Top 10 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Mượn Tuổi Sửa Nhà Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Mượn Tuổi Làm Nhà Có Tốt Không? Cách Mượn Tuổi, Thủ Tục, Văn Khấn

Cùng chúng tôi tìm hiểu mượn tuổi làm nhà có vấn đề gì không, cách mượn tuổi làm nhà như thế nào chi tiết trong bài sau:

1. Mượn tuổi làm nhà có tốt không?

Để trả lời câu hỏi có nên cho mượn tuổi làm nhà không, trước hết cùng tìm hiểu quan niệm mượn tuổi xây nhà là gì.

Xem tuổi làm nhà là một việc trọng đại không thể bỏ qua để đem lại may mắn cho ngôi nhà về sau này và tránh những vận hạn, xui xẻo.

Tuy nhiên, có những gia chủ làm nhà đúng vào hạn Kim Lâu (phạm Tam Tai, Hoang Ốc có thể hóa giải được) nên không thể lấy tuổi mình làm lễ động thổ, đào móng, cất nóc,… khi ấy cần phải mượn tuổi làm nhà để không ảnh hưởng đến bản thân và gia đình. Người cho mượn tuổi đứng ra nhận trách nhiệm về ngôi nhà trước Thổ công, Thổ địa nơi có đất xây nhà.

Cách tính mượn tuổi làm nhà khi gia chủ phạm kim lâu, gia chủ lấy tuổi mụ chia cho 9 dư 1 là Kim Lâu thân (ảnh hưởng gia chủ), dư 3 là Kim Lâu thê (ảnh hưởng đến vợ), dư 6 là Kim Lâu tử (ảnh hưởng con), dư 8 là Kim Lâu lục súc (ảnh hưởng vật nuôi) đều không tốt.

* Tuổi mụ = Năm xây nhà – Năm sinh + 1

Tuổi phạm năm Kim lâu: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

Cách tính tuổi kim lâu tránh làm nhà Hạn tam tai của 12 con giáp (3 năm liên tiếp gặp hạn)

Các tuổi Thân, Tí, Thìn: Tam tai tại các năm Dần, Mão, Thìn.

Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm Thân, Dậu, Tuất.

Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm Tỵ, Ngọ, Mùi.

Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Tam tai tại những năm Hợi, Tý, Sửu.

Những tuổi phạm vào năm hoang ốc: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.

Mượn tuổi chỉ có ý nghĩa khi bắt đầu xây dựng một công trình mới còn khi muốn sửa chữa, thêm phòng, không động đến đất thì không mượn tuổi được mà nên để sang năm khác không gặp vận hạn thực hiện, tránh điều không may.

2. Người cho mượn tuổi làm nhà có bị đen không?

Mượn tuổi làm nhà có được không? Cho mượn tuổi làm nhà có ảnh hưởng gì không, liệu có gánh vận hạn xui xẻo của gia chủ không? Thủ tục mượn tuổi làm nhà không có ảnh hưởng gì đến cả hai bên, việc này chỉ nhằm tránh được xung khắc tuổi chủ nhà với năm xây nhà vì năm hạn xấu có thể khiến làm việc quan trọng không được thuận lợi.

Khi cho người khác mượn tuổi trong năm hạn vừa giúp được chủ nhà hóa giải được vận hạn lại có thể giúp đỡ được người khác, sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.

3. Hướng dẫn cách mượn tuổi làm nhà

Cách mượn tuổi xây nhà năm 2020 là tìm người cho mượn tuổi làm nhà cần trong tình trạng khỏe mạnh, không có tang chế, đặc biệt cũng không phạm Tam Tai, Hoàng Ốc, Kim Lâu trong năm đó.

Mượn tuổi xây nhà cần lưu ý gì?

Những lưu ý khi mượn tuổi làm nhà là gia chủ cần mượn tuổi đàn ông, trường hợp đặc biệt mới mượn tuổi phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà. Sẽ thuận tiện hơn nếu mượn được tuổi người thân hay người quen gần nhà để dễ dàng tiến hành các thủ tục hơn. Mượn tuổi người thân thì cần tuổi đàn ông lớn nhất trong nhà (có thể mượn tuổi bố làm nhà cho con) để ngôi nhà được bền lâu, vững chãi nhờ phúc đức của người cho mượn tuổi.

Người cho mượn tuổi làm nhà không đứng ra cho người khác mượn tuổi mình trong thời gian người mượn trước vẫn chưa làm xong nhà. Vậy nên gia chủ cần hỏi kỹ điều này trước khi nhờ người đó giúp.

Xem văn khấn đổ mái nhà, cách sắm lễ chuẩn để thu hút tài lộc, tránh điều không may.

Hiểu rõ hơn về việc mượn tuổi làm nhà để thực hiện đúng

4. Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

Mượn tuổi làm nhà cần những thủ tục gì? Cùng xem hướng dẫn cách mượn tuổi làm nhà năm 2020, các bước mượn tuổi như sau:

Cách thức mượn tuổi làm nhà

Gia chủ cùng người nhận mượn tuổi làm giấy mượn tuổi làm nhà tượng trưng để dâng thần linh. Mượn tuổi làm nhà khi cúng đọc tên ai? Trong các buổi lễ quan trọng khi làm nhà (động thổ, đào móng, cất nóc, đổ mái,…) người nhận mượn tuổi sẽ đóng vai trò là gia chủ làm lễ khấn vái thần linh, nếu làm lễ động thổ thì sau khi khấn vái cuốc 5-7 cái hướng đẹp để động thổ.

Gia chủ tránh mặt và đợi làm lễ xong để quay lại. Sau khi hoàn thiện xây ngôi nhà, gia chủ xem ngày nhập trạch và làm thủ tục chuộc nhà.

Cách thức mượn tuổi làm nhà Cách làm lễ mượn tuổi làm nhà cần chuẩn bị đồ lễ bao gồm:

Đồ lễ để cúng động thổ: mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, xôi, 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng mã, đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ (muối, gạo, nước).

Sau khi thực hiện cách cúng mượn tuổi làm nhà, xây nhà xong, tiến hành đốt vàng bạc và rải gạo muối và động thổ. 3 hũ gạo muối nước đem đến cúng Táo quân.

Bài văn khấn mượn tuổi làm nhà

5. Thủ tục mượn tuổi làm nhà khi nhập trạch chuộc nhà

Để làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà, gia chủ chuẩn bị gương soi, chăn nệm, gạo, nước, bát nhang, bếp lửa đang cháy từ nhà cũ.

Tiến hành:

– Bước 1: Người vợ bước vào nhà đầu tiên, tay cầm gương soi vào trong. Sau đó, gia chủ cầm bát nhang tổ tiên vào nhà, các con theo sau cầm bếp lửa đang cháy, chăn đệm, gạo,… Nếu nhà không có đàn ông thì vợ bưng bát nhang tổ tiên bước vào theo sau là các con.

– Bước 2: Đến giờ hoàng đạo gia chủ mang các đồ quý giá gồm tiền bạc, trang sức cất vào tủ.

– Bước 3: Chuyển đồ vào nhà, sắp xếp gọn gàng và làm lễ dâng hương.

– Bước 4: Sửa sang đồ trong nhà, người tuổi Dần, phụ nữ mang thai không nên phụ chủ nhà dọn.

Khi làm lễ, người nhận mượn tuổi cũng vẫn thay gia chủ dâng hương thần linh đã hoàn thành nhà. Hai bên làm giấy mua bán nhà tượng trưng với giá cao hơn để dâng thần linh.

6. Xem mượn tuổi làm nhà năm 2020

Tham khảo những tuổi mượn làm nhà đẹp năm 2020:

Sinh năm 1951 – Tân Mão

Sinh năm 1954 – Giáp Ngọ

Sinh năm 1960 – Canh Tý

Sinh năm 1962 – Nhâm Dần

Sinh năm 1963 – Quý Mão

Sinh năm 1972 – Nhâm Tý

Sinh năm 1978 – Mậu Ngọ

Sinh năm 1987 – Đinh Mão

Sinh năm 1990 – Canh Ngọ

Sinh năm 1996 – Bính Tý

Văn Khấn Chuộc Nhà Khi Mượn Tuổi

Việc xây dựng nhà cửa để ở hay là buôn bán thì cũng khá là quan trọng, trong tín ngưỡng của người Việt ” Có kiêng có lành”. Nếu năm xây nhà của gia chủ không đẹp mà phải mượn tuổi người khác để đứng tên về mặt tâm linh xây nhà thì sau khi xây dựng xong thì gia chủ cần phải chuộc lại nhà của người đứng tên xây nhà cho. Vậy có văn khấn chuộc nhà khi mượn tuổi không?

Thủ tục mượn tuổi khi xây nhà không đơn gian chỉ nói miệng đơn thuần mà cần có sự lễ bái các thần linh. Về mặt pháp luật thì ngôi nhà vẫn thuộc của gia chủ nhưng về mặt phong thủy thì khi đã làm lễ mượn tuổi xây nhà thì ngôi nhà đó sẽ không thuộc của chủ nhà nữa mà nó thuộc quyền sở hữu của người cho mượn tuổi xây nhà. Khi gia chủ muốn về ở nhà mới được thuận lợi cả về mặt pháp luật lẫn mặt tâm linh thì cần phải làm cái lễ cúng các thần linh chứng giáng ngôi nhà được chuyển đổi quyền sở hữu.

Những món đồ cần chuẩn bị cho lễ chuộc nhà hay còn gọi là lễ mua nhà.

Một chiếc gương soi Chặm nệm, Gạo, nước Bát nhang, bếp lửa đang cháy Tranh thêu tay hoặc tranh sơn dầu: Mang ý nghĩa giúp cho gia chủ trong ấm ngoài êm, tình cảm gia đình ngày càng đẹp đẽ, tràn đầy tình thường. Nên chọn những bức tranh về thiên nhiên đồng quê, con giáp của thành viên gia đình. Đồ gốm: Theo phong thủy thì đồ gốm có tác dụng chiêu vượng tài lộc, giúp gia đình tránh mọi tai ương đem may mắn vào nhà.>>>> Xem ngay lễ nhập trạch gồm những gì

Bước 1: Khi gia đình có đầy đủ vợ chồng con cái thì người vợ sẽ là người bước vào nhà đầu tiên tay cầm một cái gương soi vào trong nhà. Sau đó là người có vị trí cao nhất trong nhà ( bố mẹ hoặc chồng) cầm bát hương tổ tiên vào trong nhà. Sau đó là con cái bưng bếp lửa đang cháy và gạo, nước, chăn nệm ….vào nhà. Bước 2: Đợi đến giờ lành gia chủ đem của cải, trang sức cất vào tủ. Bước 3: Tiến hành thủ tục lễ bái cúng các thần linh gia tiên Người được mượn tuổi sẽ thắp hương cúng sau đó gia chủ sẽ viết một giấy mua nhà, giấy mua nhà này sẽ có giá cao hơn so với lúc bán để xây nhà. Văn khấn chuộc nhà sẽ được thầy phong thủy đọc để cho các thần linh, gia tiên chứng giám. Khi sắp xếp đồ đặc cần lưu ý không để người tuổi Dần và phụ nữ mang thai phụ dọn đồ đạc hay bất kỳ gì trong nhà. Lý do phải mượn tuổi làm nhà Một là: Chủ nhà muốn xây dựng trong 1 năm nào đó nhưng năm đó lại không được tuổi, tuổi quá xấu vì vậy cần mượn tuổi của một ai khác để tiến hành xây nhà được suôn sẻ, thuận lợi. Hai là: Trong gia đình không có người đàn ông là trụ cột nên cần mượn tuổi để xây nhà Lưu ý: Người được mượn tuổi là đàn ông, nếu được thì nên tìm chọn người có kinh tế tốt, gia đình thuận hòa, con cái đề huề.>>>> Tham khảo ngay bảng báo giá cửa kính cường lực giá hấp dẫn chất lượng cao

Có Cần Mượn Tuổi Khi Sửa Nhà Không? Thủ Tục Như Thế Nào Cho Đúng?

1. Quan điểm về mượn tuổi sửa nhà của các trường phái

Nói về việc mượn tuổi sửa nhà, có nhiều trường phái với nhiều quan điểm khác nhau:

+ Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật: Chúng ta đang sống trong vũ trụ, mọi sự vật, sự việc đều chịu sự tác động, chi phối của trường khí vũ trụ. Khí trường vũ trụ năm đó tác động lên nhà của gia chủ, gia đình bạn chịu tác động của tương hỗ của khí đó. Còn người cho mượn tuổi không bị ảnh hưởng của trường khí đó và việc mượn tuổi để sửa nhà sẽ chỉ là biện pháp trấn an tâm lý.

+ Quan điểm của Chủ nghĩa duy tâm: Người cho mượn tuổi thay mặt chủ nhà, các Thần Linh trong khu đất đấy sẽ chứng kiến việc người cho mượn tuổi xây nhà, khi đó Thần Linh sẽ giúp đỡ hay quở trách người cho mượn tuổi mà sẽ không ảnh hưởng đến chủ nhà. Vì vậy, nên mượn tuổi của người trong nhà hay trong nội tộc càng gần càng tốt.

+ Quan điểm của Dịch Học: Sửa nhà nên lựa chọn Trạch thời cho đúng hay phù hợp sẽ nhận được cát khí của vũ trụ hỗ trợ cho Trạch vận.

Theo đó, gia chủ nên cần chuẩn bị tâm lý tốt, bố trí công việc khoa học, chuẩn bị chu đáo… thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn, tránh được những vấp váp trong quá trình sửa nhà.

2. Khi sửa nhà có cần mượn tuổi không?

Phong thủy khi sửa nhà nhận thấy, đây là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong xã hội ngày nay. Theo quan niệm của nhiều người, xây nhà mượn tuổi có thể được, còn mượn tuổi sửa nhà không nên. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết sửa nhà có mượn tuổi được không?

Thực tế, theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ có thể mượn tuổi khi sửa nhà. Tuy nhiên mượn tuổi để sửa nhà là một công việc rất khó, thủ tục khá lằng nhằng. Mượn tuổi thực chất là bạn đang mượn mệnh của người khác để lấy sinh khí tốt. Việc này giúp nhà cửa không phạm phải Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc.

Trên thực tế không phải năm nào bạn cũng được tuổi để sửa nhà. Bởi nhiều người phải chờ đến 2,3 năm sau mới có thể tiến hành dự định ban đầu. Việc xây nhà có thể hoãn lại, nhưng nếu ngôi nhà của đang rơi vào tình trạng thấm dột, bong tróc, xuống cấp trầm trọng…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người thân trong gia đình. Chắc hẳn bạn cần tiến hành sửa nhà ngay mà không thể trì hoãn lâu dài được.

Chính vì vậy, việc mượn tuổi sửa nhà là hết sức cần thiết. Nó vừa đảm bảo yếu tố phong thủy vừa đảm bảo bạn có thể tiến hành sửa nhà theo dự định.

3. Mượn tuổi sửa nhà như thế nào cho đúng?

3.1. Sửa nhà xem tuổi đàn ông

Người xưa thường có câu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, sửa nhà xem tuổi đàn ông”, do đó, người ta ít khi lấy tuổi đàn bà mà coi tuổi người đàn ông như một tiền đề để định cát hung.

Trong một đại gia đình, các thành viên có quan hệ huyết thống, vai trò người cha, người ông được xem như gốc rễ của cái cây phả hệ. Thuyết Âm dương Ngũ hành coi người đứng đầu như ông, cha trong gia đình như một chủ thể đại diện. Còn các vai vế khác trong gia đình như vợ, con, cháu… nằm trong mối quan hệ phụ thuộc.

Có thể hiểu rằng người đứng đầu trong gia đình (ông, cha) thuộc tính dương được ví như chiếc đầu tàu kéo theo những toa thành viên còn lại trong gia đình đi theo. Lý thuyết này không thay đổi cho dù ở bất cứ thời đại nào, dù là chế độ chính trị khác nhau.

Dân gian còn quan niệm, đối với nhà nhiều thế hệ, dù lấy tuổi đàn ông sửa nhà nhưng vẫn chú trọng lấy tuổi cao nhất. Điều này thể hiện sự sống lâu nên nhà sẽ bền vững.

3.2. Mượn tuổi lớn hơn gia chủ thì càng tốt

Hiện nay còn duy trì quan niệm nếu không được tuổi sửa nhà thì mượn tuổi tốt theo cửu trạch. Người này sẽ khấn hộ trước bàn thờ thần linh khi động thổ. Cách làm này chưa chính xác. Bởi nếu đã quan niệm thần linh thiêng liêng, nhìn được trăm sự thì việc mượn tuổi lại biến thành hành động lừa dối. Vì thế, về nguyên lý là chưa phù hợp. Còn để đúng tuổi người mượn thì cần có sự mua bán theo khế ước thực sự. Khi sửa nhà xong bán lại theo khế ước cho chủ cũ. Tuy nhiên, người tốt, hay làm phúc đức thì năm tháng nào cũng tốt nên có thể sửa nhà bất cứ thời điểm nào. Còn người xấu thì ngày tốt cũng là vận hạn.

Ở quan điểm khác, nếu mảnh đất không hợp với tuổi gia chủ thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đứng tên sổ đỏ để sửa nhà. Tuy nhiên, đây là cách làm chưa đúng. Bởi học thuyết phong thủy ra đời cách đây đã mấy nghìn năm và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Xét cho cùng, môn phong thủy là nghiên cứu sự tương tác của môi trường tới đời sống và sinh hoạt của con người. Sự tương tác này là tương tác thực sự và trực tiếp tới những cá nhân trong địa bàn cư trú. Thực chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể giải quyết được những vấn đề phong thủy. Các yếu tố phong thủy chỉ tác động đến người trực tiếp ở trong căn nhà. Quan niệm “thay tên, đổi chủ” trên giấy tờ để mong hóa giải được những bất lợi về mặt phong thủy là sai lầm”.

Trong thực tế nếu trong năm nào đó gia chủ chưa được tuổi sửa nhà thì có thể mượn tuổi người thân hoặc bạn bè hợp tuổi đứng ra động thổ giúp. Người mượn tuổi nên là nam giới, nếu tuổi tác lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Một điều cần chú ý là gia đình không có tang chế và điều quan trọng nữa đó là tuổi không phạm vào các hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.

3.3. Kinh nghiệm khi mượn tuổi sửa nhà

+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.

+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa sửa nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.

+ Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến nền đất và những cấu trúc quan trọng, chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm, không cần mượn tuổi để sửa nhà.

3.4. Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi sửa nhà

+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi;

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ.

+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.

+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành việc sửa chữa.

+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà ( với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ).

+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.

Tào Mạt (TH)

Thủ Tục Về Nhà Mới Khi Mượn Tuổi

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi đầy đủ, chính xác nhất

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như thế nào mới đầy đủ, chính xác nhất. Nhằm tránh phạm phải các điều kiêng kỵ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo mọi người đặc biệt là thời gian gần đây.

Hầu hết tất cả mọi người đều mong muốn chọn được tuổi đẹp, hợp tuổi rồi mới làm nhà, mua nhà. Với mục đích chính là mong muốn có một cuộc sống sung túc, ấm no, không gặp phải bất trắc gì về sau này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng chờ đợi được đến lúc đẹp tuổi, nhiều người phải chờ liên tục trong suốt mấy năm trời mà vẫn không có một năm đẹp để làm nhà. Giải pháp tốt nhất đặt ra là mượn tuổi làm nhà lúc này cần biết về các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.

Trong trường hợp các bạn đang nung nấu dự định khởi công và xây nhà một ngôi nhà mới nhưng vào năm nay lại không phù hợp về vấn đề tuổi tác. Vậy giải pháp tốt nhất được đặt ra lúc này là nên mượn tuổi từ một người khác để xây dựng. Nhằm giúp mọi chuyện được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà

Theo chia sẻ từ phía những người có kinh nghiệm thì nên chọn người thân trong gia đình. Hoặc bạn bè thân thiết của bạn hay người trong nội tộc. Điều này sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc tiến hành các thủ tục về sau này.

Người đã cho mượn tuổi không được cho người khác cùng mượn tuổi trong khoảng thời gian người mượn trước chưa xây dựng nhà cửa xong. Nên khi bạn mượn tuổi ai cần hỏi kỹ về vấn đề này trước khi có ý định nhờ họ động thổ nhà giúp mình.

Trong trường hợp muốn xây dựng cho mình một ngôi nhà mới mà năm đó không phù hợp với tuổi tác của gia chủ thì có thể chọn giải pháp mượn tuyệt đối không mượn khi bạn muốn sửa chữa lại nhà. Khi mà bạn đang có nhu cầu sửa chữa nhà mà không cần phải động chạm đến đất đai thì chọn ra ngày đẹp là được rồi.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

Viết ra một giấy bán nhà theo kiểu tượng trưng rồi đưa cho người mà đã mượn tuổi trước đây. Trong khi làm lễ động thổ thì người được mượn tuổi sẽ đứng lên làm lễ khấn vái và động thổ trong khi làm lễ động thổ chủ nhà hãy tránh đi nơi khác đến khi làm lễ xong mới quay về nhà, tiến hành công việc bình thường. Nếu nhà cần đổ mái người mượn tuổi tiến hành làm thủ tục khác thay cho chủ nhà, gia đình chủ nhà cũng cần phải tránh đi nơi khác khi làm lễ.

Các thủ tục cần thiết như khấn vái tổ tiên, dâng hương trong buổi lễ nhập trạch tất cả đều sẽ do người bạn mượn tuổi trước đây thực hiện. Tiếp đến chủ nhà cần làm thêm một giấy tờ để mua lại ngôi nhà đó với một mức giá kiểu tượng trưng chỉ cần giá cao hơn so với lúc mà bạn đã bán đi khi động thổ là được. Lúc này thì chủ nhà đã có thể thực hiện nghi thức lễ nhập trạch được rồi.

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi

Trước khi muốn về nhà mới thì lúc này phía gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như sau chăn nệm, gương soi, gạo, bếp lửa, bát nhang, nước để thực hiện thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các vật dụng cần thiết thì tiếp đến gia chủ sẽ thực hiện theo các bước và thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như sau:

Các bước về nhà mới khi mượn tuổi

Bước 2: Khi đã đến giờ tốt thì lúc này gia chủ sẽ đem trang sức và của cải để cất vào bên trong ngăn tủ của ngôi nhà mới.

Bước 4: Thực hiện việc sắp xếp các đồ đạc trong nhà một cách bình thường đối với những người tuổi dần thì không được tham gia vào việc phụ dọn và phụ nữ đang mang thai cũng không nên tham gia vào.

Ký một số giấy tờ mua bán với người được mượn tuổi

Lễ nhập trạch khi về nhà mới khi mượn tuổi

Việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất là chọn ra một ngày lành và giờ đẹp để tiến hành buổi lễ này. Đối với bài vị của gia thần cũng như tổ tiên phải do đích thần gia chủ tự tay chuyển về từ nhà cũ đến nhà mới. Tiếp đến là sắm các lễ nhập trạch về nhà mới tùy thuộc vào mỗi nơi sẽ có một cách chuẩn bị khác nhau tuy nhiên nhìn chung thì phải đầy đủ các lễ vật như sau thì mới có thể thực hiện được thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi:

Mâm ngũ quả, xôi chè, món canh, rượu, thịt lợn, thịt gà, điếu thuốc, một số món xào…

Bình hoa nên cắm số bông lẻ

Bó hương, vàng mã

Trầu cau nên dùng 3 miếng đã têm sẵn

Nhang đen nên sử dụng một cặp đèn cầy đỏ.

Đây được biết là một trong những nghi lễ rất cần thiết mỗi khi bạn về nhà mới. Nếu trong trường hợp bạn đã mượn người lấy tuổi để làm nhà, động thổ thì bạn có thể nhờ họ đứng ra thực hiện một số việc như dâng hương và khấn vái trong toàn bộ buổi lễ.

Chuẩn bị các lễ vật đầy đủ nhất

Bài văn khấn lên nhà mới mượn tuổi

Khi đã biết rõ các bước về nhà mới cũng như lễ nhập trạch về nhà mới khi mượn tuổi thì tiếp đến một trong những thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi cũng không thể nào thiếu được đó chính là bài văn khấn. Bạn cần phải áp dụng hai loại văn khấn khác nhau cho thần linh cũng như cho tổ tiên.

Văn khấn nhập trạch nhà mới:

Nam mô a di Đà Phật

Hoàng thiên Hậu Thổ cùng với chư vị Tôn thần.

Các ngài Thần Linh bản xứ hiện đang cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày…tháng…năm ….. Tín chủ con là:………….. Ngụ tại:……………………. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước án tọa chư vị tôn thần kính cẩn tấu trình: Các vị Thần linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hóa, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình con hoàn tất công trình chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày, thương xót, phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này và đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết điều lành tiếp ứng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch:

Nam mô a di Đà Phật Kính lạy tổ tiên nội ngoại Hôm nay là ngày…tháng…năm… Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ)………………… Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ ân phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Hoàn tất công trình chọn được ngày lành tháng tốt. Thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót cho con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh dàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cho cháu con được chữ bình an và xuất nhập hưởng phần lợi lạc. An linh chứng giám, cảm niệm ơn dày Dãi lòng thành cúi xin chứng giám Đọc văn khấn khi nhập trạch

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi

Sau khi các bạn tiến hành làm lễ nhập trạch mà chưa ở lại nhà mới thì các thành viên cũng phải ngủ lại một đêm để cho các thần linh được biết nhà này đã có chủ rồi, ngôi nhà đã bắt đầu có người sinh sống và không phải là nhà hoang. Nếu không muốn thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi trên vô dụng.

Bên cạnh đó, sau khi đã hoàn tất buổi lễ nhập trạch rồi thì các gia chủ cũng nên thực hiện thêm một lễ gọi là lễ yết cúng giá tiên rồi mới được thụ lễ. Các thành viên trong gia đình cần phải khấn vái trước bàn lễ để tạ ơn từ người lớn đến trẻ nhỏ không được sót một ai hết. Ở đây có thể cầu sự bình an hay may mắn đầu được hết nhưng đây là thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi rất quan trọng.