Top 12 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Nhà Thờ Họ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Cúng Tại Nhà Thờ Họ, Bài Khấn Tổ Tiên Tại Nhà Thờ Họ

Các gia đình có quan hệ họ hàng với nhau sẽ có chung một nhà thờ họ dùng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ và ghi tên các thành viên trong các gia đình thuộc dòng họ đó, khi thờ cúng, các gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng tại nhà thờ họ để giao tiếp với thế giới tâm linh, với những người đã khuất.

Khi đến ngày giỗ Chạp hoặc khi tiến hành cúng Tế lễ đầu năm, gia chủ thuộc dòng họ sẽ đọc văn khấn cúng tại nhà thờ họ để mời ông bà, tổ tiên của dòng họ về thưởng thức mâm cúng mà con cháu đã chuẩn bị, đồng thời, ban phước lành, sức khỏe cho toàn bộ con cháu thuộc dòng họ đó. Văn khấn cúng tại nhà thờ họ phải thể hiện được sự thành tâm, kính trọng, biết ơn của con cháu dành cho những người đã khuất của dòng họ.

Văn khấn cúng lễ Đức Thánh Trần cũng là mẫu văn cúng được sử dụng nhiều khi đi lễ Đức Thánh Trần, nội dung của văn khấn cúng lễ Đức Thánh Trần là tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với các bị Tôn Thần đã có công với đất nước,

Văn khấn cúng tại nhà thờ họ là một bài văn khấn cúng được nhiều người quan tâm nhằm tiến hành thủ tục cúng tại nhà thờ họ được diễn ra đầy đủ, chính xác nhất. Văn khấn cúng tại nhà thờ họ sẽ là phương thức để giao tiếp giữa con cháu trong nhà với ông bà, tổ tiên đã mất, vì vậy, trong quá trình làm thủ tục và đọc văn khấn, các bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh những sai sót, thiếu sót, vấp váp, không rõ ràng.

Văn khấn cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu cũng được những người hay đi lễ tại đền, miếu đọc để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu đã có công xây dựng làng xã, các bạn hãy đọc để hiểu nội dung của văn khấn cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu cần thiết trong các dịp đi lễ.

Văn Khấn Cúng Tại Nhà Thờ Họ Văn Khấn Giỗ Tổ Họ

Văn khấn cúng tại nhà thờ họ Văn khấn giỗ tổ họ

Văn khấn cúng tại nhà thờ họ

Văn khấn cúng Thần tài Thổ địa

Bài văn khấn cúng lễ tạ đất

Bài cúng thay bát hương mới

Bài cúng tại nhà thờ họ

BÀI KHẤN TỔ TIÊN DÒNG HỌ TẠI NHÀ THỜ HỌ

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:

Đang cư ngụ tại địa chỉ:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

Ý nghĩa cúng giỗ họ

Quan hệ huyết thống của người Việt khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc tức là họ hàng, dòng tộc. Và theo quy định “huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một họ. Mỗi họ có một ông tổ chung.

Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia đình, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ vấn tổ tầm tông. Và đương nhiên cuốn gia phả của dòng họ sẽ do người trưởng tộc giữ.

Con cháu trong một họ lập tự đường để thờ vị Thủy tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thủy tổ của dòng họ. Xưa kia, bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài Thần chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến hương, hoa, mâm quỳ, mâm bổng, đài rượu, hoành phi câu đối (trên đó ghi lại công đức của tổ tông). Đây là những đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây từ đường thì xây một đại lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ hoặc có tế tự thì cả họ ra đó cúng tế.

Mặc dầu đã có hương hỏa, nhưng đến ngày giỗ tổ, con cháu tùy thứ hạng cấp mà góp giỗ, gửi giỗ. Tiền cúng giỗ còn thừa sẽ dùng để mua sắm tự khí, hay tu sửa nhà thờ. Ngày giỗ họ, các trưởng ngành, chi họ đều phải có mặt, trường hợp bất khả kháng mới có thể vắng mặt.

Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng năm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm “con gái là con người ta” nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu “mới đúng là con mua về” thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xóa bỏ. Ngày giỗ họ không được mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ tập trung cúng giỗ và ăn uống. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày tết việc lễ bái sẽ do trưởng họ lo. Đến tháng chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ tổ.

Những dòng họ lớn, khá giả, trong ngày giỗ họ ngoài nghi thức cún lễ giỗ do tộc trưởng thực hiện, con cháu còn có thể mời phường bát âm tới tế lễ.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Nghi thức tế tự trong họ

Lễ nghi bao gồm việc tế lễ đối với thần linh, đối với người cõi âm và cả việc giao tiếp, chào hỏi, thiết đãi đối với người đang sống. Lễ nghi đối với phần âm cũng như đối với phần dương phải tùy thời đại, tùy cảnh ngộ, tùy đối tượng, tùy phong tục, địa phương mà vận dụng thích hợp.

Nói riêng về tế lễ về tế tự đối với gia phần, gia tiên, từng nhà, từng họ, thời nay đã khác xưa nhiều: từng nhà thì phổ biến làm nghi thức thắp hương, khấn vái thay cho hưng vái, phần hương, sái tử, điểm trà, đọc chúc văn…đối với họ thì phạm vi rộng lớn hơn, uy nghi hơn. Thời xưa lễ tổ còn phải dùng điển tế (nghi thức tế cao hơn lễ). Tế phải có nhạc, có trống chiêng, có quỳ bái điền đọc, có sơ hiến, có á hiến, tam hiến tuần, mọi động tác phải tuân theo đúng lời xướng và tiếng trống, tiếng chiêng. Thời gian hành lễ, phải một đến hai tiếng đồng hồ mới xong nhiệm vụ của người chủ tế và bồi tế, chưa kể thời gian từng chi một, từ lớp thúc phụ đến lớp con cháu lần lượt vào vái lạy, mỗi người bốn lạy, ba vái.

Thời nay nhiều họ đã đổi mới. Buổi lễ tế tổ hàng năm rất uy nghi rầm rộ, tất cả con cháu xa gần, trai gái, dâu rể, nội ngoại đều đến dự đông vui. Thay thế nghi thức lễ tế ngày xưa (như đã nói trên) bằng nghi thức tưởng niệm công đức tổ tiên: trình bày tiểu sử và công trạng Thủy tổ cùng các vị thiên tổ làm lễ rưng hương hoa và mặc niệm. Kết thúc buổi lễ, tộc trưởng đọc lời chúc tụng các vị cao lão trọng họ, trình bày chủ trương kế hoạch năm sau và phát lời kêu gọi dặn dò con cháu. Những năm gần đây có một số họ, một số địa phương theo xu hướng phục cổ tiến hành lễ tế có quỳ bái điển đọc như xưa, tất nhiên không thể uy nghiêm như lớp ông cha ta tiến hành trước đây, song cũng khá cầu kì tốn kém.

Vấn đề hiện nay nhiều người nhiều nơi còn bàn cãi lại: họ ta nên tế tổ theo nghi thức cũ hay mới? Theo quan niệm của các cụ ngày xưa: tế thần như thần tạ. Khi tế tổ phải tưởng tượng như các vị là từ Thủy tổ đến các vị tiên tổ các đời đang ngồi trên bàn thờ nhìn con cháu. Các họ tiến hành theo lệ cũ cũng có ý nghĩa nhắc lại cho con cháu đời nay biết không khí trang nghiêm mà cha ông ta đã tiến hành ngày trước.

Trong nghi thức cũng có những động tác có tính chất biểu tượng mà thôi. Thí dụ: trước khi vào tế, chủ tế và bồi tế phải làm lễ rửa tay (quán tẩy sở), chủ tế phải cùng với hai người chất sự đi lễ vật xem ấm chén, mâm, bàn đã trang nghiêm tinh khiết chưa? Trong bài xướng có một mục gọi là: ế mao huyết”. Người chất sự đi kèm với chủ tế đem một đĩa trong đó có đựng sẵn vài cái lông (bò, gà, lợn) cùng với một chút huyết đã để sẵn trên bàn thờ đem xuống vứt bỏ đi, coi như đó là vật uế tạp phai vứt đi trước khi hành lễ. Trong bài xướng liaiju có mục “ẩm phước, thụ tộ” sau ba tuần rượu cúng xong với ý nghĩa thần linh hay Thủy tổ, tiên tổ đã hưởng lễ xong nay ban cho con cháu được hưởng lộc. Người chủ tế sau khi nghe xướng “ẩm phước, thủ tộ”, bước lên quỳ trước hương án, hai người chất sự hai bên bước lên nhận một chén rượu và miếng thịt vai (tộ) đặt sẵn ở bàn thờ cao nhất, đi xuống quỳ dâng cho chủ tế, chủ tế cầm vái một cái và uống liền ăn liền, có nghĩa là uống cho thần linh chứng kiến, (phong tục này ảnh hưởng của Trung Quốc). Chén rượu và miếng thịt vai là hai thứ quý nhất trong lễ vật, (Việt Nam dùng miếng trầu thay cho miếng thịt, vì ăn thịt nhai nhồm nhoàm trong khi đang cũng rất bất tiện, hơn nữa trong văn hóa dân tộc ta miếng trầu có vị trí cao quý). Tất cả những động tác trên chỉ là động tác thành kính.

Việc theo nghi thức cũ hay mới là tùy từng họ. Những năm gần đây có đội hành lễ chuyên nghiệp do toàn phụ nữ đóng, có áo mũ hài hốt rất đẹp, động tác lên xuống quỳ bái rất chuẩn, rất hợp tình, hợp điển, hợp nhạc chuyên phục vụ lễ hội các địa phương. Nhiều dòng họ cầu kì còn mời những đội này tế lễ trong ngày dỗ tổ. Tế theo nghi thức cũ thì phải có chủ tế, bồi tế, điển, độc, người đánh trống đánh chiêng… phải có khoảng một hai chục người chấp sự trong họ biết làm. Xong quan trọng nhất vẫn phải phổ biến giáo dục cho con cháu biết ý nghĩa buổi lễ, đừng để lớp trẻ coi như làm trò diễn kịch mà giảm lòng thành kính mất đi không khí trang nghiêm.

Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Nhà Thờ Họ

Với mỗi dịp tế lễ trong năm tại mỗi gia đình như thế nào thì tại nhà thờ họ cũng được thực hiện nghiêm trang và quy củ. Những tập tục thói quen này mang tới ý nghĩa lớn cho dòng họ và các thế hệ con cháu noi gương, tiếp bước truyền thống cha ông ta để lại mà gìn giữ nét đẹp văn hóa không một dân tộc nào có được như dân tộc Việt Nam ta. Ngày Rằm tháng giêng tại nhà thờ họ cũng được tổ chức nghi lễ cúng tế. Trong mỗi dịp này văn khấn rằm tháng giêng có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó bài viết này sẽ hướng dẫn mọi người đọc đúng bài văn khấn lễ tế tổ tại nhà thờ họ tộc.

1.Ý nghĩa văn khấn rằm tháng riêng tại nhà thờ họ

Trong ngày rằm thì việc nhớ tới tổ tiên ông bà , nhớ tới thủy tổ dòng họ là việc ân nghĩa nên làm. Nhà thờ họ không chỉ là nơi tụ tập con cháu môi dịp tết lễ mà còn là nơi giáo dục thế hệ trẻ noi theo những tấm gương ân sâu nghĩa nặng với dòng tộc . Có những gia đình đã chuyển đi nơi khác sinh sống nhưng cũng cố gắng sắp xếp thời gian về dự lễ cho đầy đủ. Có những người quan niệm rằng: têt có thể không về nhưng ngày rằm đầu năm là phải về để toàn tâm toàn ý thờ cúng tổ tiên.

Đây cũng là một dịp hiếm có để con cháu quây quần đông đủ, gia tăng tình làng nghĩa xóm đậm đà, nâng cao tình cảm anh em thân thuộc. Do vậy, các nhà thờ họ vào dịp đầu năm mới rất đông vui nhộn nhịp lễ nghĩa.

Dịp lễ này còn là thời điểm con cháu khấn cúng để mong một năm mới tài lộc đơm hoa kết trái , cho nhiều quả ngọt, làm ăn hanh thông gia đình hạnh phúc mọi bề.

Ngoài việc chuẩn bị tình thần đi lễ thì mỗi gia đình cũng chuẩn bị cơm cúng một mâm tươm tất đủ đầy, dâng hương lên các cụ. Và đọc bài văn khấn Rằm tháng giêng đầu năm.

2.Văn khấn rằm tháng giêng tại nhà thờ họ tộc

(Trưa rằm tháng Giêng)

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tỉnh, huyện, Xã , tuế thứ ……..

Xuân chính nguyệt kiến sóc thập ngũ nhật.

trưởng tộc…, hợp đồng tộc thượng hạ đẳng cẩn dị, phù tửu, hàn âm, tư thành, trư nhục, thứ phẩm, phỉ nghi, cảm chi cáo vu.

Thái thỉ tổ hiệu ông bà cố Bạn vị tiền!

Thỉ tồ hiệu ông bà cố Cau vị tiền!

Tổ bá … vị tiền!

Tổ thần mạnh tướng quân, hiệu …, tự … vị tiền!

Tổ tỷ … vị tiền!

Tổ cô …vị tiền!

Tổ bá: … vị tiền!

Tiên thế tổ khảo… phủ quân vị tiền!

Tiên thế tổ tỷ …nhũ nhân vị tiền!

Ngũ thế tổ khảo tiền tùy quân ứng vụ… vị tiền!

Lục thế tổ khảo tiền kỳ lão… vị tiền!

Thất thế tổ khảo tiền ưu binh, chánh đội trưởng, phấn lực tướng quân, … tổ tỷ chính thất … tổ tỷ á thất…vị tiền!

Bát thế tổ khảo, tiền phó sứ …, tổ tỷ … vị tiền!

Cửu thế tổ khảo, tê thượng lão … vị tiền!

Thập thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập Nhất thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập Nhị thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập Tam thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Thập tứ thế tổ khảo, tổ tỷ vị tiền!

Viết lễ hữu xuân thiên tất cáo lễ dạ.

Cung duy: Tổ thần minh đức viện lai, nại gia vĩnh kiến, dụ hậu quang tiền, di mưu dực yến. Bản chi bách thế, ngưỡng bằng công đức chi bất thiên, hương hỏa ức niên thời phủ dụng, tuế thời chi kính hiến.

Xuân thiên tư thích, vật thỉ xuân sinh, phỉ lễ kính trần, cảm thời truy viện.

Phục vọng: Tổ tôn giám lâm, tích chi môn lư khánh diện.

Thực lại: Âm phù chi đại đức dạ. Thượng hưởng.

Kính kỵ: Lịch đại thế thứ, Cao tằng tổ khảo, tỷ liệt vị gia tiên đồng tùng tự.

Cập: Bản đường chi khuyết phạp chân linh đồng hợp tự.

Kính phụng: Bản gia ngũ tự phúc thần đồng giám cách.

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đọc đã hiểu được sơ qua về tập tục cúng lễ rằm tháng riêng tại nhà thờ họ và đọc bài văn khấn rằm đầy ý nghĩa được rồi.

Bài Văn Khấn Ở Nhà Thờ Họ Đầy Đủ Và Chuẩn Nhất

Bài văn khấn ở nhà thờ họ

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:

Đang cư ngụ tại địa chỉ:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

Nghi thức tế tự trong họ

Lễ nghi bao gồm việc tế lễ đối với thần linh, đối với người cõi âm và cả việc giao tiếp, chào hỏi, thiết đãi đối với người đang sống. Lễ nghi đối với phần âm cũng như đối với phần dương phải tùy thời đại, tùy cảnh ngộ, tùy đối tượng, tùy phong tục, địa phương mà vận dụng thích hợp.

Nói riêng về tế lễ về tế tự đối với gia phần, gia tiên, từng nhà, từng họ, thời nay đã khác xưa nhiều: từng nhà thì phổ biến làm nghi thức thắp hương, khấn vái thay cho hưng vái, phần hương, sái tử, điểm trà, đọc chúc văn…đối với họ thì phạm vi rộng lớn hơn, uy nghi hơn. Thời xưa lễ tổ còn phải dùng điển tế (nghi thức tế cao hơn lễ). Tế phải có nhạc, có trống chiêng, có quỳ bái điền đọc, có sơ hiến, có á hiến, tam hiến tuần, mọi động tác phải tuân theo đúng lời xướng và tiếng trống, tiếng chiêng. Thời gian hành lễ, phải một đến hai tiếng đồng hồ mới xong nhiệm vụ của người chủ tế và bồi tế, chưa kể thời gian từng chi một, từ lớp thúc phụ đến lớp con cháu lần lượt vào vái lạy, mỗi người bốn lạy, ba vái.

Việc theo nghi thức cũ hay mới là tùy từng họ. Những năm gần đây có đội hành lễ chuyên nghiệp do toàn phụ nữ đóng, có áo mũ hài hốt rất đẹp, động tác lên xuống quỳ bái rất chuẩn, rất hợp tình, hợp điển, hợp nhạc chuyên phục vụ lễ hội các địa phương.