Top 6 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Rằm Tháng 4 Nhuận Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

4 Con Giáp Phát Tài Rằm Tháng 4 Nhuận, Tiền Kiếm Đều Tay

1. Tuổi Tý

Tuổi Tý chính là 1 trong những con giáp phát tài rằm tháng 4 Nhuận nên bạn không cần phải quá căng thẳng, lo lắng về những vấn đề tài chính nữa.

Đáng mừng hơn, bản mệnh sẽ có cả nguồn thu chính và nguồn thu phụ, nhờ thế mà túi tiền cũng rủng rỉnh hơn so với nhiều người khác.

2. Tuổi Dần

Theo tử vi tháng 4 Nhuận, từ giờ đến ngày chính Rằm tháng nhuận này, có thể không phải là một khoảng thời gian hoàn toàn thuận lợi đối với người tuổi Dần, song không thể phủ nhận, càng gần đến rằm, bạn càng có khả năng kiếm tiền đều tay.

Tuy có khó khăn xuất hiện trước mắt, thế nhưng nhờ có tài đối nhân xử thế khéo léo, con giáp được nhiều người yêu mến này sẽ thường xuyên được hỗ trợ, giúp sức, thậm chí biến nguy cơ thành cơ hội hiếm người có được.

Chính Tài và Thiên Tài sẽ mang tới tiền bạc, giúp bạn có cảm giác công sức của mình đã được trả công sức đáng, nhờ đó bạn có thểm động lực chuẩn bị cho tương lai.

Lời khuyên cho con giáp này là bạn hãy cứ tập trung và suy nghĩ tích cực, vì việc to hay nhỏ cũng đều có cách giải quyết phù hợp khi bạn đánh giá đúng tình hình, nhờ đó bạn tìm được người phù hợp để hỗ trợ mình.

Tuổi Dần có biết điều này?

3. Tuổi Thân

Một vài người tuổi Thân đã được đón tin vui tài lộc ngay từ khoảng thời gian này, cho dù bạn là người làm công ăn lương hay là người làm kinh tế đi chăng nữa.Bạn có thể thu được một khoản lợi nhuận xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra.

4. Tuổi Dậu

Cơ hội kiếm tiền của người tuổi Dậu không hoàn toàn tập trung vào thời điểm nào, mà trải rộng khắp cả từ giờ đến rằm tháng 4 Nhuận.

Có những khi, bạn tưởng rằng tiền bạc kiếm được đã chững lại rồi, thế nhưng nhờ sự linh hoạt và mềm mỏng trong tính cách, bạn lại tiếp tục tìm thấy những cơ hội mới, những quý nhân mới chỉ đường dẫn lối cho mình.

Cả người làm công ăn lương và người làm kinh doanh đều có cơ hội để cải thiện thu nhập.

Song con giáp phát tài rằm tháng 4 Nhuận này cần nhớ phải tập trung cao độ vào việc mình đang làm, chớ nên để mình xao lãng vì bất cứ lý do nào, bởi số tiền bạn kiếm được là nhờ chính công sức của mình chứ không phải là do may mắn đâu.

Đôi khi, có rắc rối xảy đến với bạn, nhưng hãy cứ bình tĩnh tự tin, rồi bạn sẽ vượt qua tất cả và lấy lại phong độ thôi.

Lễ, Giỗ Gia Tiên Nên Tiến Hành Vào Tháng 4 Nhuận Hay Chính?

(Lichngaytot.com) Năm 2020 là năm nhuận và nhuận tháng 4. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng, một số nghi thức cúng lễ hay giỗ gia tiên nên tiến hành vào tháng 4 chính hay tháng 4 nhuận?

Năm 2020 có phải năm nhuận không, nhuận tháng mấy? Câu trả lời chính xác: Năm 2020 là năm nhuận và nhuận tháng 4.

Tháng 4 nhuận được tính như sau:

– Ngày bắt đầu: Là ngày 23/5/2020 theo Dương lịch (Âm lịch là ngày 1/4/2020, tức ngày Bính Dần, tháng Tân Tị, năm Canh Tý)

– Ngày kết thúc: Là ngày 20/6/2020 dương lịch (Âm lịch là ngày 29/4/2020, tức ngày Giáp Ngọ, tháng Tân Tị, năm Canh Tý)

Không ít người thắc mắc rằng, trong tháng nhuận này nên và không nêm làm gì để dễ đón may tránh xui, cũng như việc tổ chức các nghi lễ thờ cúng, cúng giỗ gia tiên thì nên làm vào thời gian nào?

Ý kiến chuyên gia

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương, tháng nhuận về lý thuyết theo bản chất của thời gian chỉ là quy ước của con người nên chúng ta không nên kiêng kỵ gì thái quá.

Trên thực tế, trong một số quan niệm dân gian, người ta có đề cập đến việc nên tránh làm các việc trọng đại ở các tháng nhuận (ví như nhuận tháng 4 năm nay). Tuy nhiên, điều này là chưa được khoa học chứng minh.

Một số người cho rằng các năm nhuận thì thời tiết có sự thay đổi khác thường và nhuận vào mùa nào thì mùa ấy kéo dài hơn bình thường hay sẽ có một số điều gì đó.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Thực tế, tháng nhuận về lý thuyết theo bản chất của thời gian chỉ là quy ước của con người và phản ánh sự vận động của vũ trụ tương ứng với nó.

Hoạt động lễ, giỗ gia tiên thì sao?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á bày tỏ, với các gia đình có lễ giỗ trong dịp có tháng nhuận thì nên tổ chức vào tháng chính thay vì tháng nhuận.

Theo Giáo sư Thịnh, với các công việc khác thì không sao, vẫn có thể tiến hành bình thường nhưng đối với các lễ giỗ của ông bà, cha mẹ, tổ tiên thì các gia đình nên tổ chức vào tháng 4 chính chứ không nên tổ chức vào tháng 4 nhuận để phù hợp, đúng với thời gian cũng như một số yếu tố khác.

Có kiêng có lành nhưng không nên quá đà

Như đã nói ở trên, trong tháng 4 nhuận năm Canh Tý này, mọi người có thể thực hiện mọi công việc mà mình đã dự định từ trước một cách bình thường như trong các tháng trước đó, chẳng hạn là cưới hỏi, làm nhà, khai trương, mở cửa hàng, buôn bán…

Tuy nhiên, cũng như các tháng khác thì mọi người khi tiến hành các công việc trong tháng nhuận này thì cũng nên tránh những ngày được dân gian cho là xấu.

Tránh ngày Tam nương trong tháng

Trong tháng nhuận cũng như các tháng trước đó, chúng ta nên tránh các ngày Tam Nương gồm ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27.

Theo dân gian truyền lại thì ngày này coi là rất xấu, cần tránh tiến hành những việc quan trọng kẻo dễ gặp xui xẻo.

Dù ở đây, chưa có những nghiên cứu chính thức nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay nên chúng ta cũng nên tránh, kiêng để lành.

Tránh ngày Nguyệt kỵ trong tháng

Trong một tháng, những ngày gồm mùng 5, 14, 23 được coi là ngày Nguyệt kỵ, trong đó ngày đại kỵ là mùng 5.

Trong tất cả những ngày này chúng ta nên tránh những điểm khởi đầu và kết thúc một công việc quan trọng với cuộc đời, sự nghiệp…

Không nên kiêng kỵ quá nhiều

Đại đức Thích Thanh Hùng, Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Nam Trực (Nam Định) cũng bày tỏ, người dân không nên kiêng kỵ quá nhiều khi thực hiện các công việc trong tháng nhuận này.

Bản chất của năm nhuận, dù Âm lịch hay Dương lịch, cũng chỉ để đảm bảo đồng bộ, thống nhất việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết.

Đây là cách điều chỉnh phương pháp tính toán cho thống nhất. Do đó, năm nhuận, tháng nhuận hay không cũng không ảnh hưởng đến phương pháp xem ngày giờ để động thổ, khởi công, hay xây sửa, tu tạo, lập gia thất, khai trương…

Theo quan niệm dân gian, mọi người không những không nên kiêng kỵ mà trái lại nên chọn những ngày phù hợp trong tháng nhuận này để thực hiện các công việc mà mình dự định.

Nguyên nhân là bởi trên thực tế, khi thực hiện các công việc trong tháng nhuận hay còn gọi là tháng dư thừa này thường gặp nhiều may mắn, dư dả hơn.

Chẳng hạn như chuyện kết hôn, lập gia đình sẽ được dư dả hạnh phúc, của cải, con cái, khai trương, buôn bán sẽ được dư dả tiền bạc, tài lộc…

Xem video Những thông tin hữu ích khác dành cho bạn!

Văn Khấn Rằm Tháng 4 Âm Lịch, Mâm Cúng Rằm Theo Phong Tục Việt Nam

(Thethaovanhoa.vn) – Văn khấn Rằm tháng 4 âm lịch năm nhuận 2020 theo phong tục lâu đời của nhân dân ta.

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng: Ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Văn khấn ngày rằm mùng 1 hàng tháng

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Còn ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.

Người Việt ta coi ngày Vọng, Sóc là ngày tưởng nhớ tổ tiên, ông bà. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Lễ vật và văn khấn ngày rằm và mùng 1 hàng tháng

Lễ vật cúng ngày rằm và ngày mồng 1 hàng tháng đơn giản:

Hương hoa, Trầu rượu, Nước, Hoa quả.

Trước khi cúng gia tiên thường cúng ông Thổ Công và các vị thần trước.

Văn khấn ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần Quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Bài cúng ngày rằm cúng gia tiên Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:…… Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Bài 4: Khấn Cúng Rằm Tháng 7 Bai 4 Khan Cung Ram Thang 7 Doc

Bài 4: Khấn cúng rằm tháng 7

Tết Trung Nguyên (Ngày Rằm Tháng 7)

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ”Xá tội vong nhân” nơi Âm Phủ.

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ”Xá tội vong nhân” nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian. Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ”Xá tội vong nhân” mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ”không nơi nương tựa”

Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng

+ Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy…

+ Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh… (s ẽ n ói k ỹ ở ph ần sau)

Văn khấn lễ tổ tiên

(Ngày rằm tháng Bảy tại nhà)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm …………., chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Xong đốt vàng tiền quần áo

(ghi tên tuổi từng vong linh cụ, ông bà- bố mẹ- anh emv.v…) rồi khấn.

Con xin thiêu hóa kim ngân

Vải lụa quần áo

Thỉnh điều mọi phần

Kính cáo tôn thần

Rước tiểu vong linh lại về âm giới.