hương linh đã tái sanh vào những cảnh giới an lành thì việc hồi hướng phước đức cho họ càng làm cho phước báo của họ thêm tăng trưởng.

Thường thì sau khi người thân mất đi, thân nhân vì quá tiếc thương nên hay nhớ nghĩ về họ và thường mơ thấy người đã khuất. Hầu hết đó chỉ là những giấc mơ bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là sự báo mộng của người chết hay khả năng “thấy” được cảnh giới của người chết. Do đó, không nên suy nghĩ nhiều hoặc tìm cách để giải mã những chuyện mộng mị mà tốt nhất là tập trung toàn bộ tâm lực để làm phước hồi hướng cho hương linh. Thiết nghĩ, đó là những việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất để cầu nguyện âm siêu dương thái.

Chúc các bạn tinh tấn!

Theo GiacNgoOnline

Được cảm ơn bởi: tuankietxm, thanhlata202

Văn Khấn Cúng Cơm Hàng Ngày Cho Người Mới Mất

Ý nghĩa lễ Chúc Thực cúng cơm người mất

Việc đọc văn khấn cúng cơm hàng ngày cho người mới mất là một trong các thủ tục cúng cơm hay nghi lễ cúng tuần đầu cho người mới mất. Việc làm này nhằm bày tỏ tấm lòng thành kính, tưởng nhớ của con cháu đối với người đã khuất. Ngoài ra, còn nhằm mục đích bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, mong muốn người đã khuất phù hộ cho con cháu ở lại được may mắn, thành công.

Để dễ dàng tìm được căn nhà ưng ý, chuẩn phong thủy bạn chỉ cần chọn lọc ở mục trên chúng tôi Mọi thông tin bất động sản nóng hổi trong ngày đều được hệ thống website cập nhật nhanh nhất. Để tối ưu thời gian và công sức tìm kiếm bạn hãy thực hiện Đăng ký nhận tin ngay.

Nội dung bài văn khấn cúng cơm hàng ngày:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,

Trước linh vị của: Hiển… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,

Họa mấy người sống tám, chín mươi,

Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.

Song vận số biết làm sao tránh được

Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh

Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:

Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.

Lại lo bề nghi thất, nghi gia

Cho sum họp trúc, mai mấy đóa

Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn

Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.

May nối được gia đường cơ chỉ,

Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề

Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,

Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;

Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,

Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.

Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.

Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.

Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc

Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.

Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.

Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:

Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.

Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói

Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.

Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh

Ai hay số mệnh!

Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.

Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.

Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm

Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:

Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.

Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

Cầu anh linh phù hộ cháu con.

Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!