Top 6 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Mùng 1 Tết Canh Tý Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Mùng 1 Tết Canh Tý

Theo quan niệm dân gian, trong ngày mùng 1 Tết âm lịch, ngoài việc Phật, cúng tổ tiên, cúng trong nhà là điều không thể thiếu để cầu mong bình an, cùng những điều tốt lành trong năm mới.

Theo quan niệm dân gian, trong ngày mùng 1 Tết âm lịch, ngoài việc Phật, cúng tổ tiên, cúng thần linh trong nhà là điều không thể thiếu để cầu mong bình an, cùng những điều tốt lành trong năm mới.

Văn khấn mùng 1 Tết Canh Tý – 2020 trong nhà được dân gian lưu truyền:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ

Con kính lạy Chư vị Tôn thần

Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ……………………….

Ngụ tại ……………………………….

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần.

Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỉ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông sở cầu như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị Tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Minh Chính (Tổng Hợp)

Sự kiện nổi bật

Tìm kiếm

Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy…

Văn Khấn Tổ Tiên Ngày Mùng 1 Tết Canh Tý 2022

Theo phong tục tập quán cổ truyền ngày Tết, trong 3 ngày đầu năm mới, nhà nhà đều sắm lễ “Rước Ông bà” về cùng với con cháu. Trong 3 ngày Tết này, thông thường con cháu đều cúng Tổ Tiên mỗi ngày 1 lần. Trong lễ cúng, con cháu sẽ đọc văn khấn để tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ tới Tổ tiên. Trong đó, mâm cỗ cúng mùng 1 Tết được xem là rất quan trọng.

Sắm lễ

Thông thường, trong mâm cỗ cúng mùng 1 Tết thường gồm có các lễ vật:

– Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).

– Trầu cau;

– Rượu;

– Đèn, nến;

– Lễ ngọt, bánh kẹo;

– Mâm cỗ mặn.

Mâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông, bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Ở miền Bắc, mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa dưa, hành.

Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn để mời gia tiên dùng bữa và chứng giám cho lòng thành của con cháu.

Văn khấn

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Canh Tý

Chúng con là:……

Ngụ tại:……………………

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án..

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Sau đó, khi hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Sau bữa cơm đầu năm, các thành viên trong gia đình sẽ đi chúc tết họ hàng, người thân, đi lễ đình chùa, du xuân để lấy may mắn cho năm mới.

(Bài viết mang tính chất tham khảo).

Văn Khấn Tổ Tiên Ngày Mùng 1 Tết Canh Tý Đầy Đủ Nhất

Nếu lúc thanh niên, chúng ta chỉ mong đến Tết để lấy cớ xin đi chơi tụ tập bạn bè, tranh thủ trốn những buổi về quê gặp gỡ họ hàng bởi khoảng cách thế hệ và không quá quen thân nên nhiều lúc chẳng biết nói chuyện gì… Rồi các ông bà cô chú bác ai túm được bọn trẻ con là tuôn trào bao nhiêu câu hỏi làm chúng mình toát mồ hôi hột.

Nhưng càng lớn, chúng ta lại càng muốn níu kéo những dịp gia đình họ hàng quây quần như thế, bởi nhiều ông bà lớn tuổi rồi… chẳng biết sẽ gặp được mọi người qua mấy cái Tết nữa đâu….

Theo phong tục tập quán cổ truyền ngày Tết, trong 3 ngày đầu năm mới, nhà nhà đều sắm lễ “Rước Ông bà” về cùng với con cháu. Trong 3 ngày Tết này, thông thường con cháu đều cúng Tổ Tiên mỗi ngày 1 lần, hoặc có gia đình cúng ngày 3 lần và không bao giờ để đèn tắt, hương tàn.

Trong lễ cúng, con cháu sẽ đọc văn khấn để tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ tới Tổ tiên. Trong đó, mâm cỗ cúng mùng 1 Tết được xem là rất quan trọng.

Thông thường, trong mâm cỗ cúng mùng 1 Tết thường gồm có các lễ vật: Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả). Trầu cau, rượu; đèn, nến, lễ ngọt như bánh kẹo và mâm cỗ mặn.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên sáng mùng 1 Tết:

Mâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu

– Đĩa thịt gà trống thiến

– Canh măng hầm hoặc canh bóng, miến

– Xôi

– Nem rán

– Thịt đông

– Bánh chưng, giò

– Và các loại bánh mứt, kẹo.

Ở miền Bắc, mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa dưa, hành.

Trước đây, mâm cỗ miền Bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Tám đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho. Ðầy đủ các món ăn là vậy bởi quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức nhiều món như vậy, bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.

Cùng với sự thay đổi của thời gian, mẫm cỗ Tết đã có nhiều thay đổi. Nhiều món ngon truyền thống mất đi vì ngày nào giờ cũng có thể như là tết vì các bà mẹ đảm có thể nấu bất cứ lúc nào. Giờ thay vào đó là những món đặc sản thời hiện đại hoặc khẩu vị ăn uống của từng gia đình như các loại nem rán, nem chua, chân giò muối, đĩa nộm, thịt bò kho.

Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ đọc văn khấn để mời gia tiên dùng bữa và chứng giám cho lòng thành của con cháu.

Văn khấn Tổ Tiên (Ngày mồng một Tết).

Nam mô a di đà phật (3 lần) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật. – Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ Tín chủ (chúng) con là: …….. Ngụ tại:. Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày mồng Một tháng Giêng năm ….. , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án. Tín chủ con lại kính mời các cụ Tiên linh, Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật. Cúi xin thương xót cháu con, phù hộ độ trì năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành. – Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành. – Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật (3 lần) Tamlinh.org

Cách Cúng Mùng 1 Tết 2022 (Canh Tý): Văn Khấn, Mâm Cỗ

Theo phong tục văn hóa truyền thống của người Việt, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết giữ vai trò rất quan trọng. Nhằm cầu mong năm mới được nhiều sức khỏe và tài lộc, vạn sự thành công cho cả gia đình. Việc chuẩn bị m âm cỗ được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng. Để giúp bạn nắm rõ cách cúng mùng 1 Tết 2020: bài văn khấn, mâm cỗ,… đúng theo phong tục truyền thống. Mời quý bạn cùng NgayAm tham khảo bài viết sau đây.

Thời gian cúng mùng 1 Tết 2020

Theo đúng phong tục truyền thống của người Việt thì việc cúng mùng 1 Tết sẽ diễn ra sau khi khoảnh khắc giao thừa đêm 30 tết. Tức là lúc giao thừa giữa năm cũ và năm mới, việc cúng mùng 1 Tết này nhằm cầu mong năm mới được bình an và hạnh phúc, vạn sự thành công như ước muốn.

Có thể nói việc cúng mùng 1 Tết này vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Bởi đây là nghi thức tâm linh khởi đầu cho năm mới được thuận lợi và may mắn hơn. Nếu việc cúng mùng 1 Tết có điều sai sót xảy ra thì đây sẽ là điềm báo không tốt lành cho năm mới. Vì thế, khâu chuẩn bị mâm cỗ, vấn khấn, thời gian cúng mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chu đáo.

Thường thời gian cúng mùng 1 Tết sẽ thực hiện hai lần ở hai thời điểm khác nhau trong ngày đầu năm. Lần thứ 1 sẽ cúng vào lúc sáng sớm của ngày mùng 1 Tết, lúc giao thừa của năm cũ và năm mới hay còn gọi là Tết Nguyên đán. Lần thứ 2 là cúng vào buổi chiều của ngày mùng 1 Tết hay còn gọi là cúng Tịch Điền. Tất cả việc cúng này đều mong mọi việc sẽ đến với gia đình luôn tốt và an lành.

Lễ vật cúng mùng 1 Tết 2020

Để việc cúng mùng 1 Tết diễn ra suôn sẻ và đúng phong tục truyền thống. Việc chuẩn bị lễ vật cúng mùng 1 Tết rất quan trọng, bởi lễ vật tượng trưng cho sự thành tâm của gia chủ muốn gửi đến ông bà, tổ tiên đã khuất. Nhằm mong thần linh ban ơn phúc lành, gia đạo được bình an và tài lộc đông đầy.

Vì vậy lễ vật cúng mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng. Để tránh thiếu sót, gia chủ hãy liệt kê danh sách những lễ vật cần sắm.

Lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết gia chủ cần chuẩn bị bao gồm: mâm ngũ quả, hương, hoa, vàng mã, giấy tiền, trang phục, bánh kẹo, … Đặc biệt là không thể thiếu được một loại bánh đặc trưng cho ngày Tết đó là bánh trưng đối với người Bắc, bánh tét đối với người miền Nam khi cúng mùng 1 Tết của tất cả các gia đình.

Các lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết được gia chủ chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng. Lễ vật cúng được lựa chọn rất tỉ mỉ và chu đáo. Tất cả được bày trí rất gọn gàng và tinh tế, bày biện nghiêm trang để dâng lên ông bà, tổ tiên và thần linh vào ngày Tết Nguyên Đán.

Chuẩn bị mâm cơm cúng mùng 1 tết 2020

Mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng va tươm tất. Để việc cúng mâm cơm ngày mùng 1 đúng phong tục truyền thống, thời gian cúng sẽ diễn ra vào 2 thời điểm khác nhau là buổi sáng và buổi chiều.

Do thời gian cúng khác nhau nên mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết cũng có những sự chuẩn bị khác nhau đáng kể. Mâm cơm cúng mùng 1 Tết vào sáng sớm thường sẽ có “bốn bát và sáu đĩa”, đối với nhà có điều kiện hơn thì sẽ là “tám bát, tám đĩa”.

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết này sẽ bao gồm những món ăn ngon nhất mà gia đình chuẩn bị trước đó. Dù điều kiện kinh tế có chênh lệch đến mấy thì mâm cổ cúng mùng 1 Tết của người Việt cần có món thịt kho tàu, gà, bánh tét,… Tùy theo mỗi gia đình mà mâm cổ cúng mùng 1 Tết hoàn toàn khác nhau. Quan trọng là lòng thành kính của gia chủ gửi đến ông bà tổ tiên và thần linh. Mong muốn năm mới cả nhà được bình an, vui vẻ và hạnh phúc bên nhau.

Ngoài mâm cơm cúng mùng 1 Tết vào buổi sáng, gia chủ cần chuẩn bị tươm tất cho mâm cơm cúng mùng 1 Tết vào buổi chiều. Thường mâm cơm cúng buổi chiều sẽ đơn giản hơn mâm cơm cúng buổi sáng. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cơm cúng mùng 1 Tết hoàn toàn khác nhau. Nhưng cần đủ đồ mặn như thịt heo, gà , bánh, cơm,..

Bên cạnh mâm cơm đồ mặn cúng mùng 1 Tết. Một số gia đình cho rằng năm mới kiêng kỵ việc sát sinh nên họ sử dụng món chay để cúng mùng 1. Chủ yếu các món chay này được làm từ rau, của quả và bánh trái thanh tịnh để dâng cúng tổ tiên, thần linh trong ngày mùng 1 Tết.

Bài văn khấn cúng mùng 1 Tết 2020

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Bên trên là những thông tin hay về cách cúng mùng 1 Tết 2020: bài văn khấn, mâm cỗ, thời gian cúng,.. Quý bạn có thể tham khảo và áp dụng. Việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng muốn gửi đến ông bà tổ tiên và thần linh, mong năm mới được nhiều may mắn và bình an cho cả nhà.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).