Top 7 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Giải Bàn Thờ Thần Tài Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Lập Bàn Thờ Thần Tài, Văn Khấn Lập Bàn Thờ Thần Tài

1Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ thần tài cần có những đồ vật cần thiết như: khám thờ bằng Gỗ, tượng 2 ông Thần Tài và Thổ Địa, Bài vị, 1 bát hương, 3 nậm đựng gạo – muối – nước, khay gồm 5 chén, mâm hồng và lọ hoa.

Ngoài ra để bàn thờ thêm linh thiêng, bạn cũng có thể tham khảo một số vật phẩm sau: tượng Long Quy – Rùa đầu rồng, Cóc Thiềm Thừ, Tỳ hưu, Dây Ngũ Phúc Hoa Mai, 5 đồng hoa mai, Cốt thất bảo

2Cách lập bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ

Mục đích của việc thờ Thần Tài và ông Địa là luôn mong nhận được sự phù hộ và nhận được nhiều may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu muốn gia tăng sự may mắn và linh thiêng thì bạn nên xem ngày tốt để mua bàn thờ về.

Việc chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ còn giúp mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình, mọi chuyện sẽ diễn ra như mình mong muốn. Nhưng việc xem ngày mua bàn thờ cũng phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Bạn nên kiểm tra kỹ để có thể chọn mua phù hợp.

Lưu ý bạn không nên sử dụng bàn thờ Thần Tài của người khác đem về nhà mình hoặc nơi mình kinh doanh.

Chọn đúng vị trí – hướng đặt bàn thờ Thần Tài

Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bàn thờ Thần Tài của bạn phát huy hết tác dụng đó chính là đặt đúng hướng Thần Tài. Với việc đặt sai hướng, bạn có thể gặp những khó khăn, bất lợi trong việc làm ăn, kinh doanh và cả về sức khỏe gia đình, nếu không may có thể bạn sẽ phải dính vào những vụ kiện tụng không đáng có.

Vị trí đắc địa khi đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chính là đặt đối diện với cửa chính. Bàn thờ đặt theo hướng 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân.

Một số lưu ý thêm khi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa:

Tránh đặt bàn thờ Thần Tài bị hướng vào những nơi coi là không sạch, không nghiêm như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Bàn thờ Thần Tài phải được đặt theo nguyên lý “Tọa Sơn Hướng Thủy” – tức là phải được tựa vào những nơi chắc chắn và hướng vào nơi sạch sẽ, nghiêm trang.

Không được đặt bàn thờ ở những vị trí động, hay chỗ phải lên xuống như có cầu thang.

Không nên đặt bàn thờ ở những chỗ có cạnh góc nhọn, sắc bén vì chỗ đó sẽ rất nhiều sát khí, làm ảnh hưởng tới bàn thờ của bạn.

3Bày trí bàn thờ

Lập bàn thờ bạn cũng phải chú ý đến cách bố trí bàn thờ, tức là bạn phải sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ đúng cách, đúng chỗ theo quy luật của phong thuỷ.

Bạn sẽ bố trí bàn thờ theo lối trong cao ngoài thấp và ông Thần Tài Thổ Địa chính là vị trí cao nhất, rồi từ từ thấp dần với các vật phẩm ở bên ngoài. Cụ thể là:

Trong cùng thông thường là được dán trên vách một tấm bài vị. Xong bạn sẽ xếp thêm tượng ông Thần Tài bên trái và Thổ Địa hướng từ ngoài vào.

Phía dưới 2 ông là bạn đặt 3 chóe thờ để rượu nước và gạo, cúng cho tới cuối năm mới được thay.

Đặt bát hương ở giữa bàn thờ và nên thắp hương hàng ngày để bàn thờ luôn được ấm cúng. Bạn không nên làm xê dịch bát hương khi lau chùi vệ sinh.

Bạn đặt lọ hoa và mâm quả theo nguyên lý Đông Bình Tây Quả. Bạn nên chọn cúng những loại ngũ quả và hoa thì ưu tiên hoa hồng, hoa cúc và hoa đồng tiền,…

Bạn xếp 5 chén nước để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.

Nếu có Cóc Thiềm Thừ thì bạn nên đặt ở phía bên trái. Ngày thì quay ra để kiếm tiền và tối quay vào để giữ tiền lại cho gia chủ.

Cuối cùng là bạn nên đặt một bát nước lòng không sâu và rải thêm các cánh hoá hồng trên mặt đặt ở phía ngoài cùng trên mặt đất.

4Đồ lễ cúng lập bàn thờ Thần tài

Bạn có thể chọn đồ cúng dựa theo phong tục của gia đình hoặc theo gợi ý sau: 10 bông hồng vàng, đĩa xôi, con gà trống luộc, cá lóc nướng, 1 đĩa ngũ quả và 5 quả cau 5 lá trầu, 5 củ tỏi, 1 chum rượu nhỏ, 1 bao thuốc lá mở nắp và rút ra một điếu, 1 bộ quần áo mũ thần linh 1 ông ngựa đỏ to, 5 ông ngựa nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch, 5 bộ quần áo với 5 màu được xếp theo thứ tự từ trái qua phải là trắng tím vàng đỏ xanh, 5 bó hương và 10 lễ tiền vàng lá, tiền thần tài, 1000 vàng đại thiếc.

5Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Văn khấn này bạn phải điền rõ thông tin họ tên gia chủ, vợ chồng hoặc gia quyến. Sau đó đọc chú đại bi 3 lần để tăng thêm sự thành tâm và linh thiêng.

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa, Văn Khấn Thần Tài

Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng quyết rõ ràng về lai lịch của hai vị thần này, chỉ biết thần tài là một vị tần tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài có tên là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời và đi tu tại núi Chung Nam. Về sau tu hành đắc đạo ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa người bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người kinh doanh buôn bán thì cầu cúng ông để được may mắn, đắc lộc.

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ về ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại, để trên bàn thờ để cúng.

Ông địa là ai.

Theo một số nguồn tư liệu trên internet thì ông địa chính là thần Thổ Công ( hay còn được gọi là thổ thần, thổ địa).Thổ Công là một vị thần tín ngưỡng trong văn hóa Á Đông, ông cai quản một vùng đất nào đó. Người ta cho rằng Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc thì sẽ thấy Tôn Ngộ Không mỗi khi đi đến đâu muôn biết địa hình, và người cai quản vùng đất đó thì thường đập gậy như ý gọi “Thổ Địa’ lên mà tra

Trong văn hóa người việt Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong nhà vì ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vị thần này trông coi gia đình, phò hộ cho gia đình bình an, sung túc, mọi họa phúc đêu do thần Thổ Công dự định. Còn thần tài là một vị thần đem lại tài lộc cho mọi người. Vì vậy trong kinh doanh, thương mại, người ta rất quý trọng thờ vị thần này. Bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa thường được lập ở góc nhà, xó xỉnh hay góc khuất nào đó trong shop, cửa hàng..chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ tổ tiên ( Chú ý, khi thờ riêng Thổ Công trong nhà người ta đặt ở nơi cao ráo, bát hương đặt chính giữa bàn thờ, mỗi khi cúng lễ đều phải xin phép thổ công trước rồi mới mời tổ tiên về. nhưng khi thờ thổ công đi cùng thần tài thì lại được gọi là ông địa và thờ dưới đất theo quan niệm ” đấp phải trở về đất” và mọi thứ từ đất mà ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa tìm thấy điều lý giải rõ ràng về vị trí thờ của vị thần Đất này tại sao lại có 2 vị trí khác nhau và ở mỗi vị trí lại có một tên khác )

Vật cúng Ông địa – Thần Tài

Thông thường cúng Thần Tài – Ông Địa người ta cúng hoa quả, tỏi, chuối xiêm, thuốc lá, cà phê. Người việt còn có cấu ” Lạy ông địa cúng nải chuối” …Bàn thờ thần tài được cúng quanh năm kể cả ngày thường…

Văn khấn Thần Tài

“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài thần linh thổ địa cai quan xứ này

Tín chủ con là ………………………….

Hôm nay ngày…. tháng… năm………

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần tài tiền vị, cúi xin thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con AN NINH KHANG THÁI, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo sở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!”

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là tập quán tín vọng, là thành tâm của người xưa, nay cứ thế theo thờ, chủ yếu là thành tâm cầu mong của gia chủ, còn việc linh ứng có không thì tùy ở nơi người tin. Đây là một nét văn hóa chứ không phải là mê tín dị đoan.

Xem các mẫu đỉnh đồng thờ cúng

Nguồn: sưu tầm

Văn Khấn Di Chuyển Bàn Thờ Thần Tài

Phong thủy đặt vị trí bàn thờ thần Tài trong mỗi gia đình đều vô cùng quan trọng, theo quan niệm của người xưa thì nó còn ảnh hưởng tới hầu hết vấn đề phong thủy bên cạnh của gia chủ ấy. do đó việc làm cho lễ cúng, đọc văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài là điều quan trọng.

Văn khấn di chuyển bàn thờ Thần Tài

Văn khấn tại ban thờ Thần Tài cũ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20… Tín chủ con là: …………………..tuổi…. Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần Tài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ : ……………………. con xin rập đầu kính bái.

Văn khấn chuyển Thần Tài đến vị trí mới

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày : …. tháng …. năm ……….. 20….. Tín chủ con là: …………… tuổi…..

Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.

Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ) Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ) Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách . Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ) Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ) Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ) Kim thần tín chủ: ………………………. tuổi………… .Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ : Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm. Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ) Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện. Thiên vận: ……. niên ; Ngũ nguyệt ; Sơ lục nhật

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

Lưu ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Tín chủ con:………….. đã chuyển ban thờ tới nơi đây từ ngày…. tháng ….. năm ……….. 20….. . Kính cáo chư vị Thổ địa Tài thần, thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý. Chúng con xin vô cùng cảm tạ !

Văn Khấn Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài

Trong vào dịp cuối năm, thì tại các gia đình và cơ quan thường hay tỉa chân nhang ở bàn thờ Thần Tài. Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện rút chân nhang đúng cách, quan trọng là thực hiện việc này như thế nào để giúp mang tài lộc về cho mình.

Để giúp cho tất cả mọi người có thể thực hiện việc này dễ dàng và đúng với phong tục tâm linh, thì sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo cách tỉa chân nhang cho bàn thờ Thần Tài.

1. Có nên rút chân hương bàn thờ Thần Tài hay không

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thì vào những ngày cuối năm, Start từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp, mọi người có thể rút chân nhang trên bàn thờ, dọn dẹp bàn thờ. Việc rút chân nhang không được tùy tiện, thích làm gì thì làm mà cần có văn khấn, thủ tục xin rút chân nhang để không làm ảnh hưởng tới bề trên cũng như cuộc sống của gia đình bạn nên bạn cần phải làm công việc này một cách tỉ mỉ và cẩn thận.

2. Ngày nào thích hợp để rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Theo quan niệm của người xưa thì sẽ có 3 thời điểm tốt nhất để mọi người nên chọn để tỉa chân nhang đó là:

– Ngày 23 tháng chạp.

– Ngày vía Thần tài.

– Ngày rằm tháng 7.

Vậy tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài là việc mà các bạn nên làm là chọn 1 trong 3 thời điểm trên để tỉa chân nhang cho bát nhang thì sẽ tốt nhất.

3. Nên chuẩn bị những gì để tỉa bàn thờ Thần Tài

* Để có thể thực hiện rút chân nhang một cách đúng nhất thì trước tiên chúng ta cần phải chuẩn bị những đồ lễ như:

Một Disk hoa quả tùy tâm vào gia chủ.

Một Disk tiền vàng.

5 chén rượu và 5 chén nước.

Một Disk cau trầu.

10 bông cúc vàng chia thành hai lọ để hai bên.

* Ngoài ra chúng ta cũng nên chuẩn bị những vật dụng để chuẩn bị bao sái bàn thờ:

– Chuẩn bị rượu trắng giã với gừng.

– Khăn sạch dùng riêng để lau bàn thờ.

4. Bài khấn xin rút chân hương bàn thờ Thần Tài

Để có thể rút chân hương bàn thờ Thần Tài, thì trước tiên gia chủ cần phải đọc bài văn khấn sau:

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:………………Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào) Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận. Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật.

5. Cách tiến hành tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

Sau khi đã khấn xin tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, thì tiếp theo các bạn nên Start thực hiện rút chân nhang và lau dọn bàn thờ.

– Gia chủ nên rút từng chân vào một chiếc chậu sạch, nhớ để lại số lượng chân nhang theo số lẻ 3,5,7,9, vì nó sẽ đem lại may mắn cho gia chủ về con đường làm ăn, kinh doanh buôn bán. Số chân nhang được rút ra, gia chủ nên đem hóa chân nhang rồi rải ra vườn, gốc cây trong nhà hoặc đem rải ra sông cho mát mẻ.

– Khi đã rút hết chân hương, gia chủ hãy dùng khăn sạch để lau quanh bát hương Thần Tài.

6. Văn khấn sau khi rút chân hương bàn thờ Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:………………Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào) Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng. Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật.

7. Một số lưu ý khi rút chân hương bàn thờ Thần Tài

Việc tỉa chân nhang và thay tro bát hương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy và tài lộc, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau:

– Trước khi tiến hành cần khấn vái và xin phép Thần Tài hoặc tổ tiên rồi mới được thực hiện.

– Đối với đồ thờ ở trên bàn thờ, bạn lưu ý chỉ được thay đổi và di chuyển vị trí của bình hoa, chén nước hoặc chén rượu,… Còn bát hương phải luôn được đặt ở một vị trí, tuyệt đối không dịch chuyển.

– Quá trình lau và vệ sinh bàn thờ phải luôn thực hiện bằng khăn sạch hoặc khăn đã giặt sạch.

– Tuyệt đối phải để các đồ thờ cúng trên cao trong quá trình lau dọn, không để dưới đất hoặc chỗ mất vệ sinh.

– Quá trình vệ sinh cần hết sức nhẹ tay, cẩn thận tránh va đập mạnh làm mẻ hoặc hỏng các đồ thờ cúng. Đây là điều tối kỵ nhất trong phong thủy, tâm linh.

– Bát hương bằng đồng không nên rửa sẽ dễ gây mốc, chỉ nên lau bằng giẻ ẩm sau đó nhớ lau khô.