Top 6 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngày Về Nhà Mới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Chuyển Về Nhà Mới

chuyển về nhà mới

Chào các bạn!

gin giới thiệu với các bạn: Thủ tục cúng về nhà mới và Văn cúng về nhà mới.

TRƯỚC KHI CHUYỂN VỀ:

Khẩn cáo (báo cáo) với thần linh và gia tiên nơi bạn đang sống ở nhà củ. Chỉ cần thắm cây nhan vao bẩm thưa rằng:

KÍNH LẠY:

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN. – CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

– VÀ TIÊN LINH DÒNG HỌ …

Chúng con đã có được ngôi nhà mới ở địa chỉ… và chuyển về sinh sống ở đó từ ngày hôm nay, vì vậy xin thành khấn báo trình.

SAU KHI VỀ NHÀ MỚI:

Sau khi đã chuyển về và sắp đặt mọi thứ ngăn nắp

Chuẩn bị mâm lễ vật để cúng như sau:

Khi cúng nhập trạch, các bạn hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Văn cúng nhập trạch như sau:

KÍNH LẠY:

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN. – CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

– VÀ TIÊN LINH DÒNG HỌ …

Hôm nay là ngày……tháng……năm…

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy nhập trạch.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện), hay 1 bộ soong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé!

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…… Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

———

Bài Văn Khấn Về Nhà Mới Thuê

Dân gian ta có tập tục rằng khi chuyển đến một nơi ở mới thì con người cần có lễ cúng thần linh, tổ tiên. Lễ cúng đó được thực hiện với mục đích xin nhập trạch, xin sự phù hộ, may mắn, tài lộc từ thần linh và tổ tiên. Bạn chuyển đến một ngôi nhà mới thuê, bạn băn khoăn không biết cúng về nhà mới hay bài văn khấn về nhà mới thuê như thế nào!

Không phải tự nhiên ông cha đi trước lại bày ra những lễ cúng và bắt con cháu phải noi theo. Từ xa xưa, trong các câu truyện dân gian, trong tư tưởng của con người đã khẳng định rằng mọi vùng đất, mọi vật đều có thần cai quản.

Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu ” Đất có Thổ công, sông có Hà bá”, nếu bạn muốn ở, muốn sinh sống tại một ngôi nhà nào đó thì cần có sự cho phép của thần như vậy thần mới phù hộ, mới che chở cho gia đình. Khi bạn chuyển về nhà mới xây, mới mua thì tất nhiên cần có các lễ cúng như nhập trạch, cúng ông táo, …

Vậy đối với nhà mới thuê thì sao, đối với ngôi nhà không thuộc quyền sở hữu của mình thì có cần làm lễ cúng nhà mới hay không? Câu trả lời là việc đó là chưa cần thiết. Tuy nhiên, người dân ta vẫn thường làm một mâm cơm thịnh soạn để làm lễ. Đây được coi là lễ ra mắt thần linh, cầu may và cầu an. Qua mâm lễ nhỏ đó là mong ước của con người được thần chở che, mang lại nhiều may mắn, phát đạt cho gia đình.

II. Lễ cúng về nhà mới thuê

Lễ cúng này đơn giản hơn rất nhiều so với lễ cúng nhập trạch nhà mới xây, mới mua. Bạn cần chuẩn bị mâm cúng như sau:

Bài văn khấn cúng nhà mới thuê

“Nam mô a di đà Phật ! Nam mô a di đà Phật ! Nam mô a di đà Phật ! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là: …………………….. ( Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ) Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm ……. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại: ………………………. ( địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật ! Nam mô a di đà Phật ! Nam mô a di đà Phật ! ” (3 lạy)

Với những chia sẻ trên của chuyển nhà Thành Hưng hy vọng bạn có thể thực hiện lễ cúng nhà mới thuê khi về nhà mới thành công, như ý. Để giảm bớt gánh nặng trong ngày chuyển nhà, bạn có thể liên hệ đến Thành Hưng để sử dụng dịch vụ chuyển nhà – chuyển văn phòng trọn gói chất lượng nhất, uy tín nhất và giá thành rẻ nhất. Số hotline của chúng tôi: 094.403.35.35 . Thành Hưng hân hạnh được phục vụ quý khách.

Trân trọng!

Ngày sinh: 11-01-1980 SĐT: 0915388666 Email: lethanhhung11011980@gmail.com Quê Quán: Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Theo dõi Lê Thành Hưng trên mạng xã hội

Văn Khấn Rước Ông Táo Về Nhà Mới

Văn khấn rước ông táo về nhà mới rất quan trọng. Văn khấn được đọc lúc gia chủ lập bàn thờ ông táo. Vậy cụ thể bài văn khấn đó như thế nào. Hãy lưu lại để sử dụng khi cần thiết nhé!

Lập bàn thờ ông táo – phong tục truyền thống gia đình Việt

Theo phong tục cổ truyền, ông táo là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Gồm 2 ông, một bà tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa, giữ nhiệt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, vấn đề thờ thần linh là vấn đề thuộc tín ngưỡng dân gian, không phải là vấn đề của tôn giáo cũng như khoa học phong thủy. Đối với các vùng nông thôn gia đình nào cũng có bàn thờ ông táo. Và thực hiện việc đưa ông táo về trời vào ngày 23 tháng chạp hằng năm.

Tín ngưỡng dân gian có tính vùng miền nên có dân tộc thờ ông táp có dân tộc không thờ, có vùng thờ nhưng có vùng thì không. Thực chất, không thờ cúng cũng không ảnh hưởng gì tới gia chủ.

Không thờ cúng thì thôi, tuy nhiên nếu thờ thì phải tin và thành tâm. Các cụ có câu “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”, việc thờ cúng cần phải có niềm tin, có tin thì mới có linh, không tin thì không linh ứng. Nếu việc thờ cúng ông Táo đem lại niềm tin cho bạn thì bạn nên thờ.

> Văn khấn rước ông táo về nhà mới – lập bàn thờ ông táo chắc chắn chỉ dành cho những người thật sự tin vào thần linh.

Một số điều cần kiêng kỵ khi đặt bếp và lập bàn thờ ông táo

Bên cạnh đọc Văn khấn rước ông táo về nhà mới khi đặt bếp và ban thờ cũng nên tránh những điều sau đây thì mới mang lại những điều tốt lành cho gia đình:

1/ Tránh đặt bếp tại những nơi tối tăm, ẩm thấp, lưng bếp không nên giáp các diện tường hướng Tây hoặc sau bếp có cửa sổ.

2/ Bếp nấu kiêng đặt ngược hướng nhà, tránh có cửa đâm thẳng vào bếp sẽ làm gia chủ hao tổn tài sản.

3/ Kiêng đường từ cửa chính đâm thẳng vào bếp, không đặt bếp tại nơi quá lộ liễu.

4/ Bếp kiêng đặt đối diện, gần hoặc ngay phía dưới nhà vệ sinh, tránh cửa bếp đối diện với cửa phòng ngủ.

5/ Không nên đặt bếp trên giếng nước hay hầm rút, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

6/ Kiêng xà ngang đè trên bếp và góc nhọn thẳng vào bếp.

1/ Gia chủ tránh đặt bàn thờ sát nhà tắm, nhà vệ sinh, bởi như vậy sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm trong gia đình. Dù là hướng có hợp với gia chủ đi chăng nữa thì lập bàn thờ ông táo cũng phải lưu ý điều này.

2/ Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ phía trên nóc tủ và không được lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

3/ Không đặt bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính của nhà, không nên đặt ở lối đi lại vì sẽ làm mất đi sự thanh tịnh vốn có của nơi thờ cúng, gia đình sẽ mất đi những tài lộc và may mắn.

4/ Không nên đặt bếp nấu ở giữa tủ lạnh, bồn rửa mà phải phân ra làm 2 phía khác nhau, hoặc nếu đặt gần nhau thì cách nhau ít nhất một khoảng là 60cm.

5/ Tránh đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam hoặc ngược lại.

Văn khấn rước ông táo về nhà mới – lập bàn thờ ông táo chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn trên đây là được. Hãy nhớ thành tâm và không được đùa giỡn thì mới được công nhận.

Sau khi hoàn tất Văn khấn rước ông táo về nhà mới các gia chủ nên thờ cúng hằng ngày hoặc có những dịp quan trọng thì cũng nên báo cáo với thần táo.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

> Nếu ban thờ Táo quân đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng.

Chuẩn bị đầy đủ đồ thờ cho việc thờ cúng ông táo

Dù là bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông táo thì các bạn phải chuẩn bị đầy đủ . Một bàn thờ phong thuỷ sẽ mang đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia đình

Tại không gian thờ cúng linh thiêng này các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ: bát hương, hình hoa, dĩa trái cây, và 3 ly nước. Không cần quá rườm rà nhưng nhất định phải có những vật phẩm này.

Để mua trọn bộ đồ thờ các gia chủ có thể liên hệ cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng. Đây là một trong những địa chỉ bán đồ thờ 100% gốm sứ bát tràng, chất lượng giá hợp lý.

Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà các bạn có thể lựa chọn cho mình mẫu mã, thiết kế hợp lý. Đồ thờ ông táo nói riêng và đồ thờ cúng nói chung tại đây rất đa dạng. Nếu có nhu cầu chuẩn bị cho bàn thờ phật, thần tài thổ địa, bàn thờ gia tiên thì lựa chọn Không Gian Gốm Bát Tràng là sự lựa chọn tuyệt vời.

Văn Khấn Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới

Văn khấn nhập trạch là một trong những bài văn khấn cổ truyền phổ biến khi dọn về nhà mới. Người Việt Nam có truyền thống theo Đạo Phật và ngôi nhà được xem là sự liên hệ chặt chẽ, gắn bó cuộc sống với những người trong gia đình. Do đó, nên ngay khi xây nhà mới hoặc chuyển nhà từ nơi ở cũ sang nơi mới, lễ nhập trạch được coi như không thể thiếu.

1. Nghi lễ khi chuyển nhà

Khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

– Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

– Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

– Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

2. Thủ tục nhập trạch nhà mới

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện thì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước … lễ vật để cúng Thần Linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần Linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để lên bàn hoặc mâm kê vào chỗ nào đó mà có hướng đẹp với gia chủ, tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ, tiếp ngay sau đấy gia chủ châm bếp và đun nước. Khấn Thần Linh với nội dung sau:

– Xin nhập vào nhà mới

– Xin lập bát nhang thờ Thần Linh

– Xin phép Thần Linh cho rước vong linh Gia Tiên nhà mình về nơi ở mới này để thờ phụng

Lưu ý:

– Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần Linh và Gia Tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.

– Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.

– Sau khấn Thần Linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia Tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ các Tổ Tiên và Thần Phật.

Chú ý:

Nếu nhà có người chửa, mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển như vậy mới không phạm tội “Thần thai”.

3. Văn khấn cúng nhập trạch

Na mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

– Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.

– Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….

Tín chủ con là: …………………..

Ngụ tại: ……………………………Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sịn linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

4. Văn cúng gia tiên khi nhập trạch

Na mô A Di Đà Phật !

Kính lạy Tổ Tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……………………………………….Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh toạ kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.

Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Lưu ý: Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ (theo ông bà ta xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ). Bát hương cúng bàn thờ phải có hương đốt liên tục trong vòng 100 ngày ( mỗi ngày 1 nén).

Văn khấn nhập trạch nhà thuê:

Văn khấn Gia Tiên ( tổ tiên):

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ……………….. thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đao đạo hưng thinh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn nhập trạch văn phòng, cơ quan mới