Top 9 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Nhập Trạch Lên Nhà Mới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Cúng Nhập Trạch Nhà Mới Và Văn Khấn Cúng Nhập Trạch Nhà Mới

Cách cúng nhập trạch nhà mới và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới. Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ…

Cách cúng nhập trạch nhà mới và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới. Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên lưu ý các bước cúng sao cho đúng.

Cách cúng nhập trạch nhà mới và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới

Một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đó là các phong tục khi làm nhà mới. Khi chúng ta làm nhà mới có ba nghi lễ rất quan trọng đó là: Lễ Động Thổ ( đây là lễ xin phép Thổ Công ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng), Lễ Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất) và Lễ Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới).

Nghi lễ nhập trạch 1. Điều kiện để dọn về nhà mới

Khi muốn chuyển về nhà mới ở, bạn cần tuân thủ những điều sau:

– Xem và chọn ngày giờ tốt để về nhà mới.

– Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc sang nhà mới.

Cách cúng nhập trạch nhà mới và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới. Đích thân chủ nhà dọn đồ vào nhà mới

– Cũng đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà phải cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà theo sau, đồng thời cầm theo tiền của.

– Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất hoặc không có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển nhà về nhà khi trời đã chuyển tối vì điều này không tốt cho gia chủ.

2. Điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới

– Theo dân gian, người có mang không được phép dọn nhà nếu không sẽ phạm tội “Thần thai”. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.

– Người cầm tinh con hổ không nên tham gia vào việc dọn nhà.

– Trường hợp nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt và gia chủ chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm tại nhà mới.

Đây là những điều kiêng kỵ để tránh những không may xảy đến với gia chủ.

3. Lễ vật cần sắm sửa trong lễ nhập trạch Mâm lễ vật cần có trong lễ nhập trạch.

Trầu cau

Hương

Hoa

Vàng mã

Rượu

Thịt

Xôi

Gà…

Hoa quả

Bánh kẹo…

Cách cúng nhập trạch nhà mới và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới. Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch

4. Nghi lễ nhập trạch

Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

5. Văn khấn lễ nhập trạch

Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.

– Văn khấn thần linh:

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

– Văn khấn các yết gia tiên:

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Những lưu ý trước khi dọn về nhà mới

1. Hãy quan sát một lượt để quyết định xem vật nào nên giữ lại và vật nào nên vứt đi. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian dọn dẹp, đóng gói và vận chuyển đồ đạc. Hơn thế, đây cũng là cách để bạn tự tạo cho mình sự khởi đầu mới.

2. Đồ đạc sẽ được bảo vệ cẩn thận và tránh bị nhầm lẫn nếu bạn sử dụng thùng carton để đóng gói và ghi chú rõ ràng trên mỗi thùng.

Bạn có thể mua những thùng này hoặc tận dụng những thùng còn lại trong nhà. Cần nhớ, khi đóng gói đồ đạc nên nhóm lại các vật dụng có cùng chức năng sử dụng.

Cách cúng nhập trạch nhà mới và văn khấn cúng nhập trạch nhà mới. Gói đồ cẩn thận tránh vỡ khi vận chuyển đến nhà mới

3. Đối với những đồ đạc dễ vỡ, hãy bọc chúng trong những tờ báo với nhiều lớp trước khi vận chuyển.

4. Hãy chắn chắn mọi đồ đạc đã được gói gọn cẩn thận trước khi bạn vận chuyển để tránh bỏ sót những vật dụng quan trọng hoặc vì vội vã mà lỡ tay làm vỡ, gãy, đổ… các đồ dùng còn sử dụng tốt.

5. Để khi bước vào nhà mới bạn không phải hoảng hốt và mệt mỏi thêm vì nó quá bẩn và bừa bộn, hãy thuê dịch vụ dọn dẹp nhà cửa hoặc bạn và vài người thân có thể đến đó dọn dẹp trước vài ngày.

Nếu gia đình trước đó thường gặp nhiều trắc trở, bạn nên mua sẵn chổi mới, giường mới, thảm mới, rèm mới… để khởi sự tốt đẹp hơn.

6. Nếu nơi ở mới là nơi bạn tận dụng kinh doanh, hãy dọn ban thờ thần tài và ông địa thật chu đáo để tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, đừng quên chăm chút cho bàn thờ ông bà, tổ tiên.

7. Một bữa tiệc mừng nho nhỏ cùng người thân và bạn bè với sự xôm tụ, tiếng cười và tiếng nhạc sẽ tô thêm cho cuộc sống mới của bạn những âm giai hạnh phúc và đem đến nhiều điều thịnh vượng.

Các ngày “đại hao” kiêng nhập trạch

Tháng Giêng tránh ngày Ngọ

Tháng Hai tránh ngày Mùi

Tháng Ba tránh ngày Thân

Tháng Tư tránh ngày Dậu

Tháng Năm tránh ngày Tuất

Tháng Sáu tránh ngày Hợi

Tháng Bảy tránh ngày Tý

Tháng Tám tránh ngày Sửu

Tháng Chín tránh ngày Dần

Tháng Mười tránh ngày Mão

Tháng Mười một tránh ngày Thìn

Tháng Chạp tránh ngày Tị.

Văn Khấn Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới

Mua nhà mới hay về nhà mới là những công việc đại sự vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta. Để ngôi nhà mới mang đến cuộc sống an lành, ấm áp và hạnh phúc viên mãn thì gia chủ phải làm lễ cúng Nhập Trạch. Đây là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Ý nghĩa quan trọng của nghi lễ cúng Nhập Trạch về nhà mới là gì?

Nghi lễ cúng Nhập Trạch được coi là một trong những nghi lễ truyền thống của ông cha ta theo văn hóa tâm linh của người Việt mỗi khi cả gia đình chuyển tới nhà mới. Lễ cúng nhập trạch này cũng áp dụng cả những trường hợp nhà mới xây hoặc cho nhà gia chủ mới mua.

Những việc cần làm khi về nhà mới

Nghi lễ khi chuyển nhà

Các đồ vật quan trọng như bài vị cúng Tổ tiên, các thần phải được làm trước và phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Những thành viên khác trong gia đình thì phải đi theo sau vào và mỗi người đều phải cầm trong tay tiền tài hoặc thứ gì đó.

Sắm lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Mâm cúng dâng gia tiên, thần linh trong ngày nhập trạch về nhà mới cần có những thứ như trầu cau, hương hoa quả, vàng mã và lễ mặn gồm rượu, thịt, gà , xôi,..Khi về nhà mới thì vật đầu tiên bạn nên mang vào nhà là một cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa không nên mang bếp điện vì nó không có tinh và không có tướng. Đầu tiên làm lễ cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh gia tiên về nhà mới nơi thờ phụng. Lễ vật được để lên bàn, kê theo hướng nhà đẹp của gia chủ. Điều quan trọng là phải tự tay người gia chủ thắp nén nhang đầu tiên vào bát nhang. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin phép được về nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.

Văn khấn cúng nhập trạch về nhà mới

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời và mười Phương Chư Phật

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ đang cai quản trong khu vực này.

Được biết hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….

Tín chủ con là: …………………..

Hiện cư ngụ tại: ……………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình. Các ngài Thần Linh đang nắm quyền tạo hoá có thể đức hiếu sinh của trời đất mà luôn phù hộ dân lành cũng như bảo vệ sinh linh và nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình và chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần gia án tác phúc và độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới cũng như tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an và xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Chúng con chỉ có chút lễ bạc xin thành tâm trước án kính lễ và cúi đầu xin được các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Văn Khấn Khi Nhập Trạch Vào Nhà Mới

SẮM LỄ NHẬP TRẠCH VÀO NHÀ MỚI:

Bộ mũ áo thần linh đỏ + ngựa cờ kiếm đỏ;

2000 vàng hoa đỏ đại;

Bộ 5 mũ áo ngựa 5 màu (ngũ phương)

3 tập tiền Tào quan

7 đinh tiền vàng

1 Bộ quần áo ông bà tiền chủ.

Khi xếp ngựa, xếp 6 cụ Ngựa từ trái qua phải theo thứ tự: Trắng, Tím, Đỏ, Đỏ to, Vàng, Xanh kèm mũ ngựa xếp dưới.

Mâm lễ dâng Thần linh + Gia tiên

Hương, Hoa nhiều màu, nến 2 cây, trà, ngũ quả, trầu cau

Rượu, Gà (có thể thay bằng chân giò hoặc giò),

Đĩa gạo, muối

1 Đĩa bánh kẹo

Một mâm cơm canh có 3 món mặn (cúng gia tiên)

Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng hoặc rượu ngũ vị hương.

Bày lễ lên ban, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới, Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.

Đặt các vật phẩm phong thủy lên ban thờ (nếu có) hoặc trên bàn để sau Lễ Nhập trạch sẽ đặt để.

Chuẩn bị bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa Gạo Thần Tài + 1 bông hoa để để chút nhúng vào bát nước ngũ vị bao sái.

Bước 1: Chuẩn bị lễ (như trên)

Bước 3: Khấn “VĂN LỄ THÂN LINH KHI NHẬP TRẠCH” Sau đó khấn tiếp “VĂN LỄ GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH”

Bước 4: Bật bếp đun ấm nước đầu tiên pha ấm trà mới mời Thần Linh Gia Tiên

Bước 5: Lấy bát nước ngũ vị cùng Gạo Vàng Thần Tài lấy bông hoa nhúng vào bát vảy nước vào các góc nhà sau đó rắc gạo vàng thần Tài nơi đó.

Bước 6: Treo đặt các vật phẩm phong thủy vào vị trí đã chuẩn bị trước.

Bật bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải cho cháy 2 tiếng (Đun nước hay gì đó) để ấm nhà, sau đó mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.

Nhập trạch là dọn về nhà để ở nên cần chuyển hết đồ đạc vào trước bao gồm bàn ghế, tủ, kệ, bếp núc….. Chuyển đủ đồ để có thể về ở và cả nhà ngủ và sinh hoạt tại đó.

VĂN KHẤN THẦN LINH NGÀY NHẬP TRẠCH

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm …….

Tín chủ con là: …………………………………….cùng các thành viên trong gia đình

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ……………………….…………………………………………………..và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần

(nếu dọn đến nhà mới thì thêm: cho phép tín chủ con rước vong linh Gia Tiên chúng con về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng).

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

VĂN KHẤN CÁO YẾT GIA TIÊN NGÀY NHẬP TRẠCH

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch

Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:…………………………………….

Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

VĂN KHẤN LỄ TẠ SAU KHI NHẬP TRẠCH

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Tín chủ chúng con là:……………………………………..

Ngụ tại:………………………………………..

Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Trước bản tọa chư vị tôn thần cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám.Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lại xin tạ ơn Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh, gia tiên nội – ngoại họ ………… cúi xin thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Gia đình chúng con xin cảm tạ!

Tín chủ con lại xin tạ ơn các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đã đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Tạ ơn các vị đã phù trợ, giúp đỡ, che chở cho chúng con ở đây.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được hóa vàng tiến mã kính biếu các Ngài, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn Khấn Bài Cúng Lễ Nhập Trạch 【Về Nhà Mới】

Khi bạn mua nhà mới, chuyển qua nhà mới, sửa nhà hay xây nhà mới là những công việc đại sự vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta. Để ngôi nhà mới mang đến cuộc sống an lành, ấm áp và hạnh phúc viên mãn thì gia chủ phải làm lễ cúng nhập trạch. Trong bài viết này Đồ Cúng Tâm Linh Việt sẽ hướng dẫn các bạn các bước nghi thức của lễ cúng nhập trạch, Bài văn khấn cúng về nhà mới được sử dụng nhiều nhất và cách chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch (cúng về nhà mới) một cách đầy đủ và đúng cách nhất!

Nghi Lễ Cúng Nhập Trạch (lễ khấn cúng dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ khấn cúng quan trọng trong nghi lễ cổ truyền và văn hóa tâm linh của người Việt.

Ý nghĩa quan trọng của cúng nhập trạch về nhà mới là gì?

Nghi lễ khấn cúng Nhập trach được coi là một trong những nghi lễ truyền thống của ông cha ta theo văn hóa tâm linh của người Việt mỗi khi cả gia đình chuyển tới nhà mới. Lễ cúng nhập trạch này cũng áp dụng cả những trường hợp nhà mới xây hoặc cho nhà gia chủ mới mua. Đồng thời, đây là một trong ba thủ tục khi làm nhà mà người Việt bắt buộc phải thực hiện:

Lễ Cúng Động Thổ ( đây là lễ xin phép Thổ Công ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng, Khấn Cúng động thổ) Lễ Cúng Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất, Khấn cúng cất nóc) Lễ Cúng Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới, khấn cúng nhà mới). Theo quan niệm dân gian nghi lễ nhập trạch tương đương như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà.

Mua nhà mới, chuyển nhà mới, sửa nhà hay xây nhà là một việc to lớn trong cuộc đời mỗi người, nó đánh dấu sự hưng thịnh của mỗi gia đình. Quả thật đúng như vậy, tương truyền “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Khi làm đúng nghi thức chuyển nhà mới thì gia chủ sẽ cảm thấy yên tâm về mặt tinh thần, mang lại niềm tin trong cuộc sống, điều đó thật tốt đẹp, như một bước chạy đà cho gia chủ khi sinh sống tại nơi ở mới.

Những điều cần biết khi dọn vào nhà mới

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

#1 Văn khấn bài cúng lễ nhập trạch 【về nhà mới】

Văn khấn cáo yết gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Kính lạy Tiên nội ngoại họ……………………… Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm………. Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):………….. Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Thần linh

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực, Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh. Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn nhập trạch nhà chung cư và nhà thuê

Nhập trach là một trong những thủ tục được coi là quan trọng nhất khi về nhà mới. Bởi vậy mà đây là nghi lễ được nhiều gia đình quan tâm nhất đặc biệt những gia đình trẻ ở chung cư vì diện tích khá hẹp và họ có ít kinh nghiệm. Để giúp đỡ họ có 1 buổi lễ nhập trạch ưng ý nhất, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn như sau:

Nghi lễ nhập trạch

Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà. Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

Sắm lễ nhập trạch

Trong lễ nhập trạch có 3 công việc quan trọng mà gia chủ nhất định phải quan tâm, đó là sắm lễ, thủ tục và văn khấn.

Trong sắm lễ: Theo quan niệm dân gian, mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Đới với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp.

Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.

Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.

Về cơ bản, mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa ly, hương (nhang) thơm, đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, tâm sen, heo sữa quay (trọng lượng từ 3,2kg – 4kg) và bánh hỏi.

Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang (hương), rượu, giấy cúng, thịt heo quay và bánh bao.

Và mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.

Chính vì mâm cúng lễ nhập trạch trước kia quá cầu kì và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc nên hiện nay, gia chủ chỉ làm mâm cúng lễ nhập trạch gồm 3 phần chính như đã nêu ở trên.

Mâm cúng về nhà mới gồm những gì

Trái cây cúng nhà mới nên sử dụng 5 loại quả trở lên như: chuối, xoài, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Chọn những trái to, màu sắc đẹp, sáng, không bị hư, thối, nát. Sau khi rửa sạch, bài trí lên mâm cúng phù hợp. Không cần đặt nặng việc phải sắp xếp, bố trí thế nào, số lượng ra sao cho hợp phong thủy, điều này là cuồng tín. Sắp xếp gọn gàng, đẹp là được.

Mâm hương hoa

+ Hoa cúng là hoa tươi như hoa cúc, hoa ly, hoa hồng…

+ Nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau (têm sẵn)

+ Giấy vàng mã (Nếu là Phật tử không có món này)

+ 1 đĩa muối gạo

+ 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn với nhau

Mâm cơm cúng

Mặn hoặc chay ( một trong hai )

+ Mâm cơm mặn: Một bộ tam sanh (Có 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chum trà, 3 chum rượu, 3 điếu thuốc.

+ Mâm cơm chay: Nên có từ 4 món trở lên, tùy vào khẩu vị các thành viên trong gia đình, không mang tính bắt buộc. Một số món gợi ý: nem chay, bì cuốn chay, rau củ xào chay, canh nấm chay, xôi, chè…

Nguyên tắc xem ngày chuyển nhà nhập trạch chính xác

Theo phong thủy, nơi ở có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm sinh lý của con người. Mặt khác đối với người Việt, trước một việc làm gì quan trọng, người ta cũng rất lưu ý chọn giờ tốt để làm. Việc chuyển nhà được xem là có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và tài vận của gia chủ cho nên phải chọn những ngày tốt.

Ngày và giờ Nhập Trạch được xác định tùy vào tuổi của mỗi người, có người thời khắc này là xấu nhưng với người kia thì lại là tốt. Nên không thể xem chung một giờ cho tất cả các đối tượng.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn chọn được ngày Nhập Trạch tốt nhất theo tuổi của gia chủ, bằng rất nhiều phương cách có giá trị hay như; Tứ trụ, Kinh dịch, Bành Tổ kỵ nhật, Khổng Minh lục điệu, Thập Nhị Bác Tú, Thập Nhị Kiến Trừ, Ngọc Hạp Thông Thư, Âm dương ngũ hành, Can chi xung hợp… để phân tích toàn diện tốt xấu và đưa ra kết quả đáng tin cậy nhất để quý bạn hoàn toàn yên tâm ngày Nhập Trạch của quý bạn là ngày tốt nhất