Top 9 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Cất Nóc Nhà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Văn Khấn Cúng Cất Nóc Nhà

Khi ngôi nhà bước vào giai đoạn đổ sàn mái cuối cùng. Việc tổ chức nghi lễ cúng cất nóc nhà là điều mà tất cả người Việt chúng ta sẽ thực hiện. Nghi lễ này bày tỏ mong muốn tốt đẹp của người dân Việt Nam về một cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi, đủ đầy, cầu cho gia đình luôn được yên ấm. Lần đầu thực hiện lễ cúng không tránh khỏi các thắc mắc. Thế nên, bài viết hôm nay của Công ty thiết kế và xây dựng SBS HOUSE Đà Nẵng sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc mà các bạn sẽ gặp phải khi cúng cất nóc nhà.

1. Ý nghĩa của việc cúng cất nóc nhà

Lễ cất nóc nhà là gì ?

Như đã nói ở trên, lễ cất nóc nhà là một trong những nghi thức quan trọng khi xây đổ mái các công trình nhà ở dân dụng hay xây dựng những tòa cao ốc lớn. Lễ cất nóc nhà được diễn ra khi ngôi nhà của chúng ta bước vào giai đoạn đổ sàn mái hoặc lớp mái.

Lễ cất nóc nhà hay có vùng gọi là lễ Thượng Lương, có nghĩa là ngày gác thanh giữa của nóc nhà (đối với những ngôi nhà cất nóc nhà mái tôn, mái ngoái truyền thống có cột kèo). Lễ Thượng Lương được thực hiện vào ngày đổ bê tông sàn mái.

Bảng giá thiết kế nội thất năm 2020.

Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà

Có thể được hiểu là nghi lễ có mục đích báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn thành. Là nơi nương náu của một gia đình, lễ cúng cất nóc được quan niệm răng luôn mong sự an lành, bình an, cúng bái mong sự nghiệp và cuộc sống của các thành viên trong nhà luôn may mắn tốt đẹp.

Với những công trình lớn xây dựng với mục đích kinh doanh thì chủ đầu tư rất chú trọng việc làm lễ cất nóc,… Việc này chủ yếu mong cho quá trình làm việc, thi công công trình tiến hành tốt đẹp, hoàn hảo, phát tài phát lộc, công việc làm ăn sau này thuận lợi.

– Lễ cất nóc nhà cần chuẩn bị những gì?

– Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà mâm cúng cần những lễ vật gì?

– Bài cúng đổ mái như thế nào cho đúng?

– Bài văn khấn cúng đổ mái nhà?

Những câu hỏi này được rất nhiều bạn quan tâm, mình sẽ giải đáp ở phần dưới nhé!

Phân biệt nhà cấp 3, quy định chi cấp nhà ở.

2. Việc cần trong lễ đổ nóc nhà

Việc cần làm đầu tiên trong việc đổ mái nhà rất quan trọng đó là gia chủ phải xem ngày tốt, thời điểm tốt để đổ mái và thực hiện nghi lễ.

Trong năm nay, khi chọn ngày đổ mái, lưu ý tránh những ngày Nguyệt kỵ, Sát chủ, Tam nương, Thụ tử và Dương công kỵ. Đây đều là những ngày cực xấu, không phù hợp để thực hiện những việc quan trọng như: động thổ, nhập trạch, cất nóc, mở cổng,...

Hiện nay, có nhiều cách để xem ngày tốt đổ mái hợp tuổi và bản mệnh của mình. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể nhờ đến những thầy phong thủy xem ngày.

Chuẩn bị mâm cúng, lễ vật

Những lễ vật mà bạn phải sắm khi cúng thượng lương là:

Một con gà luộc, xôi hoặc bánh chưng.

Một đĩa muối + gạo trắng.

Một lít rượu trắng.

Một bao thuốc, lạng chè.

Tiền, vàng mã.

Năm lá trầu, năm quả cau.

Mâm ngũ quả.

Bài văn khấn lễ cất nóc nhà

Cũng tương tự lễ cúng động thổ bài khấn cất nóc nhà cũng được thực hiện khi đã chuẩn bị xong xuôi đồ cúng lễ đổ mái nhà, ngày giờ tốt, gia chủ cần bắt đầu đọc bài văn khấn cúng cất nóc nhà như sau:

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, bạn có thể tìm hiểu thêm nghi lễ cúng động thổ, cúng mở cổng nhà, cúng nhập trạch của SBS HOUSE. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích đừng ngần ngại để lại cho SBS HOUSE đánh giá ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ nhé.

Xem thêm các mẫu nhà khác:

Các mẫu nhà phố 2 tầng đẹp Các mẫu nhà phố 3 tầng đẹp

Bài Văn Khấn Đổ Mái Nhà, Cất Nóc

Lễ cúng đổ mái nhà là gì?

Lễ dổ mái nhà hay còn được gọi là cúng cất nóc hay lễ đổ bê tông mái nhà. Ngoài ra ở một số vùng còn được gọi là lễ thượng lương nhà – lễ gác đòn công.

Thủ tục cúng đổ mái, cúng đổ sàn hay cúng đổ bê tông được hiểu là nghi lễ để báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn thành.

Và để chuẩn bị chu đáo nhất gia chủ có thể mời thầy pháp đến nhà để cúng đồng thời làm lễ cáo với gia tiên.

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà có ý nghĩa gì?

Dường như bởi vì thế mà lễ cúng đổ mái nhà hay còn gọi là lễ cúng cất nóc nhà đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá tâm linh người Việt.

Nhiều người băn khoăn rằng: Khi cất nóc, đổ mái có phải cúng không? Câu trả lời là có.

Thậm chí lễ cúng đổ mái nhà, đọc văn khấn đổ mái nhà rất quan trọng.

Nó có những ý nghĩa sâu sắc như:

Đối với nhà ở cúng đổ máu nhà nhằm mong quá trình xây dựng thuận lợi. Đồng thời giúp gia đình gặp may mắn, bình an và nhiều điều tốt lành khi sinh sống sau này.

Đối với các công trình nhà ở, căn hộ, chủ đầu tư làm bài cúng, văn khấn đổ bê tông sàn để mong quá trình thi công tốt đẹp. Cung như khách hàng sống ở đây phát tài lộc.

Hơn nữa, việc sắm lễ đổ mái nhà với những công trình lớn còn bày tỏ được tầm nhìn rộng, sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo của chủ đầu tư. Từ đó giúp họ tạo dựng niềm tin với khách hàng và thành công hơn ở những dự án mới.

Những lưu ý khi tiến hành lễ cúng và đọc văn khấn đổ mái nhà

Chọn ngày giờ tốt để đọc văn khấn đổ mái nhà

Theo quan niệm từ xưa đến nay thì việc đổ mái nếu tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, đúng ngày đẹp thì công danh, cuộc sống của gia đình sẽ yên ấm, may mắn và như ý.

Ngược lại, nếu không quan tâm mà chọn phải ngày giờ xấu sẽ không được thuận lợi, kém may mắn.

Thực tế việc xem ngày cũng rất phức tạp. Nó phải dựa trên nhiều yếu tố như tuổi, mệnh của gia chủ. Ngày giờ tốt, thuận lợi, tránh những ngày Hắc đạo.

Đồng thời không xung khắc với gia chủ là tốt nhất thì sẽ mang lại nhiều may mắn.

Một trong những tố đầu tiên cần quan tâm cho nghi lễ cúng mái nhà hay cúng đổ sàn đó chính là thời điểm tổ chức lễ cúng.

Khi làm lễ cúng, gia chủ nên ghi nhớ thời điểm với những lưu ý sau:

Chọn ngày có nhiều Cát thần để hợp với bản mệnh của gia chủ.

Chọn ngày tốt: Hoàng đạo, Lộc mã, Sinh khí, Giải thần…

Tránh các ngày xấu như Hắc đạo, Sát thủ, Trùng tang, Hùng phục, Thổ cấm…

Trong trường hợp chọn được ngày thế nhưng không được tuổi thì gia chủ phải nhờ người làm lễ để không lỡ giờ lành.

Trong lúc làm lễ chủ nhà không hợp tuổi nên phải tránh mặt đi. Vì mượn tuổi, vậy nên sau khi làm lễ đổ mái phải có giấy tờ bán nhà. Điều này dù chỉ là tượng trưng thôi nhưng trong thế giới tâm linh nó lại mang ý nghĩa vô cùng lớn. Gia chủ cầm 99.000 đồng này để chứng minh mình là chủ ngôi nhà.

Xem xét về yếu tố thời tiết

Ngoài việc xem xét phong thuỷ thì chúng ta cũng nên xem các yếu tố về thời tiết. Điều này tránh gây khó khăn cho thợ xây dựng thực hiện công việc cất nóc.

Lễ vật cúng đổ mái nhà gồm những gì?

Bên cạnh việc xem ngày chuẩn bị bài văn khấn thì gia chủ còn cần chú ý đến lễ vật cúng Việc sắm lễ vật cúng đổ mái nhà cũng rất quan trọng.

Thông thường, mâm lễ cúng đổ mái nhà cần chuẩn bị gồm:

1 con gà

1 đĩa xôi/ bánh chưng

1 đĩa muối

1 bát gạo

1 bát nước

Nửa lít rượu trắng

Bao thuốc, lạng chè.

1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

1 bộ đinh vàng hoa

5 lễ vàng tiền.

5 cái oản đỏ.

5 lá trầu

5 quả cau.

5 quả tròn

9 bông hoa hồng đỏ.

Một số lưu ý khi sắm lễ cúng đổ mái nhà:

Lễ vật cúng có thể không cần phải mâm cao cỗ đầy. Thế nhưng đồ cúng phải chỉn chu, tươm tất và thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Lễ vật cúng đổ mái nhà này sẽ tùy thuộc từng vùng miền mà bổ sung thêm các thứ khác. Tuy nhiên nhìn chung thì đồ lễ cúng đổ mái sẽ có cả đồ mặn và đồ chay.

Khi mua lễ vật, đồ cúng cất nóc, bạn không cần thiết phải mua quá nhiều, quá cầu kỳ . Thế nhưng cần chú ý lựa chọn lễ vật thật cẩn thận. Ví dụ như lá trầu, quả cau phải đều nhau, không héo úa, hoa quả không bị dập thối…

Văn khấn đổ mái nhà như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phiên bản bài văn khấn đổ mái nhà khác nhau để gia chủ có thể tìm đọc.

Các bài khấn này đều có nội dung tương tự nhau sử dụng cho văn khấn đổ mái nhà tầng 1, tầng 2,…

Đó là kính cáo chư vị linh thần cho phép được cất nóc làm nhà và gia hộ độ trì cho gia chủ công việc hanh thông, chủ – thợ đôi bên an lành.

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy quan Đương niên. – Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là: …………………… Ngụ tại: ……………………………………… Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc. Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài Định phúc Táo quân. Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Lưu ý:

Nội dung văn khấn đổ mái nhà 2, 3 tầng cũng tương tự như bài cúng đổ mái tầng 1. Gia chủ chỉ cần thay đổi nội dung phần tầng sẽ đổ mái trong bài văn cúng cất nóc nhà là được.

Khi thực hiện khoa cúng cất nóng, gia chủ có thể viết thêm sớ đổ mái.

Nếu gia chủ cảm thấy bài cúng lễ đổ trần nhà dài và không thể nhớ ngay lập tức. Vậy thì có thể viết, hoặc in bài văn khấn lễ cúng cất nóc nhà ra giấy rồi đọc.

Trước khi đọc văn khấn đổ mái nhà, gia chủ cần tắm gội sạch sẽ, áo quần tề chỉnh, thành tâm kính lễ.

Gia chủ không nên đọc to thành tiếng mà chỉ nên đọc lầm rầm vừa đủ cho chính mình nghe. Tốc độ đọc bài văn cũng không nên quá nhanh hoặc quá chậm mà nên vừa phải.

Trong trường hợp gia chủ không được tuổi làm lễ đổ mái mà mượn tuổi làm lễ. Vậy thì việc đọc văn cúng đổ trần nhà, văn khấn gác đòn dông sẽ được chuyển cho người được mượn tuổi thực hiện. Trong trường hợp này thì cần lưu ý, phần tên tín chủ trong bài văn khấn cất nóc lễ đổ trần nhà sẽ là tên của người được mượn tuổi.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Lễ Cúng Động Thổ, Cất Nóc, Bài Văn Khấn Cúng Động Thổ, Cất Nóc

Cách chuẩn bị mâm lễ vật, bài văn khấn cúng Lễ động thổ, cất nóc

Theo Phong thủy, những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang Ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để làm lễ động thổ, khởi công dựng nhà. Khi bắt đầu khấn và lúc làm lễ động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất lễ động thổ xong, mới trở về.

Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sắm đồ lễ khởi công: (Động thổ, sửa chữa, mở cổng, cất nóc)

Trái cây (Ngũ Quả)

Hoa cúc kim cương

Nhang rồng phụng 3 tất

Đèn cầy

Gạo hủ

Muối hủ

Trà pha sẵn

Rượu nếp Hà Nội 420ml

Nước chai 500ml

Giấy cúng Động thổ

Bánh kẹo

Trầu cau: Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)

Chè

Xôi

Cháo trắng

Bộ Tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc hoặc cua, 1 trứng vịt luộc)

Gà luộc

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã…

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn

Chọn ngày giờ tốt. Lễ vật được đặt ở một cái mâm nhỏ. Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng sau khi dọn mặt bằng, đặt mâm lễ cúng động thổ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào móng.

Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái – đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).

– Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.

– Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.)

– Sau khi làm lễ động thổ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:…………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Bài Cúng Văn Khấn Cúng Cất Nóc Nhà Chuẩn Phong Thủy Việt

Ý nghĩa văn khấn lễ cúng cất nóc nhà mới.

Cầu mong mọi điều may mắn, thuận lợi cho công trình.

Tạo tâm lý được thần linh phù hộ,an tâm khi thi công .

Tạo nên sự tin tưởng của chủ nhà với thi công.

Giúp hăng say làm việc đạt hiệu quả cao.

Nội dung văn khấn bài cúng cất nóc nhà.

Qua việc quan trọng của việc cất nóc cho ngôi nhà của bạn để cho ngôi nhà được vững chãi thời gian, được các thần linh tứ phương phù hộ, Đồ Cúng Việt đã nghiên cứu và thao khảo các tài liệu để mang đến nội dung bài cúng văn khấn cúng cất nóc nhà mới cho lễ cúng cất nóc diễn ra tốt đẹp, nội dung bài khấn khi cúng đó như sau:

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Chúng con xin kính lạy các ngài các vị chín phương Trời, chúng con xin kính lạy các ngài các vị mười phương Chư Phật, chúng con xin kính lạy các ngài các vị Chư Phật mười phương.

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin kính lạy quan Đương niên.

Chúng con xin kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………

Ngụ tại: …………………………………………..

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……là ngày lành tháng tốt.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Chúng con xin kính mời Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Chúng con xin kính mời Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Chúng con xin kính mời Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Chúng con xin kính mời Ngài Định phúc Táo quân.

Chúng con xin kính mời Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các ngài vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con với tín chủ lại kính xin phổ cáo với các vị Tiền chủ,các vị Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con sắm sửa những lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Sau khi đã chuẩn bị các lễ vật và bài cúng đã chuẩn bị xong thì tiến hành cúng gồm các bước như sau:

Chọn ngày tốt- giờ tốt để làm lễ cất nóc

Chuẩn bị các lễ vật và bày biện ra bàn hay chỗ cao ráo sạch sẽ

Thắp hương nhang, đèn

Đọc bài văn khấn cầu bình an

Vái các ngài thổ công, thổ địa các thánh thần

Đợi cháy hết nhang rồi làm lễ tạ ơn

Mang giấy tiền bộ lễ đồ giấy đi hóa và tạ lễ

Nếu bạn có nhu cầu làm buổi lễ cúng cất nóc mâm cúng cất nóc đầy đủ với văn khấn cúng cất nóc nhà hoàn chỉnh như trên thì hãy liên hệ với chúng tôi Đồ Cúng Việt theo số Hotline: 1900 3010 để được tư vấn chính xác nhất