Top 11 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Mùng 5 Tháng 5 Thần Tài Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Mùng 5 Tháng 5 Là Ngày Gì? Mùng 5 Tháng 5 Cúng Gì?

Vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm, người Việt Nam thường có thói quen dậy sớm, cùng nhau ăn những chén rượu nếp thơm mùi lúa mới và hoa quả tươi để “diệt sâu bọ”. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục này là gì thì không phải ai cũng biết và hiểu hết. Vậy, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa truyền thống của người Việt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm thực chất là ngày tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương), một ngày lễ truyền thống trong văn hóa của Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc… Trong dân gian Việt Nam, chúng ta vẫn thường quen gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ.

Theo tích xưa kể lại rằng, thực ra lúc ban đầu, ngày mùng 5 tháng 5 hay tết Đoan Ngọ là ngày người dân làm lễ cúng để đánh dấu sang một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng của đất trời, cầu mong một mùa màng mới được bội thu, cầu mong sự yên bình, tránh được mọi bệnh thời khí.

Nguồn gốc của ngày mùng 5 tháng 5 tại Việt Nam bắt nguồn từ truyền thuyết Đôi Truân chỉ cho người dân diệt nạn sâu bọ hại mùa màng bằng cách lập đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Để tưởng nhớ ân nghĩa của ông, dân chúng đặt ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm là ngày “Tết diệt sâu bọ” (có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ).

Ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5 trong văn hóa Việt Nam

Tết Đoan Ngọ ngày nay, qua mọi biến đổi của thời cuộc vẫn tồn tại trong nhân dân với ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng của nó. Ăn tết Đoan ngọ, chúng ta cần tìm hiểu rõ giá trị và tinh thần của ngày tết này.

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 rất được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử. Người ta tin rằng dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ, trong đó, nhiều nhất là cơm rượu nếp để giết giun sán và một số loại trái cây như vải, mận bắc, táo…

Bên cạnh đó, dịp mùng 5 tháng 5 còn có ý nghĩa là ngày đoàn viên, bởi sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Trong ngày này, con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng sẽ cố thu xếp để về đoàn tụ cùng gia đình.

Bên cạnh việc ăn rượu nếp, hoa quả, trong ngày tết Đoan Ngọ còn có một số phong tục khác như đi hái lá, nhuộm móng chân móng tay, treo ngải cứu trừ tà, quệt vôi vào ngực và rốn của trẻ nhỏ… tuy nhiên, hiện nay phần lớn các tục này đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá nhằm trừ bỏ những bụi bẩn, sâu bọ và những điều không may mắn.

Mâm cúng mùng 5 tháng Năm gồm những gì?

Mặc dù tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày tết truyền thống lâu đời của người Việt Nam, tuy nhiên, theo năm tháng, các nghi lễ thờ cúng dần mai một khiến nhiều người không khỏi thắc mắc mùng 5 tháng 5 cùng gì và cúng lúc nào mới đúng?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, theo truyền thống, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ. Mặc dù vậy, để phù hợp với nhịp sống sinh hoạt hiện đại, ngày nay, các gia đình thường làm lễ cúng mùng 5 tháng 5 vào sáng sớm.

Một mâm cúng mùng 5 tháng Năm gồm những gì thường không được quy định rõ ràng mà sẽ có sự thay đổi theo từng vùng. Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp. Ví dụ như ở miền Bắc, một lễ cúng mùng 5 tháng 5 thường sẽ có:

Hương, hoa, vàng mã.

Nước, rượu nếp.

Các loại hoa quả.

Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp.

Xôi, chè.

>> Chia sẻ: Cách làm cơm rượu nếp cẩm (nếp than miền Bắc) ngon, ngọt tự nhiên

Ở miền Trung và miền Nam, cơm rượu nếp thường được viên thành những viên tròn hoặc vuông trước khi ủ chứ không để rời như miền Bắc. Đặc biệt, người miền Nam còn thường ăn kèm cơm rượu nếp với nước đường để làm mùi men rượu nồng đượm hơn.

Ngoài ra, theo truyền thống của các tỉnh phía Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay trong ngày mùng 5 tháng 5 cũng thường tăng hơn so với ngày thường.

Qua bài viết này, hẳn bạn đọc của META.vn đã hiểu thêm được về ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cũng như ý nghĩa và những hoạt động phổ biến trong ngày này rồi phải không? Việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của những ngày lễ truyền thống không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam mà còn là một cách để duy trì và phát triển những nét văn hóa đó không bị cuộc sống hiện đại làm mai một theo thời gian.

Tham khảo thêm

+5 Văn Khấn Thần Tài Hàng Ngày, Mùng 1, 10, Ngày Rằm Từ A

Như các bạn đã biết Thần Tài và Thổ Địa được coi là hai vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc. Sự may mắn, làm ăn thuận lợi của gia chủ. Chính vì vậy mà hầu như nhà nào kinh doanh cũng lập bàn thờ Thần Tài.

Nhưng đâu phải chỉ vào ngày rằm, mùng 1, mùng 10 vía Thần Tài mới cần thắp hương, một khi đã lập bàn thờ bạn phải thắp hương mỗi sáng để xin lộc. Nhiều gia đình có bàn thờ Thần Tài nhưng không hiểu rõ nên vô tình không đọc bài khấn ông Thần Tài hàng ngày để nhận “lộc lá”.

Chúng tôi xin gửi tới bạn những lời bài cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày với nội dung những ý nghĩa quan trọng. Kết hợp các lễ vật như trái cây, thắp hương Thần Tài hàng ngày để thể hiện lòng thành tâm

Cho nên nội dung bài văn khấn cúng Thần Tài hàng ngày mở hàng như sau:

Lạy các vị Thành Hoàng bản cảnh. Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất. Với các phần hương linh khuất mặt khuất mày, với các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là….. niên canh….., ….tuổi. Ở tại ngôi gia, số…….. đường…… quận…… tỉnh (thành)…… Việt Nam quốc.

Chúng con khấu xin ngài Thành Hoàng bản địa. Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được …….. (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi công việc diễn ra vuông hay tròn, con xin được hậu tạ……… (hứa hẹn tạ lễ).

Chúng con xin các ngài Thành Hoàng bản địa. Ông Địa – Thần Tài, các ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, các chư vị. Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành của con khấn vái các ngài. Kính bái.

Khấn xong, vái hay lạy 3 cái.

Bài cúng văn khấn thần tài mùng 1 và ngày rằm.

Văn khấn mùng 1 và văn khấn Thần Tài ngày rằm hàng tháng (âm lịch) như thế nào là đúng chuẩn?. Vào các ngày mùng 1, ngày rằm âm lịch hàng tháng mỗi người dân gia đình Việt Nam đều cúng gia tiên. Cúng ông bà tổ tiên tiên nên một bài văn khấn, một bài cúng đúng chuẩn.

Sẽ thay như lời kêu gọi ông bà phù hộ con cháu, hay như một bài văn khấn ngoài trời để xin bình an gia đình + Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

Với một ngày tâm linh như thế này thì nhiều gia đình thường băn khoăn không biết bài văn khấn cúng mùng 1 và ngày rằm nào chính xác? Để không bị phạm phải những điều cấm kỵ. Và giúp truyền đạt được lời cầu nguyện của họ đến người thân đã khuất.

Qua đó nội dung bài cúng văn khấn Thần Tài được biên soạn chuẩn như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Chúng con kính lạy chín phương Trời,chúng con lạy mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

-Chúng con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Chúng con xin kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Chúng con kính lạy các Thần Tài vị tiền.

– Chúng con kính lạy các vị ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả. Và các thứ cúng dâng lên kính ngài, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót phù hộ tín chủ, giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái. Mọi điều vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến.

Với tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con với lễ bạc tâm thành. Trước án kính lễ cúi xin được các ngài phù hộ độ trì cho chúng con.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bài cúng Thần Tài Thổ Địa hiện nay hay được dùng hàng ngày. Trong các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng… để cúng lấy vía Thần Tài trong ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng và đọc văn cúng bài khấn Thần Tài ông Thổ Địa.

Theo tục lệ xưa các cụ để lại, cứ vào các ngày mồng Một. Và chiều tối ngày Rằm hàng tháng trong năm. Các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần. Gia Tiên để cầu xin cho tất cả mọi người trong gia đình. Được khoẻ mạnh, vui vẻ, bình an, may mắn, thành đạt…

Với nội dung văn cúng khấn Thần Tài Thổ Địa như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con lạy chín phương Trời, chúng con lạy mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Chúng con kính lạy các ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chúng con lạy các chư vị Tôn thần.

Chúng con kính lạy các ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Chúng con kính lạy các Thần Tài vị tiền.

Chúng con kính lạy các ngài Thần linh, các vị Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ……….Ngụ tại………… Hôm nay là ngày…… tháng……. năm…..

Chúng con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả. Và các thứ nghiêm nghị cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành của chúng con.

Thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái. Mọi điều vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng. Mọi lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con với các lễ bạc tâm thành. Trước án kính lễ và chúng con cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn thần tài sử dụng cho ngày khai trương cửa hàng.

Bài khấn khai trương cửa hàng là lời cầu nguyện của bạn. Với Thần linh, Thổ Địa, các bậc bề trên,… phù hộ cho công việc làm ăn của bạn được thuận lợi. Vậy bài khấn khai trương cửa hàng như thế nào là chuẩn?

Chúng con lạy chín phương Trời, chúng con lạy mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Chúng con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

Chúng con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành các hoàng chư vị Đại Vương.

Chúng con kính lạy các Ngài Ngũ phương. Kính lạy Ngũ thổ, kính lạy Long mạch. Kính lạy Tài thần Định phúc Táo quân, các chư vị Tôn thần.

Chúng con kính lạy các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………..

(Nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là: Tín chủ con là………… là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể Công ty)

Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày… tháng… năm… Tín chủ con thành tâm nghiêm nghị sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng. Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…,

Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt. Với những sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng lên cùng Bách linh… cúi mong các ngài soi xét.

Linh thiêng giáng hiện phù hộ cho chúng con trước hương án, thụ hưởng lễ vật. Chứng giám lòng thành. Chúng con Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông xuôn sẻ. Làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ. Hậu chủ cùng chư vị Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này. Xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật. Phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn.

Chúng con dâng các ngài với lễ bạc tâm thành. Trước án kính lễ, chúng con cúi xin được phù hộ độ trì.

Sau khi khấn xong bạn vái 3 vái và lui lại. Lưu ý nếu bạn ghi bài khấn ra giấy và đọc trong lúc cúng khai trương cửa hàng thì khi hóa vàng mã bạn cũng đốt chung luôn.

Dưới ngay đây còn một ngày quan trọng là ngày vía Thần Tài với bài văn cúng vía Thần Tài mà chúng tôi muốn gửi tới bạn.

Trong dịp vía Thần Tài sử dụng bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 10 với ý nghĩa quang trọng để mở hàng đầu năm. Với mong muốn các vị thần tài sẽ gõ cửa mang đến tài lộc cho việc kinh doanh. Chúng tôi gửi tới bạn bài khấn Thần Tài ngày mùng 10 đầu năm .

Nội dung bài cúng vía Thần Tài ngày mùng 10 đầu năm như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương Kính lạy Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh, Táo phủ, Thần quân Con kính lạy Thần Tài vị tiền Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này Tín chủ con là…………………………………………………………. Ngụ tại…………………………………………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm………………………………. Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là ………………………………. Ngụ tại… Hôm nay là ngày…… tháng……. năm…….. Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án. chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Cho gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Chúng tôi Đồ Cúng Việt cung cấp dịch vụ đồ cúng, mâm cúng trọn gói như mâm cúng động thổ khởi công , Đầy Tháng, Thôi Nôi,… chuẩn theo tín ngưỡng phong tục của dân tộc ta.

Nếu các bạn có nhu cầu về làm mâm cúng đồ cúng hãy liên hệ với chúng tôi theo số 1900 3010 để được tư vấn miễn phí và có mức giá tốt nhất.

Hoặc liên hệ qua Fanpage của chúng tôi: https://www.facebook.com/docungviet.vn/

Bài Văn Khấn Cúng Mùng 5 Tháng 5 (Tết Đoan Ngọ)

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi là “ngày giết sâu bọ” vì người ta tin rằng khi ăn món đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mùng 5 tháng 5.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Trên mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những lễ vật sau:

Hương, hoa, vàng mã.

Nước sạch.

Rượu nếp.

Bánh gio (bánh ú tro).

Xôi chè.

Các loại hoa quả: mận, dưa hấu, vải, hồng xiêm, chuối.

Xem thêm: Mâm Cúng Mùng 5 Tháng 5 Trọn Gói

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Chúng tôi hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày tết Đoan Ngọ, để cho ngày Tết trọn vẹn và không mất đi những giá trị tinh thần cao quý, nếu bạn quá bận rộn và không có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị một mâm lễ cúng trọn gói đầy đủ, hãy để Đồ Cúng Tâm Linh Việt giúp bạn.

Còn chần chừ gì mà không nhấc máy gọi cho chúng tôi qua số Hotline: 1900 2119 hoặc truy cập vào Website: docungtamlinhviet.com của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Cách Khảo Cây Ngày Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5

Khảo cây là một trong những phong tục rất đọc đáo ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ và những phong tục độc đáo

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mồng năm tháng năm (âm lịch) hàng năm, còn được gọi là Tết Đoan Dương hay Tết trừ sâu bọ. Người xưa thường lấy lá móng nhuộm đỏ các đầu ngón tay, ngón chân cho trẻ từ đêm hôm trước, chỉ trừ ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Sáng sớm hôm Tết, mọi người trong gia đình cùng ăn rượu nếp, trứng luộc, bánh đa, kê, đào, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa. Người lớn có thể uống rượu hòa cùng tam thần đơn, hồng hoàng bởi các vị thuốc ấy được tin là có thể giết được sâu bọ ký sinh trong cơ thể. Trẻ em sau khi ăn xong thì được bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực và rốn để trừ trùng.

Cũng có nhiều cha mẹ mua bùa chỉ (còn gọi là bùa tua, bùa túi) đeo cho con trẻ. Bùa chỉ được kết bằng kết bằng chỉ ngũ sắc, những mẩu vải lụa hoặc the được kết khéo léo thành hình hoa sen, quả đào, quả khế, quả ớt,… Ngoài ra, cha mẹ có thể may áo lụa đem đến cửa chùa xin dấu xin bùa rồi đem mặc cho trẻ, nhằm trừ tà đuổi quỷ cho trẻ bớt quấy khóc.

Giữa trưa, các gia đình làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm – không cố định là những loại lá gì – thường là lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối,… đem về ủ rồi phơi khô sau lấy nấu nước uống. Người xưa cho rằng uống nước lá ấy thì lành mà mau khỏi bệnh. Tục hái lá này xuất phát từ điển Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời nhà Tấn: hai người lên núi Thiên Thai hái lá thuốc vào ngày mồng năm mà gặp tiên rồi thoát lốt phàm.

Nhiều người lại hái lá ngải cứu, tùy can chi từng năm mà kết thành hình con vật của năm ấy (như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu thì kết con trâu,…). Khi kết xong thì treo con vật đó giữa cửa để xua đuổi tà ma và sắc lấy nước uống nếu có ai trong nhà chẳng may đau bụng.

Khảo cây ngày Tết Đoan Ngọ như thế nào?

Tục khảo cây ngày Tết Đoan Ngọ là gì?

Các vùng miền phía Bắc có tập tục khảo cây (còn gọi là đánh cây) trong ngày mồng 5. Qua đó thể hiện ước mong cuộc sống luôn sung túc như cây cối luôn đơm đầy hoa trái.

Khảo cây lấy quả, đúng như tên gọi của nó, người ta sẽ tra khảo cái cây để yêu cầu nó ra quả nhiều hơn. Nghe có vẻ phi lý, nhưng với trí tưởng tượng phong phú cùng với niềm tin mãnh liệt, tục lệ này đã được truyền qua hàng trăm, hàng ngàn năm, từ đời này sang đời khác.

Những cây bị khảo:

Những cây bị khảo thường là những cây ăn quả trong vườn nhưng ra ít quả, hoặc không ra quả, hay bị sâu bệnh.

Theo đó, nếu nhà có trồng cây ăn quả đã lớn mà mãi chưa ra quả, hoặc có ra quả nhưng rất ít, hay ra nhiều hoa nhưng không đậu quả, hay rụng lúc quả còn non, gia chủ sẽ tiến hành tục Khảo cây lấy quả vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Thời gian khảo cây tốt nhất?

Mỗi vùng có một cách khảo cây khác nhau nhưng tất thảy đều diễn ra vào đúng 12 giờ trưa. Chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn 1 cái vồ gỗ, chày hay dao to mang ra vườn gõ vào cây và nói rất to. Lời vấn đáp khi khảo cây cũng rất đa dạng, có nơi có hẳn bài vè để khảo cây, có nơi lại chỉ diễn nôm mà thôi.

Những cây bị khảo thường là những cây ăn quả trong vườn nhưng ra ít quả, hoặc không ra quả, hay bị sâu bệnh.

Cách khảo cây như thế nào?

Để khảo cây, cần có hai người. Một người đảm nhận nhiệm vụ trèo lên các cây ăn quả trong vườn để “đóng vai” là cây (chủ yếu là trẻ em). Người đứng dưới gốc cầm dao gõ vào thân cây, vừa gõ vừa hỏi tại sao năm nay ra ít quả? Hoặc nếu diễn theo bài vè thì sau khi chú bé đóng vai cái cây trèo lên cây cần khảo, chủ nhà ở dưới sẽ lấy cái vồ hay dao, chày gõ vào cây và nói

“Dâu dả dâu da, ra quả cho bà, không thì bà đánh”. – Tên cây có thể tùy ý thay đổi cho phù hợp với tình cảnh

Người trên cây sẽ đáp trả lý do tại sao ra ít quả, hoặc không ra quả, do sâu bệnh hoặc do thời tiết.

Người đứng dưới lại tiếp tục hỏi mùa tới có ra quả hay không, nhiều hay ít quả và “dọa” nếu không cho quả như ý muốn thì sẽ bị đốn hạ. Người trên cây trả lời những câu hỏi với giọng cuống quýt, van xin đừng đốn, đồng thời hứa sẽ cho nhiều quả to vào mùa sau. Hoặc đọc theo câu vè:

“Xin bà nhẹ tay, năm nảy năm nay, con xin ra quả.”.

Đơn giản vậy thôi là xong việc Khảo cây lấy quả, 2 người vào nhà dùng cơm, cũng đúng lúc mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ vừa dọn xuống.

Kết luận

Đây là cách khảo phổ biến nhất, còn tục Khảo cây lấy quả sẽ tùy theo vùng miền mà có sự thay đổi tùy biến. Có nơi khảo cây bằng vồ gỗ, có nơi lại dùng dao rựa, chày hay cây roi, gậy gộc… Song điểm chung giữa các cách khảo cây đó là tục này sẽ được tiến hành vào đúng giờ Chính Ngọ, tức 12h trưa ngày mùng 5 tháng 5. Người đóng vai cái cây thường là trẻ con trong nhà, cây bị khảo là những cây không sai quả, hay bị sâu bệnh, cho sản lượng không cao.

Với niềm tin khảo cây sẽ cho nhiều hoa thơm, trái ngọt vào mùa tới, tục khảo cây đã trở thành phong tục lâu đời của người dân miền Bắc, đặc biệt là xứ Thanh. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, chất lượng đời sống ngày càng nâng cao, tục khảo cây trong ngày Tết Đoan Ngọ đã không còn phổ biến như trước.