Top 9 # Xem Nhiều Nhất Van Khan Ngay Mung 3 Tet Nguyen Dan Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Các Bài Cúng Tết Nguyên Đán Van Khan Tet Nguyen Dan Doc

Văn khấn lễ giao thừa Thời điểm giao thừa người ta thường hay cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa ? Tục xưa tin rằng “Mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới”. Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho quan Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới trần gian, nên làm việc lễ “Tống cựu nghênh tân” các vị hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà ở ngoài trời (sân, cửa).

Có 12 vị Hành khiển – hay còn gọi là các vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hỏa Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ : Tần Vương Hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển , Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngụ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu : Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của vị ấy.

Văn khấn lễ giao thừa trong nhà

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần – Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh.

Nay là phút giao thừa năm ……..

Chúng con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Phút thiêng giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giời Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ khảo, cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng thế về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Văn khấn ngày Tết nguyên đán

a. Khấn thần linh trong nhà

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Phật Trời, Hoàng Thiên, Hậu Thổ – Chư vị Tôn thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh, lễ vật bầy ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần. Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng lòa, án đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hi3vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

b. Văn khấn tổ tiên ngày mồng 1 Tết

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần nguyên đán, mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tất cỏ báo ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thu1ac huynh đệ, Cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xám, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

c. Văn khấn lễ tạ năm mới.

(Tức là kết thúc Tết – tập quán thường gọi là lễ hóa vàng vào ngày mồng 3 hoặc ngày khai hạ mồng 7 âm lịch)

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần – Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần. – Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm …………… Tín chủ con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Thành tâm sửa biện hương hoa, phẩm vật, phù tửu lễ ghi, cung trần trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới. Kính xin: Lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét xoi, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Buoc Dau Hoc Dao, Nguyen Van Hong, Chuong 7

Nghi tiết cúng đàn tạiĐIỆN THỜ PHẬT MẪU

Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, thuở đầu tiên của càn khôn vũ trụ, trong khoảng không gian bao la, chỉ có một chất khí hỗn độn gọi là Khí Hư Vô (Hư Vô chi Khí), chuyển động quay cuồng, phát nổ ra một tiếng lớn (big bang), sanh ra một Đấng gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, trọn lành trọn tốt, ngôi của Ngài là Thái cực.

Đấng Thượng Đế phân Thái cực ra Lưỡng nghi : Âm quang và Dương quang. Đấng Thượng Đế chưởng quản Dương quang, còn Âm quang chưa có người chưởng quản. Thượng Đế tự hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản khí Âm quang. Từ đây mới bắt đầu có Ngôi Âm.

Tại địa phương, ngôi nhà thờ Đức Chí Tôn được gọi là Thánh Thất, ngôi nhà thờ Đức Phật Mẫu gọi là Điện Thờ Phật Mẫu (ĐTPM). Tại Thánh địa Tây Ninh, Hội Thánh chưa xây cất Đền Thờ Phật Mẫu Trung Ương, nên tạm thời thờ Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ.

1. Kiểu thứ nhứt (thờ giống như ở Báo Ân Từ) :

Đại Đàn cúng Đức Chí Tôn tại Thánh Thất thường cúng lúc 12 giờ trưa. Do đó, đàn cúng Đức Phật Mẫu tại Điện Thờ Phật Mẫu địa phương phải dời lại cúng lúc 6 giờ chiều, tức là 18 giờ, nhằm giờ Dậu.

Cúng Đức Phật Mẫu tại ĐTPM chỉ có một nghi tiết, không phân ra Đại đàn hay Tiểu đàn, nhưng vì Lễ sĩ đều điện lễ khi Dâng hương hay Dâng Tam bửu, từ Ngoại nghi đến Nội nghi, nên nghi tiết cúng đàn Đức Phật Mẫu có phần giống Đại đàn cúng Đức Chí Tôn tại Thánh Thất.

Cúng Tứ Thời tại ĐTPM vào 4 thời điểm : Tý (0 giờ tức 12 giờ khuya), Mẹo (6 giờ sáng), Ngọ (12 giờ trưa), Dậu (18 giờ tức 6 giờ chiều).

1* Đúng giờ cúng, trên lầu chuông, vị chấp sự khởi dộng Chuông Nhứt.

1. Cửu vị Tiên Nương – Cửu vị Nữ Phật :

Cửu vị Tiên Nương là 9 vị Nữ Tiên hầu Đức Phật Mẫu và giúp việc cho Đức Phật Mẫu.

Trong thời khai Đạo, Cửu vị Tiên Nương lập được nhiều công quả nên đắc thành Phật vị, gọi là Cửu vị Nữ Phật.

Nhưng, 9 Đấng ấy, khi thi hành nhiệm vụ giáo hóa và phổ độ nhơn sanh thì xưng là Cửu vị Tiên Nương; khi an ngự trên ngôi vị thì xưng là Cửu vị Nữ Phật.

Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương ngự tại DTC nơi từng trời thứ 9 : Tạo Hóa Thiên của Cửu Trùng Thiên.

Trong Cửu vị Tiên Nương, các Đấng thường giáng cơ dạy đạo là : Bát Nương, Thất Nương, Lục Nương, Ngũ Nương. Kể từ khi Thất Nương đảm nhận nhiệm vụ giáo hóa các nữ tội hồn tại cõi Âm Quang thì Thất Nương ít có thời giờ rảnh để giáng cơ dạy Đạo.

2. Bạch Vân Động chư Thánh :

Bạch Vân Động là một cái động trên Mặt Trăng, làm nơi cư ngụ cho các vị Thánh, mà Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ tức là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Động chủ.

Các vị Thánh nơi Bạch Vân Động có nhiệm vụ bảo vệ Đức Phật Mẫu mỗi khi Đức Phật Mẫu du hành hay đi xuống cõi trần. Cho nên khi thờ Đức Phật Mẫu, chúng ta cũng thờ luôn Bạch Vân Động chư Thánh.

Trước khi Chí Tôn mở ĐĐTKPĐ, các vị Thánh Bạch Vân Động được lịnh giáng sanh xuống cõi trần để Đức Chí Tôn lập thành Hội Thánh trong buổi đầu khai đạo.

Đối với nhơn loại thì con người không thể ở trên Mặt Trăng vì nơi ấy không có nước và không khí, nhưng đối với các Đấng thiêng liêng, Mặt Trăng là nơi để dừng chân trước khi các Đấng ấy giáng xuống cõi trần (tức là đi xuống địa cầu của nhơn loại).

3. Giải thích lòng sớ cúng Đức Phật Mẫu :

” Nay vì ngày mùng 1 giờ tốt, các vị thiện nam tín nữ nghiêm trang thiết lập đàn cúng tế với nhang đèn, bông trà trái cây, rượu tinh khiết làm nghi thức, thành tâm hiến lễ. Ngưỡng vọng Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, lấy đức từ bi chuyển họa làm phước, thoát khỏi khổ ách, tiêu tan tai nạn, thế giới được an ninh, nhơn loại cộng hòa, Tổ quốc Việt Nam đạt được vinh quang, dân chúng an cư lạc nghiệp, phục hồi nền phong hóa như thuở vua Nghiêu vua Thuấn. Ngưỡng vọng Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, ban xuống hồng ân, hoằng khai Đại Đạo, độ tận chúng sanh, hiệp trí hòa tâm, tinh thần qui nhứt, vĩnh sùng chánh giáo, giải thoát khỏi các tiền khiên nghiệp chướng, chiêm ngưỡng ơn phước của MẸ ban cho. Ngưỡng vọng Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, cứu độ các cấp chơn linh đã quá vãng, sớm được siêu thăng, an nhàn nơi cõi Cực Lạc. Các đệ tử đồng thành tâm cầu khẩn mong ước, cúi mình lạy xuống, tâu lên. Kính trình.

Trước hết dộng 3 tiếng chuông, kệ 3 câu, mỗi câu dộng 1 tiếng chuông. Bài kệ chuông nhứt :

Khi hết chuông nhứt, các tín đồ tham dự cúng Tứ thời đi vào chánh điện, sắp hàng hai bên, nam nữ đứng đối diện nhau, tay bắt ấn Tý, chờ nghe chuông nhì.

2* Kệ chuông nhì, dứt mỗi câu thì dộng 1 tiếng :

3* Người hầu chuông nơi nội nghi gõ 1 tiếng chuông, hai bên xá đàn 1 xá, bước vào trong, nhìn lên bàn thờ, gõ chuông 3 lần, xá 3 xá, quì xuống.

4* Người hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng, mọi người đưa ấn Tý lên trán vừa xá vừa niệm 3 lần :

5* Đồng nhi tụng kinh Niệm Hương, giọng nam ai.

Lạy Phật Mẫu 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm : “ Nam mô

6* Đồng nhi tụng Khai Kinh, giọng nam ai.

Dứt bài Khai Kinh thì cúi đầu, không xá, không lạy.

7* Đồng nhi tụng Phật Mẫu Chơn Kinh.

Lạy Phật Mẫu 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm : ” Nam mô

8* Đồng nhi tụng bài Tán Tụng Công Đức Diêu Trì

(Bài Tán Tụng Công Đức DTKM chỉ tụng khi cúng Tứ

Thời, còn khi cúng đàn thì không tụng).

Lạy Phật Mẫu 3 lạy 9 gật, niệm danh hiệu Phật Mẫu.

9* Đến phần Dâng Tam bửu, tùy theo thời mà thài.

– Cúng khuya và trưa : thài bài Dâng Rượu.

– Cúng sáng và chiều : thài bài Dâng Trà.

Dù thài dâng Rượu hay dâng Trà, chúng ta cũng cứ cầu nguyện dâng đủ Tam bửu lên Đức Phật Mẫu, giống y như cầu nguyện dâng Tam bửu lên Đức Chí Tôn, vì đây là Bí pháp giải thoát chúng ta khỏi luân hồi :

Lạy Đức Phật Mẫu 3 lạy 9 gật và niệm như trên.

10* Tụng Ngũ Nguyện.

Lạy Đức Phật Mẫu như trên.

Đứng dậy, xá 3 xá, quay ra sau xá 1 xá, lui ra đứng hai bên chánh điện như lúc mới nhập đàn. Chờ kệ chuông bãi đàn.

11* Kệ chuông bãi đàn :

Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương và 4 Tiên đồng nữ nhạc

cỡi chim Thanh loan bay xuống cõi trần.

Nhưng khi cúng đàn Đức Phật Mẫu, về Nhạc Tấu Quân Thiên (NTQT), phân ra hai trường hợp : đờn 3 bài và đờn 5 bài.

* NTQT đờn 5 bài : Vía Đức Phật Mẫu ngày 15 tháng 8, ba ngày rằm lớn của ba nguơn : 15 tháng giêng, 15 tháng 7 và 15 tháng 10.

* NTQT đờn 3 bài : các ngày sóc vọng thường lệ.

Trường hợp NTQT đờn đủ 5 bài chỉ có nơi Báo Ân Từ, còn các ĐTPM địa phương vì Ban nhạc thiếu nhạc sĩ nên chỉ đờn 3 bài.

Khi cúng đàn Đức Phật Mẫu, tất cả Chức sắc đều không mặc áo mão Chức sắc, chỉ mặc áo dài chẹt trắng y như các Đạo hữu mà thôi, bởi vì tất cả đều là con của Đức Phật Mẫu, không phân biệt phẩm tước.

Trong đàn cúng Đức Phật Mẫu, mọi người đều mặc đạo phục như nhau, thể hiện một sự bình đẳng rõ rệt giữa con cái của Phật Mẫu. Nơi đây chỉ có tình MẸ CON, và tình anh chị em với nhau mà thôi.

Đặc biệt chỉ có 6 Lễ sĩ mặc áo rộng màu vàng, đội mão trắng, mang giày bố trắng, phân ra 3 cặp : 1 cặp lễ xướng đứng hai bên Ngoại nghi, 1 cặp đăng và 1 cặp đài.

Xong kệ chuông nhứt, Lễ sĩ khởi xướng :

. 2 Chấp sự giả các tư kỳ sự. (Người được phân công

phần việc nào thì đến giữ phần việc ấy)

Kế tiếp kệ chuông nhì.

Người chấp sự trên lầu chuông dộng 3 tiếng trước khi kệ, rồi kệ xong một câu thì dộng 1 tiếng chuông.

Cặp Lễ Xướng tiếp :

Tất cả các tín đồ nam nữ đi vào đàn cúng, tay bắt ấn Tý, đứng day ngang. Người hầu chuông nơi nội nghi gõ 1 tiếng chuông, mọi người xá đàn 1 xá, bước vào chánh điện, quay người hướng lên bàn thờ, đứng im lặng nghiêm trang.

Nhạc khởi đánh trống Tiếp Giá, rồi bắt qua đờn 3 bài như đã nói ở trên.

(Bước tới đứng trước bàn hương)

Hai cặp Lễ sĩ đăng đài (LSĐĐ) đến đứng trước và hai bên Chức việc quì ngoại nghi (CVNN). Hai Lễ sĩ đài, một bên có một bó nhang 3 cây cột lại chưa đốt, một bên có lư trầm. Nếu không có trầm thì dùng nhang thơm cắt ra bó lại thành bó lớn đăït vào lư.

Vị hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng, tất cả nam nữ đồng xá 3 xá rồi quì xuống.

Vị quì ngoại nghi cầm bó nhang 3 cây, đốt nhang và đốt lư trầm xá 3 xá rồi trao cho cặp Lễ sĩ đài. Nhạc đánh thét cho 4 Lễ sĩ đứng dậy, lui ra, quay mặt vào chánh điện, chuẩn bị điện hương.

LSĐĐ theo tiếng trống nhạc, điện dâng hương và dâng lư trầm từ ngoại nghi vào nội nghi.

Lễ sĩ trao bó hương cho vị chứng đàn và lư trầm cho vị quì kế bên. Hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng, CSCĐ hai tay cầm bó hương cùng với mọi người xá 3 xá, vừa xá vừa niệm 3 lần :

Đồng nhi tụng kinh Niệm Hương, giọng Nam ai. CSCĐ hai tay cầm bó hương kính cẩn nâng lên ngang trán và giữ như thế trong suốt thời gian đồng nhi tụng kinh Niệm Hương. Vị quì kế bên CSCĐ cũng nâng lư trầm lên ngang trán giống như CSCĐ.

CSCĐ cầm bó hương và vị quì kế bên cầm lư trầm, đồng xá 3 xá rồi trao cho hai vị tiếp lễ, một đem bó hương lên cắm vào lư hương trên bàn thờ, một cầm lư trầm lên đặt trên bàn thờ. Bốn Lễ sĩ đăng đài lui ra, trở bộ quay trở về ngoại nghi.

Đồng nhi tụng bài Khai Kinh, giọng Nam ai.

Nhạc gài trống đờn Nam xuân, đồng nhi tụng bài Phật

Mẫu Chơn Kinh, giọng Nam xuân.

Hai Lễ sĩ đài sắp đặt một bên có một bình hoa nhỏ đủ 5 sắc hoa tươi, một bên có 1 trái cây, rồi 4 Lễ sĩ đăng đài đồng đến đứng trước vị quì ngoại nghi, day mặt vào nhau.

Vị quì ngoại nghi chỉnh sửa hoa và quả cho ngay ngắn, cầm bình hoa và dĩa quả xá xuống 3 xá, rồi trao cho hai Lễ sĩ đài.

Nhạc đổ 3 hồi, 4 Lễ sĩ đứng dậy, lui ra hai bên, quay mặt hướng vào nội nghi, chuẩn bị điện dâng hoa và quả.

Cúi mong Phật Mẫu rưới ân Thiên.

Khi dứt thài, Lễ điện vừa tới nội nghi, day mặt vào giữa.

Cầu nguyện Dâng Hoa xong thì đưa bình hoa và dĩa trái cây cho hai vị tiếp lễ đem đặt lên bàn thờ. Nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng lên, trở bộ quay về ngoại nghi.

Tất cả trong đàn cúng đều lạy Phật Mẫu giống như mục 12. Lưu ý : Dâng mỗi bửu đều lạy Phật Mẫu 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm danh hiệu Phật Mẫu : Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

Vị CVNN cầm nhạo lên rót rượu vào ly, rồi hai tay cầm ly rượu xá 3 xá, trao lại cho Lễ sĩ đài. LSĐĐ đồng đứng dậy,lui ra, quay người hướng vào nội nghi, chuẩn bị điện dâng rượu.

Công việc giống y như Điện Tiên Hoa.

Đồng nhi thài bài Dâng Rượu, Lễ sĩ điện lên nội nghi.

Vị chứng đàn tiếp ly rượu, vị quì kế bên tiếp nhạo rượu, cầm lên xá 3 xá, đồng đưa lên trán cầu nguyện, có khắc chuông, tất

cả mọi người trong đàn cúng cũng đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện Dâng Rượu : ” Con xin dâng chơn thần của con lên cho Đức Phật Mẫu tùy phương sử dụng.”

Cầu nguyện xong, xá 3 xá, rồi trao ly rượu và bình rượu

cho hai vị tiếp lễ đem đặt lên bàn thờ.

Nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng lên, trở bộ đi về ngoại nghi.

CVNN cầm lấy bình trà, rót nước trà vào tách, cầm tách trà đưa lên trán xá 3 xá, rồi trao lại cho Lễ sĩ đài. LSĐĐ đứng dậy, lui ra, quay người hướng vào nội nghi, chuẩn bị điện trà.

Công việc giống y như Điện Tiên Hoa.

Đồng nhi thài bài Dâng Trà, Lễ sĩ điện vào nội nghi.

” Con xin dâng cả thể xác, chơn thần và linh hồn của con lên cho Đức Phật Mẫu tùy phương sử dụng.”

Cầu nguyện xong, xá 3 xá, trao tách trà và bình trà cho

hai vị tiếp lễ đem đặt lên bàn thờ.

Nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng lên, trở bộ đi về ngoại nghi.

Hai Lễ sĩ đăng đi lên nội nghi, bước đi thường, không điện,

CSCĐ cầm sớ xá 3 xá, cầu nguyện, rồi rút tờ sớ ra trao cho người đọc sớ, còn vị CSCĐ hai tay cầm bao sớ cung kính nâng lên ngang trán trong suốt thời gian đọc sớ.

Vị đọc sớ, cao giọng đọc lên, đến danh hiệu của các Đấng thì dừng lại một chút để khắc chuông cúi đầu kỉnh lễ.

Bài văn sớ cúng Đức Phật Mẫu ngày mùng 1 thường lệ (Sóc lệ) chép ra như sau :

Thời duy, Thiên vận . . . . . . niên, . . . ngoạt, sơ nhứt nhựt, Dậu thời, hiện tại Việt Nam quốc, . . . . . Trấn, . . . . . Châu, . . . . . Tộc, . . . . . Hương, cư trụ Điện Thờ Phật Mẫu chi trung.

Kim đệ tử . . . (tên họ của vị chứng đàn) . . . công đồng chư thiện nam tín nữ đẳng quì tại điện tiền, thành tâm trình tấu.

HUỲNH KIM KHUYẾT NỘI :

Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.

Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

TAM TÔNG CHƠN GIÁO :

Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn,

Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn,

Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.

TAM KỲ PHỔ ĐỘ TAM TRẤN OAI NGHIÊM :

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai,

Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ,

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn,

Thái Công Tướng Phụ Quảng Pháp Thiên Tôn,

Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn,

Thập phương chư Phật, vạn chưởng chư Tiên, liên đài chi hạ.

Kim vì, sóc nhựt lương thần, chư thiện nam tín nữ đẳng nghiêm thiết đàn tràng, hương đăng hoa trà quả, thanh chước chi nghi, thành tâm hiến lễ.

Ngưỡng vọng Đức Kim Bàn Phật Mẫu, dĩ đức từ bi, chuyển họa vi phước, thoát ách tiêu tai, thế giới an ninh, cộng hòa nhơn loại, Tổ quốc Việt Nam đạt vinh quang, sanh chúng an cư lạc nghiệp, phục hồi Đường Ngu chi phong hóa.

Ngưỡng vọng Đức Kim Bàn Phật Mẫu, phát hạ hồng ân, hoằng khai Đại Đạo, độ tận chúng sanh, hiệp trí hòa tâm, tinh thần qui nhứt, vĩnh sùng chánh giáo, giải thoát tiền khiên, triêm ngưỡng Mẫu ân tứ phước.

Ngưỡng vọng Đức Kim Bàn Phật Mẫu, cứu độ các đẳng chơn linh quá vãng tảo đắc siêu thăng, an nhàn Cực Lạc.

Chư đệ tử đồng thành tâm khẩn nguyện cúc cung khấu bái thượng tấu

Dĩ văn.

Đệ tử : . . . (tên họ của vị chứng đàn) . . .

Đồng nhi tụng Ngũ Nguyện.

(Cung kính, thứ tự, phân ra đứng thành hai ban : nam và nữ)

Tất cả tín đồ trong đàn cúng, lui ra hai bên, đứng trật tự như lúc mới nhập đàn.

Riêng Ban Nhạc thì quì ngay trên lầu lạy Đức Phật Mẫu, vì còn phận sự đánh nhạc.

Người chấp sự trên lầu chuông dộng chuông bãi đàn.

Dộng trước 3 tiếng chuông, rồi kệ bài Kệ chuông bãi đàn, kệ xong 1 câu thì dộng 1 tiếng chuông lớn. Bài kệ chuông bãi đàn :

Tiếng chuông kệ bãi đàn vừa dứt, Lễ xướng :

Nhạc đánh thét rồi dứt. Mọi người xá đàn 1 xá rồi bắt đầu đi ra. Các vị bên trong đi ra trước, đi hàng một, đi ra cũng trật tự như khi đi vào nhập đàn. Khi ra khỏi chánh điện mới xả ấn Tý.

Tất cả có 46 Nghi tiết trong lễ cúng đàn Đức Phật Mẫu tại Điện Thờ Phật Mẫu địa phương.

ĐTPM thường cất có 3 gian :

– Gian chính giữa thờ : Diêu Trì Kim Mẫu (Đức Phật Mẫu), Cửu Vị Tiên Nương và Bạch Vân Động Chư Thánh.

– Gian bên tả thờ : Chư Chơn Linh Nam Phái.

– Gian bên hữu thờ : Chư Chơn Linh Nữ Phái.

Các long vị đều được viết bằng chữ Nho đại tự.

2. Kiểu thứ nhì (thờ giống ĐTPM Trí Giác Cung) :

ĐTPM nơi Trí Giác Cung (Trường Qui Thiện cũ) không thờ Chư Chơn Linh Nam Phái và Nữ Phái, chỉ thờ Đức Phật Mẫu, Cửu vị Nữ Phật, Bạch Vân Động Chư Thánh.

– Gian giữa thờ : Diêu Trì Kim Mẫu (Đức Phật Mẫu)

– Gian hữu thờ : Cửu Vị Nữ Phật (Cửu Vị Tiên Nương).

– Gian tả thờ : Bạch Vân Động Chư Thánh.

Khi nào Hội Thánh xây dựng được Đền Thờ Phật Mẫu Trung Ương thì mới có thể thống nhứt nghi lễ thờ Đức Phật Mẫu.

Đức Phật Mẫu cho hai Khí Âm quang và Dương quang phối hợp với nhau để tạo ra càn khôn vũ trụ và vạn vật. Trong vạn vật có chúng sanh. Trong chúng sanh, loài người khôn ngoan và linh thiêng liêng hơn hết vì Thượng Đế ban cho mỗi người một điểm linh hồn.

Nói riêng về con người, mỗi người chúng ta có Tam thể xác thân :

– Xác thân phàm : do cha mẹ phàm trần sanh ra và được nuôi dưỡng bằng thực phẩm vật chất phàm trần.

– Xác thân thiêng liêng, thường gọi là chơn thần, do Đức Phật Mẫu dùng hai nguyên khí nơi Diêu Trì Cung tạo ra, được Đức Phật Mẫu nuôi dưỡng bằng khí Sanh quang do Thái cực phát ra.

– Linh hồn hay chơn linh là một điểm linh quang của Thượng Đế lấy ra từ khối Đại linh quang của Ngài để ban cho mỗi người, tạo ra sự sống và sự suy nghĩ hiểu biết.

Do đó, Thượng Đế là Cha của chơn linh, Đức Phật Mẫu là Mẹ của chơn thần, còn thể xác thì có cha mẹ phàm trần. Chúng ta phải thờ, trước hết là cha mẹ thể xác, kế đó là phải thờ hai Đấng Cha Mẹ thiêng liêng : Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Thờ Đức Chí Tôn, thờ Đức Phật Mẫu, thờ cha mẹ phàm trần là để chúng ta luôn luôn nhớ tưởng đến công ơn sanh thành và dưỡng dục của các Đấng ấy.

Buoc Dau Hoc Dao, Nguyen Van Hong , Ch. 2

Ấn là dấu hiệu đặc biệt về mặt đạo có tác dụng huyền bí do hai bàn tay kết lại tạo ra. Tý là chi đầu tiên trong Thập nhị Địa chi : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, vv . . . .

Lạy là gì ? Lạy là tỏ ra bề ngoài lễ kỉnh trong lòng.

Tay trái tượng trưng Dương, tay mặt tượng trưng Âm, hai tay chấp lại tượng trưng Âm Dương hiệp nhứt phát khởi càn khôn, hóa sanh vạn vật.

Hai tay chấp lại bắt theo Ấn Tý tạo hình như một trái cây, tượng trưng sự kết quả của hai thời kỳ Phổ Độ trước là : Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ.

: Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy cách bắt tay : Bàn tay trái nắm lại, ngón cái để ngoài, bàn tay mặt ốp vào bên ngoài, hai ngón cái đặt song song sát nhau, giống như cái bông búp. Khi lạy thì đứng chấp tay nơi ngực, cúi người xuống thấp, hai bàn tay chống lên đất, hai đầu gối lần lượt quì xuống, cúi đầu gần sát đất. Xong rồi rút hai tay lên, kế chống một gối, đặt hai tay lên gối rồi đứng dậy. Lạy như vậy gọi là – Thời Nhứt Kỳ Phổ Độ phủ phục.

– Thời Nhị Kỳ Phổ Độ : Đức Phật Thích Ca dạy cách bắt tay và lạy như sau : Hai bàn tay xòe ra và chấp lại cho hai lòng bàn tay ốp sát vào nhau, giống như cái hoa sắp nở, khi lạy thì cúi người xuống thấp, mở hai bàn tay ra đặt ngửa trên mặt đất, giống như cái hoa nở (gọi là hoa khai), cúi đầu xuống cho trán chạm vào lòng hai bàn tay, xong rút tay lên chấp lại như cũ và đứng dậy.

– Thời Tam Kỳ Phổ Độ : Đức Chí Tôn dạy chúng ta chấp hai tay bắt Ấn Tý, giống như trái cây có cái hột bên trong (gọi là kết quả), quì xuống, cúi đầu và mở hai bàn tay ra đặt úp lên mặt đất, hai ngón tay cái gác tréo nhau (Hình 5), giống như chúng ta gieo hột giống xuống đất, trán cúi xuống chạm nhẹ lên mô bàn tay, rồi cất người lên.

Tóm lại, Ấn Tý của Đạo Cao Đài có hai ý nghĩa :

* Một là biểu thị ba thời kỳ đầu tiên tạo dựng CKVT (gồm Trời, Đất, Người) của Đức Chí Tôn Thượng Đế.

* Hai là tượng trưng sự kết quả của hai thời kỳ Phổ Độ trước (Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ).

Cách xá :

Khi đứng xá, hai tay bắt Ấn Tý, đưa lên trán, ý nghĩa là kỉnh Thiên (Trời), xá sâu xuống, ý nghĩa là kỉnh Địa (Đất), rồi rút Ấn Tý lên đặt nơi ngực, ý nghĩa là kỉnh Nhơn (Người). Xá như vậy nhắc chúng ta kính Tam Tài : Thiên, Địa, Nhơn.

Chỉ xá trước khi lạy và sau khi lạy xong, phải xá sâu xuống. Lưu ý là giữa hai lạy, không có xá nhỏ xen vào.

1.- Cách lạy Đức Chí Tôn :

– Đứng thẳng người, mặt hướng vào Thiên bàn, tay bắt Ấn Tý, xá sâu 3 xá, quì xuống (chân trái bước tới, chân phải quì xuống, chân trái quì theo), đặt ấn Tý trước ngực.

– Lấy dấu Phật Pháp Tăng :

(Khi đưa ấn Tý qua Pháp hay qua Tăng, nhớ giữ cái đầu luôn luôn thẳng đứng , đừng nghiêng đầu qua nghiêng đầu lại)

– Đưa ấn Tý xuống đặt giữa ngực, cúi đầu và niệm :

. Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. . Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. . Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ . Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. . Nam mô chư Phật chư Tiên chư Thánh chư Thần.

– Đưa ấn Tý lên giữa trán cầu nguyện Đức Chí Tôn.

– Lạy xuống lần thứ nhứt, nhớ hai bàn tay mở ra úp xuống, hai ngón cái gác tréo nhau (Hình 5), đầu gật xuống :

. gật thứ 1 niệm :

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

. gật thứ 2 : cũng niệm y như vậy.

. gật thứ 3 : cũng niệm y như vậy.

. gật thứ 4 : cũng niệm y như vậy.

Xong rồi cất mình lên, vẫn quì.

– Lạy xuống lần thứ nhì, lần lượt gật 4 gật, mỗi gật cũng niệm câu Chú của Thầy y như vậy.

– Lạy xuống lần thứ ba, làm y như lần lạy thứ nhì.

Như vậy, có 3 lần lạy (tức là lạy 3 lạy), mỗi lạy gật đầu 4 gật, mỗi gật niệm ” Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát “. Câu niệm đó gọi là câu Chú của Thầy. Tổng cộng lạy 3 lạy, 12 gật, 12 lần niệm.

Lạy xong, đứng dậy, xá sâu xuống 3 xá.

Nếu nơi Thánh Thất thì có bàn thờ Đức Hộ Pháp, phải quay lại, xá chữ KHÍ 1 xá.

Nếu không phải nơi Thánh Thất, không có bàn thờ Đức Hộ Pháp và chữ KHÍ thì khỏi quay lại xá. Xong lui ra.

Thật ra, phải lạy Đức Chí Tôn 12 lạy, nhưng Đức Chí Tôn ân xá, chỉ cho lạy 3 lạy và 12 gật, mỗi gật thay thế một lạy. Số 12 là số riêng đặc biệt của Đức Chí Tôn.

Lưu ý : Nhận thấy có một vài vị, khi lạy xong, cất mình lên, rút tay bắt ấn Tý đặt lên ngực, lại xá nhỏ xuống một cái. Cái xá nhỏ nầy thừa.

2.- Cách lạy Đức Phật Mẫu :

Khi đến Điện Thờ Phật Mẫu, chúng ta vào chánh điện, đứng thẳng người hướng vào bàn thờ Đức Phật Mẫu, tay bắt ấn Tý, xá sâu 3 xá vừa cúi đầu, rồi quì xuống.

. Rút ấn Tý đặt trở lên ngực, rồi đưa lên trán, xá sâu xuống lần thứ nhì, vừa xá vừa niệm :

. Xá sâu xuống lần thứ ba, vừa xá vừa niệm :

Nam mô Bạch Vân Động chư Thánh.

. Đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện với Đức Phật Mẫu. . Lạy xuống 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm :

Như vậy, lạy 3 lạy, 9 gật, 9 lần niệm danh hiệu của Đức Phật Mẫu.

Lạy xong đứng dậy, xá 3 xá, day ngược ra sau, xá cái phông màu trắng 1 xá. Cái phông ấy tượng trưng Khí Sanh quang mà Đức Phật Mẫu dùng để nuôi sống chúng ta. Xá xong lui ra.

3.- Cách lạy Tiên, Phật :

Trước khi lạy, vào đứng, bắt ấn Tý, xá 3 xá, rồi quì xuống, nếu có cầu nguyện chi thì đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện, xong lạy xuống 3 lạy, mỗi lạy gật 3 gật, mỗi gật niệm danh hiệu của Đấng ấy.

4.- Cách lạy Thần, Thánh :

Trước khi lạy, vào đứng, bắt ấn Tý, xá 3 xá, rồi quì xuống, nếu có cầu nguyện chi thì đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện, xong lạy xuống 3 lạy trơn (không gật), mỗi lạy niệm danh hiệu của Đấng ấy.

Thí dụ : Lạy Bạch Vân Động chư Thánh thì mỗi lạy niệm : Nam mô Bạch Vân Động chư Thánh.

5.- Cách lạy Cửu Huyền Thất Tổ : 6.- Cách lạy Vong phàm :

Vong phàm là vong linh của người phàm tục.

Người phàm tục là người chưa giác ngộ lẽ đạo, chưa có tín ngưỡng Trời Phật hay tôn giáo, chưa tin tưởng con người có một linh hồn bất diệt.

Trong PCT Chú Giải, phần Quyền hành của Chánh Phối Sư, người phàm tục được định nghĩa như sau :

” Kẻ ngoại giáo, Tả đạo Bàng môn, người vô đạo, riêng nắm quyền hành thế tục, nghịch cùng chơn lý chánh truyền, mượn thế lực phàm tục mà diệt lành dưỡng dữ, mê hoặc nhơn sanh, lưu luyến trần thế, trên không biết Trời, dưới không kỉnh Đất, lấy người làm lợi khí đặng vụ tất công danh, quyền quyền thế thế, chẳng kiêng nể luân hồi, ham vật chất hơn tinh thần, lấy vinh hoa của kiếp sanh làm sở nguyện, như thú vật, cây cỏ, sắt đá, chỉ biết sống mà không biết sống làm gì, còn không hay, mà mất cũng không biết. Ấy là PCT : hạng phàm, gọi là đời đó vậy. “

Lạy Vong phàm gồm 4 lạy : 2 lạy quì và 2 lạy đứng, thực hành như sau :

Trước khi lạy, vào đứng, hai tay bắt ấn Tý, xá 3 xá.

Quì xuống, nếu có cầu nguyện chi thì đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện, xong lạy xuống 2 lạy trơn (không gật).

Hai lạy quì ý nghĩa là 1 lạy kính Thiên và 1 lạy kính Địa.

Xong rồi đứng lên, tay vẫn bắt ấn Tý, cúi mình lạy xuống theo lối phủ phục, chống đầu gối đứng dậy, rồi lạy xuống như vậy một lần nữa. Đó là 2 lạy đứng dành cho phần người, ý nghĩa là 1 lạy Âm và 1 lạy Dương. Xong thì xá 1 xá rồi lui ra.

7.- Cách lạy Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu đã qui liễu :

Cách lạy tùy theo phẩm tước của vị Chức sắc ấy đối phẩm với hàng nào trong Cửu phẩm Thần Tiên.

a) Chức sắc đối phẩm Phật vị và Tiên vị : gồm Đức Giáo Tông, Đức Chưởng Pháp, Nam Đầu Sư, Nữ Đầu Sư, Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh, Thập nhị Thời Quân.

Lạy theo cách lạy Tiên, Phật, nghĩa là 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm danh của Chức sắc ấy.

Thí dụ : Lạy Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung thì niệm : Nam mô Đức Quyền Giáo Tông.

(Ở đây không dùng Thánh danh Thượng Trung Nhựt vì Thánh danh nầy là của phẩm Đầu Sư).

Lạy Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa thì niệm : Nam mô Trần Khai Pháp Chơn Quân. . . . . vv . . .

b) Chức sắc đối phẩm Thánh vị :

Đối phẩm hàng Thánh vị gồm các phẩm Chức sắc :

– Bên Cửu Trùng Đài, từ Chánh Phối Sư đổ xuống tới hàng Giáo Hữu,

– Bên Hiệp Thiên Đài, từ phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đổ xuống tới Truyền Trạng,

– Bên Cơ Quan Phước Thiện thì từ phẩm Thánh Nhơn đổ xuống tới phẩm Chí Thiện,

– Và các phẩm Chức sắc tương đương trong các cơ quan khác của Đạo như : Bộ Nhạc, Ban Kiến Trúc, Ban Nhà Thuyền, Ban Thế Đạo, vv . . . (Xem Bảng Đối phẩm nơi cuối Chương Phước Thiện)

Cách lạy giống y như lạy Thánh, nghĩa là 3 lạy trơn, mỗi lạy niệm phẩm tước và Thánh danh của vị ấy, nếu không có Thánh danh thì niệm Thế danh.

c) Lễ Sanh, Chức việc Bàn Trị Sự và Đạo hữu :

– Lễ Sanh và các phẩm Chức sắc tương đương được đối phẩm Thiên Thần, nên khi qui liễu, được lạy theo hàng Thần vị, nghĩa là 3 lạy trơn.

– Chức việc BTS gồm : Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự làm tròn nhiệm vụ thì được đối phẩm Nhơn Thần; Đạo hữu giữ tròn bổn phận và ăn đủ 10 ngày chay mỗi tháng được đối phẩm Địa Thần; các phẩm nầy và các phẩm tương đương khi qui liễu thì được lạy theo hàng Thần vị : 3 lạy trơn.

Điều nầy rất hợp lý, vì theo PCT : Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần; Đạo hữu đối phẩm Địa Thần, nên các phẩm nầy đều thuộc Thần vị.

Nếu cho rằng các phẩm nầy khi qui liễu là Vong phàm thì trái với PCT, hơn nữa 3 phẩm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự là Hội Thánh Em (Đầu Sư Em, Giáo Tông Em, Hộ Pháp Em), thay mặt Hội Thánh Anh, cầm quyền hành đạo nơi hương đạo thì không thể xem là Vong phàm được.

PCT : (Đoạn nầy trích trong Quyền hành Chánh Phối Sư)

” Trong Cửu Trùng Đài có Đầu Sư thì đối với phẩm Địa Tiên; Chưởng Pháp thì đối với phẩm Nhơn Tiên; Giáo Tông thì đối với phẩm Thiên Tiên; Tam Trấn Oai Nghiêm thay quyền Phật vị tại thế nầy. Ấy vậy, các Đấng ấy đối phẩm cùng các Đấng Trọn lành của Bát Quái Đài.

Giáo Tông giao quyền cho Đầu Sư, Đầu Sư lại phân quyền cho Chánh Phối Sư (Hay !) lập Đạo đặng độ rỗi nhơn sanh; cũng như Hộ Pháp giao quyền cho Thượng Sanh và Thượng Phẩm.

Còn Chánh Phối Sư và Phối Sư đối phẩm Thiên Thánh; Giáo Sư đối phẩm Nhơn Thánh; Giáo Hữu đối phẩm Địa Thánh; Lễ Sanh đối phẩm Thiên Thần; Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần, chư Tín đồ đối phẩm Địa Thần. (Hay !)

Ấy vậy, các vị ấy đối phẩm vào hàng Thánh của Bát Quái Đài là cầm quyền lập Đạo.”

d) Chức sắc và Đạo hữu thất thệ, làm đám tang theo cách Bạt tiến :

Trong trường hợp nầy, dầu ở phẩm cấp nào, chúng ta cũng lạy theo hàng Vong phàm, nghĩa là 2 lạy quì và 2 lạy đứng.

8.- Lạy người sống :

Khi con cháu lạy cha mẹ hoặc ông bà còn sống, hay trò lạy thầy còn sống, thì đứng hướng vào vị đó, chấp hai tay ấn Tý, xá 1 xá, rồi lạy 2 lạy đứng theo lối phủ phục, lạy xong xá 1 xá.

Chúng ta nhớ, trong tất cả cách lạy thời ĐĐTKPĐ, hai tay phải bắt ấn Tý, vì ấn Tý là ấn của ĐĐTKPĐ.

Trên bàn tay trái, vị trí của Tý ở tại chân ngón áp út, Sửu ở chân ngón giữa và Dần ở chân ngón trỏ.

Ấn Tý là cái ấn mà ngón tay cái của bàn tay trái co lại chỉ vào chi Tý rồi nắm lại, bàn tay mặt ốp bên ngoài mà ngón cái chỉ vào chi Dần của bàn tay trái.

2. Cách bắt Ấn Tý :

Ấn Tý là cái ấn đặc biệt của Đạo Cao Đài, cách bắt như sau : (Xem hình vẽ 1,2,3,4)

– Hình 1 : vị trí của ba Địa chi : Tý, Sửu, Dần trong thập nhị Địa chi nơi bàn tay trái.

– Hình 2 : ngón cái co lại đặt tại chi Tý, ý nghĩa là : Thiên khai ư Tý (Trời mở ra ở hội Tý).

– Hình 3 : nắm bốn ngón tay trái lại, bên trong có ngón cái làm như cái hột ở giữa.

– Hình 4 : bàn tay mặt ốp bên ngoài nắm tay trái ấy, ngón cái của bàn tay mặt đặt vào vị trí chi Dần của tay trái, ý nghĩa : Nhơn sanh ư Dần (Người sanh ra ở hội Dần).

Hai tay bắt như vậy gọi là Ấn Tý.

Cách bắt Ấn Tý có ý nghĩa về sự tạo thành Trời Đất và Nhơn loại, theo quan niệm của người xưa ở đông phương : Thời gian tạo thành càn khôn vũ trụ và vạn vật được chia làm 12 khoảng, mỗi khoảng thời gian được gọi là Hội và đặt tên theo Thập nhị Địa chi : Hội Tý là Hội đầu tiên, kế đến Hội Sửu, sau đó là Hội Dần, vv. . . .

· Thiên khai ư Tý : Trời mở ra ở hội Tý.

· Địa tịch ư Sửu : Đất mở ra ở hội Sửu (tịch là mở).

· Nhơn sanh ư Dần : Người sanh ra ở hội Dần.

· Các hội tiếp theo là sự tiến hóa của trời, đất, người và vạn vật đến chỗ hoàn hảo.

Ấn Tý là ấn đặc biệt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Chí Tôn đặt ra. Cho nên trong thời ĐĐTKPĐ, mỗi khi lạy, chúng ta đều phải bắt Ấn Tý, trong tất cả các trường hợp, dù đó là lạy Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, lạy các Đấng Thần Thánh Tiên Phật, hay lạy Cửu Huyền Thất Tổ, lạy Vong phàm.