Top 13 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Giỗ Bác Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Ngày Giỗ Bác Hồ Đã Trở Thành Nét Văn Hóa Đẹp

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam qua 66 năm khai sinh ra nước CHXHCN Việt Nam và bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Bác kính yêu.

Bắt đầu phần nghi thức lễ giỗ Bác, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, lãnh đạo huyện Vĩnh Lợi, Đông Hải và đại biểu đã dâng hương lên Bác bày tỏ lòng thành kính với công lao của Bác, nguyện tiếp tục đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn; đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu mạnh. Sau lễ dâng hương, các bước của phần tế, phần lễ giỗ kỵ lần thứ 42 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tiến hành theo nghi thức dân gian truyền thống của người Việt .

Dòng người nối nhau về Đền thờ Bác để được tự tay thắp lên bàn thờ Bác Hồ một nén tâm hương nhân ngày giỗ Bác lần 42. Trên bàn thờ Bác, những mâm cơm đầy ắp nghĩa tình, những bông hoa tươi, những món đặc sản của quê hương Bạc Liêu được mọi người, mọi nhà mang đến dâng lên Bác với tấm lòng của những người con, người cháu dành cho người ông, người cha của mình.

Về dự lễ giỗ Bác năm nay, nhìn thấy Đền thờ Bác được nâng cấp trở thành khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trong lòng mỗi người dân Châu Thới nói riêng và mọi người dân Bạc Liêu càng thêm phấn khởi, tự hào. Anh Dương Văn Thanh, Bí thư Xã đoàn Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi nói: Đã từ nhiều năm nay, vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9, cùng với người dân Châu Thới, nhân dân trong tỉnh Bạc Liêu và đông đảo du khách từ mọi miền Tổ quốc lại về tham dự lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Đền thờ Bác đã trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng và học tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh của tỉnh. Ngày giỗ Bác đã và đang trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn bao đời của dân tộc.

Dòng người đổ về khu vực chờ vào Lăng viếng Bác.

* Sáng 2/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức trang trọng lễ giỗ Bác Hồ tại Đền thờ Bác ở xã Long Đức, TP Trà Vinh thu hút hơn 400 cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong tỉnh về dự.

Tại buổi lễ, tất cả mọi người đều cùng nhau dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác; cùng nhau ôn lại cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Người để giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu dân tộc cho thế hệ trẻ. Đây cũng là dịp để Hội Liên hiệp Phụ nữ, các cơ quan, ban, ngành tỉnh báo công dâng Bác, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình xuất sắc trong các phong trào hành động cách mạng; báo cáo với Bác Hồ về những thành tích đã đạt được của tỉnh trong năm qua, nhất là kết quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh đã và đang thực hiện.

* Cũng trong ngày, tại nhà ông Trần Thanh Bình, một cán bộ hưu trí ở ấp Tân Thiện, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương cùng tổ chức lễ giỗ Bác Hồ kính yêu. Đây là lần thứ 14 tại nhà ông Trần Thanh Bình (tức ông Tám Thanh Bình) diễn ra lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trang trọng.

Hơn 100 cán bộ và nhân dân địa phương tham dự lễ giỗ đã thắp hương, ôn lại cuộc đời sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành những giây phút thiêng liêng tưởng nhớ đến công lao trời biển của Bác đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tại lễ giỗ lần này, ông Trần Thanh Bình phát biểu cảm tưởng và đọc những tư liệu sinh động về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thông qua lễ giỗ, mọi người dân địa phương nhắc nhở nhau phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, lao động và công tác để xứng đáng là cháu con của Người. Cũng tại vùng đất cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), sáng 2/9 còn có ông Trần Văn Thắng và các cựu chiến binh ở ấp Tân Thái (xã Tân Phong) tổ chức lễ giỗ Bác Hồ

Trà Vinh: Tổ Chức Ngày Lễ Giỗ Bác Hồ Tại Đền Thờ Bác

Lễ giỗ năm nay thu hút hơn 600 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, hội viên phụ nữ và nhân dân từ khắp nơi trong tỉnh về dự, thắp hương tưởng niệm, ôn lại truyền thống hào hùng của quân dân Trà Vinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và lịch sử xây dựng Đền thờ Bác tại xã Long Đức.

Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ mất, để bày tỏ lòng kính yêu, quân dân xã Long Đức đã tiến hành xây dựng đền thờ Bác ngay trong tầm bom pháo của kẻ thù. Đền thờ Bác Hồ được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 10/3/1970.

Công việc xây dựng đền phải làm vào ban đêm, du kích cùng nhân dân địa phương chia ra làm nhiều tổ, vừa bảo đảm vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây đền, qua mắt các căn cứ quân sự của địch chung quanh; vừa phải trực chiến chống càn, bảo vệ nhân dân và khu vực xây dựng đền.

Miệt mài gần 10 tháng làm việc bất chấp bom đạn, sự càn quét, đánh phá của địch, quân dân xã Long Đức đã chung sức, đồng lòng hoàn thành Đền thờ Bác Hồ và chính thức khánh thành vào đúng ngày 30 Tết Nguyên đán năm 1971.

Trải qua hơn 4 thập niên, Đền thờ Bác Hồ đã được trùng tu, tôn tạo lại cảnh quan trên diện tích rộng hơn 7ha. Ngày 30/9/1989, Đền thờ Bác Hồ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, trở thành biểu tượng tình cảm, niềm tự hào của nhân dân Trà Vinh đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Vào tháng 4/2012, Khu di tích Đền thờ Bác tiếp tục được xây dựng công trình nhà sàn Bác Hồ, do Trung tâm Ứng dụng Trưng bày – Bảo tàng Hồ Chí Minh thiết kế hạng mục phục chế.

Mô hình nhà sàn được thiết kế, phục chế theo bản vẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh với tỷ lệ 97%. Các tài liệu, hiện vật được phục chế đều tuân thủ theo các yêu cầu thiết kế, chất liệu, màu sắc và đảm bảo tính chân thật như hiện vật gốc.

Từ năm 1992, khi tỉnh Trà Vinh được tái lập, theo nguyện vọng của quân dân trong tỉnh, Tỉnh ủy Trà Vinh đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức lễ giỗ Bác hằng năm vào ngày 2/9.

Vào dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức gói bánh tét, xây mâm quả đẹp ngon để dâng cúng Bác Hồ; tổ chức cuộc thi tìm hiểu và học tập về tấm gương đạo đức của Bác; tổng kết phong trào phụ nữ thi đua yêu nước qua một năm để báo công lên Bác.

Các hoạt động này đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, ngày càng thu hút đông đảo nhân dân Trà Vinh, người dân từ các nơi trong nước và kiều bào về tham dự lễ giỗ Bác Hồ./.

TTX

Theo Nghi Lễ Cổ Truyền, Ngày 21 Tháng 7 (Âm Lịch) Là Ngày Giỗ Bác

Đã thành thông lệ, hàng năm vào ngày 21 tháng 7 (âm lịch) Lễ giỗ Bác lại được tổ chức trang trọng theo nghi lễ cổ truyền của Dân tộc với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn công lao trời biển tới Người.

Cúng giỗ người đã khuất là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt được thực hiện trong mỗi gia đình từ ngàn xưa, đây là dịp để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì vậy, như thành thông lệ, hàng năm vào ngày 21 tháng 7 (âm lịch), Lễ giỗ Bác – Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng theo nghi lễ cổ truyền của Dân tộc với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn công lao trời biển của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969 (tức ngày 21/7 âm lịch).

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời, Người cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày 2/9/1969 (tức ngày 21/7 âm lịch), Người đã mãi mãi ra đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi của Người đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn dân ta và bạn bè quốc tế.

50 năm Người đã đi xa, nhưng trong lòng mỗi người dân Việt Nam trong ngày giỗ này, hình bóng Người vẫn còn sống mãi. Vào ngày này, nhiều tổ chức, nhiều gia đình đã chọn nhiều cách thể hiện lòng biết ơn khác nhau, nhưng trên tất cả, đó chính là tấm lòng thành kính, tri ân với bác.

Thời gian đi qua, mỗi người con đất Việt luôn tưởng nhớ công ơn vô hạn, những gì mà Người đã dành cho non sông, đất nước, tấm lòng và tình cảm của Bác đi sâu vào tâm thức của mỗi người dân và nhiều nơi trên thế giới. Trở thành truyền thống, đạo lý, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, như sinh thời người hằng mong muốn.

Minh Chính

Sự kiện nổi bật

Tìm kiếm

Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy…

Phong Tục Giỗ Bác Hồ Ngày 2/9

Từ nhiều năm nay, cứ đến ngày 2/9 nhiều gia đình người Việt Nam lại tổ chức lễ giỗ Bác Hồ trang trọng, thành kính.

Tại tỉnh Trà Vinh, 45 năm nay, gia đình cụ Cao Văn Đằng (khóm 9, thị trấn Càng Long) vẫn thầm lặng tự tổ chức lễ giỗ cho Bác. Sau khi cụ Đằng mất, mỗi năm đến ngày 2/9, các con của cụ vẫn đều đặn thắp nén nhang và nấu một ít món ăn dâng lên Bác để bày tỏ lòng thành kính.

Đã thành truyền thống hàng năm, lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 được chính quyền và nhân dân Càng Long tổ chức trang trọng gắn với ngày giỗ Bác Hồ.

Ông Kim Phước Hiền ở ấp Long Hội xã Tân An, Càng Long tâm sự: “Từ sau ngày Bác mất, hàng năm đến ngày Quốc khánh 2/9, gia đình đều tổ chức ngày lễ giỗ Bác Hồ như cách thể hiện lòng tôn kính với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Cũng nhờ Bác soi đường dẫn lối để cho đồng bào được sinh sống dễ dàng, cha tôi cũng nói rằng tất cả chúng ta đứng trong đất nước Việt Nam phải kính thờ Bác, công ơn của Bác không thể nào kể hết. Vì thế, hàng năm chúng tôi làm mâm cơm cúng để ghi nhớ công ơn Bác Hồ”.

Tại ngôi nhà số 6B đường Đinh Bộ Lĩnh, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chính quyền địa phương cùng gia đình ông Nguyễn Hậu Tài và người dân trang trọng tổ chức lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới vào mỗi dịp 2/9. Đây là lễ giỗ do ông Nguyễn Hậu Tài tổ chức nhiều năm nay.

Ông cho biết sẽ gìn giữ lễ giỗ này hàng năm và con cháu ông sẽ tiếp tục thay ông gìn giữ lễ giỗ khi ông không còn điều kiện sức khỏe. Ngoài ra, trong nhiều năm tổ chức lễ giỗ Bác, ông Hậu còn kết hợp tổ chức tọa đàm Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Văn Sinh, thôn 3, xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc) dọn dẹp chuẩn bị cho ngày Tết Độc lập. (Ảnh: Xuân Cường)

Trong khi đó, ngày 2/9, hàng trăm người dân cù lao Tân Phong (Tiền Giang) mang gà, vịt, thịt, cá… đến nhà ông Trần Thanh Bình tổ chức nấu, nướng dâng lễ vật cúng giỗ Bác Hồ.

Năm 1998 ông Bình bắt đầu làm giỗ Bác vào dịp 2/9. Đến năm 2014, được sự hỗ trợ của người thân và con cháu, ông đã xây dựng khu nhà để thờ Bác Hồ. Ngôi nhà được xây dựng với diện tích 45m2, mái lợp ngói, nền lát gạch men. Phía giữa nhà ông Bình cho xây dựng một bậc thờ tam cấp, cao hơn 1,6m, rộng 1,5m. Phía trong bậc tam cấp là bức tường được thiết kế hình ngôi sao năm cánh, trong đó có nhiều hoa văn, văn hóa tượng trưng cho 54 dân tộc anh em và bản đồ Việt Nam.

Ông Tám Bình giải thích về bậc tam cấp: “Phía trên để thờ thân sinh của Bác Hồ, cụ Nguyễn Sinh Sắc; cấp thứ hai để thờ Bác Hồ và cấp thứ ba thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các anh hùng liệt sĩ…”

Ông hy vọng, đây sẽ là nơi giáo dục truyền thống cho các em thiếu nhi, học sinh. Ông mong muốn, các cấp chính quyền địa phương cũng như người dân luôn luôn ghi nhớ công lao của Bác và là động lực để giúp quê hương, đất nước phát triển.

Từ nhiều năm nay, cứ đến chiều ngày 1/9, bà Nguyễn Thị Lan (Hồng Châu, TP Hưng Yên, Hưng Yên) lại đi chợ sắm sửa hoa quả, đồ cúng để chuẩn bị cho ngày giỗ Bác vào sáng 2/9. Bà Lan cho hay, mỗi năm vào ngày 2/9, nhà bà lại sắm sửa mâm cơm thắp hương Bác Hồ, để tưởng nhớ công lao to lớn của “Người cha già dân tộc” đối với nhân dân Việt Nam. Đây cũng là dịp cả gia đình sum họp, đoàn viên.

Có thể nói, từ đỉnh Lũng Cú, cho tới đất mũi Cà Mau, từ đất liền ra tới hải đảo, phong tục làm giỗ Bác vào ngày 2/9 của nhiều gia đình đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể phai mờ. Trong nhiều gia đình Việt, bàn thờ tổ tiên cũng là bàn thờ Bác để thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và yêu thương vô bờ bến đối với Bác vì Bác đã sống trọn đời vì nước vì dân, vì Bác “đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.

Nam Yên