Top 11 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Dỗ Bố Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Ngày Giỗ Bố Mẹ (Cha Mẹ) Đơn Giản, Dễ Nhớ

I. Cúng giỗ Bố Mẹ (Cha Mẹ) vào ngày nào?

Ngày cúng giỗ được người dân Việt Nam chia thành ba ngày cúng giỗ quan trọng:

Giỗ đầu: Đây chính là ngày giỗ được tiến hành vào đúng một năm người thân mất. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.

Giỗ hết: Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng hai năm người thân mất. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.

Giỗ thường: Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi. Đối với ngày giỗ thường thì mọi người thường không tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu và giỗ hết, có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình.

Cách sắm lễ và bài văn khấn ngày giỗ Bố Mẹ (Cha Mẹ)

II. Cách sắm lễ ngày giỗ Bố Mẹ

Đám giỗ là cách mà con cháu thể hiện sự hiếu kính, tôn trọng đối với ông bà cha mẹ đã khuất, vì thế việc chuẩn bị lễ cúng giỗ gồm những gì, bài văn khấn thế nào, cách ghi sớ, cách ghi giấy cúng giỗ sao cho đúng là việc cần phải lưu ý.

Đồ cúng giỗ là mâm mặn, gồm những vật phẩm sau:

Một con gà luộc

Một miếng thịt heo luộc

8 đĩa xôi

8 chén cơm

Một mâm ngủ quả

Một bình hoa tươi

Một bộ đồ cúng, giấy tiền, vàng mã, giấy đất

Trầu têm cách phượng,

Cau tươi

Trà

Thuốc

Rượu

1. Bài văn khấn cúng giỗ Cha

Nội dung bài văn khấn giỗ Cha (Bố) như sau:

Tín chủ con là: ……………………

Sinh quán: ………………………

Trú quán: ……………………………

Cung thỉnh vong linh

Tạ thế ngày: ……………………………..

Phần mộ ký táng tại: ………………………..

2. Bài cúng giỗ Mẹ

Nội dung bài văn khấn cúng giỗ Mẹ như sau: Tín chủ con là: ……………….. Ngụ tại:……………… Mất ngày….tháng…..năm….. (âm lịch) Phục duy cẩn cáo.

Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Bố Đã Khuất

Cúng giỗ là một phong tục cổ truyền của người dân đất Việt. Lễ cúng này được người dân đặt lên hàng đầu trong các lễ cúng. Bài văn cúng cũng giống như vậy. Cho nên bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn bài cúng giỗ bố đúng và đơn giản nhất.

Ý nghĩa của lễ cúng và bài cúng giỗ bố?

Cúng giỗ là một lễ nghi cực kỳ quan trọng trong quan niệm của mọi người từ trước đến nay. Đây là lễ để tưởng niệm những người đã khuất, những người đã sinh thành ra mình. Nói chung, cúng giỗ là cách thể hiện sự mong nhớ, tôn kính và hiếu thảo của mình đến với người thân đã mất. Trong đó, bài cúng giỗ bố có thể nói là một lời khẩn cầu tới thần linh. Cầu khẩn cho linh hồn người đã mất được bình an. Và xin được phù hộ độ chì cho những người vẫn đang sống.

Nếu gia đình bạn có điều kiện thì bạn có thể làm một lễ cúng linh đình, rôm rả. Bạn mời họ hàng, bạn bè, hàng xóm cùng đến dự cúng giỗ của gia đình mình. Còn nếu không có điều kiện thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm và một vài lễ vật đơn giản để làm lễ. Ví dụ như trái cây, bánh kẹo, hương hoa, nhang nến,… Bạn không cần quá quan trọng về vật chất mà chỉ cần một tấm lòng chân thành và sự tôn trọng với những người đã mất là được.

Bài cúng giỗ bố đầy đủ

Ở Việt Nam, thường có ba thời điểm để cúng giỗ gồm: giỗ đầu, hết và giỗ thường. Giỗ đầu và giỗ hết con cháu phải mặc đồ tang và lễ cúng thường được tổ chức cầu kỳ và trang trọng. Còn giỗ thường thì con cháu không cần thiết phải mặc đồ tang và lễ cúng được làm đơn giản hơn một chút. Cho nên bài cúng giỗ bố, mẹ, ông bà vào những ngày giỗ này sẽ có một chút khác nhau.

Giỗ đầu là thời điểm người mất được đúng một năm. Còn giỗ hết là hai năm sau khi mất cho nên bạn có thể dùng cùng một bài cúng. Bạn chỉ cần thay đổi giỗ đầu với giỗ hết là được. Nội dung bài cúng giỗ là:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………… Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi…………………….. Ngụ tại:……………………………………………………………………………… Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….( m lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành. Thành khẩn kính mời………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………( m lịch) Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Bài cúng ngày giỗ thường được đọc vào ngày mất của bố hàng năm. Nó có nội dung như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ…………………………………………………. Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi………………… Ngụ tại…………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………( m lịch). Chính ngày giỗ của………………………………………………………………… Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành. Tâm thành kính mời………………………………………………………………… Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………….. Mộ phần táng tại…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Bài Văn Cúng Giỗ Bố ( Cha )

” Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn trong nguồn chảy ra” có thể nói công ơn sinh thành và dưỡng giục của Cha Mẹ đối với chúng ta rất lớn. Và cũng thực sự là một mất mát lớn nếu như chúng ta không còn được bên Cha Mẹ của mình nữa. Bài viết này xin giới thiệu đến các bạn bài cúng giỗ bố trong ngày giỗ.

Tìm hiểu bài cúng giỗ bố là gì

Cúng giỗ là một nét tập tục trong văn hóa của người Việt được lưu truyền từ bao đời nay trong các thế hệ của gia đình. Một bài cúng giỗ bố mang ý nghĩa thành tâm lòng thành thỉnh linh hồn của người đã khuất được an lành, phù hộ độ trì soi đường dẫn lối cho người còn sống.

Chính vì thế bài cúng cần phải trang nghiêm, lễ phép và có đủ các phần từ lễ vật người nhà sắm, đốt nén nhang cúng người mất. Đối với văn khấn giỗ bố ( cha )đã mất thì hải khấn là Hiển Hảo.

Ngày hôm trước ngày cúng giỗ thì cần phải có cúng cáo giỗ hay còn gọi là ngày tiên thường. Để người đã mất biết được để về hưởng giỗ của mình. Cúng cáo giỗ có thể cúng ở nhà hoặc cúng ở ngoài mộ và cúng Thổ Địa trước sau đó mới đến cúng Gia Tiên mời về hưởng giỗ.

Trong gia đình văn khấn giỗ bố cũng như những bài văn cúng khác. Phải thể hiện được tấm lòng thành của người sống đối với người đã khuất.

Bài văn khấn cúng giỗ cha ( bố ) như thế nào

Đối với những ngày giỗ của bố, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng mẫu bài văn khấn cúng giỗ ông bà như dưới đây:

Duy Việt Nam tuế thứ/ngày/tháng/năm

Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ và tên

Sinh quán: Nếu rõ địa chỉ nơi mình được sinh ra

Trú quán: nói địa chỉ mình đang sinh sống

Toàn gia quyến cùng nhất tâm cúi lạy thánh hoàng bản thổ đại vương, đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân, long mạch chính thần.

Chấp tay vái lạy trước bàn thờ kính dâng lễ bạc, hương hoa đủ màu. Tam sinh phẩm vật trầu cau. Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên. Cao tằng thổ khảo đôi bên. Cao tằng tổ tỷ dưới trên từng người. Cô di tỷ muội kính mời. Thúc bà huynh đệ qua đời đã lâ. Ở đời có trước có sau. Nay nghe con cháu thỉnh cầu về đây.

Âm dương đoàn tụ sum vầy. Lai lâm hiến hưởng từ nay phù trì. Điều lành mang đến dữ mang đi. Cháu con mạnh khỏe có đi có về. Làm ăn may mắn mọi bề. Gia đình yên ấm thuận hòa an khang.

Họ và tên: Xưng họ tên người đã khuất

Nay nhân ngày húy nhật chứng minh công đức

Hướng Dẫn Cách Thờ Phật Bà Quan Âm Từ Bố Trí Đến Văn Khấn

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng chạy theo những hào nhoáng bên ngoài. Điều này đẩy họ vào hố sâu hơn của thống khổ. Khi quá thống khổ bởi những vô thường của đời người từ sinh lão bệnh tử, danh vọng, con người thường tìm về với đức tin. Lúc này, Phật Bà Quan Âm như một người mẹ hiền từ gần gũi được nhiều người tin kính. Nhưng, cách thờ Phật Bà Quan Âm như thế nào để bày tỏ lòng thành kính sâu sắc nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung sau.

Ý nghĩa của bàn thờ Phật Bà Quan Âm

Người ta thường nói mẹ Quan Âm, nghĩa là như một người mẹ hiền từ đầy lòng từ bi đối với mọi người con. Nhắc đến mẹ Quan Âm là nhắc đến một hình ảnh thướt tha trong tà áo thoát tục, gương mặt phúc hậu và ánh mắt như nhìn thấu cả chúng sinh ba cõi.

Phật Bà Quan Âm còn là đại biểu của đức hạnh nhẫn nhục. Điều này có thể thấy qua hình ảnh của nhành liễu và bình cam lồ. Khi người dùng nhành liễu lấy cam lồ đi rưới khắp thế gian, hay còn có nghĩa là muốn có được từ bi phải lấy chữ nhẫn làm đầu. Nếu không có tính nhẫn, tâm tư sẽ nổi lên muôn tầng oán hận, trách mắng, thì làm sao có được bao dung và từ bi?

Vậy nên, thờ Phật Bà Quan Âm là học theo đức hạnh của người, rèn lòng yêu thương trắc ẩn đối với mỗi người xung quanh. Có như vậy mới xứng đáng là những người con của Đạo.

Bên cạnh đó, với lòng từ bi hỷ xả của mình, mẹ Quan Âm nguyện chở che cho hết thảy những đứa con tôn kính người, mang họ đi ra khỏi vũng bùn của khổ đau và vô minh. Đồng thời cũng giúp chúng ta rước vào nhà những may mắn, thiện lành, hạnh phúc.

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi

Hình ảnh Phật Quan Âm dù đứng hay ngồi cũng đều mang thần thái trang nghiêm của đấng tối cao. Nếu là mẹ Quan Âm đứng thường được thờ ngoài trời, nơi có không gian rộng lớn như trên đỉnh núi của chùa, trong khuôn viên thanh tịnh tại gia, hoặc trên sân thượng của một số gia đình ở thành thị. Nếu là mẹ Quan Âm ngồi thì thường được thờ bên trong đền chùa, miếu mạo hoặc trên bàn thờ trong nhà của mỗi gia đình.

Nói chung, thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi không phải là vấn đề, cái chính ở đây là không gian thờ như thế nào, phù hợp với tư thế nào của mẹ Quan Âm. Còn điều quan trọng nhất là cách thờ, quý vị có đủ lòng thành kính không, không gian có trang nghiêm không, mâm quả có tươi xanh không, hương hỏa có đầy đủ không,…

Chỉ cần bạn đủ lòng tin vào mẹ Quan Âm, tu theo đạo hành của người, để bản thân có đủ dũng cảm vượt qua những sai trái lỗi lầm, học sự nhẫn nhục của người, nuôi dưỡng lòng từ bi. Lúc này, quý vị sẽ trở thành người con của mẹ Quan Âm và sẽ được người che chở, bảo vệ.

Cách bố trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm

Khi bố trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm, cần chú ý đến một số yếu tố như:

Đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm hướng ra cửa chính, cửa sổ hoặc ban công của gia đình. Tuyệt đối quý vị không nên đặt bàn thờ hướng vào phía trong nhà vệ sinh, nhà bếp hoặc phòng ngủ, nơi diễn ra sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, thường phát sinh những ô uế, như vậy là có tội với thần linh.

Vị trí đặt bàn thờ nên có không gian tôn nghiêm riêng, có thể là ở giữa nhà, cao hơn chúng ta ít nhất một cái đầu. Còn nếu có điều kiện, quý vị nên xây một phòng riêng ở vị trí cao nhất và biệt lập với sinh hoạt chung để thờ phượng Phật Bà Quan Âm.

Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ và khu vực thờ. Không để bàn thờ Phật lạnh lẽo mà phải thường xuyên hương hỏa, mâm quả tươi mới, đầy đủ. Lòng thành kính không phải chỉ nói mà phải làm, những gì cần làm đơn giản nhất là những điều như vậy.

Nên thỉnh tượng Phật phù hợp với không gian thờ, không nên quá to hoặc quá nhỏ. Nếu nhà quý vị kinh doanh nhà hàng ăn uống đồ mặn thì không nên thờ tượng Phật Bà Quan Âm ngay không gian đón đãi khách. Vì như thế được xem là bất kính với người.

Đặc biệt, nên thỉnh tượng Phật ở nơi có uy tín, bởi vì những đơn vị này thường tạc tượng bằng tất cả sự chân thành của mình, ký thác sự trung thành với đạo vào từng tác phẩm tượng. Những bức tượng như vậy sẽ có giá trị thẩm mỹ rất cao và toát ra thần thái trang nghiêm vốn có của thân Phật.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát. Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám. Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý Tín chủ con là: ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng. Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Văn khấn Quan thế âm Bồ Tát

Chú ý: Văn khấn chỉ mang tính chất tham khảo.