Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ở Chùa Bái Đính Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Tòa Tam Thế Chùa Bái Đính

Sau khi bước lên cao qua 200 bậc đá, du khách lên đến sân toà Tam Thế chùa Bái Đính. Đứng ở đây, là đứng trên một quả đồi cao hơn 67m, nếu so với mặt đất ở dưới Tam quan. Nếu so với mặt nước biển thì sân toà Tam Thế có độ cao trên 76m.

Sân tòa Tam Thế chùa Bái Đính rất rộng, có diện tích 13.000m 2 ờ bốn phía toà Tam Thế chùa Bái Đính

Miêu tả Tòa Tam Thế chùa Bái Đính

Từ sân, có hai lối lên toà Tam Thế chùa Bái Đính, mỗi lối rộng 8m, gồm 32 bậc đá theo độ cao từ sân lên đến hiên là 4m. Giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá hình vuông mỗi chiều 10m, có diện tích 100m2 được ghép bằng nhiều phiến đá có độ dày 0,2m. Bốn góc của phù điêu đá, phía trên chạm khắc hai con phượng chầu, phía dưới bên phải chạm khắc con rùa, bên trái chạm khắc con ly, ở giữa là hình mặt nguyệt rộng bên trong chạm khắc con rồng uốn lượn. Bức phù điêu đá lớn này chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng), độ cao của các hình chạm khắc là 5cm.

Hai bên bức phù điêu đá đó dựng hai con rồng đá lớn, dài 10m, chạm khắc thông phong và kênh bong rất đẹp.

Nếu đứng ở hiên nhìn xuống theo đường chính đạo thì chỉ nhìn thấy mái sau của điện thờ Phật Tổ và đã ở độ cao so với mặt nước biển là 80m.

Đây là một toà cao, rộng, đồ sộ, nhất ở khu chùa Bái Đính. Chưa có một kiểu kiến trúc chùa nào trên đất nước ta đẹp đẽ, nguy nga, hoành tráng như ở đây. toà Tam Thế chùa Bái Đính kiêu hãnh nằm trên đổi cao nhất vùng, cao tói nóc 34m, dài 59,1m, rộng hơn 40m, diện tích trong nhà 2.364m 2. Toà Tam Thế cũng xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, có 3 tầng mái uốn cong, gồm 12 mái ở bốn phía. Tất cả các mái được uốn cong, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Các góc của mái đều có mái đao cong lên như hình đuôi chim phượng làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển, hài hoà như sóng nước thuỷ triều, như con thuyền trôi trên nước, như hai cánh chim đang dang rộng để bay lên. Đường nét này đã thấy khắc trên mặt trống đồng Đông Sơn, đó cũng là nét của vuông và tròn, của trời và đất, biểu tượng cho âm dương hoà hợp, nói lên chí hướng và tâm hồn người Việt Nam, thể hiện triết lý nhân sinh phương Đông sâu sắc.

Mái toà Tam Thế chùa Bái Đính dài rộng nên bờ đao cao tới 1,3m, mái đao cao 2,7m, mặt nguyệt ở đỉnh mái cao tới 4m, đầu kìm cao 3,5m. 12 mái đao đều đắp theo kiểu hoa lá dậy, biểu tượng cho sự sinh sôi nẩy nở, trường tồn. Ở phía dưới các mái đao đều đắp các con bài hoạ tiết cao 2,3m để đỡ chân đao.Vì có 3 tầng mái nên có 2 hàng cổ lâu, có tác dụng nâng độ cao của chùa lên, đồng thời vừa lấy ánh sáng vừa để thồng khí.

Toà Tam Thế chùa Bái Đính có 7 gian, 3 gian giữa (gian chính rộng 10,5m, hai gian bên, mỗi gian rộng 9m), 2 gian hai bên nữa mỗi gian rộng 7,2m, 2 gian chái mỗi gian rộng 4,5m (đều không tính đến cột). Trong toà Tam Thế chùa Bái Đính có 66 cột bê tông cốt thép giả gỗ cao to, gồm 2 hàng cột cái, hàng trước có 4 cột, hàng sau 2 cột; hai hàng cột trung, mỗi hàng 6 cột; 24 cột con ờ bốn phía và 24 cột hiên ở bốn phía. Cột cái cao đến 24,8m, đường kính l,lm, chu vi 3,3m; cột trung cao 16,2m, đưòng kính 0,8m; cột con cao 9m, đường kính 0,7m. Các cột bê tông ở trong toà Tam Thế chùa Bái Đính đều được ốp gỗ. Cũng giống như điện thờ Phật Tổ, các cột hiên, xà ngang, xà đọc, dui mè trong toà Tam Thế chùa Bái Đính đều được sơn màu giả gỗ, nhìn xa sẽ tưởng là gỗ.

Ba gian phía trước toà Tam Thế chùa Bái Đính có hộc cửa và cánh cửa làm bằng gỗ lim. Gian giữa lắp 10 cánh cửa, mỗi cánh cao 3,7m, rộng 0,91 m; hai gian hai bên mỗi gian 8 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 3,7m, rộng 0,95m.

Toà Tam Thế chùa Bái Đính cũng giống nhự điện thờ Phật Tổ, tường sau, hai hồi và tường trước của bốn gian gần hai hổi, phía ngoài tường xây gạch không trát, phía trong xây 1.808 ô nhỏ cao 0,59m, rộng 0,3m, sâu 0,3m, trong đó đặt 1.808 tượng Phật nhỏ bằng đồng.

Ba gian giữa trong toà Tam Thế chùa Bái Đính đều có 3 bức hoành phi và ba cửa võng đều làm bằng gỗ vàng tâm, sơn son thếp bạc phủ hoàn kim, thiết kế giống như hoành phi và cửa võng ở điện thờ Phật Tổ. Bức hoành phi ở gian giữa dài 8,8 m, rộng 3,2m, dầy 0,06m, dùng hết gần 3 khối gỗ thành khí. Cửa võng có chiều ngang 9,46m, chiều dọc theo cột 9,3m, dầy 0,12m, nặng khoảng trên 6 tấn, dùng hết trên 13 khối gỗ thành khí. Các cửa võng ở đây làm nền cho Phật điện như loé lên những điểm sáng của ánh vàng để hướng con người vào cõi Phật. Đây được coi là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao

Trong toà Tam Thế chùa Bái Đính cũng đặt ba sập thờ bằng gỗ, mỗi sập dài 4,79m, rộng 2,35m, cao l,27m, theo kiểu chân quỳ dạ cá, chạm khắc giống như sập ở điện thờ Phật Tổ. Mỗi sập dùng đến 3,5nT gỗ vàng tâm thành khí. Đôi hạc đồng trong toà Tam Thế chùa Bái Đính cao 4,9m, mỗi con nặng hơn 1 tấn. Lư hương bằng đồng có chiều ngang l,8m, rộng 1m, lồng đèn đồng cao 4m

Trong toà Tam Thế chùa Bái Đính đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn đều dát vàng trên ba bệ cao 1,5 m, ốp đá thước chạm khắc hoa văn trồng rất bề thế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục ” Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam “, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

Ba tượng Tam Thế do nghệ nhân bàn tay vàng Vũ Duy Thuấn cùng các nghệ nhân đúc đồng ờ thị trấn ý Lâm, huyên Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc. Năm 2001 họ đã từng đúc pho tượng Phật Tổ đặt ở chùa Non, núi Sóc Sơn, Hà Nội, nặng 30 tấn.

Ngày 26 tháng 12 năm Giáp Thân, tức là ngày 04 tháng 2 năm 2005 pho tượng Tam Thế đầu tiên (tượng Phật Hiện Tại) đã được đưa về chùa Bái Đính.

Ngày 10 tháng 9 năm Ất Dậu, tức là ngày 12 tháng 10 năm 2005 hai pho tượng Phật Quá Khứ và Phật Vị Lai chuyển nốt vể chùa Bái Đính.

Tượng Tam Thế, gọi đầy đủ là “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân ” (Thân pháp chân thực tức đạo thể, nhiệm màu đẹp đẽ của các đức Phật tồn tại vĩnh hằng trong cả ba thời), hoặc “Tam Thế tam thiên Phật”: Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Tượng Phật Hiện Tại ở giữa, tượng Phật Quá Khứ và tượng Phật Vị Lai ở hai bên. Ba tượng Phật này đều ngồi trên toà sen, tượng trưng cho chư Phật nhằm dẫn dắt chúng sinh về dòng chính pháp. Quá Khứ Phật là chư Phật thời quá khứ, gọi là trang nghiêm kiếp, một trong các Phật Quá Khứ là Phật A Dì Đà. Hiện Tại Phật là Phật thời hiện tại gọi là hiện kiếp. Phật giáo Đại thừa coi Thích Ca Mâu Ni là hoá thân của Phật Hiện Tại xuất hiện để giáo hoá chúng sinh. Vị Lai Phật là các đức Phật Tương lai gọi là tinh tú kiếp, trong số đó có Phật Di Lặc. Ba tượng Tam Thế đại diện cho ba ngàn chư phật khác nhau ở trên đời của cả 3 kiếp cho nên được đặt ở nơi cao nhất. Ba tượng Tam Thế đặt ở ba gian chính, có ba tư thế khác nhau. Mặt ba tượng đều giống nhau ở chỗ phảng phất nét chân dung nữ tính, đều có những xoắn tóc nhỏ ken dày, lông mày cong, mất nhìn xuống, sống mũi thẳng, miệng mỉm cười, tai to dài, dày, ngực nở có chữ “vạn “, khoác áo cà sa hở ngực, ống tay áo dài hợp cùng với vạt áo phủ qua đùi. Đằng sau ba pho tượng Tam Thế đều có 3 phù điêu hình lá đề to lớn bằng đồng (thúc đồng) gồm nhiều mảnh ghép lại, có gắn hàng trăm pho tượng Phật nhỏ đúc bằng đồng có kích cỡ khác nhau

https://www.youtube.com/watch?v=D9twmvZlbSI

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát chùa Bái Đính (Ninh Bình) Đi qua tháp chuông là đến vườn hoa thảm cỏ, chiều ngang 92m, chiều dài 82,5m, với diện tích 7.590m2. Đây lại là một khoảng trống nữa trong không gian. Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cây hoa, cây cảnh quý hiếm hoà mình với thiên nhiên cây xanh. Tất cả bao phủ một màu xanh mướt mát, có nhiều chim bướm

Qua vuờn hoa thảm cỏ, du khách bước lên cao theo các bậc đá là đến điện Quan Thế Âm Bổ Tát. Ở điện Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ đặt một tượng Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm, tức là Đức Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay

Miêu tả điện Quan Thế Âm Bồ Tát

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100{51d7edc44fad4ff8d4501dbeafa74d5024722e2fcded15682eb80efa1ad53c3c} kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8m, dài 40,4m, rộng 16,8m, gồm 7 gian (5 gian chính, gian giữa rộng 6,6m, 4 gian hai bên, mỗi gian rộng 6m và 2 gian chái, mỗi gian rộng 4,2m).

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát cũng kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cột chốn, góc kẻ chuyền, có hai tầng mái uốn cong ở bốn phía, tổng số là 8 mái và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng, thông khí. Điện cũng lợp bằng ngói men ống Bát Tràng. Trong điện có 32 cột, gổm 2 hàng cột cái, mỗi hàng 6 cột và 4 phía có 20 cột xung quanh. Cột cái của điện đều làm bằng gỗ tứ thiết, mồi cột cái cao 11,8m, đường kính 0,7m; cột con cao 4,8m, đường kính 0,56m. Tất cả 32 cột đều được đặt trên các tảng đá hoa sen hình vuông, mỗi cạnh của tảng đá kê cột cái là 1,3m, mỗi cạnh của tảng đá kê cột con là 1m. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng làm bằng gỗ tứ thiết. Để dựng tầng mái thứ hai của điện Quan Thế Âm Bồ Tát lại có thêm 20 cột con nữa, đường kính 0,6m (gọi là cột chốn). 20 cột chốn này được ngồi trên các xà nách to. Năm gian giữa phía trước đều lắp cánh cửa bằng gỗ lim, mỗi gian gồm 6 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 2,5m, rộng 0,94m; hai gian phụ ở hai hồi cánh cửa cao 2,5m, rộng 0,84m. Phía sau ở hai gian cạnh cũng lắp cánh cửa, mỗi cánh cao 2,5m, rộng 0,84m. Các cánh cửa cũng giống như các cánh cửa ờ Tam quan Nội, theo kiểu thượng thông phong song hỷ kép, hạ bản.

Gỗ dùng để dựng điện Quan Thế Âm Bồ Tát hết khoảng 900 khối gỗ tròn. ở những chỗ lồi lõm cùa vì kèo, trụ, bẩy, cánh cửa, … được chạm bong kênh, chạm lộng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật trên gỗ tuyệt đẹp. Mỗi bức chạm như được thổi một luồng sinh khí đem đến vẻ sống động, lạ lùng. Ba gian giữa trong điện đều có 3 bức hoành phi và 3 cửa võng treo trên cao. Gian chính giữa của điện Quan Thế Âm Bồ Tát còn đặt một sập thờ bằng gỗ, dài 4,79m, rộng 2,35m, cao l,27m theo kiểu chân quỳ dạ cá, chạm kênh bong, thông phong nhiều lớp, hình chạm là tứ linh, tứ quý, hoa lá, … Các đồ thờ đểu bằng đổng. Đồi hạc cao to cũng bằng đồng. Có lẽ, chưa có một chùa nào ở nước ta có đồ thờ đều bằng đồng cao to và đẹp như ở đây. Tường của điên, phía ngoài xây gạch không trát, phía trong xây các ô nhỏ, mỗi ô cao 0,59m, rộng 0,3m, sâu 0,3m, bên trong điện Quan Thế Âm Bồ Tát đặt các tượng Quan Thế Âm nhỏ, đúc bằng đồng.

https://www.youtube.com/watch?v=nZVaW1uvd9E

Văn Khấn Lễ Phật Ở Chùa

Cách cúng Phật khi đi lễ chùa thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này chúng tôi chia sẻ với bạn cách sắm lễ và văn khấn cúng Phật theo văn khấn cổ truyền

1/ Ý nghĩa việc lễ phật ở chùa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

– Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

– Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi.

3/ Bài văn khấn lễ phật ở chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. âm lịch

Tín chủ con là ……………………

Ngụ tại ………………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện.

Văn Khấn Lễ Phật Ở Chùa Hương

Lễ Phật vì dẹp ngã mạn – Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn công đức. Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các ngài là tự mình thấy không bì kịp các ngài, biết mình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Khi lạy các ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của các ngài, tự thấy mình hèn hạ thấp thỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sanh. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ thì nể tay vô địch, kính trọng Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc tự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi. Quả như câu nói “kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

Lễ Phật vì noi gương – Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học đòi noi theo gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải học đòi theo gương đức Phật? Bởi vì, Phật đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải học theo. Đây chúng tôi đơn cử một công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta có theo kịp không?

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại…………………………………………..thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp,

Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngừa trông ơn Phật,

Quán Ấm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hộ.

Cúi xin cảc vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sình đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kỉnh lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!