Top 6 # Xem Nhiều Nhất Van Khan Ngay Le Than Tai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Van Khan Xin Chuyen Ban Tho Ong Than Tai

Văn khấn xin chuyển bàn thờ ông thần tài

Văn khấn tại ban thờ Thần Tài cũ Văn khấn chuyển Thần Tài đến vị trí mới Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách .Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)Kim thần tín chủ: ………………………. tuổi………… .Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ : Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thầnĐầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.Thiên vận: ……. niên ; Ngũ nguyệt ; Sơ lục nhật

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

Lưu ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Tín chủ con:………….. đã chuyển ban thờ tới nơi đây từ ngày…. tháng ….. năm ……….. 20….. . Kính cáo chư vị Thổ địa Tài thần, thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.Chúng con xin vô cùng cảm tạ !

Văn Khấn Lễ Nhập Trạch . Van Khan Le Nhap Trach

Lễ Nhập Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc,ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi.

Ý nghĩa:

Lễ Nhập Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

– Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

– Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

– Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Sắm lễ:

Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước…… lễ vật để cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.

Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.

Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.

Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi nới dọn dẹp đồ đạc.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên…

Người có chửa thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội “Thần thai”

Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.

Theo ông bà ta xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.

Văn khấn:

Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:

– Văn khấn Thần linh.

– Văn khấn cáo yết gia tiên

Văn khấn thần linh

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh .

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn các Yết Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam nô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

*Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Tâm Học bằng cách bấm Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Tải Phần Mềm Văn Khấn Lễ Tạ Bà Chúa Kho, Huong Dan Van Khan Le Ta Ba Chua Kho Full

Tên phần mềm

Sắp xếp

Tải về

Bài cùng tại đền Bà Chúa Kho Đền Bà Chúa Kho nổi tiếng cầu gì được nấy, vì vậy, đây là địa điểm thu hút giới kinh doanh tìm đến để cầu mong Bà Chúa Kho cho vay chút vốn để làm ăn, vì vậy, bạn cần biết được một bài Văn khấn cúng tại Đền Bà Chúa Kho đầy đủ để có thể cầu mong những điều tốt đẹp trong kinh doanh sẽ đến với bạn và gia đình trong năm mới. Khi đến với Đền Bà Chúa Kho, người ta quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả” với mong muốn xin vía của Bà giúp cho việc làm ăn, kinh doanh thuận lợi, có được một bài Văn khấn cúng tại Đền Bà Chúa Kho sẽ giúp bạn truyền tải được nguyện vọng, mong muốn của bản thân bạn đến với đấng thần linh.

Tags: văn khấn lễ tạ bà chúa kho văn khấn miến bà chúa xứ văn khấn cúng tại đền bà chúa kho free download

1039 lượt tải

3/5

Download

Kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới

Đi lễ Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm du xuân đầu năm mới mà nhiều người chọn lựa. Đền Bà Chúa Kho giúp bạn tĩnh tâm hơn và cầu may mắn, tài lộc, hạnh phúc. Với các kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới sau đây sẽ là thông tin vô cùng hữu ích dành cho những ai đang chuẩn bị đi du xuân tới Đền Bà Chúa Kho đầu năm này.

Bài văn khấn Chùa Bà Đá

Nhân dịp đầu năm, chúng tôi sẽ cập nhật và chia sẻ bài văn khấn chùa Bà Đá đầy đủ, chi tiết nhất giúp các bạn nhanh chóng có được bài văn khấn để

Bài văn khấn cúng khi giỗ ông bà cha mẹ

Trong ngày giỗ, bài văn khấn cúng khi giỗ ông bà cha mẹ là không thể thiếu. Khi chuẩn bị bài văn khấn, bạn sẽ khấn trôi chảy, lễ cúng trở nên trang

Bài văn khấn Chùa Quán Sứ

Mẫu bài văn khấn chùa Quán Sứ tương tự như các bài văn khấn mẫu ở chùa khác như chùa Trấn Quốc, chùa Hà …. Để đi lễ chùa Quán Sứ đúng chuẩn khác