Top 9 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ông Bà Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Đưa Ông Bà Ngày Tết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt

Tư nhơn …………………………..cùng toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng.

Xuân tiết chánh nhựt, Kính lễ cung tiễn Tiên tổ, ông bà và gia linh quy tại tựu sở chư bổn quận nơi âm cảnh.

Thành tâm cẩn dụng ……………………hương đăng hoa quả, thanh chước, minh y sư, khí dụng, thứ phẩm chi nghi

-Cẩn ủy lễ bái Tự tôn ……………………….cẩn dĩ phỉ nghi

KÍNH CÁO VU

Nay kính tạ tiên tổ ông bà đã quy lai tại gia đường về với con cháu gia đẳng trần gian vui lễ Xuân niên, giờ xin cung tiễn về nơi bổn quận:

-Hiển Tằng tổ khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển tổ khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển hiển khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển bá thúc cô chư tôn linh

-Hiển cập đồng đường, huynh đệ cô di tỷ muội đẳng chư hương hồn chứng kỳ lễ vật.

Cầu mong nơi âm cảnh được an nhàn hưởng lạc.

Phò hộ cho con cháu nơi dương thế khỏe mạnh, học hành đỗ đạt, tiến tăng quan phát đạt kỳ nguyện.

Ngưỡng lại tiên tổ ông bà lưu gia ư huệ phước.

PHỤC TẠ CẨN CÁO

Bài Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà

Mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Việt

Nội dung bài viết

1. Bài văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết

Người Việt Nam luôn coi trọng chữ hiếu, luôn đặt chữ hiếu và tâm lên hàng đầu. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên là một nét đẹp trong truyền thống, văn hóa của người Việt. Mỗi gia đình chúng ta đều thờ cúng ông bà, tổ tiên những người có công sinh thành, dưỡng dục để thể hiện chữ hiếu. Đây là một nét đẹp trong văn hóa người Việt từ bao đời nay vừa thể hiện chữ hiếu vừa để giáo dục con cái hướng về tổ tiên.

Trong dịp tết đến xuân về nét đẹp truyền thống này lại được người Việt nhớ tới nhiều hơn cả. Trong những chiều 30 tết sau khi đã dọn dẹp, sắm sửa bàn thờ mọi người thường có những bài cúng rước ông bà ngày 30 tết, chung vui với con cháu. Mỗi gia đình sẽ có những cách bày trí bàn thờ khác nhau nhưng có lẽ phong tục thắp hương và đọc bài khấn rước ông bà là một phần không thể thiếu. Những người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thực hiện nghi lễ này một cáchtrang nghiêm và thành kính nhất.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Đây là một trong những bài cúng rước ông bà khá đơn giản và được nhiều gia đình áp dụng. Nhất là những người cao tuổi trong gia đình thường nắm rất rõ nội dung bài cúng tết này để cúng và mời ông bà tổ tiên trong ngày 30 tết.

Bàn thờ tổ tiên ông bà được trang hoàng trong ngày Tết

2. Bài văn khấn rước tổ tiên về ăn tết

Có rất nhiều các mẫu bài cúng rước ông bà ngày 30 Tết khác nhau tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi gia đình, phong tục từng vùng miền mà sẽ áp dụng các bài cúng khác nhau. Và một trong các bài cúng tết được biết đến nhiều nhất trong đó có:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày …..tháng …… năm ….. âm lịch

Tại…

Tên con là….. cùng toàn gia kính bái.

Trước linh vị của…

Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày…… tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Canh Tý.

Đây là mẫu bài cúng đơn giản và dễ thuộc. Bài cúng tết khá ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ nội dung cần thiết và thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Với bài cúng ngắn gọn và đơn giản như vậy thế hệ trẻ chúng ta cũng có thể thuộc và cúng khấn ông bà trong những ngày 30 tết.

Trước ban thờ gia tiên cầu xin một năm may mắn, sung túc và an lành

3. Văn khấn cúng tiễn tổ tiên năm mới

“Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày …tháng…. năm…

Con cháu Họ…..tiễn đưa ông bà về nơi âm giới. Nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, hoa nở trên cành đã qua xuân mới. Tiết xuân đã vơi lễ tạ kính trình, tiễn đưa vong linh dòng họ….lại về âm giới. Toàn gia mong đợi lưu phúc lưu ân, kính cáo tôn thần, âm dương phò trợ, phù hộ độ trì mọi chỗ tốt lành, con cháu gặp may, lòng thành cúng bái. Con cháu tiễn đưa vong linh dòng Họ….về nơi âm giới chứng minh công đức, nhận lãnh của trần về nơi âm giới, đi sao về vậy chớ ở nơi này.

A di đà Phật”

Mâm cỗ đêm 30

Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống, giá trị văn hóa lâu đời của người Việt. Đây là một nét đẹp được ghi nhớ trong tiềm thức của người Việt từ bao thế hệ nay. Và trong những dịp tết nguyên đán cũng vậy khi thắp hương thờ cúng chúng ta không thể thiếu các bài cúng rước ông bà truyền thống để thể lòng biết ơn cũng như sự tưởng nhớ tới người đã khuất.

Văn Khấn Bà Cô Tổ Ông Mãnh Tổ Và Cách Cúng Bà Cô Ông Mãnh

Chia sẻ bà Cô ông Mãnh là ai, cúng bà Cô ông Mãnh như thế nào và bài văn khấn bà Cô Tổ ông Mãnh đầy đủ nhất.

I. Ông Mãnh Tổ, Bà Cô Tổ là ai?

Bà Cô Tổ, ông Mãnh Tổ là những người trong gia đình, thường được thờ trên bàn thờ gia tiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết bà Cô tổ, ông Mãnh Tổ là ai?

Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà.

Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các “bà cô tổ” thường thiêng nên xin xỏ cả về làm ăn buôn bán, giải hạn…

Thường các bà cô tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nào đó nên không đi mà ở lại.

2. Ông Mãnh Tổ là ai?

Ông mãnh hay còn gọi là mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.

Mãnh tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên (Mẫu), chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.

Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông mãnh Tổ dòng họ.

Bà Cô ông Mãnh là ai và bài văn khấn bà Cô Tổ ông Mãnh đầy đủ nhất

Cúng bà cô ông mãnh vào các ngày: sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.

III. Văn khấn cúng bà Cô Tổ ông Mãnh Tổ

Nội dung bài văn khấn bà Cô Tổ, ông Mãnh Tổ như sau: Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật. Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ……………….. Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ. Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt. Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con. Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Bài Văn Khấn Ngày Giỗ Ông Bà Cha Mẹ

Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Nhưng cũng có vùng miền đưa vào tống giỗ chung tại nhà thờ tộc vào Xuân – Thu nhị kỳ (Chạp mã).

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con cháu nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.

Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Văn khấn ngày Giỗ ông bà, cha mẹ

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. – Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là…………………………………………………………………… Ngụ tại…………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm……………………………… Là chính ngày Cát Kỵ của………………………………………………………………… Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời……………………………………………………………………… Mất ngày ……………..tháng………………….năm…………………………………….. Mộ phần táng tại………………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Bài viết đã cung cấp thêm thông tin cần thiết cho độc giả về ý nghĩa lễ Cải Cát và bài văn khấn ngày giỗ hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho độc giả để hiểu hơn về văn hóa tâm linh của người Việt.