Top 12 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Rằm Ban Gia Tiên Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Chuyển Ban Thờ Gia Tiên

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

Bài văn khấn cúng khi chuyển ban thời gia tiên sang vị trí mới hay chuyển ban thờ khi về nhà mới dưới đây là điều đầu tiên gia chủ nên nghĩ tới trước khi bắt tay vào chuyển. Chuyển ban giờ gia tiên hay thay ban thờ mới đều cần phải hết sức thận trọng. Vì lý do phong thủy hay vấn đề nào đó mà gia chủ cần phải chuyển ban thờ gia tiên sang một vị trí khác. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn chuyển ban thờ gia tiên dưới đây và sử dụng khi cần.

Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết Bàn thờ gia tiên gồm những gì? 9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ

Khi muốn di chuyển vị trí bàn thờ gia tiên thì bạn nhất định phải làm theo quy củ, không được phép tự ý di chuyển bàn thờ gia tiên. Dưới đây là bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên và cách sắm lễ chuyển bàn thờ gia tiên để các bạn biết các thủ tục chuyển ban thờ đúng cách.

Quy trình làm lễ chuyển ban thờ

Làm lễ xin chuyển ban thờ

Bày đĩa hoa quả nhỏ lên ban thờ cũ

Thắp hương

Khấn xin chuyển

Hương vẫn đang cháy, hạ bát hương xuống. Đặt trên chỗ cao

Bao sái bát hương

Hạ dần những đồ thờ trên ban thờ xuống. Đặt trên bàn

Bao sái đồ thờ

Chuyển ban thờ

Chuyển ban thờ đến vị trí mới

Bao sái ban thờ

Chuyển bát hương, đồ thờ lên bàn thờ ở vị trí mới

Bày đồ mặn, đĩa hoa quả to, vàng mã lên

Cúng Thần Linh an vị bát hương (đọc văn khấn)

Cách bày bát hương ban thờ mới

Cách bày bát hương:Để bát hương cách tường 5cm, bát hương thần linh ở giữa, bát hương gia tiên bên tay trái (theo chiều từ trong tường nhìn ra), bát hương bà tổ cô ông mãnh bên tay phải. Các bát hương cách nhau 10cm đến 15cm. Cách thắp hương: Bát hương thần linh thắp 3 nén hương, hai bát hương còn lại thắp 3 nén hương. Thắp theo thứ tự Thần Linh ở giữa, Gia tiên bên trái rồi Bà cô Ông mãnh bên phải.

Văn khấn gia tiên Bài văn khấn lễ khai trương cửa hàng, công ty đầu năm mới Văn khấn Thần tài Thổ địa

 Xem ngày tốt để chuyển ban thờ

Thông thường các ngày tốt trong tháng là ngày mùng 1 và hôm rằm. Phù hợp cho việc chuyển ban thờ gia tiên về vị trí mới.

Quý gia đình có thể xem thêm hoặc tự nghiên cứu thêm để chọn ngày đẹp, giờ tốt phù hợp với chủ gia đình. Để tiến hành nghi lễ chuyển ban thờ về vị trí mới.

Sắm lễ chuyển bàn thờ gia tiên

Để chuẩn bị cho lễ chuyển bàn thờ gia tiên, bạn cần chuẩn bị lễ vật để cúng khấn tại gia như sau:

Lễ vật chuyển bàn thờ gia tiên Chuẩn bị lễ :

1) Một con gà để lễ.

2) Một đĩa xôi đỗ.

3) Một chai rượu trắng, và rót đầy 3 chén.

4) Một đĩa hoa quả.

5) Một lọ hoa: 5 bông hoa hồng.

6) Một đĩa: một quả cau + ba lá trầu.

7) Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.

8) Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.

9) Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.

10) Một bát nước lã sạch.

11) Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.

12) Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).

13) Sớ thiên di linh vị thần Tài.

Văn khấn chuyển ban thờ

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: /tháng/năm /20…/

Tín chủ con là:……………….tuổi………………….

Hiện đang trú tại:…………………………………….

Kính cáo chư vị Tôn – thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài”, Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ………sang phòng ……….Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ :…………….con xin rập đầu kính bái.

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

Hôm nay là ngày…………..tháng năm

Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!

Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).

Văn khấn cúng Bàn thờ mới

Bài cúng an vị bát hương

Chú ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Tín chủ con:………đã chuyển ban thờ tới nơi………từ ngày……….tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

Nếu như gia chủ có thời gian, trong lúc an vị bát hương Đọc Chú Đại Bi sau 3 lần (có thời gian thì có thể đọc kinh Dược Sư cầu an).

Văn Khấn Gia Tiên Ngày Mùng 1 Và Văn Khấn Gia Tiên Ngày Rằm Năm 2022

Theo truyền thống của người Việt Nam, mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng đều là ngày con cháu cúng gia tiên để gửi những lời tâm nguyện, cầu mong cho gia đình an lành, mạnh khỏe và hạnh phúc. Vậy bài văn khấn gia tiên mùng 1 hàng tháng và Văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng 2021 bao gồm những nội dung nào. Và bạn phải cúng gia tiên ngày 1 và 15 hàng tháng ra sao để thể hiện tấm lòng thành kính?

Tại sao phải cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng?

Theo Âm lịch, người Việt gọi mùng 1 đầu tháng là ngày Sóc và ngày 15 (rằm) là ngày Vọng. Trong đó, mùng 1 là ngày bắt đầu tháng mới, cầu may mắn và thành công, mong mọi việc làm ăn đều diễn ra thuận lợi. Mặt khác, ngày 15 hàng tháng là thời điểm thông suốt giữa mặt trăng và mặt trời, tức tổ tiên có sự tông thương với con người. Vì vậy, bạn cũng dễ dàng gửi những lời nguyện cầu trong thời điểm này hơn là ở những ngày khác trong tháng.

Bên cạnh đó, Văn khấn gia tiên ngày rằm cũng mang ý nghĩa đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng, để trở thành người sáng suốt và trong sạch. Như vậy, mùng 1 và ngày rằm là thời điểm thuận lợi để khấn gia tiên, giúp thần thức của người đã khuất có thể thoát khỏi phiền não, đạt đến cảnh giới an lạc và dễ dàng đón nhận những lời thỉnh cầu của con cháu.

Vì thế, làm lễ đọc văn khấn gia tiên ngày mùng 1 hay văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng sẽ được tổ tiên độ trì giúp cho gia đình luôn gặp may mắn và an lành trong cuộc sống.

Nghi thức các cúng gia tiên mùng 1 và rằm ra sao?

Bài cúng mùng 1 hàng tháng hoặc bài cúng gia tiên ngày rằm không cầu kỳ phức tạp. Trái lại, nghi thức cúng và đồ lễ trong ngày này khá đơn giản, thường bao gồm 1 hũ rượu, 1 chén nước, 1 lọ hoa, 1 đĩa trái cây và trầu, cau. Tùy thuộc vào từng gia đình và địa phương mà đồ cúng cũng có sự khác nhau nhất định.

Vì vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị đồ lễ đơn giản, nhưng phải chỉn chu và thể hiện được tấm lòng thành của mình. Ngoài ra ở một số nơi, các gia đình thường làm lễ bái cúng gia tiên hay cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14, thay vì cúng gia tiên vào đúng ngày mùng 1 và 15. Tuy nhiên, dù cúng gia tiên vào ngày nào, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

Mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch để thể hiện sự thanh tịnh. Bạn không nên cúng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất lương hay thực phẩm tanh hôi. Nếu có thể, bạn cũng nên hạn chế cúng những thực phẩm có nguồn gốc sát sinh.

Bạn không nên giải hạn bằng bùa ngải. Bởi theo nguyên tắc, chỉ có bản thân bạn mới có thể giải trừ tai ách của chính mình mà thôi.

Khi đọc văn khấn gia tiên, bạn cần khấn với cả tấm lòng thành, nguyện cầu những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, bản thân và cả những người xung quanh.

Bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất

Bài cúng gia tiên ngày rằm mùng một hàng tháng

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ con là …………………………………………..

Ngụ tại …………………………. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này,

– Hương hồn gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!”

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ

(* Phong thủy là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)

Văn Khấn Gia Tiên Mùng 1 Và Ngày Rằm

Văn khấn nôm cúng gia tiên mùng một và ngày rằm âm lịch

Bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm

1. Tại sao phải cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm

Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:

Ngày mùng Một (ngày Sóc): Ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.

Ngày rằm (ngày Vọng): Ngày có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Chính vì vậy, việc khấn cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm (khấn cúng ngày sóc, ngày vọng) là việc mà các con cháu nên làm hàng tháng để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tổ tiên.

2. Cách làm lễ cúng gia tiên

Những lễ vật cần sắm để cúng gia tiên

Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ, đơn giản chỉ là những đồ lễ như:

Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15, nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng. Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên.

3. Cách khấn vái tổ tiên vào ngày rằm, mùng một

Ăn có mời, làm có khiến… Đối với việc cúng lễ cũng vậy. Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trong nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải KHẤN. Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.

Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có). Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho. Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm. Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch lạc không bị hiểu lầm…

4. Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng 1 hàng tháng

4.1. Văn khấn Thổ Công ngày Rằm, mùng 1

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

4.2. Bài khấn gia tiên Nôm 1

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

4.3. Văn khấn gia tiên mẫu 2

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Con tấu lạy chín phương trời mười phương Phật Chư Phật mười phương.

Con tấu lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con tấu lạy Thần Linh Đất nước, Thổ thần bản cảnh, Quan đương niên đương cảnh, Thành Hoàng bản thổ, Táo Quân thần chủ, Chúa đất long mạch, Thần tài, Tiền chủ, Hậu chủ, Táo phủ thần quân, Tả Long hữu hổ tiếp dẫn phúc đức tại gia tại số nhà: …………………………………………………………..

Con tấu lạy Chư vị Liệt Tổ Liệt Tông ngũ đại đồng đường dòng họ …………………………………

Con tấu lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Gi Tỷ Muội, Thúc Bá Đại Huynh, Chầu Bà Tổ Cô, Cô Bé tại gia, Cậu Bé tại gia, các Chân Linh thần tử Hữu danh vô thực, Hữu thực vô danh dòng họ: ……………………………………

Hôm nay là ngày ………………….. Tháng ………………………….. Năm………………………

Phu thê hai họ con thành tâm có nén nhang bát nước ………. Dâng kính Phật Thánh, các Quan, Chư vị Tổ Tông chứng minh công đức, chứng tâm nhận lễ, phù hộ độ trì ………………… Xin các ngài phụ hộ cho gia chung chúng con được nấp bóng cửa nhà Ngài,…… phù hộ độ trì cho chúng con được đắc kỳ tài được sai kỳ lộc, phu thê hòa thuận, Gia chung bình an, lộc tài vượng tiến.

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

( Ai chưa lập gia đình thì thay từ Phu thê bằng Gia chung hay đơn giản là Chúng con )

4.4. Văn khấn gia tiên ngày Rằm tháng 4

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày………………………..gặp tiết……………………..(ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoang Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Tao quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

4.5 Văn khấn gia tiên bằng âm Hán

Duy!

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đệ …. Thập … niên, tuế thứ…, … nguyệt, … nhật, … tỉnh (Thành phố thuộc Trung ương), … huyện (thị xã), … xã (phường, thị trấn), … thôn (khu phố, ấp).

Trưởng nam (hoặc tự tôn): …. Cung thừa mẫu mệnh (cha chết, mẹ đang còn sống), hiệp dữ chư thúc, dữ dồng / bào đệ, tỷ, muội, nội, ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng / toàn gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).

Kim nhân: Hiển Khảo (tỷ) hoặc Tổ khảo (tỷ) hoặc Tằng tổ khảo (tỷ) … húy nhật.

Cẩn dĩ: … chi nghi, cung trần bạc tế.

Hiển: … tôn linh vi tiền, cảm kiền cáo vu:

Viết: … (tùy theo từng lễ)

Kính thỉnh:

Hiển: …

Hiển: …

Hiển: …

Liệt vị chư tiên linh.

Kính kỵ: … liệt vị chư tiên linh, cập phụ vị, thương vong đẳng tòng tự, đồng lai hâm hưởng.

Kính cáo: Bản gia đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản đường ngũ tự gia thần, mặc thùy chiếu giám, đồng lai giám cánh, tích chi hanh cát.

Cẩn cáo!

5. Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết

Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm …………………..

Chúng con là: ………………………………Tuổi……………

Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố …………….

Phường ……………………Quận…………………………..Thành phố………………….

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!

Văn Khấn Gia Tiên Ngày Mùng 1 Ngày Rằm Hàng Tháng

Tại sao cần phải cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng?

Ngày rằm và mồng một theo quan niệm của dân ta được tính theo lịch âm lịch. Người dân Việt hay gọi ngày mùng 1 đầu tháng là ngày Sốc và ngày rằm (ngày 15) là ngày vọng. Trong đó, ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của tháng mới, các gia đình thường cầu may mắn, bình an, mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Ngày rằm hàng tháng thì lại là thời điểm thông suốt giữa mặt trời và mặt trăng. Tức là ngày mà tổ tiên có sự tông thương với con người. Vì vậy, trong ngày này gia chủ có thể dễ dàng gửi những lời cầu nguyện của mình đến người đã khuất. Sở dĩ, nên đọc văn khấn gia tiên ngày mùng 1 hàng tháng là để giúp đẩy lùi những điều xấu xa trong lòng, để tâm được trong sạch.

Nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và rằm như thế nào?

Nghi thức cúng gia tiên ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng được thực hiện khá đơn giản. Thường bao gồm 1 hũ rượu, 1 chén nước, 1 lọ hoa, 1 đĩa trái cây và trầu, cau. Tùy thuộc vào từng gia đình cũng như vùng miền mà các vật phẩm cúng lễ cũng có sự thay đổi nhất định.

Hiện nay, ở 1 số nơi thay vì cúng vào đúng ngày mùng 1 và ngày rằm thì các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14. Tuy nhiên, dù cúng vào ngày nào thì gia chủ cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

– Mọi vật phẩm dâng lên bàn thờ cần phải được đảm bảo là tươi mới, sạch sẽ.

– Không nên cúng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất lương

– Không nên giải hạn bằng bùa ngải

– Khi đọc bài văn khấn gia tiên, gia chủ cần khấn với tấm lòng thành, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình.

Lễ vật cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm

Đồ cúng lễ ngày rằm, mồng 1 hàng tháng gia chủ cần sắm lễ các đồ lễ sau:

– 1 hũ rượu

– 1 lọ hoa tươi

– 1 đĩa quả tươi

– 1 cốc nước

– Trầu, cau

Nội dung bài văn khấn gia tiên mùng 1

Mẫu văn khấn gia tiên ngày mùng 1 hàng tháng

Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc Đơn Giản

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì?