Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngoài Trời Hàng Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Bài Cúng Cô Hồn Ngoài Trời Hàng Tháng

hàng tháng, không phải là một sự mê tín như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi vì, ở thế kỷ 21 này các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và Việt Nam đã minh chứng được có thế giới của người chết.

Có linh hồn tồn tại ở cõi âm mà sự rung động và cảm xúc như người sống của chúng ta!

Cúng Cô Hồn đó là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh thiếu phước, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát và nhất là không được người thân quyến cúng kiến.

(Bài này sử dụng được cho rằm tháng bảy âm lịch, và cũng là dùng để cúng cho cô hồn lúc nào cũng được, tức là dùng để cúng hàng tháng – vào mùng 2 và 16 âm lịch tại miền Nam, mùng 1 và rằm tại miền Trung và Bắc. Cúng vào chiều tối)

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam lễ cúng cô hồn ngoài trời hàng tháng vô cùng quan trọng. Việc thực hiện lễ cúng cô hồn ngoài trời hàng tháng là phong tục mà hầu hết người dân Việt Nam nào cũng phải thực hiện ít nhất 1 lần trong đời. Tâm nguyện cầu xin bình an, hạnh phúc đến với gia đình và người thân, kinh doanh phát tài… Hãy cùng tìm hiểu Văn khấn bài cúng cô hồn ngoài trời hàng tháng đúng chuẩn truyền thống dân tộc.

Văn khấn bài cúng cô hồn ngoài trời hàng tháng

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch). Con tên là:…………………..tuổi………………. Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):………………… Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ… Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc. Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài. – Tịnh pháp giới chân ngôn: ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM (7 lần) – Chân ngôn phá địa ngục: ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA .(7 lần) – Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều). NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần). – Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều) NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA. (7 lần ) Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Hàng năm, người Việt và người Hoa thường làm lễ cúng cô hồn (xá tội vong nhân) . Theo tín ngưỡng tâm linh của nhiều người, việc cúng cô hồn không chỉ để Gia Đình, Công việc kinh doanh… của gia chủ khỏi bị cô hồn quấy phá, quấy nhiễu mà vì Cúng Cô Hồn đó là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các cô hồn thiếu phước, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát và nhất là không được người thân quyến cúng kiến, Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh

Cúng cô hồn cũng như là quan niệm về ngày xá tội lỗi, ân xá trên dương gian: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…. Việc cúng cô hồn được xem là việc tích nhiều phước đức giúp cho người sống có cuộc sống an lành, thoải mái và yên ấm hơn. Không bao giờ phải băn khoăn về những cô hồn bao quanh quấy nhiễu công việc, cuộc sống của họ nữa

Hướng dẫn cách “Cúng Cô Hồn” để tránh rước vong vào nhà

Cúng Cô hồn, Đây không phải là một sự mê tín dị đoan như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi vì, ở thế kỷ 21 này các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và Việt Nam đã minh chứng được có thế giới của người chết. Người ta tin rằng, con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn còn tồn tại, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và nghi thức cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Cúng bố thí chúng sanh – cúng thí thực (cúng Cô Hồn) có thể là cách nhằm “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn quấy phá, quấy nhiễu gia đình và công việc kinh doanh của gia chủ. Người Việt ta xem tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, dã quỷ. Hầu hết các hoạt động kinh doanh, khởi công xây dựng, cưới hỏi… đều “trừ” tháng 7 ra. Sự thực ra sao?

Cúng cô hồn vào ngày mấy, Chọn giờ nào cũng là đúng cách?

Tháng cô hồn hay tháng “xá tội vong nhân” , Theo truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7 âm lịch , Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Do đó thời gian này còn được gọi là “Tết của quỷ”

Do đó, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên người ta phải cúng cô hồn cháo, gạo, muối, họ đốt nhiều nến, hóa mã vàng bạc hoặc giết thịt gà, vịt để cúng quỷ đói. Khi cúng quỷ đối họ mong được bình an, yên ấm, hành phúc và những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình. Đồng thời cuộc sống của họ không bị ma quỷ phá hoại, quấy nhiễu.

Ở Trung Quốc, Người Hoa việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian cúng cô hồn không chỉ kéo dài nguyên ở một tháng cả tháng 7 âm lịch này đâu mà ngươi Việt, nhất là những người làm kinh doanh, sản xuất, buôn bán còn cúng cô hồn đều đặn hàng tháng vào mùng 2 và 16 âm lịch tại miền Nam, mùng 1 và rằm tại miền Trung và Bắc nữa đó nhé các bạn!

Theo các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, phong thủy thì lễ cúng các cô hồn lang thang, không nơi nương tựa hay chịu nhiều oan khuất trong xã hội nên được thực hiện vào buổi chiều tối. Vì Theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng mặt trời, lúc đó ánh nắng rất mạnh trong khi các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu. Nếu cúng vào ban ngày thì các cô hồn sẽ không dám lên để đón nhận những vật phẩm cúng bố thí của các gia đình vì họ sợ ánh sáng, sợ ánh nắng lên.

Cũng theo một vị Đại đức cho rằng- người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ lễ vật mà các gia chủ cúng cho.

Cúng cô hồn nên thực hiện ngoài đường phía bên ngoài trước cửa nhà của mình Trả lời https://datxoiche.com NHà Phong thủy Gia Linh Quang cho rằng: “Mọi người cần hiểu thêm rằng đã gọi là “cô hồn” thì bản thân những vong hồn này lo cho mình còn chưa xong thì không thể phù trợ cho người khác được. Do vậy đây cũng là lý do tại sao chúng ta thường cúng ở ngoài đường (trước cửa nhà) chứ không làm trong nhà. Việc cúng là chúng ta đang ban phát lộc cho những cô hồn này chứ không phải đi lạy lục để những cô hồn phù trợ cho mình.

Vì thế khi cúng chúng ta KHÔNG NÊN cầu xin gì cô hồn cả, mà chỉ cúng thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn mà thôi. Luật nhân quả tuần hoàn báo ứng, cho nên chỉ cần thành tâm ban phát lộc cho các cô hồn là được, và hoàn toàn yên tâm khi các cô hồn đã thụ hưởng lộc của gia chủ thì sẽ không quấy phá hay làm hại xui xẻo gì khác”.

Cách chuẩn bị mâm lễ vật khấn “Cúng Cô Hồn” Tháng 7 và mùng 2, 16 âm lịch hàng tháng

Để người dân thực hiện việc nghi thức khấn cúng và lễ vật đúng đắn nhất, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: ” không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người”, Thường thì mâm lễ vật cúng cô hồn hàng tháng cần thiết như sau:

– Muối gạo (1 đĩa).

– Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

– 12 cục đường thẻ.

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá, thường là tiền mệnh giá nhỏ).

– Nước: 3 ly nhỏ.

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– 3 cây nhang.

– 2 ngọn nến nhỏ.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

Các Lưu ý quan trọng của nghi thức khấn cúng cô hồn đúng cách

– Việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.”

– Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.

– Gia chủ KHÔNG CÚNG xôi, gà và đồ mặn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng tương ứng với 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

– Các lễ vật cúng cho Cô hồn, tuyệt đối không được dùng tới, không đem vào nhà. Lý do : năng lượng cõi âm rất đen tối, nặng nề …, nếu mình dùng thì đem năng lượng xấu vào cơ thể sẽ sinh bệnh tật khó chữa. Còn đồ mã thì đốt ngay tại chỗ, đĩa muối gạo được rải ra xa 8 hướng

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nước ta có tục giật cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền (đồng tiền bằng kim khí đang lưu hành) cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.

Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm Văn khấn bài cúng cô hồn ngoài trời hàng tháng

Văn Khấn Bài Cúng Chung Thiên Ngoài Trời Hàng Tháng

Văn khấn bài cúng chung thiên ngoài trời hàng tháng hay còn gọi là Văn khấn cây hương ngoài trời

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

– Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………

Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Ý nghĩa bàn thờ thiên địa trong tín ngưỡng tâm linh

Trước kia ở Miền Nam nước ta tục thờ thiên địa là một trong những tín ngưỡng rất phổ biến.

Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước phật theo thứ tự được thờ “Trời – Phật – Thánh – Thần” chính vì thế nên việc thờ Trời luôn là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi gia đình. Bàn thờ thiên là danh từ để chỉ cho chỗ thờ phượng ở ngoài trời.Xưa kia thì bàn thờ thiên thường được làm bằng chất liệu gạch và bằng gỗ.Đến ngày nay thì bàn thờ thiên bằng đá đang được nhiều người ở Miền Nam và rất nhiều những gia đình trên khắp cả nước lựa chọn vì độ bền vững và thẩm mỹ của chất đá tự nhiên.

Về hướng đặt bàn thờ thiên ngoài trời thường được đặt ở trong sân hướng nhìn thẳng vào giữa nhà.hay ngày nay do nhiều gia đình ở các tòa nhà chung cư cao tầng không có sân nên việc chọn vị trí đặt bàn thờ thiên trên sân thượng cũng là một giải pháp vì đối với bàn thờ thiên do bốn phương tám hướng đều là trời cho nên hướng đặt bàn thờ thiên cũng không nghiêm ngặt lắm.

Cây hương ngoài trời thờ ai?

Cây hương ngoài trời chính là nơi thờ trời, thần linh thổ địa, Tiền chủ, mà Tiền Chủ chính là chủ đầu tiên của ngôi nhà, ở ngôi nhà đó cho tới khi chết. Theo quan niệm dân gian của người xưa, ngôi nhà có sự thay đổi theo thời gian, nhưng ở tại cõi âm thì người Tiền Chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa nay của họ. Chính vì thế các chủ ở sau không muốn bị vong hồn của người Tiền Chủ quấy rối thì nên lập một bàn thời ngoài trời để thờ Tiền Chủ cho riêng gia đình mình.

Bàn thờ của Tiền Chủ chính là một cây hương ở ngoài trời. Cây hương đó có 1 trụ cao khoảng 1m trở lên, mé trên của trụ được xây rộng ra như một mặt bàn thờ, có thành ở đằng sau và hai bên. Ở bên trên bàn thờ có đặt một bát hương, không đặt bài vị bởi không ai biết tên của Tiền Chủ nên khi cúng thì chỉ cần cầu khẩn là Bản gia Tiền Chủ là được.

Người ta thường cúng Tiền Chủ vào những ngày rằm, mồng một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may để xin cầu sự bình an cho mọi người trong gia đình.

Ý nghĩa việc đặt cây hương ngoài trời là gì?

Theo quan điểm về tâm linh và triết học, cây hương (bàn thờ ngoài trời) chính là sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương và cao hơn chính là ý nghĩa nhân văn, ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Nó được trồng thẳng đứng để kết nối một phương pháp tượng trưng.

Theo nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người Việt, cây hương có thể giúp truyền tải thông điệp thiêng liêng giữa các thế giới, giữa chốn âm dương và giữa con người thần linh hay ma quỷ.

Đặt cây hương ngoài trời để thờ cúng nhằm mục đích cúng xin “thông với thiên”, cầu mong điều cát lành. Ở trong nhà bị vướng mái, không thông thiên được, cho nên làm cây hương ngoài trời rồi ra ngửa mặt lên trời khấn vái.

Một số người phản bác rằng đã là trời thì không cần thông thiên cũng có thể thấu, tuy nhiên nếu quan niệm như vậy thì không cần phải có bất cứ một hình thức thờ cúng nào nữa kể cả bát hương.

Cách đặt cây hương ngoài trời để thờ cúng

Cây hương, bàn thờ ngoài trời có thể được đặt ở ngoài sân vườn, ban công.

Thông thường, cây hương gồm 1 trụ cao khoảng 80 cm trở lên. Phần trên cùng của trụ được làm rộng ra như một mặt bàn thờ, có thành ở đằng sau và hai bên. Ở bên trên bàn thờ có đặt một bát hương lọ hoa hoặc mâm bồng, không ghi tên hay bài vị mà có thể làm hình rồng chầu nguyệt. Trang trí hay lễ vật không cần quá cầu kì nhưng cần được bày biện thành kính, sạch sẽ và chỉn chu.

Người ta thường tiến hành nghi thức cầu khấn ban thờ ngoài trời vào những ngày rằm, mồng một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may để xin cầu sự bình an, cát tường

Cây hương thờ ngoài trời có thể làm bằng xi măng hoặc đá. Xây cây hương bằng xi măng có thể sơn các màu sắc khác nhau. Còn loại cây hương bằng đá thì vẫn giữ nguyên bản màu đá.

Cách chọn hướng khi lập bàn thờ ngoài trời

Người xưa thường chọn vị trí thích hợp trước rồi mới xét đến phương hướng. Do tính chất bàn thờ thiên là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời, nên cần đặt ở vị trí lộ thiên, hoặc bán lộ thiên.

Tùy theo vị trí và hoàn cảnh mỗi nhà mà khi lập bàn thờ thiên đặt ở vị trí sao cho thuận tiện với việc thắp nhang nhất có thể.

Sau khi đã chọn được vị trí đặt cây hương, ta xét đến hướng. Thông thường hướng của các dạng bàn thờ nói chung theo phong thủy là hướng ngược với người đứng khấn để tiện cho việc lễ bái. Hướng bàn thờ tọa cát hướng cát là tốt nhất.

Tuy nhiên, đối với bàn thiên thì do bốn phương tám hướng đều là ngoài trời, cho nên vấn đề hướng không cần theo nghiêm ngặt. Nhưng vẫn cần phải lưu ý đến việc giữ được tính trang nghiêm, chỉnh tề, không nên đặt ở các góc quá khuất nẻo, cũng nên tránh hướng ra những chỗ thiếu quang đãng hoặc góc hẹp để người thắp hương khó hành lễ.

Quan niệm cha ông ta truyền lại là nên thắp nhang cúng trời đất vào các thời khắc âm dương giao hòa, lúc chạng vạng nhá nhem, nếu theo giờ âm là giờ Mão (khoảng 5-7 giờ sáng) và vào giờ Dậu (khoảng 5-7 giờ chiều tối).

Những lúc giỗ chạp như giao thừa thì nếu chọn được vị trí thuận lợi cũng giúp gia chủ dễ dàng cúng bái bày đồ lễ vào ban đêm mà không va vấp

Bài Văn Khấn Ngoài Trời Hàng Tháng Đầy Đủ Và Chuẩn Nhất

Ý nghĩa cúng ngoài trời mà gia chủ nên biết

Người xưa cho rằng, vào ngày này mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt với nhau, chiếu rọi vào mọi tâm hồn của trần thế nên con người chọn ngày Rằm và ngày mùng 1 để cúng ngoài trời. Nhờ lễ cúng này mà con người ta sẽ trở nên trong sạch hơn, dễ dàng đẩy lùi được những đen tối vấn đục trong lòng trong suốt tháng đó.

Nói tóm lại, thực hiện nghi lễ, làm mâm cúng, cúng và đọc văn khấn và tỏ lòng thành cầu nguyện vào hai ngày này sẽ được các vị thần và tổ tiên phù hộ. Nhờ lễ cúng mà giúp cho gia đình được bình an, sức khỏe tốt, cuộc sống may mắn trong tháng mới.

Lễ vật cúng ngoài trời mà gia chủ nên biết

Ngoài ra, tùy theo từng gia đình, đặc biệt nếu gia đình có điều kiện gia chủ có thể cúng thêm các món khác như thịt gà luộc, xôi, trứng. Nói tóm lại, việc làm lễ cúng ngoài trời hàng tháng có nhiều điều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là phải thành tâm khấn nguyện đối với ông bà tổ tiên. Tiếp theo là bài văn khấn ngoài trời hàng tháng mà Gốm Sứ Bát Tràng News muốn giới thiệu cho bạn!

Bài văn khấn ngoài trời hàng tháng chuẩn nhất

Văn Khấn Chúng Sinh Ngoài Trời Vào Ngày Rằm Tháng Bảy Hàng Năm

Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên và cầu siêu độ trì cho gia tiên tiền tổ nhà mình.

Ngoài cúng gia tiên, các gia đình còn bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà , để cúng cô hồn, ma đói , là nhưng vong linh không có người nhà cúng lễ.

Lễ cúng chúng sinh gồm: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, keo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh…

Chuyển nhà trọn gói Hà Thành sưu tầm bài văn khấn chúng sinh ngoài trời vào ngày Rằm tháng Bảy để các bạn có thể tham khảo và sử dụng.

Văn khấn chúng sinh (Ngày Rằm tháng Bảy ngoài trời)

“Nam mô a di Đà Phật ! Nam mô a di Đà Phật ! Nam mô a di Đà Phật ! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Chính thần. Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng – che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn Dù rằng : chết uổng, chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn, chết ốm đau Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn, chết đao binh Chêt vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hòa hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tính chủ thiêu hóa kim ngân Cùng với áo quần đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là: ………………………………………………………………………………………. Vợ / chồng: ……………………………………………………………………………… Con trai: ……………………………………………………………………………………. Con gái: ………………………………………………………………………………….. Ngụ tại số nhà …… đường phố …………. xã phường ………………… quận/ huyện …………….. tỉnh/ thành phố……….. Nam mô a di Đà Phật ! Nam mô a di Đà Phật ! Nam mô a di Đà Phật !”