Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Nhà Mẫu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Mẫu Bài Văn Khấn Vong Thai Nhi Tại Nhà Đúng Chuẩn

Theo phong tục, tập quán của người Việt khi gia đình có người mất đi thì đều thực hiện lễ cúng siêu thoát cho người đã mất. Và việc cúng siêu thoát này càng quan trọng hơn đối với vong thai nhi. Cúng siêu thoát cho vong thai nhi giúp đứa trẻ được siêu thoát, bỏ hết nợ nần, ân oán dương gian, đầu thai sống kiếp người mới.

Nguyên nhân khiến thai nhi không được chào đời

Có rất nhiều lí do khiến thai nhi chưa kịp chào đời mà đã mất đi:nguyên nhân khách quan tác động khiến mẹ mất bé, hoặc cũng có thể do điều kiện mà bố mẹ bắt buộc phải bỏ em đi. Nhưng dù là lí do nào thì bé cũng sinh ra lòng oán hận cha mẹ, cho rằng cha mẹ nhất định bỏ rơi mình. Nhưng vong thai nhi bị bỏ rơi thường trở thành những oan hồn lang thang, lâu ngày nếu không được thờ cúng, siêu thoát sẽ trở thành quỷ dữ quay về quấy phá và trừng phạt những người trong gia đình.

Văn khấn vong thai nhi tại nhà đúng chuẩn

Khi bắt đầu làm lễ cúng vong thai nhi

Khấn Nam mô a dì đà phật ( 3 lần)

Hôm nay là ngày…. Tháng… Năm ( cả âm và dương). Tín chủ con là …( nêu rõ họ tên)… ngụ tại ….( nêu rõ địa chỉ đang ở) thành kính dâng lên chư phật, mong ngài ban phước cho toàn thể chúng sinh không sót một ai những điều tốt nhất. Con xin các chư thiên, thiện thần, hộ pháp, xin các ngài che chở cho con và gia đình luôn bình an, thoát khỏi mọi điều xấu xa giữa hai cõi âm dương.

Con xin được nhờ vào lễ cúng này, hồi hướng, cầu siêu cho mọi chúng sinh đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt khổ đau, nhanh chóng được luân hồi. Con cầu xin cho gia tiên họ… cho cha…, mẹ… hay… ( những người đã khuất) sớm được siêu thoát.

Trên hết, gia chủ con xin thành tâm sám hối với nghiệp mà con phạm phải cho các hài nhi đã từng kết duyên cùng với gia đình mà con chối bỏ. Mong cho các nhi tử tha thứ và xoá bỏ mọi oán hận gây khó khăn tới chúng con. Hi vọng các hài nhi buông bỏ và chuyển kiếp đầu thai vào cõi mới. Cầu khấn cho tất cả các vong thai nhi khác sớm hoan hỷ siêu thoát.

Gia chủ con sẽ làm nhiều điều thiện, tâm hướng lành, trợ giúp cho các hài nhi.

Sau khi kết thúc lễ cúng vong thai nhi

Gợi ý hay: Bài Văn Khấn Tảo Mộ Tết Thanh Minh Nằm Mơ Thấy Em Bé Trai Điềm Báo Gì?

Mâm lễ khấn vong thai nhi bao gồm những gì?

– Quần áo ( quần áo trẻ sơ sinh). Gia đình nên mua vải ( giấy ) về tự cắt quần áo cho bé.

– Những đồ vật mà trẻ con thích và thường sử dụng như: bánh kẹo, sữa ( có thể cho ra cốc hoặc sữa hộp nhỏ), đồ chơi.

– Hoa tươi, trái cây tươi, nhang thơm, tiền vàng.

Khi tiến hành lễ cúng vong thai nhi tại nhà, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

– Cha mẹ thắp 3 nén hương, khi hương cháy được 1 nửa thì tiến hành đốt quần áo cho bé. Bố mẹ đổ sữa từ từ xuống đất giống như bé đang ở bên cạnh bố mẹ.

– Đồ cúng vong khi hạ xuống chia đều cho các thành viên trong gia đình, không được phép vẩt đi.

– Nếu gia đình có điều kiện, bố mẹ nên cúng vong hồn thai nhi đều đặn hàng tuần, hàng tháng.

– Cúng vong thai nhi không cần đốt quá nhiều vàng mã.

– Mâm cúng thai nhi bắt buộc là đồ chay, không được cúng đồ mặn, không được sát sinh.

– Để bé có thể yên tâm siêu thoát, luân hồi sang kiếp khác, bố mẹ không được khóc than.

– Gia đình nên làm việc thiện, phóng sinh để tích đức cho bé.

– Trong lễ cúng vong thai nhi tốt nhất có cả mặt bố và mẹ.

Văn Khấn Mẫu Thượng Ngàn

Văn khấn mẫu thượng Ngàn, hay Lâm Cung Thánh Mẫu hay Bà Chúa Thượng Ngàn Bà là một trong ba vị Mẫu (cùng với mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải) được thờ cúng trong điện, cạnh đình, chùa của người Việt Nam.

Nguồn gốc “Thánh Mẫu Thượng Ngàn”

Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, Lâm Cung Thánh mẫu hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Lê Mại Đại Vương, Bạch Anh Công chúa, Diệu Tín Thiền sư, La Bình Công Chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa… Thượng Ngàn Thánh Mẫu thường mặc áo màu xanh, Ngài là một trong ba vị Mẫu được thờ cúng ở tại Tòa Phủ đền điện Mẫu.

Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn. Bà là một trong ba vị Mẫu (cùng với mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải) được thờ cúng trong điện, cạnh đình, chùa của người Việt Nam.

Mẫu Thượng Ngàn là vị thần vâng phụng Tản Viên Sơn Thánh (Ngũ Nhạc Thần Vương) cai quản thổ dân, núi rừng, muông thú, chim chóc cây cối trên sơn lâm. Ngài là con gái của Sơn Thánh và Mị Nương (con gái vua Hùng). Tên là Nguyễn Thị Na (Na Bình Công chúa), từ nhỏ luôn luôn theo cha đi đây đó, nên Na Bình học hỏi rất nhiều, lại thêm tài thiên bẩm nên việc gì nàng cúng giỏi, Sơn thần, tù trưởng, sơn dân, thổ mán ai ai cũng kính trọng quý mến nàng. Khi Tản Viên về trời, nàng thay cha cai quản 81 cửa rừng Nam Giao, dân chúng tù trưởng các nơi, không ai là không ghi ơn nàng. Đấng Tối Cao còn ban thêm cho nàng nhiều phép thần thông, đi cạnh bên nàng luôn có 12 cô thổ mán theo hầu, họ là những người sơn nữ các nơi nàng đi qua, nguyện theo nàng học tập tu luyện. Một ngày đẹp trời, áng mây ngũ sắc hạ tới, nàng cùng 12 cô ngự mây bay về trời.

Bởi vậy những người đi vào rừng, khai thác khoảng sản trong rừng thường tìm đến cầu xin sự che chở của bà nơi trốn rừng thiêng nước độc, cầu mong được bình yên, che chở.

Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, trước khi ra trận đánh giặc cũng thường làm lễ để cầu xin sự phù hộ của bà, sau mỗi chiến thắng đều sẽ làm lễ tạ ơn và sắc thượng phong cho bà là công chúa. Cũng theo truyền thuyết, trong một cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh xâm lượng có lần quân Lam Sơn đã bị bao vây trong rừng, đêm tối bà đã hóa thân thành bó đuốc lớn để soi đường cho đoàn quân rút chạy an toàn về núi Chí Linh. Sau đó bà lại phù hộ cho đội quân có thêm sức mạnh trước cảnh đói rét mà rèn luyện binh khí, phản kích và giải phóng vùng Nghệ An. Đây cũng chính là tiền đề cho cuộc chiến dành thắng lợi trước nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.

Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ. Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể. Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng. Hương tử con là ….. Nhân tiết …..Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Văn Khấn Lễ Thánh Mẫu

Nam mô a di đà Phật!

Tín chủ chúng con thành tâm kính lậy đức hiệu Thiên chí tôn – Kim khuyết Ngọc Hoàng huyền khung cao Thượng đế.

Kính lạy:

• Đức trùng thanh vân

• Lục cung công chúa

• Đức Thiên tiên Quỳnh hoa Liễu Hạnh, mã hoàng công chúa, sắc phong chế thắng hòa diệu đại vương gia phong

• Tiên hương Thánh mẫu

• Đức đệ nhị đỉnh cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa

• Lê Mai đại vương

• Đức đệ tam Thủy phủ – Lân nữ công chúa

• Đức đệ tứ Khâm sai Thánh mẫu

• Tứ vị chầu bà, Tam tòa Thánh mẫu

• Năm Tòa Quan lớn

• Mười dinh các quan

• Mười hai Tiên cô

• Mười hai Thánh cậu

• Ngũ hổ Đại tướng

• Thanh hoàng bạch xà Đại tướng

Tín chủ con là ………………………………..tuổi…………..ngụ tại……………………………………..

Tín chủ con nay sửa lễ tại …………………………………………………………………….

Xin chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin, mong các Ngài xót thương ủng hộ cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn, điều lành thường tới, điều dữ thường lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng, an lành, mãi mãi Tài như nước đến, Lộc tựa mây về, bốn mùa không hạn ách, tám tiết có Phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến chúng con sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô a di đà Phật!

Tín chủ chúng con nay dốc lòng kính lậy Đức Chúa Thượng Ngàn, đỉnh thượng cao sơn, triều Mường Sơn tinh công chúa – Lê đại mai Vương ngọc điện hạ.

Kính lạy: Đức Thượng ngàn chúa tể Mỵ nương, Quế hoa công chúa, tối tú tối linh, cai quản 81 cửa rừng trong cõi Nam giao.

Chư Tiên, chư Thánh, chư Thần, bát bộ Sơn trang, mười hai Tiên nương, văn, võ thị vệ, Thánh cô, Thánh cậu, Ngũ hổ, Bạch xà đại tướng.

Nhân tiết ……………………………………………………………………………………………………………….

chúng con xin cung kính thỉnh đến Phủ Chúa trên ngàn. Đốt nén Tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, cúi xin lượng cả bao dung. Thể đức hiếu sinh ra tay cứu vớt, độ cho tín chủ chúng con cùng Gia quyến, bốn mùa được chữ bình an, tam tiết được hưng long, thịnh vượng, lộc, tài quang tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện.

• Nam mô a di đà Phật

• Nam mô Thập phương thường trụ Phật

• Nam mô Thập phương thường trụ Pháp

• Nam mô Thập phương thường trụ Tăng

• Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật

• Nam mô cực lạc Thế giới a di đà Phật

• Nam mô dương lai hạ sinh Di lặc Thiên tôn Phật

• Nam mô Thập phương Tam thế nhất thiết chư Phật

• Nam mô đại trí Văn thù Sư lợi Bồ tát

• Nam mô đại hạnh Phổ hiền Bồ tát

• Nam mô đại bi Quán thế âm Bồ tát

• Nam mô đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát

• Nam mô Lịch đại Tổ sư Bồ tát

• Nam mô a di đà Phật

Con xin thỉnh mời, thỉnh mời:

• Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế

• Con lạy Ngũ vị Tiên ông

• Con lạy đệ nhất thượng Thiên

• Con lạy đệ nhị Thượng ngàn

• Con lạy đệ tam Thoải phủ

• Con lạy đệ tứ Khâm sai

• Con lạy tứ vị chầu bà

• Con lạy tam tòa Thánh mẫu

• Con lạy năm dinh Quan lớn

• Con lạy Thập nhị Tiên cô

• Con lạy Thập nhị Thánh cậu.

• Con lạy Trần triều hiển Thánh Hưng Đạo Vương.

Nay nhân ngày……..

Tín chủ con có Phù tửu, nhang, đăng, lễ nghi, phẩm vật. Nhất Tâm tướng, vạn tâm cầu, mang miệng để tâu, mang đầu đến lễ, cùng cô cùng cậu, rủ lòng thương xót trước sau như một đôi đức từ bi, nay con có lỗi lầm điều chi, xin Mẫu đại xá phù trì, tất cả con cháu khang ninh, Tổ đức hiếu sinh, anh linh Thánh mẫu, cứu khổ trừ tai, tiến Phúc tăng tài, xin Ngài chứng giám.

Nam mô a di đà Phật!

Các Mẫu Văn Khấn Mùng 1

1. Các mẫu văn khấn Gia Tiên mùng 1

Từ xa xưa, trong dân gian thường lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời khấn thành tâm. Vì vậy, để chuẩn bị văn khấn, lễ cúng mùng 1 hàng tháng là một trong những việc quan trọng khi thực hiện các lễ cúng vào ngày mồng 1

1.1. Bài văn khấn Gia Tiên ngày mùng 1 hàng tháng

Chuẩn bị lễ cúng Gia Tiên mùng 1 hàng tháng

Chuẩn bị đồ lễ như sau: – Nhang hương

– Hoa tươi

– Quả sạch

– Bánh oản

– Đồ chay

– Bánh kẹo

– Vàng mã

– Trầu cau

Mâm lễ cúng Gia Tiên ngày mùng 1 hàng tháng

Mẫu bài văn khấn Gia Tiên mùng 1 hàng tháng

Các bạn CLICK vào file tải miễn phí bài văn khấn Gia Tiên mùng 1 hàng tháng:

1.2. Bài văn khấn Gia Tiên ngày mùng 1 Tết

Chuẩn bị lễ cúng Gia Tiên ngày mùng 1 Tết

Sắm lễ: – Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)

– Trầu cau

– Rượu

– Đèn, nến

– Lễ ngọt, bánh kẹo

– Mâm cỗ mặn

Mâm lễ cúng Gia Tiên ngày mồng 1 Tết

Mẫu văn khấn Gia Tiên mùng 1 Tết

Các bạn CLICK vào file tải miễn phí bài văn khấn Gia Tiên mùng 1 Tết:

2. Các mẫu văn khấn Thổ Công mùng 1

Theo truyền thống, vào mồng 1 hàng tháng, Tết Nguyên Đán, các gia chủ cần sắm đồ lễ cúng thổ công trong nhà mình. Vậy đồ lễ cúng thổ công cần có những gì? Bài văn khấn thổ công ra sao?

2.1. Bài văn khấn Thổ Công ngày mùng 1 hàng tháng

Chuẩn bị các lễ cúng Thổ Công mùng 1 hàng tháng

Chuẩn bị lễ chay: – Hương

– Hoa tươi

– Rượu trắng

– Trầu cau tươi

– Trái cây tươi, bánh kẹo (tùy lễ vật của mỗi gia đình)

– Nước trắng

– Vàng mã

Chuẩn bị lễ mặn: – Hương

– Hoa tươi

– Trầu cau

– Rượu trắng

– Nước trắng

– Thịt luộc: thịt gà hoặc thịt lợn luộc

– Các món mặn khác: món xào, món canh

– Đồ vàng mã

Mâm lễ cúng Thổ Công mồng 1 hàng tháng

Mẫu văn khấn Thổ Công mùng 1 hàng tháng

Các bạn CLICK vào file tải miễn phí bài văn khấn Thổ Công mùng 1 hàng tháng:

2.2. Bài văn khấn Thổ Công ngày mùng 1 Tết

Theo quan niệm dân gian, vào ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán. Ngoài việc cúng Gia Tiên thì cúng Thổ Công trong nhà là điều không thể thiếu để cầu mong bình an, những điều tốt lành trong năm mới.

Chuẩn bị lễ cúng Thổ Công mùng 1 Tết

Lễ vật dâng cúng: – Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)

– Trầu cau

– Rượu

– Đèn, nến

– Lễ ngọt, bánh kẹo

– Mâm cỗ mặn: Xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ.

Mâm lễ cúng Thổ Công ngày mồng 1 Tết

Mẫu bài văn khấn Thổ Công mùng 1 Tết

Các bạn CLICK vào file tải miễn phí bài văn khấn Thổ Công mùng 1 Tết:

3. Cách khấn khi đi Chùa mùng 1

3.1. Chuẩn bị các lễ cúng ở Chùa mùng 1

Sắm lễ: – Hương

– Hoa tươi

– Các loại quả

– Oản

– Xôi, chè

– Vàng mã, tiền âm phủ (nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông)

3.2. Cách hạ lễ khi đi Chùa

– Đến chùa hành lễ phải đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

– Tiếp theo là chính điện nơi thờ Tam Bảo.

– Sau đó mới đi lễ ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

– Cuối cùng là lễ ở nhà thờ Tổ.

3.3. Mẫu bài văn khấn mùng 1 ở Chùa

Các bạn CLICK vào file tải miễn phí các bài văn khấn mùng 1 ở Chùa: