Top 11 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Nôm Cô Chín Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Văn Khấn Cô Chín

Văn khấn cầu xin ở đền cô Chín

Trong Tứ phủ thánh cô, cô Chín nổi tiếng tài phép, xinh đẹp, sắc sảo. Cô được thờ chính tại Đền Cô Chín Giếng. Khi dâng lễ chắc chắn không thể thiếu được văn khấn Cô Chín đền Sòng để mong cô phù hộ, nghe được lời câu khẩn từ mọi người.

Đền cô Chín

Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa; Nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Được tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo.

Trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công Chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng; Chúa Liễu Hạnh được Cửu thiên Huyền Nữ hóa phép che chở; được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ , nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh. Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật, và cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước đi từ Đền Sòng sang đến Cô Chín, như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em – Một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ , đã có công cứu hộ Chúa Liễu Hạnh, Nhân dân lập đền thờ ngay bên cạnh chín cái giếng thiêng, Vì vậy ngồi đền đó được dân quen gọi là Đền Chín Giếng, hoặc Đền Cô Chín. Trước đền là suối Sòng ( Dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và Đền Chín Giếng). Dưới mặt suối thiên nhiên kiến tạo nên cảnh quan kỳ vĩ với 9 miệng giếng sâu quanh năm dâng nguồn nước trong xanh, không bao giờ vơi cạn.

Lễ hội Đền Cô Chín

Đền Cô Chín là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín quý khách còn được tham quan dòng suối trong mát( tương truyền là chín miệng giếng thiêng).

Hàng năm có rất nhiều du khách khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Vào ngày 26/2 âm lịch thường có lễ hội truyền thống( lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội). Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức chảy hội về đền cô để cầu xin Sức Khoẻ – Bình An – Tài Lộc – Làm Ăn Kinh Doanh.

Chuẩn bị lễ vật Đền Cô Chín

Tại Đền cô có rất nhiều đia chỉ bày bán phong phú nhiều đồ lễ. Bên cạnh những mâm lễ mặn là những mâm vàng mã, cây tiền, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tuỳ tâm đôi khi là thẻ hương, bông hoa và vài tập tiền âm phủ, có người cầu kỳ thì đĩa xôi, con gà, mâm quả đủ đầy không nữa thì dâng nhưng bộ vàng mã đặc trưng. Bước vào cửa Cô thắp nén hương và thành tâm cầu khấn để xin lộc Cô, cầu khấn cho một năm khoẻ mạnh, làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc, cầu con cầu của…

Văn Khấn Cô Chín

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật

Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai

Con sám hối con lạy Phật thích ca

Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát

Con nam mô a di đà phật

Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế

Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng

Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu

Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn

Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ nhất

Quan lớn đệ nhị giám sát

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ tứ khâm sai

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể,

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………

Tín Chủ ……………..Tuổi ………….

Ngụ Tại ………………………………

Con xin: ………………………………….

Văn Khấn Cô Chín Đền Sòng

Đền Cô Chín Sòng Sơn tại Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Nếu từ Hà Nội về Thanh Hóa thì Đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường thì đền Cô Chín Sòng Sơn nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng gần một cây số

Tại sao Đền Cô Chín Sòng Sơn còn được coi là nơi thờ chính của Mẫu Cửu và Chầu Cửu

Cô Chín là hầu cận không chỉ của Mẫu Liễu, mà còn là hầu cận của Mẫu Cửu Trùng, vì thế, Mẫu Cửu được thờ tại cung cấm của Đền Cô Chín Sòng Sơn. Mẫu Cửu tuy không giáng trần, nhưng có một đền thờ riêng tại Đền Mẫu Cửu tại Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Đền Mẫu Cửu Ninh Sở được coi là nơi thờ chính của Mẫu, còn Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là nơi thờ chính thứ hai của Mẫu Cửu.

Chầu Cửu là hậu cận của Mẫu Cửu, chuyên biên chép sổ sách. Tương truyền, Chầu giáng hiện tại đất Thanh Hóa, đôi khi giá ngự trong Đền Sòng. Vì vậy, đôi khi người ta cũng gọi là Chầu là Chầu Cửu Đền Sòng. Chính vì vậy, Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là một nơi thờ chính của Chầu Cửu.

Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa trên Thiên Cung xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu.Vì coi là kề cận bên Mẫu Liễu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng -Thanh Hóa và Phủ Bóng – Nam Định. Ngoài ra, ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Chính thế, Đền Cô Chín Sòng Sơn cũng được coi là nơi thờ chính của Chầu Cửu, bởi Chầu Cửu không giáng trần nên không có đền thờ riêng.

Có phải có 2 đền Cô Chín Sòng Sơn ở Sòng Sơn

Tại phía trước Đền Cô Chín Sòng Sơn, nằm ở bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng. Ngôi đền này chỉ mới được xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín. Ngôi đền này không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước. Ngôi đền này đã làm nhiều người lầm tưởng đó mới là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Nền ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền hiện nay được xây trên sườn đồi.

Trước đây, Đền Cô nơi đây chỉ là một đền nhỏ, đơn sơ. Sau này, với công đức của khách thập phương và quyết tâm của chính quyền địa phương đền Cô đã được xây dựng khang trang như ngày hôm nay.

 Thân thế Cô Chín Sòng Sơn

Theo truyền thuyết:   Cô Chín Sòng Sơn vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Có lẽ vì vậy, người ta sau này hay dâng Cô Chín Sòng Sơn võng đào.

Hiện chưa thấy tài liệu nào là Cô Chín giáng sinh vào một nhân vật nào trên trần gian. Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.

Cô Chín Sòng Sơn rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá Cô Chín. Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa, vòng hồng hay võng đào.

Có lẽ Cô Chín Sòng Sơn là một Thánh Cô nổi tiếng nhất trong các Thánh Cô nên hầu  hết các đền, phủ đều có thờ Cô. Tại các đền phủ, Cô Chín có thể có ban thờ riêng hoặc thờ chung với Cô Bơ hoặc thờ chung trong Cung Tứ Phủ Thánh Cô; hoặc Cô được thờ ở một Lầu Cô riêng biệt như: Cung Cô Chín đền Mẫu Sòng, cung Cô Chín Phủ Quảng Cung…

Tại sao Cô Chín Sòng còn gọi là Cô Chín Giếng

“Tương truyền Cô Chín Sòng Sơn- chính là Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Khi tiên cô Cửu Thiên Huyền Nữ  (tức Cô Chín) giáng trần, cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi.  Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách những người này rồi hành cho dở dại dở điên. Chính thế, trong văn của cô có câu: “Làm cho trăm chứng hiểm nghèo. Khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.

Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài bói toán. Cô Chín đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô. Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên do đền cô cai quản. Vì thế có câu: Cô Chín quyền cai chín giếng” là vậy. Vậy nên Cô Chín Sòng Sơn còn gọi với tên Cô Chín Giếng.  Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Các tên gọi khác của Cô Chín 

Văn Khấn Cô Chín Đền Sòng Và Các Nghi Lễ Cũng Cô Chín

Trong Tứ phủ thánh cô, cô Chín nổi tiếng tài phép, xinh đẹp, sắc sảo. Cô được thờ chính tại Đền Cô Chín Giếng. Khi dâng lễ chắc chắn không thể thiếu được văn khấn Cô Chín đền Sòng để mong cô phù hộ, nghe được lời câu khẩn từ mọi người. Bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn Thanh Hóa chính xác nhất giúp bạn cầu tài lộc và bình an.

Bài văn khấn cô Chín hay và đầy đủ nhất bạn nên biết

“Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng — Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai Con sám hối con lạy Phật thích ca Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát Con nam mô a di đà phật Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu. — Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông. Con lạy Tam vị chúa mường Chúa mường đệ nhất tây thiên Chúa mường đệ nhị Nguyệt Hồ Chúa mường đệ tam Lâm Thao Chúa Năm Phương bản cảnh — Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn Quan lớn đệ nhất Quan lớn đệ nhị giám sát Quan lớn đệ tam Lảnh giang Quan lớn đệ tứ khâm sai Quan lớn đệ ngũ tuần tranh — Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ. — Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể, Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chắp lễ chắp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền. Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm ………… Tín Chủ ……………..Tuổi …………. Ngụ Tại ……………………………… Con xin: ………………………………….“

Thần tích Cô Chín đền Sòng Sơn

Cô Chín theo truyền thuyết kể thì là Tiên nữ hầu Mẫu trong các đền. Gọi là cô Chín bởi vì cô cai quản chín giếng. Cô là tiên nữ rong chơi khắp muôn phương tứ hướng. Cô rong chơi khắp nơi mà không muốn ở lại một chốn nào. Tuy nhiên cho đến ngày về Thanh Hóa lại thấy hài lòng với đất trời vô biên nên hội họp thần nữ từ khắp nơi rồi lấy cây sung làm nhà, lấy si làm võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km.

Theo truyền thuyết kể lại thì ngự đồng cô thường mặc áo màu hồng phớt đào phai. Thường thì cô Chín hay múa quạt tiến mẫu và tiến vua. Nhưng cũng có lúc cô lại dịu dàng ngồi thêu hoa dệt lụa và múa quạt cánh tiên. Ai muốn cầu xin điều gì chỉ cần sắm sửa nến đỏ cùng với vòng hồng dâng lên thì đều được cô minh chứng và phù trợ cho. Thực chất, người ta vẫn thường thờ một số danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối tuy nhiên đền thờ cô Chín chính vẫn là Cô Chín Sòng.

Đi lễ cô Chín cầu gì?

Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh. Vì vậy, mọi người đi lễ cô Chín cũng thường cầu sức khỏe và bình an. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin cô ban cho Sức Khoẻ – Bình An – Tài Lộc – Làm Ăn Kinh Doanh.

Đền Cô Chín Giếng là một trong những ngôi đền linh thiêng tại miền Bắc Việt Nam. Vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch sẽ tổ chức hội đền Cô Chín. Bạn có thể đi vào dịp lễ hội hoặc tất cả các dịp lễ trong năm.

Khi đi lễ Cô Chín, các bạn có thể tùy tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, cốt là ở cái tâm thành kính. (Sắm lễ dâng Cô Chín nhưng thành tâm là quan trọng nhất)

Một số những lễ cơ bản nhất có thể chuẩn bị đó là hoa quả, rượu cúng, thuốc lá, trầu cau. Tất cả các lễ vật này nên chọn số lẻ để dâng. Hoặc cũng có thể dâng thêm một số những lễ vật như võng, nón hài, tiền vàng.

Hãy nhớ rằng, trong lễ dâng hương lễ cô Chín không thể nào thiếu được hoa. Cơ bản nhất là những lễ vật như: 12 quả cau, 12 lá trầu, 9 bông hoa hồng.

Không chỉ mình lễ dâng hương cô Chín mà bất cứ lễ vật đối với thần thánh nào thì cái tâm vẫn cần đi đầu. Tâm tốt thì lễ mỏng cũng được phù trợ. Không cần cao sang nhưng cần chân thành mà vẫn chạm đến lòng cô Chín. Chuẩn bị lễ cũng chỉ là cách hoàn thiện thêm lòng tôn kính mà thôi.

Những bài văn khấn khác

Bài Văn Khấn Cô Chín Đầy Đủ Nhất

Con Nam Mô A Di Đà Phật Con Lạy 9 phương trời,mười phương chư Phật,chư Phật mười phương Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng-Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai Con sám hối con lạy Phật thích ca Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát Con nam mô a di đà phật Con sám hối Thiên phủ,nhạc phủ,thoải phủ,địa phủ,Công đồng 4 phủ vạn linhCon lạy Ngọc Hoàng Thượng đế Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.-

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ nhất

Quan lớn đệ nhị giám sát

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ tứ khâm sai

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng., Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh.Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái.Con lạy táo quân quan thổ thần.Bà Chúa đất,bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………

Tín Chủ ……………..Tuổi ………….

Ngụ Tại ………………………………

Con xin: ……………………………

Cửu: Chín; Tỉnh: Giếng; Cửu tỉnh = Chín Giếng Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh; trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn; thị xã Bỉm Sơn; tỉnh Thanh Hóa. Đền Cách đền Sòng 1km về phía đông; ngược dốc rồi rẽ phải chừng 200m là đến chân đền Cô Chín. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ Chín miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng. Người dân trong vùng tin rằng; Trong số Chín giếng; miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi Cô Chín đang ngự. Tích xưa kể lại Cô Chín là con gái thứ Chín của Ngọc hoàng Thượng đế. Cô là một tiên cô giáng trần; trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi; từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin; nghĩ cô là yêu quái nên quở trách; đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên; không những vậy; cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo/ khi lội dưới suối khi trèo lên cây”. Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ; trong những năm chinh chiến loạn lạc; cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc; nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn; vua đã truyền dân lập đền thờ cô; trước đền có Chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản. Ngày tiệc cô Chín Giếng 9/9 âm lịch

Cô Chín Sòng sơn được thờ tại Đền Sòng Sơn; theo truyền thuyết xưa kể lại cô Chín là một cung nữ trên thiên đình; do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc; Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngày tiệc cô Chín Sòng Sơn 19/9 âm lịch. Cô Chín Thượng Ngàn ( Cô Chín Tít Mù)

Khác với cô chín Giếng ở đồng bằng; cô chín Tít mù ở thượng ngàn. Cô có tài trị bệnh bằng nước Suối. Tuy nhiên ít người hầu về giá cô. Đền cô lập ở Tít mù; Đồng mỏ; trên đường lên Chầu 10 mỏ ba. Ngôi Miếu nhỏ có suối nước thiêng; ai kêu cầu cô về in bóng trên nước Suối; đầu quấn khăn tía; có người dâng cô nón đỏ; có người dâng cô nón xanh để xin thuốc chữa bệnh. Ngoài ra Cô chín thượng ngàn còn được thờ tại Đền Và ( nơi thờ Đức thánh Tản viên sơn thánh). Cô giáng vào Lê Triều; cô Chín còn hiển linh báo cho một người đào được vàng sau Đền cô; sau này người này phát tâm xây dựng vào Đền cô. Thông thường cứ đến tết dân địa phương lại đi lễ Đền cô; sau đó vào lễ Chầu 10.Khi ngự đồng Cô chín thượng mặc áo như Chầu đệ nhị thượng ngàn; nhưng là áo ngắn vạt; chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu 10 đánh giặc.

Cô Chín Âm Dương được thờ tại Âm Dương Linh Từ. Địa chỉ: xã Phú Long ; huyện Nho Quan; Ninh Bình. Dân trong vùng thường gọi cô là Cô bé âm dương. Trong đại chiến Sòng Sơn; quân lính bị thương rất nhiều và được đưa về Nho quan; Ninh Bình. Vua cha thấy vậy liền sai Cô Chín xuống luyện thuốc cứu binh lính. Nước cô chín luyện là lấy ở giếng gần đấy; chính là cái giếng có Chín mạch nước nối liền với đền cô Chín Sòng Sơn. Khi xong việc; cô thác hóa về trời. Binh lính và dân chúng đội ơn nên lập đền thờ phụng. Do chiến tranh tàn phá; đền và giếng bị san lấp. Hiện nay ngôi đền được xây lại cách đấy khoảng 200m. Ai có duyên với Cô; cô cho nước tại giếng nước âm dương linh thiêng để chữa bệnh. Từ đền Đồi ngang đi lên Phố cát khoảng 3km đến Thôn 5; xã Phú Long. Các bạn hỏi thăm đường đi Cúc Phương ( khoảng 18 km đến Cúc Phương ). Các bạn đi thẳng; khi nào gặp ngã 3 to nhất thì rẽ tay trái và đi thẳng ( sẽ đi qua 1 doanh trại quân đội ). Đi khoảng 3 – 5km là đến Đền thờ cô Chín Âm dương. Nhiều người sát cửa Cô; được cô báo về nhưng không biết đường về. Ad post thông tin lên mong là hữu ích với các bạn.