Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Văn khấn cúng tại đền Hùng

Văn khấn ngày giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và phù họ cho chúng ta cuộc sống sau này. Sau khi có lịch nghỉ 30/4 – 1/5, nhiều gia đình sẽ lên lịch đi Đền Hùng để tham dự lễ giỗ Tổ.Vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta cần chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài văn khấn giỗ tổ Hùng Vương. Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn giỗ Tổ sau đây.

Sắm lễ, đồ cúng giỗ tổ Hùng Vương

Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm:

Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)

Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)

Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).

Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến ghi về “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định: Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

Bài cúng giỗ tổ Hùng Vương

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.

Hương tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch) Nhân ngày giỗ Tổ

Hương tử con đến nơi……………Đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong cho các Vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài khấn giỗ tổ Hùng Vương

Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần )

Kính lạy chín phương trời đất,

Mười phương chư Phật, Thánh hiền.

Lạy các Vua Hùng linh thiêng,

Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ…………… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đáng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các

Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ,

Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

Điều lành mang đến vẹn toàn.

Điều dữ mang đi, yên ổn.

Đi đến nơi, về đến chốn,

Tai qua nạn khỏi tháng ngày.

Cầu được ước thấy, gặp may,

Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới,

Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.

Thi đỗ lớp gần, trường xa,

Mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước,

Ý trung nhân… xứng muôn phần.

Tình xa duyên thắm như gần,

Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm… thăng quan tiến chức,

Buôn bán một vốn bốn lời.

Hạnh phúc thanh thản một đời,

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất,

Lạy các Vua Hùng linh thiêng.

Đức Thánh Trần cõi người hiền,

Muôn đời độ trì phù hộ! Nam mô a di đà Phật! ( cúi lạy 3 cái )

Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương

Dưới đây là bài Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương được sử dụng rộng rãi nhất.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền.

Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ……………

Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ,

Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.

Đi đến nơi, về đến chốn,

Tai qua nạn khỏi tháng ngày

Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần.

Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời.

Hạnh phúc thanh thản một đời.

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)

Văn tế Giỗ tổ Hùng Vương:

Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 4897 Việt lịch. Tế chủ thành tâm chắp tay cúi đầu đảnh lễ dâng hương, kính cáo cùng:

Tiên Linh Thủy tổ Việt tộc Kinh Dương vương Lộc Tục

Tiên Linh Việt tổ phụ Lạc Long Quân Sùng Lãm

Tiên Linh Việt tổ mẫu Âu Cơ

Tiên Linh 18 đại Hùng Vương

Tiên Linh tiên vương các triều đại

Tiên Linh các Anh hùng Liệt nữ

Tiên Linh trăm họ Âu Lạc Việt

Cáo rằng:

Nước có nguồn, cây có cội

Chim có tổ, người có tông

Bảo tồn bản sắc cội nguồn để làm người không vong bản

Ghi nhớ công nghiệp tiên tổ cho con cháu biết giống dòng

Nhớ chư tổ linh xưa,

Lĩnh Nam một dải hoang vu, công khai phá mồ hôi tràn Đông Hải

Âu Lạc hai dòng hợp nhất, giữ giống nòi máu đỏ đẫm Hoa Nam

Tiếng BỐ ƠI rươm rướm lệ dân Hùng

Lời LY ƯỚC nỉ non đàn chim Việt

Nào bảo bọc dân ương

Nào chăm lo dân hạnh

Chống giặc tự thiếu niên, tài Thánh Gióng vang danh Phù Đổng

Ngăn sông bằng đức tịnh, hạnh Sơn Tinh rạng rỡ Tản Viên

Lo nông tang như An Tiêm, hoang đảo thành đồng dưa trù phú

Tình bao la như Đồng Tử, thành trì hóa dạ trạch phiêu diêu

Gương hiếu đạo mộc mạc Lang Liêu

Tình sắc son thủy chung Cao thị

Trống đồng dội vạn thù khiếp vía

Đàn đá reo muôn dân ca xang

Hai nghìn sáu trăm năm dư là bản hùng ca thần công Bắc địch

Mười tám triều đại nguyên sơ là nôi văn minh thánh tích Nam di

Than ôi,

Một phút sa cơ, ngàn năm quốc hận

May nhờ,

Thiên đức Việt tổ, triệu dân đồng lòng

Chống giặc Bắc, núi sông là hầm chông hào lũy

Hóa dân Nam, chương đạo thay kiếm kích binh đao

Qua gian khó dập dồn, nước non lại đến kỳ thái bình độc lập

Bao chiến công vang dội, con cháu giữ tròn dải gấm vóc non sông

Tuy 54 dân tộc anh em đoàn kết một lòng

Nhưng năm ngàn năm văn hiến chưa xứng đền ơn nghĩa cả

Kính lạy chư linh, chúng con nay:

Mượn nhang đèn thể hiện lòng thành

Dâng bánh trái hàm ơn tiên tổ

Nguyện rằng:

Xem núi sông là máu thịt, quyết bảo toàn từng tấc đất, không phụ chí tổ vương

Tiếp văn hóa từ muôn phương, gắng thu nhập từng phát minh, dựng văn minh Việt tộc

Cố sao cho: Trống trường mãi rền vang, cáo thế giới “Việt sư hưng Việt quốc”

Chiêng quốc lễ ngân dài, nhắc nhân tâm “Nam đế trị Nam bang”

Thắp trăm nén nhang

Lòng thành đảnh lễ

Linh thiêng chư tổ

Chứng giám lòng thành

Nhất tâm hồi hướng Việt tổ thánh linh đăng đàn thụ lễ

phiêu thạch ba

Cẩn bút

Văn Khấn Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

Văn khấn cúng giỗ tổ Hùng Vương là một trong những nghi lễ trang trọng mà bất kỳ gia đình nào cũng phải làm trong ngày này. Giống như ngày giỗ của ông cha, bố mẹ giỗ Tổ cũng có những…

Văn khấn cúng giỗ tổ Hùng Vương là một trong những nghi lễ trang trọng mà bất kỳ gia đình nào cũng phải làm trong ngày này. Giống như ngày giỗ của ông cha, bố mẹ giỗ Tổ cũng có những văn khấn riêng để thể hiện tấm lòng của con cháu đến cội nguồn.

Để biết về văn khấn trước tiên phải tìm hiểu về truyền thống cũng như biết về lịch sử ngày giỗ Tổ.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Văn khấn cúng giỗ tổ Hùng Vương: Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) – năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin – thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

– “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hóa – Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

Văn khấn cúng giỗ tổ Hùng Vương: Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương

– “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

– “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành “quốc tế” hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.

Đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2007 mới chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Văn khấn cúng giỗ tổ Hùng Vương: Đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2007 mới chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng” là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại”.

Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Cứ đến ngày này, người dân Việt Nam lại nô nức về với Phú Thọ để Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng – quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ…Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần ) Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ. Con tên là…… địa chỉ…………… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên. Kính xin độ trì phù hộ, Mọi chuyện tốt lành bình an. Bách bệnh giảm trừ tiêu tan, Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, Tai qua nạn khỏi tháng ngày. Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi. Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, Mát mặt gia đình làng nước. Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực. Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, Nam mô a di đà Phật! Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ! Nam mô a di đà Phật! ( cúi lạy 3 cái ).

Năm nay ngày mùng 10 tháng 3 mới có lịch sử trăm năm. Ngày nay có câu thành ngữ: “Dù ai đi ngược về xuôi; Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Tuy vậy, ít người biết rằng việc ấn định ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 chỉ mới được bắt đầu từ cách nay hơn 100 năm. Theo bài viết “Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ?” đăng trên trang Phú Thọ Online thì việc này là do quan Tuần phủ tỉnh Phú Thọ tên là Lê Trung Ngọc tâu lên triều đình nhà Nguyễn và sau đó Bộ Lễ quyết định vào năm 1917.

Ông Lê Trung Ngọc làm quan Tuần phủ tỉnh Phú Thọ từ tháng 2 năm 1915 đến tháng 1 năm 1921. Ông sinh năm 1867 ở tổng Dương Minh, huyện Bình Dương, tỉnh Chợ Lớn (nay là phường 5 và phường 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1883, sau khi học xong trường Hậu Bổ Cây Mai Sài Gòn (Collège dés Stagiaires), ông được bổ ra Bắc làm việc trong chính quyền các cấp của triều đình nhà Nguyễn. Từ năm 1903 đến khi nghỉ hưu năm 1927 ông đã trải qua nhiều vị trí như: Tuần phủ Bắc Ninh; Thượng tá Vĩnh Yên; Án sát tỉnh Sơn Tây; Tổng đốc tòa Thượng thẩm, Hà Nội… trong đó có thời gian từ tháng 2-1915 đến tháng 1/1921 ông làm Tuần phủ tỉnh Phú Thọ.

Văn khấn cúng giỗ tổ Hùng Vương: Trong những năm làm Tuần phủ Phú Thọ, ông Lê Trung Ngọc đã dành nhiều tâm huyết và công sức tu bổ, tôn tạo đền thờ vua Hùng

Trong những năm làm Tuần phủ Phú Thọ, ông Lê Trung Ngọc đã dành nhiều tâm huyết và công sức tu bổ, tôn tạo đền thờ vua Hùng. Ông sống gần dân và đặc biệt quan tâm tới dân. Ông nhận thấy tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có Lăng miếu thờ phụng Quốc Tổ Hùng Vương, hàng năm nhân dân cả nước nô nức tìm đến lễ bái; họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh từng người vào các tháng trong suốt cả năm, tập trung vào mùa xuân và mùa thu chứ không định rõ ngày nào, trong khi tục lệ của dân bản xã lại lấy ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm kết hợp với thờ Thổ kỳ làm lễ tế Tổ tại đền Hùng. Như vậy thời gian lễ bái duy trì kéo dài triền miên, vừa tốn kém tiền của, lãng phí thời gian lại vừa phân giảm lòng thành kính, sự trang nghiêm tri ân công đức các Vua Hùng.

Đầu năm 1917, ông làm bản tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân cả nước kinh tế Quốc Tổ Hùng Vương, trước một ngày so với ngày hội tế của dân xã bản hạt, đồng thời cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ mùa thu.

Ngày 25 tháng 7 năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất), Bộ Lễ ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc tế/quốc lễ – Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hàng năm.

Việc này được ghi trong tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” do Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại đền Thượng – Khu di tích đền Hùng mùa xuân năm Quý Hợi 1923. Theo một bài viết đăng tải trên trang chúng tôi nội dung tấm bia gồm có hai phần. Phần 1 chép lại công văn của Bộ Lễ, phần 2 quy định thể lệ cúng tế.

Công văn của Bộ Lễ như sau: “các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ” điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có lăng miếu phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kỳ mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó, lấy ngày 11 tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (sự thể này dẫn tới chỗ) thường hứng bất kỳ, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái…”

Phần thứ hai của công văn quy định nghi lễ cúng tế hàng năm: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”

Người dân quanh vùng đền Hùng vẫn thường nói rằng hội đền Hùng năm nào cũng có mưa rửa đền diễn ra vào trước và sau ngày 10 tháng 3 âm lịch. Mưa rửa đền là một khái niệm để chỉ những cơn mưa diễn ra sau các dịp lễ hội. Người Việt tin rằng ở đây có yếu tố tâm linh thiêng liêng. Sau mỗi mùa lễ hội các đền miếu bị bụi đất do khách hành hương mang tới làm cho bẩn thỉu, nhếch nhác. Do vậy những cơn mưa rào của thiên nhiên có tác dụng rửa sạch những bụi bẩn đó để trả lại sự sạch sẽ linh thiêng cho các đền miếu.

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết là thông thường cứ vào khoảng ngày 7/3, 8/3, 9/3 và các ngày 11/3, 12/3 và 13/3 (âm lịch) trời rất hay đổ mưa. Mưa trước và sau lễ hội có năm to, năm nhỏ, nhưng ít khi nào không mưa. Các cơn mưa này thường có chung một đặc điểm là mưa rào, diễn ra rất nhanh, sau đó tạnh ngay chứ không kéo dài mấy ngày liền như mưa phùn.

Dưới góc độ của người làm khí tượng, khí hậu ông Hải cho rằng việc có mưa vào ngày giỗ Tổ chỉ là hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên. Ông phân tích rằng ngày giỗ Tổ 10/3 âm lịch các năm thường rơi vào tháng 4 dương lịch. Đối với miền Bắc, tháng 4 là tháng thường có mưa nhiều, số ngày có mưa rào và dông trung bình tại Việt Trì lên đến 14 – 15 ngày (xác suất có mưa lên đến 50%). Như vậy, trong 6 ngày (3 ngày trước và 3 ngày sau lễ) kiểu gì cũng phải có 1 – 2 ngày có mưa. Nếu để ý kỹ sẽ thấy, mưa rửa đền không nói cụ thể rơi đúng vào ngày nào mà chỉ cần rơi vào 1 trong 3 ngày trước và 1 trong 3 ngày sau đều được coi là đúng. Vì thế, mưa rửa đền có thể rơi vào ngày 7/3, 8/3 hoặc 9/3; tương tự có thể rơi vào ngày 11/3 hoặc 12/3, 13/3 (âm lịch). Với xác suất 50%, mà chỉ cần 33%, kiểu gì cũng đúng.

Giỗ tổ Hùng vương là ngày nhớ về cội nguồn tổ tiên, ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của dân tộc, vì vậy hãy “Các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Chùm Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 01

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Thơ: Mộng Vy

(Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba)

Đời đời tưởng nhớ ông cha Vị vua khai quốc lập nhà nước Nam Diệt trừ bè lũ gian tham Dựng xây bờ cõi ngàn năm cơ đồ

Con dân mãi mãi tôn thờ Dù xa vạn nẻo bến bờ muôn phương Nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương Về thăm dâng kính nén hương cội nguồn.

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 02

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Thơ: Nguyễn Đình Huân

Hôm nay ngày giỗ vua Hùng. Người Việt Nam khắp các vùng non sông. Đều là con Lạc cháu Hồng. Cùng chung nòi giống con Rồng cháu Tiên.

Âu Cơ ngày ấy mẹ hiền. Cùng Long Quân đã kết duyên xây đời. Trăm con chung trứng một thời. Là anh em dưới đất trời Việt Nam.

Bao năm vất vả gian nan. Xây dựng đất nước muôn vàn khó khăn. Chống giặc phương Bắc ngàn năm. Các vua Hùng viết sử xanh rạng ngời.

Chúng ta con cháu vâng lời. Cùng nhau bảo vệ đất trời đảo xa. Bên nhau đoàn kết thuận hoà. Xây dựng đất nước chúng ta mạnh giầu.

Cho Việt Nam ngẩng cao đầu. Vươn ra thế giới năm châu huy hoàng. Cúi đầu xin thắp nén nhang. Cầu Vua tổ chốn thiên đàng bình an.

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 03

HỒN NƯỚC

Thơ: Vũ Thư Lê

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Vũ Thư Lê xin gửi đến các anh chị và bạn bè cùng lắng lòng, thành tâm nhớ ơn tổ tiên dựng nước và ông cha ta đã hy sinh xương máu để giữ lấy nước.

Vua Hùng Quốc Tổ dựng Văn Lang Mở cõi phương nam vững thạch bàn Truyền thuyết Tiên Rồng chung gốc cội Di ngôn Hồng Lạc giữ giang san Bao đời giặc cướp hòng xâm chiếm Mấy lượt dân Nam quyết đập tan Đất Việt nghìn năm luôn rạng rỡ Hùng thiêng sông núi vững âu vàng

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 04

CON VỀ ĐẤT TỔ

Thơ: Nguyễn Quốc Toản

Con về giỗ tổ Hùng Vương. Nắng soi lấp lánh hạt sương trên cành. Đường lên theo núi vòng quanh. Biển người trôi giữa trời xanh, nắng vàng.

Đền đài xây dựng huy hoàng. Theo từng bậc đá ngày càng lên cao. Rừng cây gió thổi thì thào. Kể về nguồn cội, công lao Vua Hùng.

Xa xa đồi núi trập trùng. Như đàn voi dáng phục tùng núi cha. Khắp nơi rực rỡ cờ hoa. Hương thơm phảng phất lúc xa, lúc gần.

Trèo lên đền Hạ nghỉ chân Nơi vua quan với ba quân họp bàn. Đại già thi với thời gian Dáng hiên ngang đón gió ngàn bốn phương.

Lên đỉnh núi có hai đường Thuận tiện cho khách thập phương thăm đền. Đền Trung, đền Thượng ở trên. Có bài vị của Tổ Tiên các đời.

Đàn thề sừng sững giữa trời. Tưởng như còn vọng những lời Thục Vương. Xây dựng đất nước hùng cường. Dân an, nước thịnh theo gương Vua Hùng.

Hôm nay con Lạc, cháu Hồng Về dự Giỗ Tổ, báo công lên Người. Quyết tâm bảo vệ biển trời. Giữ nguyên bờ cõi như lời Bác khuyên *.

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 05

NHỚ ƠN TỔ ĐỨC

Thơ: Song Trà

Một dải sơn hà mấy núi sông Công ơn Tổ đức đã vun trồng Cha đưa xuống bể trời đông tiến Mẹ dắt lên rừng mở đất thông Biển Việt ngàn xưa đà có chủ Bờ Nam vạn đại hữu nhân ông Giang sơn gấm vóc từ bao thuở Hậu thế lưu truyền nếp Tổ Tông

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 06

VỀ NGUỒN

Thơ: Sơn Hoàng

Tháng ba giỗ Tổ Hùng vương Về nguồn dâng nén trầm hương đầu mùa Non cao vọng tiếng chuông chùa Hùng thiêng sông núi đang mùa đơm bông

Linh thiêng vang vọng tiếng cồng Nước nguồn nuôi dưỡng con rồng cháu tiên Dòng Lô Giang với lời nguyền Non sông gấm vóc vững bền ngàn năm

Cánh chim Lạc đợi trăng rằm Suối nguồn vẫn chảy, dâu tằm vẫn xanh Còn đây khúc Ghẹo ngọt lành Khúc Xoan, nón cọ song hành dáng xuân

Sáo tiêu hòa tiếng chuông ngân Đá vàng ghi tạc trần gian nguyện thề Khơi trong dòng nước sông quê Cháu con gìn giữ lời thề ngàn năm

Núi sông, biển cả, Bắc Nam… Đều chung một ánh trăng rằm sáng soi Hùng thiêng lưu mãi muôn đời Vẹn nguyên bờ cõi… giống nòi tổ tiên.

: 1001 bài thơ ca ngợi Đất nước, Đảng & Bác Hồ kính yêu hay nhất

Thơ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Hay 07ĐÓN BẠN MƯỜI PHƯƠNG Thơ: Từ Tâm An Lạc

Đón bạn mười phương lễ hội về Đền Hùng Phú Thọ một miền quê Mây vờn Nghĩa Lĩnh ghi lời hẹn Nắng Toả Hy cương tạc đá thề Rót rượu mong cầu xua nỗi khổ Dâng trà thỉnh nguyện xoá đường mê Vần thơ kết nối tình huynh muội Thưởng thức ca Xoan chẳng muốn về.

Nhân dịp sắp đến ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, bằng tấm lòng hiếu khách chân tình của người con Đất Tổ, Từ Tâm xin trân trọng kính mời các quý vị tiền bối, các thi huynh thi hữu, cùng các tỷ đệ muội muội về thăm quê hương Phú Thọ. Trước là để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng, sau là để tham quan thắng cảnh rừng cọ đồi chè thưởng thức ca Xoan và về thăm gia trang, nơi Từ Tâm sinh ra và lớn lên để Từ Tâm được tỏ lòng hiếu khách .Trân trọng kính mời !!!

Giỗ Tổ Hùng Vương Tại Nhà Dùng Văn Khấn Nào?

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay 2020 tỉnh Phú Thọ dừng tổ chức mọi hoạt động thuộc phần hội, chỉ tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương theo nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên, để tưởng nhớ cội nguồn, các gia đình hoàn toàn có thể tổ chức cúng giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà.

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?

Dân gian ta có câu “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”, nhằm nhắc nhớ dù làm gì, bận rộn đến mấy, mỗi người không nên quên ngày này. Và ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được coi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Các vua Hùng đã có công dựng nước bởi vậy nhân dân đã lấy ngày này như một dịp tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng.

Hàng năm, vào ngày này người dân khắp nơi sẽ đổ về đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) để dâng lễ, bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ cội nguồn của dân tộc. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Như mọi năm, ban tổ chức Lễ hội đền Hùng sẽ tổ chức phần lễ là Lễ rước kiệu dâng hương tại Đền Thượng, và phần hội để nhân dân tới thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, năm nay do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ban tổ chức chỉ tổ chức phần lễ dâng hương một cách đơn giản theo đúng truyền thống.

Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng khuyến nghị, vận động nhân dân, trước hết là người dân tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ cúng giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà vào ngày 10.3 âm lịch.

Theo các chuyên gia văn hoá, việc cúng giỗ Tổ Hùng Vương ở nhà hoàn toàn có thể thực hiện được. Đây còn là một phong tục mỗi gia đình nên gìn giữ và bảo tồn.

Những lễ vật dâng lên các vua Hùng thường gồm: thịt gà, đĩa xôi, bánh chưng, bánh giầy. Tuy nhiên, cũng tại gia, các gia đình cũng không nhất thiết phải làm mâm cao cỗ đầy miễn là thể hiện lòng thành, nhớ về nguồn cội.

Văn khấn giỗ Tổ Hùng Vương

Nam mô a di đà Phật! ( 3 lần )

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ…………… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đáng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

Kính xin độ trì phù hộ. Mọi chuyện tốt lành bình an.

Bách bệnh giảm trừ tiêu tan. Điều lành mang đến vẹn toàn.

Điều dữ mang đi, yên ổn. Đi đến nơi, về đến chốn, Tai qua nạn khỏi tháng ngày.

Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

Con cái học hành tấn tới. Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.

Thi đỗ lớp gần, trường xa. Mát mặt gia đình làng nước.

Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần. Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.

Đi làm… thăng quan tiến chức. Buôn bán một vốn bốn lời. Hạnh phúc thanh thản một đời, Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất. Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! ( cúi lạy 3 cái )