Top 11 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ngoài Trời Ngày Mùng 1 Hàng Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Chung Thiên Ngoài Trời Hàng Tháng Ngày Mùng 1 Ngày Rằm

Văn khấn chung thiên ngoài trời hàng tháng ngày mùng 1 và ngày Rằm

Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều ngoài trời hàng tháng. Đây là phong tục không nhà nào là không cúng. Cùng tìm hiểu về văn khấn ngoài trời hàng tháng.

Cúng ngoài trời hàng tháng vào ngày rằm và ngày mùng 1 hàng tháng là phong tục truyền thống của Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tập tục này cũng là một nét văn hóa thờ cũng tín ngưỡng mà được người dân rất coi trọng.

Vào ngày rằm và mùng 1 mọi người sẽ thắp hương để cúng khấn cầu xin thánh thần sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình có cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Việc khấn như thế nào để đầy đủ như truyền thống văn khấn ngoài trời hàng tháng thực chất là bài văn khấn cúng chúng thiên ngoài trời, có nội dung như sau, bạn hãy đọc bài cúng dưới đây:

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Tín chủ chúng con đây là …………………………….Tuổi………………….

Hiện cư ngụ tại…………………………………………………………………

Hôm naym là ngày………. tháng…………năm………………… Tín chủ con xin thành tâm sắm lễ gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương dâng lên trước án thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ cùng Chư vị Tôn Thần.

Tiền Chủ thương xót tín chủ giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con được toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nhắc tới miền quê thuộc miền Tây Nam nước Việt, không ai là không biết tục thờ cùng “Bàn Thờ Ông Thiên” nơi trước sân ở mỗi nhà; nhưng danh từ “Bàn Thờ Ông Thiên ” có từ khi nào thì khó mà xác định một cách chắc chắn.

Lập cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên hay bàn thờ ngoài trời, là phong tục đã có từ lâu đời ở nước ta.

“Thiên” trong tiếng Hán có nghĩa là “Trời”. Từ ngàn đời xưa, Trời có vị trí quan trọng nhất trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng, được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ, thứ tự người dân ta thờ bái là “Trời – Phật – Thánh – Thần”.

Việt Nam xứ nông nghiệp, nên khi khấn vái, người ta cầu khấn Ngọc Hoàng, tức Ông Trời, cùng các vị thần linh đệ tử của Ngài trong tất cả các sự kiên liên qua tới cuộc sống như sinh đẻ, bệnh tật, dịch bệnh, hạn hán, lụt lội, mưa nắng, mùa màng v.v… như qua các thực tế trong việc van vái nơi “Bàn Thờ Ông Thiên” mỗi ngày hoặc qua văn chương truyền khẩu còn lưu lại mãi mãi:

Do đó, ở nhiều nơi, việc lập bàn thờ thiên là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà và được tính toán rất thận trọng. Có quan niệm cho rằng, cây hương ngoài trời chính là nơi thờ tiền chủ. Tiền chủ là người chủ đầu tiên của ngôi nhà.

Người xưa quan niệm, ngôi nhà luôn có sự thay đổi theo thời gian nhưng ở tại cõi âm thì người tiền chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa nay của họ. Chính vì thế các chủ ở sau không muốn bị vong hồn của người tiền chủ quấy rồi nên lập một bàn thờ ngoài trời để thờ tiền chủ cho riêng gia đình mình.

Bàn thờ của tiền chủ chính là một cây hương ở ngoài sân. Người ta thường cúng tiền chủ vào những ngày rằm, mồng một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may để xin cầu sự bình an cho mọi người trong gia đình.

Vậy trả lời câu hỏi cây hương ngoài trời thờ ai, bạn có thể lý giải theo 2 cách như trên: thờ trời đất, thần linh nói chung và tiền chủ của ngôi nhà.

Theo quan điểm về tâm linh và triết học, cây hương (bàn thờ ngoài trời) chính là sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương và cao hơn chính là ý nghĩa nhân văn, ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Nó được trồng thẳng đứng để kết nối một phương pháp tượng trưng.

Theo nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người Việt, cây hương có thể giúp truyền tải thông điệp thiêng liêng giữa các thế giới, giữa chốn âm dương và giữa con người thần linh hay ma quỷ.

Đặt cây hương ngoài trời để thờ cúng nhằm mục đích cúng xin “thông với thiên”, cầu mong điều cát lành. Ở trong nhà bị vướng mái, không thông thiên được, cho nên làm cây hương ngoài trời rồi ra ngửa mặt lên trời khấn vái.

Một số người phản bác rằng đã là trời thì không cần thông thiên cũng có thể thấu, tuy nhiên nếu quan niệm như vậy thì không cần phải có bất cứ một hình thức thờ cúng nào nữa kể cả bát hương.

Về hình thể Bàn Thờ Ông Thiên”, thì ai ai có qua vùng đất Nam Việt cũng đã thấy và đã biết hình dáng loại bàn thờ này, giống như nhị vị tiền bối Nguyễn Hiến Lê và Sơn Nam lược kể.

Thuở còn nghèo, mới khai hoang lập ấp, người ta chặt cây tràm, hoặc đốn gốc tre gai dài chừng từ 1 thước 60 đến hai thước làm trụ dựng làm bàn thờ ông Thiên. Trên đầu trụ đóng cây thành hình chữ thập nhằm mục đích giữ cho miếng ván dùng làm bệ thờ không bị lật rớt. Sau đó lựa miếng ván vuông vức khoảng chừng bốn tấc đặt lên chữ thập này.

Và vậy là có bàn thờ ông Thiên với cái lon thiếc làm chỗ cấm nhang, chai nước mưa, ba cái ly nhỏ để cúng nước và một chai nhỏ dùng làm bình bông cúng Trời Phật. Bông thường thường là bông trang, bông huệ, bông điệp, bông mồng gà trồng ngay nơi bàn ông Thiên mà mỗi nhà nào cũng có trồng khi bắt đầu dựng trụ thiết lập chỗ thờ cúng này.

Dùng cây tràm, dùng gốc tre lâu ngày trụ bàn thờ ông Thiên bị mưa nắng làm mục, người ta mới nghĩ đến việc dùng cây vông nem hoặc cây gòn làm trụ vì các loại cây này khi cắm xuống đất chúng sẽ đăm rễ ra nhánh nên trụ sẽ sống lưu niên từ năm này qua năm khác không sợ mục; chỉ có điều lâu lâu nên để ý mé bớt các các nhánh vông, nhánh gòn cho gọn để bàn thờ được tươm tất và đẹp mắt.

Dần dần về sau vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 miệt chợ Thủ thuộc Chợ Mới (An Giang) và nhiều nơi khác thuộc Long Xuyên như Cần Sây, Rạch Gòi Lớn, hoặc các vùng thuộc Châu Đốc, Cần Thơ, Sa Đéc, nói chung các vùng thuộc Tiền Giang và Hậu Giang người ta nghĩ ra cách đúc bàn thờ ông Thiên bằng xi măng cốt sắt và để bán tại chỗ hoặc có ghe chở bán khắp các làng quê trong vùng.

Do vậy sau này, ít thấy bàn thờ ông Thiên làm bằng cây vông, cây gòn, gốc tre hay các loại cây gỗ khác và chỉ còn vài nhà vì quá nghèo không mua nổi bàn ông Thiên đúc xi măng thì mới còn dùng các loại cây cối có sẵn trong vườn làm trụ bàn ông Thiên.

Do bản chất của gốc văn hóa nông nghiệp của người Việt nên có xu hướng sùng bái tự nhiên trong đó khá phổ biến nhất là việc thờ thiên địa ( Trời - Đất ) là những vị thần cai quản thiên nhiên gắn bó với sự sinh tồn của người dân Việt, ở vùng Nam bộ khi nói đến bàn thờ thiên hay còn gọi là bàn thiên địa thì ai cũng biết đó là bàn thờ Trời - Đất.

Nói đến bàn thờ Thiên là phải đưa ra ngoài trời nơi tiếp xúc với trời, trong dân gian và phong thủy thường có câu ( nhất vị nhị hướng ) để nói tầm quan trọng và thứ tự ưu tiên khi chọn lựa đất.

Bàn thờ ngoài trời là loại bàn thờ tương đối dễ lập. Có thể đặt theo các hướng tùy theo tuổi của chủ nhà. Hay nói cách khác bất kỳ tuổi nào theo hướng nào đều có thể đáp ứng được hết.

Để xác định được vị trí và hướng đặt bàn thờ thì ta lấy theo tuổi của người chủ nhà trong gia đình ( người đóng vai trò trụ cột ) vì phong thủy tốt hợp với chủ nhà thì sẽ càng nhiều tài lộc và ngược lại,( lưu ý quẻ mệnh phong thủy khác với quẻ mệnh tử vi ).Trên đây là quẻ mệnh phong thủy dùng để xác định hướng đặt bàn thờ.

– Loại quẻ 1 : Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh

Người Đông tứ mệnh là người thuộc các hành Thủy, Mộc, Hỏa

Người Tây tứ mệnh là người thuộc các hành Thổ và Kim

– Loại quẻ 2 : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch

Đông tứ trạch là các hướng: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc

Tây tứ trạch là các hướng: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

Văn Khấn Ngoài Trời Ngày Mùng 1 Ngày Rằm Hàng Tháng Đầy Đủ Chính Xác

Văn khấn ngoài trời hàng tháng hay văn khấn chung thiên ngoài trời sử dụng trong lễ cúng ngoài trời mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Bài văn khấn này cũng được sử dụng làm văn khấn thần linh ngoài trời, văn khấn bàn thờ thiên ngoài trời.

Văn khấn ngoài trời ngày mùng 1 và hàng tháng

Theo quan niệm thờ cúng của người Việt, mỗi ngôi nhà đều thay đổi theo thời gian, tuy nhiên các vị Tiền Chủ ở cõi âm vẫn luôn nhớ về ngồi nhà của họ tại dương thế. Vì vậy người xưa thường lập các bàn thờ Tiền Chủ ngoài trời để mong vong hồn các vị Tiền Chủ không quấy rối những người trong nhà. Những bàn thờ này còn được gọi với cái tên Cây hương đá, bàn thờ thiên, hay bàn thờ Tiền Chủ, có dạng một bàn thờ nhỏ, có mái hoặc không mái, được đặt trên một trụ cao khoảng hơn 1m.

Việc làm lễ cúng vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng chính là nghi lễ cúng Tiền Chủ, đồng thời cũng mong bình an, hạnh phúc cho gia chủ và những người thân trong gia đình.

Bài văn khấn ngoài trời hàng tháng (Văn khấn chung thiên ngoài trời)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………

Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Ngoài Trời Ngày Mùng 1 Hàng Tháng Chuẩn Nhất Đem Lại Tài Lộc

Ý nghĩa cúng ngoài trời ngày mùng 1 hàng tháng là gì?

Theo như phong tục người Việt. Ngày mùng 1 hàng tháng còn gọi là ngày sóc. Nghĩa của từ sóc là sự khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu cho một tháng nên vì thế gọi là ngày sóc. Còn ngày rằm được gọi là ngày vọng. Vọng ở đây có nghĩa là nhìn xa, trông rộng. Ngày rằm còn là ngày mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau ở 2 thái cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng, vào ngày này mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt với nhau, chiếu rọi vào mọi tâm hồn. Con người trở nên trong sạch hơn, đẩy lùi được những đen tối vấn đục trong lòng.

Họ tin rằng nhờ sự thông suốt của mặt trời và mặt trăng. Nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Cúng và tỏ lòng thành cầu nguyện vào ngày này sẽ được các vị thần thánh và tổ tiên phù hộ cho gia đình được bình an may mắn trong tháng mới.

Lễ vật cúng ngoài trời ngày mùng 1 hàng tháng

Những món lễ vật cúng ngoài trời ngày mùng 1 hàng tháng cần được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất. Việc này vô cùng quan trong, lễ vật to hay nhỏ, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào phong tục của từ vùng miền và điều kiện của gia chủ. Thế nhưng tối thiểu phải chuẩn bị đầy đủ các món lễ vật sau:

Hương

Trầu cau

Hoa Quả ( không dùng quả xanh)

Tiền vàng

Nước ( không dùng nước lã) và Rượu

Ngoài ra nếu gia đình có điều kiện gia chủ có thể cúng thêm các món như thịt gà luộc, xôi, trứng..

Việc cúng ngoài trời mùng 1 hàng tháng quan trọng nhất là phải thành tâm khấn nguyện. Mâm lễ có thể chuẩn bị đơn giản không cần quá cầu kì nhưng nhất định phải có các món lễ vật trên.

Tin khác: Văn khấn cúng cô hồn mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng

Bài văn khấn ngoài trời ngày mùng 1 hàng tháng chuẩn nhất

Tín chủ con là …………………………….Tuổi…………………. Ngụ tại……………………………………………………………… Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Sau khi hết tuần hương bạn khấn tạ thần linh 3 vái rồi lấy vàng mã đi hóa.

Văn Khấn Mùng 1 Ngày Rằm Hàng Tháng

Chuẩn bị đồ lễ vật cúng mùng 1, ngày rằm

Chuẩn bị bài văn khấn mùng 1 ngày rằm hàng tháng

Chuẩn bị bài văn khấn Thổ Công và các vị Thần (Trước khi khấn gia tiên thường phải cúng Thổ Công)

Lễ vật cần chuẩn bị để cúng mùng 1 và ngày rằm hàng tháng :

Thường gia chủ chỉ cúng chay, lễ vật đơn giản : Rượu, nước lọc, trầu cau, quả tươi, hoa tươi, tiền vàng,…

Gia đình cầu kỳ có thể chuẩn bị thêm những món mặn như thịt gà, lợn…Lễ vật tùy tâm, tuy nhiên không thể thiếu Hương. Việc dâng hương luôn có trong các lễ cúng nhằm thay gia chủ bày tỏ lòng thành kính tới các vị thần linh cũng như tỏ lòng tôn kính với gia tiên.

Văn Khấn Mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Trước khi cúng gia tiên, cần cúng thổ công và các vị thần

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng – Khấn Thổ Công và các Vị Thần

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần Quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Văn khấn mồng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng – Khấn Gia Tiên

Bài văn khấn gia tiên số 1 Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ………………………………… Hôm nay là ngày….. gặp tiết….. (ngày rằm, mùng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy). Bài cúng gia tiên số 2 Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. – Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ. – Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại. Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………….. Tín chủ con là …………………………………………. Ngụ tại ………………………………………………… cùng toàn gia quyến. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: – Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. – Hương hồn Gia tiên nội, ngoại. Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông Người người được chữ bình an, Tám tiết vinh khang thịnh vượng, Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Ý nghĩa của ngày mùng 1 ( mồng một ) và ngày rằm trong phong tục Việt Nam

Theo tục xưa để lại, văn hóa người Việt coi ngày mùng 1 ( Âm lịch ) chính là ngày Sóc, đây là thời điểm khởi đầu một tháng mới, và ngày Vọng tức là ngày rằm mỗi tháng, có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời…là thời điểm để họ tưởng nhớ tới tổ tiên. Vào hai ngày này mỗi gia đình thường sẽ làm lễ cúng gia thần, gia tiên, thành tâm cầu nguyện để mong cầu sự bình an, sức khỏe may mắn và thành đạt tới cho gia đình.

Bên cạnh đó người Việt cũng coi đây là ngày để họ thể hiện mong cầu về những điều sáng suốt, trong sạch, mong muốn được đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Đối với mỗi người dân Việt đây được xem là nghi lễ quan trọng không thể thiếu theo nét văn hóa của dân tộc.

Vào hai ngày lễ này, người dân thường chuẩn bị hoa quả, oản bánh, hương hoa, kim ngân, cau trầu tiền vàng mã, làm đồ chay để cúng. Khi làm lễ sẽ đọc bài văn khấn ngày rằm mồng 1 hàng tháng để kính khẩn mời báo tổ tiên, hoàn thành nghi lễ.

Lễ cúng ngày mùng 1 cũng có thể được thực hiện từ ngày 30, còn lễ cúng ngày rằm cũng có thể được thực hiện từ ngày 14, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì, vẫn là chúng ta làm đẩy đủ nghi lễ kính cẩn tổ tiên, chỉ có điều là chúng ta làm trước một ngày.