Top 3 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Mùng 1 Tại Chùa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Đi Chùa Tết 2022, Bài Cúng Tại Chùa Mùng 1, Ngày Rằm, Bài Cún

Văn khấn khi đi chùa cần phải chính xác, đúng những thủ tục cơ bản. Khi lên chùa ngoài việc chuẩn bị văn khấn bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm cả đồ lễ để thắp hương và không quên lựa chọn trang phục phù hợp nhất có thể.

Văn khấn đi chùa dầu năm 2020

1. Cách hành lễ khi đi chùa

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

2. Cách khấn vái khi đi chùa

Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.

Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.

Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 – 5 vái.

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (Văn phòng chùa Bằng A), cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác.

Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính. Trong chùa đi nhẹ, nói khẽ chứ không khấn to, nói to vì ảnh hưởng tới mọi người.

Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng. Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất – là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).

Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.

Số lần lễ lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

3. Một số bài văn khấn khi đi lễ chùa:

3.1. Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

3.2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

3.3. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

3.4. Văn khấn Bồ Tát Quán Thế Âm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát. Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng”Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm Hay dù chỉ thấy bức chân dung, Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..Tín chủ con là …Ngụ tại ….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng. Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy).

3.5. Văn khấn lễ Phật tại Chùa

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối

Thề Tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngửa trông ơn Phật,

Quán Âm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long Bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hội.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

4. Khi nào thì dùng văn khấn khi đi chùa?

Đi chùa là một hình thức tín ngưỡng của người dân Việt Nam và nhiều người dân nước khác trên thế giới. Đây không phải là một phong tục tấp quán mà chỉ là hình thức tín ngưỡng của người dân để cầu may mắn, bình an, phước lộc và duyên lành…Mỗi người đi chùa sẽ có một mong ước khác nhau, nhưng thông thường vào những ngày như mùng một hôm rằm số lượng khách vãn lai hoặc những phật tử đến thăm chùa sẽ nhiều hơn ngày thường.

Mời bạn cùng tham khảo thêm bài viết đi lễ chùa khấn như thế nào, cách khấn vái khi đi chùa, cách khấn khi đi chùa mùng 1, bài khấn đi đền mẫu, văn khấn đi chùa cầu duyên, văn khấn mẫu ở chùa, văn khấn tại gia…hay các bài cúng vào dịp năm hết tết đến như văn khấu giao thừa, văn cúng tất niên, bài cúng ông Táo về trời…

5. Một số lưu ý về văn khấn khi đi chùa

Khấn đúng nơi đúng chỗ

Một bài văn khấn không được áp dụng ở nhiều ban thờ mà thường mỗi ban sẽ có một bài văn khác nhau, chính vì thế mà chúng ta cần phải học thuộc và biết chính xác được ở ban nào thì cần dùng bài văn khấn nào. Chẳng hạn khi vào chùa sẽ có văn khấn Đức Chúa Ông, văn khấn Đức Thánh Hiền, văn khấn cầu tài lộc bình an ở ban Tam Bảo…

Khấn thành tâm

Đã là một hình thức tín ngưỡng thì bạn cần phải thành tâm, không nên chú trọng quá mức đến hình thức mâm cao cỗ đầy, lễ lạt phải to mà điều tốt nhất là khấn thành tâm, thể hiện được cái tâm của một người con theo phật. Bên cạnh đó văn khấn bài cúng cần phải được đọc chính xác, rõ ràng và phù hợp với từng ban khác nhau.

Sử dụng đúng văn khấn

Có rất nhiều bài văn khấn khác nhau, tuy nhiên bài văn khấn khi đi chùa có đặc thù riêng rất nhiều so với những bài văn khấn thông thường như văn khấn gia tiên, văn khấn mùng 1 ngày rằm, văn khấn ông địa, văn khấn ông thần tài, … Ngược lại, Bạn không thể sử dụng văn khấn gia tiên hay các bài văn cúng khấn khác vào văn khấn khi đi chùa được.

6. Những nguyên tắc cơ bản khi đi chùa

Trang phục

Một điều rất chú ý nơi chốn tôn nghiêm đó chính là trang phục. Khi đi chùa bạn cần phải mặc quần áo kín đáo, lịch sự, áo tay dài, có cổ, vào chùa cần mặc quần dài chỉnh tề, không được mặc váy, áo sát nách, hở hang hoặc mặc quần ngắn không phù hợp với chốn tôn nghiêm.

Sắm sửa lễ vật

Đến chùa đi lễ bạn nên sắm sửa những vật mang tính chất thanh tịnh như hoa quả, hoa tươi, xôi chè…Một lưu ý là những đồ ăn mặn như thịt lợn, gà, dò, chả…không được để ở chính điện mà có thể thắp hương và dâng lễ vật ở điện thờ Đức ông, Thánh, Mẫu…

Tiền thật bạn cũng không nền bở ở chính điện mà nên đặt vào hòm công đức. Khi đến lễ chùa ta không nên mua vàng mã mà chỉ cần thành tâm cùng với trang phục chỉnh tề khấn nguyện là được.

Nguyên tắc ra vào chùa

Khi vào chùa bạn nên đi bằng cổng bên phải, khi đi ra thì đi bằng cổng bên trái. Cửa chính giữa chỉ dành cho các bậc cao tăng, bậc khoa bảng, sư trụ trì…Hơn nữa khi đứng khấn bái bạn cũng không nên đứng thẳng vào ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên thì sẽ hợp đạo hơn.

Xưng hô phải đạo

Vào chùa khi gặp các sư thầy bạn nên nói là A Di Đà Phật hoặc bạch thầy và xưng hô mình là con để thể hiện sự tôn kính và đồng thời cũng là nhớ đến Thích Ca Mâu Ni. Khi thưa gửi với nhà sư thì bạn cần chắp tay hình búp sen theo phải đạo.

Nhìn chung văn khấn khi đi chùa chỉ thực sự có giá trị khi bạn nắm rõ được những nguyên tắc, kết hợp với trang phục tôn nghiêm phù hợp với khung cảnh tĩnh mịch của chùa. Đây là một nét tín ngưỡng đẹp giúp người dân cảm thấy thanh tịnh và nhẹ nỗi lòng, giảm bớt những ghánh nặng lo toan của cuộc sống và có đức tin hơn về Phật.

Theo phong tục lâu đời của nhân dân ta vào ngày mùng 1 đầu tháng được coi là ngày khởi đầu, chính vì thế hầu hết gia đình nào cũng tổ chức lễ cúng các vị thần và gia tiên để cầu mong vạn sự tốt lành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những bài Văn khấn mùng 1 đúng chuẩn, vì thế hãy cùng theo dõi và cập nhật những bài văn khấn mới nhất cho mình nhé.

Văn Khấn Ngày Rằm Và Mùng 1 Tại Gia

Nói đến văn hóa của đại đa số người Việt thì việc thờ cúng Thành Hoàng, Thổ công, thổ thần, Gia Tiên trở thành một nét văn hóa riêng của Người Việt cũng như nền văn hóa Á Đông.

Hồm nay Phong Thủy Nhất Tâm xin giới thiệu đến quý vị bài văn khấn thổ công vào ngày rằm và mùng 1 tại gia

Văn khấn Tổ công và các vị thần ngày rằm và mùng 1 tại gia

1) Ý nghĩa về việc cúng thổ công và gia tiên ngày rằm và mùng 1

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt. . . .

2) Sắm lễ cúng thổ công

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ nặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

3) Bài khấn thổ công và gia tiên ngày rằm và mùng 1

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần) – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

->Nếu bạn có thờ gia tiên thì thêm vào phần dưới đây->

– Con kính lạy Tổ tiên, Cao tằng tổ khảo tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…… (Bố đã mất: Hiển khảo; mẹ: Hiển tỷ; ông: Tổ khảo; bà: Tổ tỷ; cụ ông: Tằng tổ khảo; cụ bà: Tằng tổ tỷ; anh em trai: Thệ huynh, Thệ đệ; chị em gái:Thệ tỷ, Thệ muội; cô gì, chú bác: Bá thúc cô di tỷ muội)

Tín chủ (chúng) con là:. . . . . . . . . . Ngụ tại:. . . . . . . . . . Hôm nay là ngày Kỷ Dậu – tháng Kỷ Mão – năm Canh Tý (tức 7/3/2020 DL), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông, người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Văn Khấn Đi Chùa Vào Mùng 1 Và Ngày Rằm Hàng Tháng

Theo nếp cũ, người dân Việt thường đi chùa vào ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng hàng năm. Họ thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, có con nối dõi, gia đình đầm ấm, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ,… Bai văn khấn thay họ chuyển ước nguyện ấy tới các vị thánh hiền, chư Phật.

Thứ tự đặt lễ và thắp hương khi đến chua

1. Đặt lễ vật và lên hương tại ban Đức Ông.

2. Đặt lễ lên hương án của chính điện sau khi cúng dường Đức Ông, thắp đèn nhang.

3. Đặt lễ vật tại các ban khác trong tòa nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Thi lễ ở nhà Tổ (Hay còn gọi là nhà hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Sắm lễ khi đi chùa thắp hương dâng lễ

Đi lễ tại chùa chỉ nên chuẩn bị lễ chay, tịnh như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè,…

Không dâng lễ mặn trên hương an gian thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu.

Vàng mã, tiền âm phủ chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Không đặt tiền thật lên ban. Nếu đặt thì nên cho vào hòm công đức. Không nên đặt rượu, bia, thuốc lá trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

Hoa tươi lễ Phật nên chọn các loại hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, hoa mẫu đơn… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Văn khấn đi chùa vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Văn khấn ban Đức Ông (Tôn giả Tu-đạt)

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………………….

Ngụ tại …………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………… trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)”

Bài văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ………………………..

Ngụ tại ………………………

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)”

Văn khấn cầu tại ban Tam Bảo

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (Ba lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………………..

Ngụ tại ……………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an …).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! “(Ba lạy)

Văn Khấn Mùng 1 Tết Tại Nhà Chuẩn Nhất, Bài Cúng Mùng 1 Tết, Văn Khấn Gia Tiên Mùng 1 Tết

Rate this post

Văn khấn tổ tiên (bài cúng gia tiên) mùng Một Tết là lời tưởng niệm ân đức tổ tiên và cầu mong một năm mới an khang cho gia đình. Mời các bạn tham khảo 3 bài văn khấn mùng 1 tết 2021 Tân Sửu chuẩn nhất ngay sau đây.

Đang xem: Văn khấn mùng 1 tết tại nhà

Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên

1. Lễ vật cúng mùng một Tết 20212. Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết3. Văn khấn thần linh trong nhà mùng 1 Tết4. Bài cúng mùng 1 Tết5. Văn khấn lễ Phật tại chùa6. Thời điểm làm lễ và đọc văn khấn ngày mùng 1 tết âm lịch7. Những việc nên làm vào mùng 1 Tết Nguyên đán 2021 để cả năm may mắn

1. Lễ vật cúng mùng một Tết 2021

Sắm lễLễ vật dâng cúng gồm:- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)- Trầu cau- Rượu- Đèn, nến- Lễ ngọt, bánh kẹo- Mâm cỗ mặn: Xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủMâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông, bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Ở miền Bắc, mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa dưa, hành.Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn để mời gia tiên dùng bữa và chứng giám cho lòng thành của con cháu.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phươngCon kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn PhậtCon kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Tân SửuChúng con là:……Ngụ tại:……………………Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án..Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)Sau đó, khi hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộcNam mô A Di Đà Phật (3 lần)Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phươngCon kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.Con kính lạy chư vị Tôn Thần.Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.Tín chủ con là ………………………………………………………………………Ngụ tại ………………………………………………………………………………Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vi tôn thần chứng giam phù hộ độ trì.Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)Hôm nay ngày….Tức năm thứ năm mươi… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamTại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.Nay nhân ngày lễ Nguyên đán.Kính cẩn sắm một lễ gồm….Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.Trước linh vị của:Hiển:Hiển:Hiển:Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.Kính cẩn thưa rằng:Nay theo tuế luậtMồng Một đầu xuânMưa móc thấm nhuầnĐón mừng Nguyên đánCháu con tưởng niệmNội ngoại tổ tiênKính cẩn dâng lênLễ nghi vật phẩmCúi xin chứng giámBiểu lộ lòng thànhThỉnh cáo tổ tiên linhCùng về âm hưởngTôn linh tại thượngPhù hộ độ trìNăm mới mọi bềYên vui khang tháiCẩn cáo!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm Canh TýTín chủ con là …………………………Ngụ tại………………………Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thần bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!

6. Thời điểm làm lễ và đọc văn khấn ngày mùng 1 tết âm lịch

Để buổi cúng lễ diễn ra tốt nhất, các gia đình chuẩn bị lễ vật, đọc bài cúng sáng mùng 1 tết 2021. Hoặc buổi lễ có thể diễn ra vào ban đêm rạng sáng ngày mùng 1 trước 12h trưa ngày mùng 1.

7. Những việc nên làm vào mùng 1 Tết Nguyên đán 2021 để cả năm may mắn