Top 4 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Khi Lập Bàn Thờ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Lập Bàn Thờ Thần Tài, Văn Khấn Lập Bàn Thờ Thần Tài

1Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ thần tài cần có những đồ vật cần thiết như: khám thờ bằng Gỗ, tượng 2 ông Thần Tài và Thổ Địa, Bài vị, 1 bát hương, 3 nậm đựng gạo – muối – nước, khay gồm 5 chén, mâm hồng và lọ hoa.

Ngoài ra để bàn thờ thêm linh thiêng, bạn cũng có thể tham khảo một số vật phẩm sau: tượng Long Quy – Rùa đầu rồng, Cóc Thiềm Thừ, Tỳ hưu, Dây Ngũ Phúc Hoa Mai, 5 đồng hoa mai, Cốt thất bảo

2Cách lập bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ

Mục đích của việc thờ Thần Tài và ông Địa là luôn mong nhận được sự phù hộ và nhận được nhiều may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu muốn gia tăng sự may mắn và linh thiêng thì bạn nên xem ngày tốt để mua bàn thờ về.

Việc chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ còn giúp mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình, mọi chuyện sẽ diễn ra như mình mong muốn. Nhưng việc xem ngày mua bàn thờ cũng phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Bạn nên kiểm tra kỹ để có thể chọn mua phù hợp.

Lưu ý bạn không nên sử dụng bàn thờ Thần Tài của người khác đem về nhà mình hoặc nơi mình kinh doanh.

Chọn đúng vị trí – hướng đặt bàn thờ Thần Tài

Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bàn thờ Thần Tài của bạn phát huy hết tác dụng đó chính là đặt đúng hướng Thần Tài. Với việc đặt sai hướng, bạn có thể gặp những khó khăn, bất lợi trong việc làm ăn, kinh doanh và cả về sức khỏe gia đình, nếu không may có thể bạn sẽ phải dính vào những vụ kiện tụng không đáng có.

Vị trí đắc địa khi đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chính là đặt đối diện với cửa chính. Bàn thờ đặt theo hướng 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân.

Một số lưu ý thêm khi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa:

Tránh đặt bàn thờ Thần Tài bị hướng vào những nơi coi là không sạch, không nghiêm như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Bàn thờ Thần Tài phải được đặt theo nguyên lý “Tọa Sơn Hướng Thủy” – tức là phải được tựa vào những nơi chắc chắn và hướng vào nơi sạch sẽ, nghiêm trang.

Không được đặt bàn thờ ở những vị trí động, hay chỗ phải lên xuống như có cầu thang.

Không nên đặt bàn thờ ở những chỗ có cạnh góc nhọn, sắc bén vì chỗ đó sẽ rất nhiều sát khí, làm ảnh hưởng tới bàn thờ của bạn.

3Bày trí bàn thờ

Lập bàn thờ bạn cũng phải chú ý đến cách bố trí bàn thờ, tức là bạn phải sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ đúng cách, đúng chỗ theo quy luật của phong thuỷ.

Bạn sẽ bố trí bàn thờ theo lối trong cao ngoài thấp và ông Thần Tài Thổ Địa chính là vị trí cao nhất, rồi từ từ thấp dần với các vật phẩm ở bên ngoài. Cụ thể là:

Trong cùng thông thường là được dán trên vách một tấm bài vị. Xong bạn sẽ xếp thêm tượng ông Thần Tài bên trái và Thổ Địa hướng từ ngoài vào.

Phía dưới 2 ông là bạn đặt 3 chóe thờ để rượu nước và gạo, cúng cho tới cuối năm mới được thay.

Đặt bát hương ở giữa bàn thờ và nên thắp hương hàng ngày để bàn thờ luôn được ấm cúng. Bạn không nên làm xê dịch bát hương khi lau chùi vệ sinh.

Bạn đặt lọ hoa và mâm quả theo nguyên lý Đông Bình Tây Quả. Bạn nên chọn cúng những loại ngũ quả và hoa thì ưu tiên hoa hồng, hoa cúc và hoa đồng tiền,…

Bạn xếp 5 chén nước để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.

Nếu có Cóc Thiềm Thừ thì bạn nên đặt ở phía bên trái. Ngày thì quay ra để kiếm tiền và tối quay vào để giữ tiền lại cho gia chủ.

Cuối cùng là bạn nên đặt một bát nước lòng không sâu và rải thêm các cánh hoá hồng trên mặt đặt ở phía ngoài cùng trên mặt đất.

4Đồ lễ cúng lập bàn thờ Thần tài

Bạn có thể chọn đồ cúng dựa theo phong tục của gia đình hoặc theo gợi ý sau: 10 bông hồng vàng, đĩa xôi, con gà trống luộc, cá lóc nướng, 1 đĩa ngũ quả và 5 quả cau 5 lá trầu, 5 củ tỏi, 1 chum rượu nhỏ, 1 bao thuốc lá mở nắp và rút ra một điếu, 1 bộ quần áo mũ thần linh 1 ông ngựa đỏ to, 5 ông ngựa nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch, 5 bộ quần áo với 5 màu được xếp theo thứ tự từ trái qua phải là trắng tím vàng đỏ xanh, 5 bó hương và 10 lễ tiền vàng lá, tiền thần tài, 1000 vàng đại thiếc.

5Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Văn khấn này bạn phải điền rõ thông tin họ tên gia chủ, vợ chồng hoặc gia quyến. Sau đó đọc chú đại bi 3 lần để tăng thêm sự thành tâm và linh thiêng.

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Cách Bốc Bát Hương Khi Lập Bàn Thờ

Theo đại đức Thích Tâm Kiên – trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một trong những đồ thờ cúng linh thiêng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình…nhằm cầu mong sự an lành, bình yên. Bởi vậy, khi lập bàn thờ, điều tiên quyết mà các gia đình cần làm đó là bốc bát hương để thờ cúng.

Ai là người được phép bốc bát hương?

Đại đức Thích Tâm Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là gia chủ hoặc người đại diện có vai vế cao trong gia đình. Tuy nhiên hiện nay, do một số điều kiện nên không ít gia đình lên chùa nhờ chính các nhà sư hay một số pháp sư (người tu tại gia) bốc cho. Dù là ai thì người bốc cũng phải thành tâm, thánh thiện, và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người cẩn thận còn phải tắm rửa, sau đó rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp. Người không có tâm thành và thánh thiện thì bốc bát hương không được người âm chấp nhận nên không linh. Người có khả năng thì bốc xong bát hương là đã có tính linh ngay rồi.

Khi bốc bát hương, các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang điểm nhãn cho các linh vật phong thủy mỗi khi đúc xong. Việc này có tác dụng làm tăng linh khí của bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian, chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc biến một vật từ vô tri mới trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.

Quy trình bốc bát hương chuẩn nhất:

1. Chuẩn bị bát hương

Tùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình có thể lựa chọn các loại bát hương khác nhau với mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Theo các chuyên gia nghiên cứu về phong thuỷ, tâm linh thì sự lựa chọn tốt nhất là bát hương bằng đồng hoặc sứ. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với các đền, miếu, chùa…Sau khi mua bát hương về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho vào rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch nhúng vào đó và lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Lau xong để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.

Bát hương mới mua về cần được rửa sạch bằng nước gừng và rượu để tẩy uế

2. Trong bát hương cần có những gì?

Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có:

– Tờ hiệu: viết tên Gia chủ và tên người được thờ, tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Có thể viết chữ Việt, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được. Cách ghi như sau:

+ Nếu là tờ hiệu thờ Thần linh Thổ công, thần Long mạch thì ghi: ” Phụng thờ: Thần linh Thổ công thần Long mạch chư vị chân linh.“

+ Nếu là thờ Gia tiên ghi: ” Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ Nguyễn chư vị chân linh.” (ví dụ khi thờ Gia tiên dòng họ Nguyễn)

+ Nếu thờ Bà cô Ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ): ” Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ Nguyễn chân linh vị tiền.“

+ Thờ Đức Phật ghi: ” Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.“

+ Thờ Thần tài ghi: ” Phụng thờ: Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.“

Tờ hiệu được in giấy vàng, chữ đỏ

+ Nếu một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.

– Tro nếp và bộ thất bảo:

+ Khi bốc bát hương, các thầy cúng thường cho vào bộ cốt gồm: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Xà Cừ (Ngọc Trai), San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Bộ cốt này còn được gọi là cốt thất bảo, để trong bát hương, chúng có trường năng lượng, linh khí, giúp trấn quỷ trừ tà, chiêu tài nạp phúc, an gia định trạch, trợ giúp cho con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc. Đây là 7 vật chất quý mà người xưa luôn coi trọng trong dương thế.

+ Tro phải là tro sạch, được đốt từ rơm nếp là tốt nhất, tro mịn và đã sàng kỹ trước khi dùng.

+ Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

Tro nếp sạch, mịn, đã được sàng kỹ

3. Quá trình bốc bát hương

Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Có hai cách bốc tro vào bát hương: một là vừa bốc vừa đếm theo “sinh – lão – bệnh – tử” và nắm tro cuối cùng là “sinh”; hai là bốc tro vào bát hương dừng ở nắm cuối là nắm lẻ. Các bạn cũng cần lưu ý, phương thức tiếp tro vào bát hương bằng cách nào cũng được, nhưng nhất thiết bát hương cần được người có thành tâm bốc và tránh không được dùng tay ấn chặt tro xuống bên trong bát hương.

Khi bốc bát hương cũng phải khấn nhỏ là “Con…(họ tên)…xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/ gia tiên…”. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan Thần linh, Gia tiên, Bà cô Ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thờ thần tài.

4. Đặt bát hương lên bàn thờ

Bát hương trên bàn thờ trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn. Để bát hương cách tường 5cm, bát hương Thần linh Thổ công phải cao nhất (ở chính giữa), rồi đến bát hương Gia tiên (bên tay trái theo chiều từ trong tường nhìn ra), rồi đến bát hương Bà tổ cô Ông mãnh bên tay phải. Các bát hương cách nhau 10cm đến 15cm.

Ba bát hương trong bộ đồ thờ bằng đồng khảm tam khí

Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay, nên thắp hương liền 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước, thắp một nén hương và lễ cầu một lần. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên.

Nếu bát hương được bốc ở nhà thầy hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.

5. Lễ bốc bát hương

Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh Gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương. Sắm lễ nên tùy tâm và tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Bài cúng lập ban thờ mới, bốc bát hương:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …….. tháng ……. Năm …….

Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu

…………………………………………………………………………………………………………….

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Mua Bát Hương thờ cúng ở đâu tốt nhất:

Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu những Bát Hương bằng đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!

Cách Lập Bàn Thờ Ông Táo Chuẩn Khi Về Nhà Mới

Chọn ngày giờ tốt để rước ông táo về nhà mới

Bình chọn

Lập bàn thờ ông táo là điều cần thiết khi về nhà mới. Thông thường ngoài bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên thì bàn thờ ông táo cũng là một bàn thờ cần thiết. Lập bàn thờ ông táo với mong muốn luôn giữ lửa trong nhà, giúp mọi thành viên trong gia đình luôn gắn kết, hòa thuận, công việc làm ăn luôn thuận buồm xuôi gió.

Vậy làm cách nào để lập bàn thờ ông táo chuẩn nhất khi về nhà và không phạm phải những điều đại kỵ khi lập bàn thờ.

Chọn ngày giờ tốt để rước ông táo về nhà mới

Về nhà mới có những điều rất cần lưu ý, đặc biệt là việc mời thần phật, tổ tiên về nhà. Khi về nhà mới thì việc chọn ngày để mời ông công, ông táo cũng rất quan trọng. Vì ngày giờ có tốt thì mọi sự trong gia đình mới an ổn được.

Một số ngày tốt để thỉnh ông công ông táo về nhà như sau:

“Đinh Mẹo, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Kỷ Mẹo, Canh thìn, Giáp Thân, Ất Dậu, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Đinh Dậu, Quý Mẹo, Giáp Thìn, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Tân Dậu, Quý Hợi”

Tùy theo ngày mà gia chủ chọn các cung giờ tốt để việc mời ông táo về nhà được suôn sẻ nhất. mọi việc gặp dữ sẽ hóa lành.

Không nên chọn ngày 23 tháng chạp là ngày mời ông táo về nhà. Vì ngày này ông táo thường sẽ trở về trời.

Cách bài trí bàn thờ ông táo

Bài trí trên bàn thờ ông táo ở các gia đình lại có những điểm khác nhau. Tùy theo điều kiện mà lập bàn thờ sao cho phù hợp. Tuy nhiên những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ ông táo bao gồm:

Bàn thờ ông táo: thông thường bàn thờ ông táo sẽ được thiết kế nhỏ gọn để phù hợp với không gian nhà bếp. Bàn thờ ông táo thường được thiết kế đơn giản và treo tường để tránh tốn không gian lại vừa đẹp và sạch sẽ

Bài vị: thông thường các loại bài vị ông táo sẽ được làm đơn giản ghi định phúc táo quân hoặc đôi khi cầu kỳ hơn sẽ thêm rồng và mặt trời là đại diện cho ánh sáng, quyền lực…

tượng ông táo bà táo: đối với nhiều gia đình sẽ lựa chọn thờ bài vị nhưng sẽ có những hộ gia đình sẽ lựa chọn thờ cả tượng và bài vị đề tên. Bạn chọn cách nào cũng đều đúng cả.

Bát nhang: sẽ được đặt trước bài vị. Nên chọn các bát nhang nhỏ từ 4-5 in để phù hợp với không gian bàn thờ

Ánn nước: trên bàn thờ ông táo sẽ bài trí án nước 3 ly theo đúng quy tắc án dành cho thần thánh

Bình hoa: có thể trưng 1 hoặc 2 bình hoa tùy theo điều kiện, thông thường sẽ là các loại hoa cúc

mâm cúng ông táo thường sẽ có hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn

chuẩn bị 3 bộ đồ bao gồm 2 bộ quần áo nam và 1 bộ quần áo nữ. Thêm vào đó là giấy tiền vàng mã để sau khi cúng xong sẽ hóa vàng

Chuẩn bị không gian nhà bếp sạch sẽ sau đó dọn mâm cúng

Những điều cấm kỵ khi lập bàn thờ ông táo

Thông thường nhà bếp sẽ là nơi giữ lửa cho ngôi nhà. Và 3 vị ông táo – bà táo sẽ là người cai quản bếp núc. Việc thờ cúng ông táo là để cầu mong cho ngôi nhà luôn ấm áp, tránh những xung đột, tranh cãi. Việc lập bàn thờ ông táo cũng cần lưu ý sau để tránh những đại kỵ không đáng có:

Hướng đặt bàn thờ ông táo phải ở nơi sạch sẽ

Tránh hướng đặt bàn thờ quay về phía nhà vệ sinh

Hướng đặt bàn thờ ông táo nên tuân theo quy tắc : “tọa hung hướng cát” tức là đặt bàn thờ ở vị trí xấu nhưng nhìn về hướng tốt

Tránh đặt bàn thờ theo hành thủy: vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho gia đình

Bài văn khấn ông táo

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Con xin kính lạy chín phương Trời, Chư Phật mười phương cùng với mười phương Chư Phật. Con xin lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con xin lạy ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng với Thần linh bản xứ hiện đang cai quản ở khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …(tên chủ nhà) Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chủ nhà con thành tâm sắm hương hoa, quả cau lá trầu và thắp nén tâm hương để dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần chủ nhà con xin kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh/ Thông minh chính trực/ Giữ ngôi tam thai/ Nắm quyền tạo hoá/ Thể đức hiếu sinh/ Phù hộ dân lành/ Bảo vệ sinh linh/ Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con công trình hoàn tất viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ. Cầu xin chư vị minh Thần cho tín chủ con được nhập về nhà mới ở tại : ( đọc địa chỉ nhà mới) ….

và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần được rước vong linh Tổ tiên chúng con về ở nơi đây để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân độ trì cho gia quyến chúng con bình an, làm ăn may mắn mọi điều tốt lành.

Chúng con thành tâm lễ bạc và kính lễ xin được độ trì phù hộ. Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật/ Nam mô a di Đà Phật/ Nam mô a di Đà Phật!

Kết thúc bài văn khấn !

sau khi đọc xong văn khấn, thì gia chủ có thể chờ hương nhang tàn rồi đem nhang vàng, quần áo đi hóa vàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý các ngày giỗ chạp cúng kiến cũng phải đầy đủ để tài vận được hanh thông.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lập Bàn Thờ Phật Tại Gia

Là một người Phật tử nhiệt thành, bạn phải lập một bàn thờ Phật tại gia để bày tỏ lòng tôn kính đến đạo pháp, đến các vị Phật và Bồ tát đã chỉ dẫn hướng đi đúng đắn trên hành trình cuộc sống. Khi có bàn thờ Phật trong nhà rồi thì Phật tử sẽ gần gũi hơn với chánh pháp, thuận tiện hơn trong việc thực hành các giáo pháp vi diệu mà Đức Phật đã truyền lại.

Đối với người cư sĩ thì ngoài việc đến chùa để nghe thuyết giảng, đảnh lễ Phật, tụng kinh hay sám hối thì bàn thờ Phật trong chính ngôi nhà của mình là điều không thể thiếu. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tu hành tinh tấn của người Phật tử.

Có nhiều câu hỏi được gửi đến Hoa Sen Phật về vấn đề này chẳng hạn như: Bàn thờ Phật tại gia nên đặt hướng nào thì tốt? Làm thế nào để bài trí bàn thờ đẹp và trang nghiêm? Bàn thờ ông bà cha mẹ nên đặt như thế nào? Cách thờ Tam Thế Phật và các vị Bồ tát?…

Trong bài viết này, Hoa Sen Phật sẽ cố gắng chia sẻ những thông tin hữu ích về cách lập bàn thờ Phật tại gia để quý vị tham khảo.

Mục đích khi lập bàn thờ Phật tại gia

Mục đích lập bàn thờ Phật tại nhà là để tu tập chứ không phải để cầu nguyện, đạo Phật không phải đạo cầu nguyện. Là người con của Đức Phật, noi gương và thực hành theo lời dạy của Phật.

Đi chùa lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp nhiều lắm rồi, hiểu cũng nhiều, biết cái gì nên và không nên làm. Do đó, khi thờ Phật tại gia thì các bạn phải mang suy nghĩ, lời nói, hành động và năng lượng bình an khi ở chùa về gia đình của mình.

Đó là cố gắng giữ gìn Ngũ giới, hạn chế sát sinh trong nhà. Nếu bạn đang ăn chay trường và khỏe mạnh thì quá tốt. Còn không thì ăn chay vào ngày mùng 1, ngày rằm, các ngày lễ, ngày vía của chư Phật và Bồ tát để mọi người trong gia đình ghi nhớ các ngày quan trọng của Phật giáo, tâm hướng thiện theo chánh pháp.

Không phải khi lập bàn thờ Phật tại gia rồi ở nhà chuyên tu, xa lánh người thân, bạn bè và hàng xóm. Mà bạn phải thường xuyên đến chùa nghe pháp thoại, làm Phật sự và giao lưu vui vẻ với các bạn đồng tu.

Về nhà cũng vậy, tạo không khí vui vẻ, chan hòa và lan tỏa năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh. Hàng xóm, bạn bè và bà con cô bác gần xa yêu quý thì đó được ghi nhận là tiến bộ trong tu tập.

Cố gắng gìn giữ thân-khẩu-ý trong các hoạt động thường ngày. Chứ không phải “xả rác” tùm lum rồi tối về ngồi lạy trước bàn thờ Phật, cầu nguyện, niệm Phật hay sám hối rồi mai làm y chang như vậy nữa thì Phật khó độ lắm!

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Những điều nên làm khi lập bàn thờ Phật tại gia

Lập bàn thờ Phật tại gia ở vị trí nào thuận tiện cho bạn, phù hợp với không gian nhà mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm là tốt nhất.

Nếu nhà bạn nhiều tầng và cần không gian yên tĩnh để tụng kinh, hành thiền thì nên đặt bàn thờ Phật ở tầng 1 (nếu bạn lớn tuổi), tầng trên cùng (nếu bạn còn khỏe) và nhìn ra hướng cửa chính.

Còn không thì đặt bàn thờ Phật ngay phòng khách tầng trệt để mọi người ra vào đều nhìn thấy Phật mà noi gương hướng thiện, biết đây là một gia đình Phật tử thuần thành.

Bàn thờ Phật nên đặt ở giữa nhà với lưng áp vào tường, chiều cao ngang vai thôi để thuận tiện trong việc bài trí cũng như vệ sinh. Nếu đặt bàn thờ Phật cao quá thì mỗi lần trang trí hay vệ sinh phải dùng tới ghế cao, rất bất tiện và nguy hiểm.

Còn về hướng tốt để đặt bàn thờ Phật thì các bạn có thể tham khảo trên các trang web chuyên về phong thủy. Họ hướng dẫn chi tiết về vị trí lập bàn thờ Phật theo cung và mệnh tuổi của gia chủ. Nếu bạn thờ Phật A Di Đà cùng với Bồ tát Quan Âm và Đại Thế Chí thì bàn thờ nên đặt hướng Tây Bắc của ngôi nhà là tốt nhất.

Những điều cần tránh khi lập bàn thờ Phật tại gia

Lập bàn thờ Phật để bày tỏ lòng tôn kính, vì vậy các bạn không nên đặt bàn thờ ở nhà bếp, phòng ngủ, hay gần nhà vệ sinh… Theo thuật phong thủy, bàn thờ Phật mà đặt cạnh nhà vệ sinh, cầu thang hay những nơi ô uế thì gia chủ sẽ không được bình an, không gặp thuận lợi trong kinh doanh, con cái bất hiếu và gặp nhiều điều xui xẻo.

Điều quan trọng cần lưu ý là đã lập bàn thờ Phật rồi thì không thờ thêm các vị Thần, Thánh (Bà chúa xứ, Mẹ sanh Mẹ độ hay Quan Công, Quan Thánh). Bởi vì bạn đã quy y Tam Bảo, đó là nương tựa và tin tưởng vào Phật-Pháp-Tăng, không cần nương tựa thêm các vị chư Thiên nữa.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cúng đồ ăn mặn, giấy tiền vàng bạc, vàng mã, cục vàng hay cóc tài lộc trên bàn thờ Phật. Thứ nhất là Phật và Bồ tát không cần đến những thứ này, thứ hai là mất tính thẩm mỹ cũng như vẻ trang nghiêm của bàn thờ Phật.

Cách trang trí bàn thờ Phật tại gia

Các vật dụng cần thiết cho một bàn thờ Phật tại nhà là: Bát hương, ly nước, bình hoa, nến, chuông, dĩa đựng trái cây và tượng Phật, Bồ tát.

Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ, không nên quá to hoặc quá nhỏ tùy nghi theo không gian thờ. Đặc biệt là không nên thắp nhang thường xuyên vì sẽ gây hại cho người thân trong gia đình.

Mỗi ngày chỉ thắp 1 nén nhang là đủ rồi. Nếu gia đình có người thân có vấn đề về phổi, hô hấp hoặc dị ứng thì dùng nhang điện cũng được, Phật không có chấp mấy cái nhỏ nhặt này đâu! Nên dùng các loại nhang có mùi nhẹ, dễ chịu như đàn hương hoặc trầm hương là tốt nhất.

Ly nước: Đặt các ly nước cúng dường chư Phật ở giữa phía trước bát hương để thuận tiện cho việc thay nước và vệ sinh. Hiện nay trên thị trường có bán ly nước có nắp đậy, bạn đặt 2 ly 2 bên bàn thờ trông rất đẹp và cân đối. Nên nhớ là không dùng ly nước trên bàn thờ Phật cho các việc khác.

Bình hoa: Đặt bình hoa bên phải hay bên trái đều được, đặt 2 bình 2 bên thì càng tốt miễn sao không phá vỡ thiết kế của bàn thờ là được. Nếu lối đi từ cửa chính xuống nhà bếp nằm bên phải ngôi nhà thì đặt bình hoa bên trái bàn thờ theo hướng nhìn từ ngoài vào là hợp lý.

Chuông: Đặt ở nơi thuận tay để khi tụng kinh, niệm Phật thì gõ 3 tiếng.

Dĩa đựng trái cây: Trái cây cúng dường chư Phật nên chọn trái cây tươi, số lượng phù hợp với kích thước đĩa và không gian thờ. Nếu không có điều kiện thì dùng hoa giả, trái cây giả cũng không vấn đề gì. Một lần nữa, Phật và Bồ tát giác ngộ rồi không còn chấp mấy cái nhỏ nhặt này đâu!

Vị trí đặt dĩa trái cây thường ở phía đối diện với bình hoa. Nếu nhà rộng rãi, bàn thờ Phật thoải mái bài trí thì đặt 2 bình hoa 2 bên và 2 dĩa đựng trái cây 2 bên cho đẹp.

Tượng Phật và Bồ tát: Nhiều Phật tử đắn đo không biết nên thờ tượng Phật nào trong nhà nhưng quý Phật tử thân mến có biết không, dù bạn theo tông phái nào thì trên bàn thờ Phật phải có ít nhất một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là vị Phật lịch sử, người sáng lập đạo Phật để bây giờ chúng ta mới biết đến mà tu tập theo.

Các gia đình Phật tử theo Tịnh độ chắc chắn phải thờ Tây Phương Tam Thánh đó là: Phật A Di Đà ở giữa, Bồ tát Quan Âm bên tay trái và Bồ tát Đại Thế Chí bên tay phải của Ngài.

Mẹ Quan Âm là biểu tượng của lòng từ bi. Vì vậy khi đã thờ Phật Quan Âm tại nhà thì quý Phật tử nên noi gương Ngài mà mở tấm lòng của mình hơn, yêu thương và bi mẫn đến các mảnh đời yếu kém hơn mình. Thờ Mẹ Quan Âm mà keo kiệt, bủn xỉn thì Mẹ không thể độ được.

Ngài Đại Thế Chí là biểu tượng của trí tuệ. Vì vậy quý vị cư sĩ tại gia phải cố gắng tu hành tinh tấn, đọc kinh, nghe pháp để mở mang trí tuệ. Biết cái nào nên và không nên làm. Hành thiền để rèn luyện và phát triển tâm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thỉnh Tam Thế Phật về thờ đó là: Phật A Di Đà tượng trưng cho quá khứ, Phật Thích Ca tượng trưng cho hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho tương lai.

Cư sĩ tại gia cũng nên nhớ vệ sinh bàn thờ Phật thường xuyên để bàn thờ lúc nào cũng sạch sẽ và trang nghiêm. Nhang và tro lư hương nên dọn dẹp mỗi ngày để tránh tình trạng cháy nhà, hoặc bụi tro bay khắp nhà có thể dẫn đến bệnh.

Cách thỉnh Phật về thờ tại gia

Quý Phật tử tại gia nên thỉnh Phật và chư vị Bồ tát về thờ vào các ngày vía, ngày rằm hoặc mùng 1 âm lịch. Hình tượng Phật, Bồ tát nên chọn kích thước phù hợp với bàn thờ, đừng to quá cũng đừng nhỏ quá. Khuôn mặt hiền hòa, trang nghiêm hoặc vui vẻ toát lên sự tinh khiết và từ bi.

Một điều cần lưu ý là nhớ thỉnh tượng Phật về sau cùng khi các vật dụng bài trí đã được xếp sắp cân đối, thẩm mỹ và hài hòa. Điều này sẽ giúp quý Phật tử dễ dàng hơn trong việc chọn tượng Phật và Bồ tát phù hợp với không gian thờ, đảm bảo tính tôn nghiêm khi thỉnh các vị Phật về an vị.

Nhiều người nói rằng khi thỉnh tượng Phật, Bồ tát về nhà thì phải làm lễ “khai quang”. Tuy nhiên theo nhiều vị Thầy cho biết thì nghi thức này là không cần thiết.

Bởi vì tượng Phật hay Bồ tát chỉ là phương tiện để tu hành. Điều quan trọng là tâm – suy nghĩ, lời nói và hành động có đúng với lời Phật dạy hay không. Nếu đúng thì gia chủ và người thân trong gia đình sẽ được Phật và Bồ tát gia hộ, gặp nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

Còn thờ Phật, tu Phật mà không làm theo lời Phật, tham-sân-si một đống, đụng vào quyền lợi thì “dựng lông lên” thì đừng hỏi tại sao Phật độ người khác mà không độ mình!

Sau khi thỉnh Phật và trang trí bàn thờ đâu đó thật đẹp rồi thì đốt 3 cây nhang và nguyện một lòng noi gương Phật và Bồ tát. Làm lành lánh dữ, giữ gìn thân-khẩu-ý, sống chan hòa với người thân và hàng xóm xung quanh. Lan tỏa năng lượng bình an, vui vẻ và yêu thương đến toàn bộ không gian nhà. Thờ Phật mà mặt lúc não cũng nhăn nhó, bực bội, tham-sân-si nhiều quá thì Phật rất khó độ.

Nên nhớ hạn chế mưu cầu danh lợi, tiền bạc hoặc thậm chí là bệnh tật tai qua nạn khỏi. Phật đã nói là Ngài không thể can thiệp nhân quả. Ngài chỉ hướng dẫn phương pháp giúp Phật tử hạn chế tạo nhân xấu, khuyến khích tạo nhân tốt và nhận ra bản chất vô thường, vô ngã của các sự vật hiện tượng để mà từ đó thoát khỏi chấp trước và đau khổ.

Khi có bàn thờ Phật trong nhà rồi thì tinh tấn tu hành, hành thiền, niệm Phật, trì chú để rèn luyện tâm và tham gia các hoạt động tích cực thì cuộc sống sẽ vui vẻ, sống động và hạnh phúc hơn.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên khi đã có bàn thờ Phật

Theo truyền thống dân gian từ xa xưa, thờ phụng ông bà tổ tiên là việc nên làm để kết nối các thế hệ, giữ gìn truyền thống cũng như giáo dục con cháu biết lễ nghi, tôn kính với các bậc tiền bối và ông bà cha mẹ. Đạo lý uống nước nhớ nguồn này đã đi sâu vào truyền thống gia đình của người Việt Nam ta.

Bàn thờ gia tiên, cửu huyền thất tổ nên đặt chung trong phòng thờ Phật để thuận tiện cho việc trang trí cũng như cúng bái các ngày giỗ. Quý Phật tử có thể đặt bàn thờ gia tiên ngay chính giữa nhà hướng ra cửa chính. Nhưng phải đặt thấp hơn bàn thờ Phật hoặc đặt phía sau nếu bàn thờ Phật đã bài trí trên tủ gỗ.

Ngoài ra, nếu điều kiện không cho phép thì các bạn có thể đặt bàn thờ gia tiên nằm bên trái hoặc bên phải đối diện hướng đi chính của ngôi nhà. Ngoài ra, nếu bạn tin sâu phong thủy thì có thể lên mạng tìm hiểu thêm để chọn ra hướng đặt bàn thờ gia tiên tốt nhất.

Hoa Sen Phật – Ảnh: chúng tôi