Mua nhà, sửa nhà hay xây nhà là những công việc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Để ngôi nhà mới mang đến cuộc sống an lành, ấm áp và hạnh phúc viên mãn thì gia chủ phải làm lễ nhập trạch. Vậy cách nhập trạch và văn khấn nhập trạch thế nào là đúng cách.
Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt thực hiện mỗi khi cả gia đình chuyển tới nhà mới. Lễ này cũng áp dụng cả những trường hợp nhà mới xây hoặc nhà mới mua. Đây là một nghi lễ không kém phần quan trọng bên cạnh những nghi lễ động thổ hay cất nóc cho ngôi nhà. Theo quan niệm dân gian nghi lễ nhập trạch tương đương như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà.
1. Những công việc cần hoàn thiện trước khi nhập trạch
Trước khi làm lễ nhập trạch gia chủ cần đảm bảo hoàn thiện trước những việc như xây bếp, đặt bàn thờ, chuẩn bị gạo nước, có những đồ dùng tượng trưng như bàn ghế, chiếu hay chổi,… Trong lễ này, không quan trọng những người trong nhà cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên cầm đồ mang vào chứ không nên đi tay không. Người trong gia đình ở bất kỳ tuổi nào cũng có thể đi vào không phân biệt, hay kiêng kỵ. Lưu ý, bàn thờ trong nhà mới bày trí tối thiểu có bát hương đã tự bốc ít nhất trước giờ làm lễ khoảng từ 1-2 tiếng, đầy đủ đồ cúng như hoa, quả, nước,… không cần quá cầu kỳ.
Bàn thờ đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, tùy thuộc vào tọa hướng nhà thực tế. Ví dụ như:
Với bất kỳ vị trí bàn thờ ở đâu trong những hướng trên cũng đảm bảo nguyên tắc “Nhất vị Nhị hướng”. Bàn thờ không quay thẳng ra cửa, hay hướng nhà kho hoặc nhà vệ sinh.
Chuẩn bị thực hiện nghi thức nhập trạch phải chọn đúng giờ đun nước để kích hoạt những trường khí tốt tại khu bếp và thắp hương ở bát hương thần linh cắm trước. Sau đó chuẩn bị văn khấn nhập trạch.
2. Nghi thức của lễ nhập trạch – Cúng nhập trạch
Những nghi thức mà khi dọn về nhà mới gia chủ cần tuân thủ tuyệt đối là:
Các bước thực hiện cúng nhập trạch đúng cách diễn ra tuần tự như sau:
Bước 1: Khi vào trong căn nhà mới, gia chủ nên mang vào vật đầu tiên là một cái chiếu (hoặc một cái đệm) đang sử dụng.
Bước 2: Tiếp đó, gia chủ mang tiếp bếp vào. Có thể là bếp ga hoặc bếp giàu. Không nên mang bếp điện, vì bếp điện chỉ có tinh mà không có tướng có nghĩa là chủ có nhiệt chứ không có ngọn lửa. Thêm vào đó là mang những vật dụng khác trong ngôi nhà.
Bước 3: Lễ vật thờ phục đặt lên bàn hoặc mâm ở hướng đẹp và phải là tự tay gia chủ thắp hương. Thắp nhang và khấn thần linh văn khấn nhập trạch xin nhập nhà mới, lập bát hương thần linh và xin phép thần linh cho rước vong linh gia tiên nhà mình vào nơi ở mới thờ phụng.
Bước 4: Gia chủ châm bếp và đun nước.