Top 9 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Giỗ Bác Hồ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

40 Năm Cúng Giỗ Bác Hồ

(Dân trí) – Câu chuyện nhà ông Sáu Tòng 40 năm đời nối đời thờ cúng Bác Hồ như thờ cúng ông bà được bà con ấp 12, xã Vĩnh Viễn trân trọng. Năm nào đến ngày Bác mất, người dân lại tìm đến nhà ông thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ…

Người con trai út của ông Sáu Tòng bên bàn thờ Bác Hồ.

Ngày Bác mất, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang còn chìm trong khói lửa chiến tranh; đây là căn cứ kháng chiến thường xuyên bị giặc bắn phá, khủng bố. Giữa mưa bom bão đạn đó, nhiều gia đình vẫn lập bàn thờ Bác, trong đó có gia đình ông Sáu Tòng. Tủ thờ đặt ảnh Bác ngày đó còn găm lại nhiền mảnh bom của giặc.

Giỗ đầu của Bác vào ngày 3/9/1970, ông Phan Văn Tòng (Sáu Tòng) làm mâm cơm đạm bạc như chính cuộc sống đạm bạc thường ngày của Bác Hồ với đĩa trái cây, đòn bánh tét, đĩa bánh ít, những đặc sản mang hương vị của miền Nam dâng lên Bác.

Ngày Bác ra đi ông sáu Tòng mới ngoài 30 tuổi. Ông nói với bà con: “Thế là ước mong đón Bác vào miền Nam không còn nữa, thương Bác quá chừng, Bác chưa vô được miền Nam nhưng đồng bào miền Nam ai cũng như thấy có Bác Hồ bên cạnh”. Ông Sáu rước ảnh Bác về lập bàn thờ trong căn nhà lá bé nhỏ với tình cảm trân trọng để cảm nhận mình luôn luôn được ở gần Bác.

Gia đình ông là cơ sở nuôi chứa cán bộ hoạt động trong lòng địch. Nhà nghèo, đông con nhưng ông từng dành hàng trăm dạ lúa, cả con trâu hiến nuôi bộ đội giải phóng. Ông có 10 người con thì có tới 5 người (cả con đẻ và con rể) là thương binh, liệt sĩ.

Kể từ mùa thu năm 1969 khi Bác qua đời tới nay đã tròn 40 năm, trong nhà ông sáu Tòng không lúc nào ngơi hương khói thờ phụng Người. Năm 1998 ông Sáu Tòng qua đời. Trước lúc về cõi vĩnh hằng, ông gọi con trai út là Phan Văn Nam đến cạnh căn dặn con cháu nhớ nối đời nhau thờ cúng Bác như thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Làm theo di nguyện của cha, mấy năm qua, trong căn nhà tình nghĩa xã xây tặng ông Sáu Tòng, đêm đêm ngọn đèn thờ vẫn đỏ và nghi nghi ngút khói hương. Căn nhà giờ đây đã cũ kỹ, xuống cấp nhưng nơi thờ phụng Bác đặt cạnh bàn thờ ông bà, cha mẹ vẫn trang nghiêm ấm cúng. Tủ thờ Bác năm xưa dính nhiều mảnh bom đã được viện bảo tàng Cần Thơ đưa về lưu giữ, thay vào đó là chiếc tủ thờ mới đẹp đẽ hơn.

Từ ngày quê hương được giải phóng, đời sống nhân dân xã Vĩnh Viễn ngày càng no ấm, gia đình ông Sáu Tòng cũng khá hơn. Sau ngày ông mất, con trai út làm được căn nhà khang trang. Căn nhà tình nghĩa năm xưa như là một kỉ niệm của gia đình làm nơi thờ cúng Bác Hồ, ông bà, cha mẹ.

Câu chuyện nhà ông Sáu Tòng 40 năm đời nối đời thờ cúng Bác Hồ như thờ cúng ông bà được bà con trong huyện, trong tỉnh và nhiều nơi coi là một việc làm có nhiều ý nghĩa sâu nặng về lòng kính yêu Bác. Nhiều người đã đến thăm, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ tại nhà ông Sáu. Năm 1990 UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) tặng ông Sáu Tòng một chiếc máy thu hình để mỗi lần dân làng hội tụ về đây cúng giỗ Bác Hồ cùng được xem thời sự, xem lại hình ảnh Bác.

Năm nay giỗ Bác lần thứ 40,anh Nam, con trai út của ông Sáu Tòng mong muốn tổ chức chu đáo, trạng trọng hơn để mời bà con, lối xóm tới thắp hương tưởng nhớ Bác. Anh cũng đang có ý định một, hai mùa lúa nữa tích góp được tiền sẽ sữa lại căn nhà tình nghĩa đang làm nơi thờ Bác đẹp hơn, khang trang hơn.

Ngày Giỗ Bác Hồ Đã Trở Thành Nét Văn Hóa Đẹp

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam qua 66 năm khai sinh ra nước CHXHCN Việt Nam và bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Bác kính yêu.

Bắt đầu phần nghi thức lễ giỗ Bác, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, lãnh đạo huyện Vĩnh Lợi, Đông Hải và đại biểu đã dâng hương lên Bác bày tỏ lòng thành kính với công lao của Bác, nguyện tiếp tục đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn; đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu mạnh. Sau lễ dâng hương, các bước của phần tế, phần lễ giỗ kỵ lần thứ 42 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tiến hành theo nghi thức dân gian truyền thống của người Việt .

Dòng người nối nhau về Đền thờ Bác để được tự tay thắp lên bàn thờ Bác Hồ một nén tâm hương nhân ngày giỗ Bác lần 42. Trên bàn thờ Bác, những mâm cơm đầy ắp nghĩa tình, những bông hoa tươi, những món đặc sản của quê hương Bạc Liêu được mọi người, mọi nhà mang đến dâng lên Bác với tấm lòng của những người con, người cháu dành cho người ông, người cha của mình.

Về dự lễ giỗ Bác năm nay, nhìn thấy Đền thờ Bác được nâng cấp trở thành khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trong lòng mỗi người dân Châu Thới nói riêng và mọi người dân Bạc Liêu càng thêm phấn khởi, tự hào. Anh Dương Văn Thanh, Bí thư Xã đoàn Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi nói: Đã từ nhiều năm nay, vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9, cùng với người dân Châu Thới, nhân dân trong tỉnh Bạc Liêu và đông đảo du khách từ mọi miền Tổ quốc lại về tham dự lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Đền thờ Bác đã trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng và học tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh của tỉnh. Ngày giỗ Bác đã và đang trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn bao đời của dân tộc.

Dòng người đổ về khu vực chờ vào Lăng viếng Bác.

* Sáng 2/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức trang trọng lễ giỗ Bác Hồ tại Đền thờ Bác ở xã Long Đức, TP Trà Vinh thu hút hơn 400 cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong tỉnh về dự.

Tại buổi lễ, tất cả mọi người đều cùng nhau dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác; cùng nhau ôn lại cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Người để giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu dân tộc cho thế hệ trẻ. Đây cũng là dịp để Hội Liên hiệp Phụ nữ, các cơ quan, ban, ngành tỉnh báo công dâng Bác, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình xuất sắc trong các phong trào hành động cách mạng; báo cáo với Bác Hồ về những thành tích đã đạt được của tỉnh trong năm qua, nhất là kết quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh đã và đang thực hiện.

* Cũng trong ngày, tại nhà ông Trần Thanh Bình, một cán bộ hưu trí ở ấp Tân Thiện, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương cùng tổ chức lễ giỗ Bác Hồ kính yêu. Đây là lần thứ 14 tại nhà ông Trần Thanh Bình (tức ông Tám Thanh Bình) diễn ra lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trang trọng.

Hơn 100 cán bộ và nhân dân địa phương tham dự lễ giỗ đã thắp hương, ôn lại cuộc đời sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành những giây phút thiêng liêng tưởng nhớ đến công lao trời biển của Bác đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tại lễ giỗ lần này, ông Trần Thanh Bình phát biểu cảm tưởng và đọc những tư liệu sinh động về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thông qua lễ giỗ, mọi người dân địa phương nhắc nhở nhau phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, lao động và công tác để xứng đáng là cháu con của Người. Cũng tại vùng đất cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), sáng 2/9 còn có ông Trần Văn Thắng và các cựu chiến binh ở ấp Tân Thái (xã Tân Phong) tổ chức lễ giỗ Bác Hồ

Một Gia Đình 40 Năm Cúng Giỗ Bác Hồ

Người con trai út của ông Sáu Tòng bên bàn thờ Bác Hồ.

Ngày Bác mất, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang còn chìm trong khói lửa chiến tranh; đây là căn cứ kháng chiến thường xuyên bị giặc bắn phá, khủng bố. Giữa mưa bom bão đạn đó, nhiều gia đình vẫn lập bàn thờ Bác, trong đó có gia đình ông Sáu Tòng. Tủ thờ đặt ảnh Bác ngày đó còn găm lại nhiền mảnh bom của giặc.

Giỗ đầu của Bác vào ngày 3/9/1970, ông Phan Văn Tòng (Sáu Tòng) làm mâm cơm đạm bạc như chính cuộc sống đạm bạc thường ngày của Bác Hồ với đĩa trái cây, đòn bánh tét, đĩa bánh ít, những đặc sản mang hương vị của miền Nam dâng lên Bác.

Ngày Bác ra đi ông sáu Tòng mới ngoài 30 tuổi. Ông nói với bà con: “Thế là ước mong đón Bác vào miền Nam không còn nữa, thương Bác quá chừng, Bác chưa vô được miền Nam nhưng đồng bào miền Nam ai cũng như thấy có Bác Hồ bên cạnh”. Ông Sáu rước ảnh Bác về lập bàn thờ trong căn nhà lá bé nhỏ với tình cảm trân trọng để cảm nhận mình luôn luôn được ở gần Bác.

Gia đình ông là cơ sở nuôi chứa cán bộ hoạt động trong lòng địch. Nhà nghèo, đông con nhưng ông từng dành hàng trăm dạ lúa, cả con trâu hiến nuôi bộ đội giải phóng. Ông có 10 người con thì có tới 5 người (cả con đẻ và con rể) là thương binh, liệt sĩ.

Kể từ mùa thu năm 1969 khi Bác qua đời tới nay đã tròn 40 năm, trong nhà ông sáu Tòng không lúc nào ngơi hương khói thờ phụng Người. Năm 1998 ông Sáu Tòng qua đời. Trước lúc về cõi vĩnh hằng, ông gọi con trai út là Phan Văn Nam đến cạnh căn dặn con cháu nhớ nối đời nhau thờ cúng Bác như thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Làm theo di nguyện của cha, mấy năm qua, trong căn nhà tình nghĩa xã xây tặng ông Sáu Tòng, đêm đêm ngọn đèn thờ vẫn đỏ và nghi nghi ngút khói hương. Căn nhà giờ đây đã cũ kỹ, xuống cấp nhưng nơi thờ phụng Bác đặt cạnh bàn thờ ông bà, cha mẹvẫn trang nghiêm ấm cúng. Tủ thờ Bác năm xưa dính nhiều mảnh bom đã được viện bảo tàng Cần Thơ đưa về lưu giữ, thay vào đó là chiếc tủ thờ mới đẹp đẽ hơn.

Từ ngày quê hương được giải phóng, đời sống nhân dân xã Vĩnh Viễn ngày càng no ấm, gia đình ông Sáu Tòng cũng khá hơn. Sau ngày ông mất, con trai út làm được căn nhà khang trang. Căn nhà tình nghĩa năm xưa như là một kỉ niệm của gia đình làm nơi thờ cúng Bác Hồ, ông bà, cha mẹ.

Câu chuyện nhà ông Sáu Tòng 40 năm đời nối đời thờ cúng Bác Hồ như thờ cúng ông bà được bà con trong huyện, trong tỉnh và nhiều nơi coi là một việc làm có nhiều ý nghĩa sâu nặng về lòng kính yêu Bác. Nhiều người đã đến thăm, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ tại nhà ông Sáu. Năm 1990 UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) tặng ông Sáu Tòng một chiếc máy thu hình để mỗi lần dân làng hội tụ về đây cúng giỗ Bác Hồ cùng được xem thời sự, xem lại hình ảnh Bác.

Năm nay giỗ Bác lần thứ 40,anh Nam, con trai út của ông Sáu Tòng mong muốn tổ chức chu đáo, trạng trọng hơn để mời bà con, lối xóm tới thắp hương tưởng nhớ Bác. Anh cũng đang có ý định một, hai mùa lúa nữa tích góp được tiền sẽ sữa lại căn nhà tình nghĩa đang làm nơi thờ Bác đẹp hơn, khang trang hơn.

Văn Khấn Ngày Giỗ Đầu

Giỗ đầu – lễ Tiểu Tường

Ngày giỗ đầu còn được gọi là lễ Tiểu Tường, được tiến hành khi người mất tròn 1 năm, khi chưa mãn hạng tang và sự bi ai, sầu khổ của người thân trong gia đình vẫn còn da diết khôn nguôi. Lễ giỗ đầu được tổ chức trang nghiêm, quan trọng không kém gì lễ tang năm trước, con cháu và người thân đều trở về tham dự, mặc tang phục để cùng nhau làm lễ.

Vào ngày giỗ đầu, gia đình chuẩn bị hương, hoa, cau, trầu… cùng mâm cỗ mặn bài trí trang nghiêm. Ngoài ra cũng mua sắm rất nhiều vàng mã hình tiền, vàng, vật phẩm hình quần áo, nhà cửa, xe cộ… tượng trưng cho đồ dùng hàng ngày dưới âm, trong số các vật phẩm đó thường không thể thiếu hình nhân. Các vật phẩm này được hóa vàng để người đã khuất dùng một phần, một phần đi biếu các “quan âm phủ”, còn hình nhân không phải để thế mạng mà để làm người hầu hạ, giúp việc cho vong linh người đã khuất.

Sau khi làm lễ cúng và hóa vàng xong, gia đình bày cỗ bàn mời họ hàng, bạn bè, khách khứa. Khi tham dự, tất cả mọi người đều phải thể hiện sự trang nghiêm, chia sẻ nỗi bi ai với gia khuyến.

Sau lễ này, gia đình sẽ sửa sang lại mộ cho người đã khuất.

Văn khấn ngày giỗ đầu

Trong ngày giỗ đầu, gia đình đọc văn khấn thần linh trước (thổ thần, táo quân, long mạch), khấn người đã khuất sau:

Văn khấn thần linh

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày …..tháng …..năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …..

Ngụ tại: …..

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của …..

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn khấn vong linh

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là: …..Tuổi …..

Ngụ tại:…………………………………….

Hôm nay là ngày …..tháng …..năm …..(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của: …..

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:…..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…..

Mộ phần táng tại:…..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

DaquyVietnam,

Ghi rõ nguồn https://daquyvietnam.info khi copy hoặc trích dẫn bài viết.