Top 10 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ở Ban Thần Tài Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ban Thần Tài Chuẩn Nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Bài cúng ông Công ông Táo ở cơ quan đúng phong tục

Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì, hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Tổng hợp bài văn khấn cúng ông Công ông Táo 2020 chuẩn nhất

Văn khấn ông Công ông Táo ban thần tài chuẩn nhất

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình đều sắm mâm lễ dâng cúng ông Công ông Táo để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần linh gia tiên, một số gia đình làm kinh doanh còn chuẩn bị thêm lễ cúng ở ban thờ thần tài.

Một số điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

– Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp

– Không dâng cúng các món ăn lạ

– Không cầu tài lộc, tình duyên

– Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ

– Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào là đúng?

Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 – 2 ngày (tức ngày 21, 22 âm lịch).

Tuy nhiên, nên làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 thì ông Công ông Táo không thể lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng được.

Với người miền Nam thì thời điểm cúng Táo Quân đẹp nhất lại là lúc trời nhập nhẹm tối hoặc thời điểm từ 20 – 23 giờ.

Người miền Nam quan niệm rằng, thời điểm cuối ngày khi cả nhà đã nấu nướng xong, không phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiến Táo về trời.

Gia chủ có thể tiến hành thắp hương xin phép lau dọn ban thờ tổ tiên vào buổi sáng rồi làm mâm cơm cúng buổi chiều.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Tùy vào từng vùng miền mà các món ăn trên mâm cỗ cúng lại có sự khác biệt.

Thông thường, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:

– Cá chép đỏ: 3 con

– Ba bộ mã (trong đó có hai bộ đàn ông và một bộ đàn bà), hương, hoa, oản, quả, cau trầu.

– Mâm lễ mặn: Gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến/canh bóng thả, món xào…

* Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Cách Đặt Ông Cóc Ở Ban Thần Tài

Trong quan niệm phong thủy, Cóc ngậm tiền (Thiềm thừ) là một trong những linh vật biểu trưng cho sự phát tài, cầu lộc và thu hút vượng khí trong kinh doanh. Là hình ảnh quen thuộc trên bàn thờ Thần Tài mọi gia đình, văn phòng.

Tuy nhiên lại ít ai biết cách đặt ông cóc ở ban Thần Tài đúng cách hay hướng đặt cóc ngậm tiền theo đúng phong thủy để mang lại may mắn, phước lộc cho gia chủ.

Hôm nay gốm sứ HCM sẽ cung cấp thêm những thông tin về ý nghĩa ông cóc, cách đặt cóc ngậm tiền phong thủy cũng như vài điều lưu ý khi đặt cóc 3 chân ở bàn thờ Thần Tài.

Đồng thời gợi ý đến quý khách hàng cửa hàng đồ thờ cúng uy tín, chất lượng với giá rẻ dành cho khách hàng Tp.HCM đang có nhu cầu mua ông cóc ngậm tiền.

Ý nghĩa ông cóc ngậm tiền

Cóc ngậm tiền (cóc 3 chân) là biểu tượng tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc.

Chính vì thế nếu biết cách đặt cóc ngậm tiền trong nhà đúng hướng, đúng phong thủy sẽ giúp cho mọi thành viên trong gia đình đều gặp nhiều may mắn trong kinh doanh và cuộc sống.

Trong xã hội nhiều xô bồ, trắng đen lẫn lộn những chuyện xui xẻo có thể xảy đến là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên nhiều người sử dụng và trưng bày ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa như một cách xua đuổi vận rủi và đón những điều may mắn, tài lộc đến với gia đình.

Ngoài ra, nhiều người cũng tin rằng: trưng bày cóc trong nhà còn là cách mang lại nguồn năng lượng tốt cho sức khỏe gia chủ, ngăn – chặn các nguồn khí tà ma. Mang lại sự bình yên cho các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, nếu cách đặt ông cóc ở ban thần tài sai, vị trí đặt ông Cóc không đúng, linh vật không thể phát huy hết khả năng của mình mà còn làm thất thoát tài sản của gia chủ.

Chính vì thế, hãy cùng gomsuhcm.com tìm được cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài đúng cách, đúng phong thủy. Mang lại tài lộc, may mắn, xua đuổi tà ma, giữ lại nguồn khí tốt tươi cho gia chủ.

Xem thêm : những món quà tết doanh nghiệp phong thủy may mắn

Cách đặt ông Cóc ở ban Thần Tài

Bạn đang tự hỏi: đặt ông Cóc ở đâu trên bàn thờ Thần Tài là đúng cách, đúng phong thủy? Vậy thì ngay sau đây gốm sứ HCM sẽ chia sẻ đến mọi người kinh nghiệm và cách để con cóc ngậm tiền trên ban thờ đúng nhất!

Vị trí nên đặt cóc ngậm tiền

Cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài nên hướng vào phía bàn thờ với ý nghĩa cóc mang tài lộc, may mắn, giàu sang về. Sau đó Thần Tài sẽ giúp giữ gìn tài lộc, sự may mắn và bình yên ấy.

Để gia tăng thêm tài lộc, gia chủ có thể thay đổi vị trí đặt bằng cách sáng quay cóc ra để thu nhận tiền tài và tối lại hướng vào bên trong bàn thờ để thu hút được nhiều tài lộc hơn. Tuy nhiên cách này chỉ đúng khi bàn thờ trong gia đình có 2 ông Cóc.

Ngoài đặt ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài, gia chủ cũng có thể đặt tại những vị trí khác trong ngôi nhà. Cụ thể:

Vị trí tốt nhất để đặt cóc ngậm tiền là gần lối vào nhà, đối diện với cửa chính ngôi nhà hoặc văn phòng.

Ông Cóc nên được đặt hướng vào trong nhà, ngoài ra cũng có thể đặt ở những vị trí khác như: phía dưới gầm bàn hoặc trong tủ…

Các vị trí ở khu vực hướng Đông Nam sẽ là lựa chọn tốt cho việc đặt cóc ngậm tiền. Bởi theo phong thủy, đây là vị trí tài lộc, là nơi tuyệt vời được chọn đặt bàn thờ hoặc các vật phẩm phong thủy tài lộc đặc biệt như ông Cóc.

Nếu muốn có sự thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp. Gia chủ nên đặt cóc ngậm tiền ở khu vực sự nghiệp tức là vị trí phía Bắc của phòng khách. Nhiều người cũng lựa chọn đặt cóc ngậm tiền cố định trên bàn làm việc.

Những vị trí tối kỵ khi đặt cóc ngậm tiền

Không được đặt cóc quay mặt hướng ra ngoài nếu gia đình chỉ có 1 con Cóc.

Không nên đặt trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh những nơi ẩm mốc, ô uế làm mất sự linh của linh vật. Đồng thời khiến Cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt trong nhà. Phòng ngủ cũng là vị trí không nên bạn nhé!

Không đặt cóc ngậm tiền trực tiếp trên mặt đất hoặc sàn nhà. Không được đặt Thiềm Thừ ở đối diện cửa chính hoặc lối ra vào.

Cóc ngậm tiền (Thiềm Thừ) tuy là linh vật, đại diện cho tài vận, nhưng xét cho cùng vẫn là một loại sinh vật. Vì vậy nên dựa vào đặc tính sinh sống để gia tăng linh khí cho vật phẩm.

Nên đặt ở vị trí Thủy vượng để thúc tài hiệu quả, kỵ hỏa. Nhưng cũng nên tránh đặt cóc đối diện các vị trí như: bể cá hay hồ nước. Vì theo phong thủy, tài lộc sẽ hóa Thủy mà chảy đi mất.

Không được đặt cóc 3 chân phía ngoài căn nhà, đối diện cửa ra vào, các cửa sổ, lỗ thông hơi.

Vì là linh vật nên cóc ngậm tiền chỉ cần giữ cố định, không nên xoay qua lại quá nhiều lần theo nhiều hướng.

Tuyệt đối không đặt ở đối diện phòng ngủ hoặc giường. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và thậm chí là sức khỏe của gia chủ.

Cách trưng bày cóc ngậm tiền theo mệnh – tuổi

Nếu đã hiểu về cách đặt con cóc ngậm đồng tiền trên bàn thờ Thần Tài. Các bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn màu sắc trưng bày vật phẩm phong thủy hợp với mệnh và tuổi gia chủ.

Bởi trong quan niệm phong thủy, “màu sắc có khả năng hỗ trợ, điều hòa, cân bằng âm dương”. Vì niềm tin này mà con người tin rằng mỗi vận mệnh đều được gắn liền với những màu sắc tương sinh, tương hợp hay tương khắc.

Cụ thể khi mua cóc ngậm tiền đặt trên bàn thờ Thần Tài gia chủ nên lựa chọn màu sắc tương ứng với từng mệnh tuổi sau đây:

Người mệnh Kim gồm các năm sinh: 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001…Nên chọn Cóc ngậm tiền có màu vàng, xám bạc để cầu may mắn, tài lộc

Người mệnh Mộc gồm các năm sinh: 1958, 1959, 1972, 1973, 1988, 1989, 2001, 2003…Nên chọn Cóc có màu đen, màu xanh dương, xanh dương nhạt.

Xem thêm: Mẫu tượng cóc ngâm tiền phong thủy, giá rẻ

Người mệnh Thủy gồm các năm sinh: 1953, 1966, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997… Nên chọn cóc có màu xanh lá cây, xanh nước biển, màu đen.

Người mệnh Hỏa gồm các năm sinh: 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995… Nên chọn Cóc 3 chân có màu đỏ, xanh lá cây, màu tím.

Người mệnh Thổ (gồm các năm sinh 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999…Nên chọn Cóc ngậm tiền có màu vàng nâu, vàng nhạt hoặc đỏ.

Những lưu ý khi đặt ông Cóc ở bàn thờ Thần Tài

Để gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ thần tài nói chung và vật phẩm phong thủy Cóc ngậm tiền nói riêng. Để có được nhiều tài lộc, phú quý, sự giàu sang và dư giả về vật chất…Gia chủ khi đặt cóc ngậm tiền ở bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cần chú ý những điều sau:

Quay Cóc ngậm tiền về đúng hướng. Trường hợp sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào chỉ vận dụng khi nhà có 2 con Cóc.

Vệ sinh Cóc thường xuyên, tránh để bám bụi hay không gian khu vực thờ tự âm mốc, mất vệ sinh.

Phụ nữ đang mang thai không nên sờ vào Cóc ngậm tiền.

Khi di chuyển cóc ngậm tiền cần phải dùng vải đỏ che đầu.

Top 3 mẫu tượng Gốm Cóc thờ đẹp nhất!

Trong phong thủy Tượng Gốm Cóc Thần Tài là biểu tượng rất may mắn vì nó có thể đem lại tài lộc cho gia chủ. Hình ảnh cóc thần tài ngậm tiền xu trong miệng tượng trưng cho việc cóc rước tài lộc vào nhà và được gọi là thiềm thừ.

Xem ngay: những món quà tết ý nghĩa mà bạn nên mua

Và nói về tượng gốm của Bát Tràng thì không cần phải bàn về chất lượng.Nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội về mặt chất lượng: bền cứng, không dễ mẻ vỡ, nước men bóng loáng,… Sản phẩm tượng gốm sứ Bát Tràng luôn được khách hàng yêu thích và tin tưởng chọn mua.

Tượng Gốm Cóc Thần Tài – Men Rạn Cổ

Tượng gốm là một trong những dòng sản phẩm nổi tiếng làm nên thương hiệu gốm sứ Bát Tràng. Nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội về mặt chất lượng: bền cứng, không dễ mẻ vỡ, nước men bóng loáng… Sản phẩm tượng gốm sứ Bát Tràng luôn được khách hàng yêu thích và tin tưởng chọn mua.

Giá tham khảo: 499.000đ

Tượng Gốm Tì Hưu Có – Men Xanh Ngọc

Tượng Gốm Tì Hưu Có – Men Xanh Ngọc được làm hoàn toàn bằng tay của những nghệ nhân làng gốm sứ Bát Tràng. Với chất đất chỉ duy nhất có ở Bát Tràng. Được nung ở nhiệt độ cao chịu được va đập vừa phải.

Tượng gốm tì hưu đặt trong phong thuỷ được xem là trấn áp được âm khí. Giúp nhà của gia chủ làm ăn phát đạt luôn gặp nhiều thành công trong công việc.

Giá tham khảo: 640.000đ

Tượng Gốm Cóc Thần Tài – Men Rạn Cổ

Tượng gốm là một trong những dòng sản phẩm nổi tiếng làm nên thương hiệu gốm sứ Bát Tràng. Nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội về mặt chất lượng: bền cứng, không dễ mẻ vỡ, nước men bóng loáng,… Sản phẩm tượng gốm sứ Bát Tràng luôn được khách hàng yêu thích và tin tưởng chọn mua.

Giá tham khảo: 999.000đ

Ngoài ra cửa hàng chúng tôi còn có thêm một số tượng gốm Nghê ngồi có thể bạn sẽ quan tâm:

Nghê là linh vật bản địa hóa Kỳ Lân do người Việt sáng tạo ra, khác hẳn với kỳ lân hay sư tử. Nghê là hóa thân của con chó, được nâng tầm lên để ngang hàng với Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và khác với con sư tử của người Trung Quốc. Nghê là Linh vật bản địa của người Việt Nam. Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các thứ tà ma, ác quỷ.

Tượng gốm Nghê Cõng Chữ Thọ – Men Rạn Cổ

Tượng gốm Nghê Cõng Chữ Thọ – Men Rạn Cổ được chế tác từ đôi tay điêu luyện của các nghệ nhân của làng gốm sứ Bát Tràng. Được nung ở nhiệt độ cao hơn 1200*C có thể chịu được va đập vừa phải. Với chất men rạn cổ các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng giúp tượng gốm thêm phần sinh động.

Giá tham khảo: 699.000đ

Tượng Gốm Tỳ Hưu – Men Rạn Cổ

Tỳ Hữu – được người Việt ta ví như một trong những mãnh thú với hình dáng hung mãnh, tràn đầy sức mạnh. Mang đến nhiều điều tốt lành và có khả năng bảo quản tài sản, tiền tài cho gia chủ sở hữu. Bên cạnh đó Tỳ Hưu còn được biết đến với khả năng xua đuổi tà ma và mang lại cuộc sống yên bình cho gia chủ.

Giá tham khảo: 1.200.000đ

Tượng Gốm Long Quy – Men Rạn

Long quy tức là đầu rồng và thân rùa. Đây là cách mà dân gian tưởng tượng và kết hợp giữa linh vật “rồng” là loài linh vật linh thiêng, mạnh mẽ. Với linh vật “rùa” là loài linh vật biết chịu đựng và hóa sát. Sự kết hợp này tạo ra 1 linh vật mới là “long quy”.

Giá tham khảo: 1.199.000đ

Tượng gốm Nghê Sứ Men Xanh Ngọc

Tượng gốm Nghê Sứ Men Xanh Ngọc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay từ các nghệ nhân lành nghề của làng gốm Bát Tràng. Cùng với loại đất chỉ có ở vùng Bát Tràng được nung ở nhiệt độ cao chịu được va đập vừa phải.

Giá tham khảo: 1.950.00đ

Tượng Gốm Nghê Ngồi – Men Xanh Ngọc

Tượng gốm Nghê Ngồi – Men Ngọc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay từ các nghệ nhân lành nghề của làng gốm Bát Tràng. Cùng với loại đất chỉ có ở vùng Bát Tràng được nung ở nhiệt độ cao chịu được va đập vừa phải.

Giá tham khảo: 2.940.00đ

Tượng gốm Nghê Ngồi – Men Xanh Ngọc

Tượng Gốm Nghê Ngồi – Men Xanh Ngọc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay từ các nghệ nhân lành nghề của làng gốm Bát Tràng. Cùng với loại đất chỉ có ở vùng Bát Tràng được nung ở nhiệt độ cao chịu được va đập vừa phải.

Giá tham khảo: 4.290.000đ

Tượng gốm Nghê Sứ – Men Xanh Ngọc

Tượng gốm Nghê Sứ – Men Xanh Ngọc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay từ các nghệ nhân lành nghề của làng gốm Bát Tràng. Cùng với loại đất chỉ có ở vùng Bát Tràng được nung ở nhiệt độ cao chịu được va đập vừa phải.

Giá tham khảo: 4.990.000đ

Trên đây là những chia sẻ của gốm sứ HCM về những vấn đề có liên quan đến cách đặt ông Cóc ở ban Thần Tài và những điều gia chủ cần lưu ý khi quyết định mua cóc ngậm tiền cho không gian bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa.

Để có thể sở hữu sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng, hay sản phẩm gốm sứ tâm linh cao cấp chất lượng, giá rẻ.

Hoặc được báo giá con Cóc ngậm tiền bằng gốm sứ để có sự so sánh với giá cóc ngậm tiền bằng đồng.

Đồng thời có cơ hội nhận được những ưu đãi hấp dẫn khi mua đồ thờ cúng, vật phẩm thờ cúng gốm sứ. Quý khách hàng có thể đến trực tiếp tại showroom 76 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, Tp.HCM hoặc mua hàng online nhanh chóng và tiện lợi với website: gomsuhcm.com

Hỗ trợ giao hàng nhanh chóng – an toàn và đúng hẹn trên toàn quốc!!!

Lễ Cúng Ông Công, Ông Táo Tiến Hành Ở Bếp Hay Trên Ban Thờ?

Theo các nhà nghiên cứu, phong tục thờ và cúng Táo Quân (Ông Công, Ông Táo) không phải là một hủ tục mê tín dị đoan mà là một tín ngưỡng văn hóa dân gian và có những mặt tích cực của nó. Sự tích và nguồn gốc của Lễ cúng Ông Công, Ông Táo được lưu truyền trong nhiều câu chuyện, nhưng nhìn chung được hiểu 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm, cả việc tốt và việc xấu. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời chu đáo với mong muốn Táo quân hài lòng sẽ nói tốt cho mình, như vậy sẽ được ban lộc và tránh bị Ngọc Hoàng quở trách. Vì vậy khi cúng, có nơi người ta hay cúng bánh mật để Táo Quân ăn, khi lên báo cáo Thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào về gia chủ.

Bộ vàng mã cúng Táo Quân truyền thống

Cũng theo quan niệm dân gian, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Trời, vì vậy trong bộ vàng mã bao giờ cũng có 3 con cá. Cũng có nhiều người, nhất là những năm gần đây, thường cúng cá chép thật thả trong chậu để Táo Quân cưỡi về Thượng giới, sau đó thả ra sông hồ. Đây cũng là một phong tục đẹp, mang kèm ý nghĩa phóng sinh và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu cho đúng?

Có người quan niệm Táo Quân là thần Bếp núc nên tiến hành cúng dưới bếp. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai. Mặc dù gọi là cúng Táo Quân nhưng đây là cách nói tắt, chứ thực ra lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng. Đó là chưa kể không gian bếp thường chật chội, ở thành phố càng chật chội hơn nên làm lễ sẽ rất khó khăn.

Mâm cỗ cúng Táo Quân đầy đủ

Chọn ngày tốt để cúng hay cúng đúng ngày 23?

Có người cho rằng, nên cúng Táo Quân vào ngày 22 tháng Chạp, trước khi Ông Công, Ông Táo về Thiên đình bẩm báo, với hàm ý để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị chu đáo. Lại có người chọn ngày tốt trước ngày 23 tháng chạp để cúng. Tuy nhiên, theo phong tục truyền thống và theo các nhà nghiên cứu, lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Thông thường giờ cúng tốt nhất là vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 – 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Năm nay, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào thứ sáu, nhiều người vẫn phải đi làm, vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 mà có thể cúng vào các giờ khác từ đêm 22 đến trước 13h ngày 23 đều được.

Lễ cúng Táo Quân gồm những gì?

Lễ vật cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần phải có 3 bộ áo mũ Táo Quân, trong đó 2 bộ có cánh chuồn dành cho Táo Ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo Bà (cả 3 bộ đều kèm hia hài đầy đủ) và cá chép (có thể cá sống hoặc cá giấy). Những lễ vật này đều đã được người sản xuất đóng gói đầy đủ trong bộ đồ lễ, vì vậy nếu không mua cá chép sống thì cũng yên tâm vì đã có cá chép giấy trong bộ đồ lễ rồi.

Được biết từ hai năm nay, cơ sở “Vàng mã đẹp” có sản xuất bộ lễ vật cúng Táo Quân thu nhỏ, tinh xảo, vừa trang trọng, đầy đủ, vừa phù hợp với các gia đình ở chung cư ban thờ thường nhỏ, lại tiết kiệm và giảm ô nhiễm môi trường, khi hóa vàng thuận tiện, mọi người cũng nên tham khảo.

Mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo thông thường có:

– Thịt luộc;

– Gà luộc;

– Xôi hoặc bánh chưng;

– Món xào thập cẩm;

– Canh măng (hoặc canh nấm, canh mọc, canh bóng);

– Hoa quả, bánh kẹo, trà rượu, trầu cau, vàng mã.

Hoặc đơn giản chỉ cần cơm canh, rượu, hoa quả và bộ vàng mã Táo Quân là được.

Mâm cỗ cúng giản tiện

Thường vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.

Sau đó, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, bày lễ, lên hương và khấn (có văn khấn tham khảo cuối bài). Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và nếu cúng cá thật thì mang cá chép đi phóng sinh. Việc phóng sinh cá chép sau khi cúng gần đây đã trở thành phong tục đẹp. Tuy nhiên cần chú ý khi phóng sinh nên chọn vùng nước sạch sẽ, đến sát mép nước để thả cá, tránh ném từ cầu cao xuống sông cá có thể bị chết. Sau khi thả cá phải bỏ túi nilon vào thùng rác để giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.

Văn Khấn Ông Công Ông Táo Chuẩn Nhất

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn. Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu.

Sự tích ông Công ông Táo 

Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể(thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo theo quan điểm của dân gian

Dưới góc nhìn của Phật giáo, việc thờ ông Địa, thần Tài hay ông Công ông Táo là tập tục, tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, người ta tin rằng, mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có một vị thần cai quản nên thờ phụng, cúng bái các vị thần ấy thì sẽ được phù hộ.

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo đều biết rõ “quy y Phật không quy y trời thần quỷ vật”. Tuy nhiên, tập tục thờ thần đã in sâu vào tâm thức, phổ biến trong dân gian Việt Nam nên một số Phật tử vẫn duy trì các hình thức thờ thần này.

Trong tinh thần phương tiện và bao dung của Phật giáo, những vị Phật tử nào chưa đủ Chánh kiến để phụng hành chỉ ba ngôi Tam bảo thì vẫn có thể duy trì tập tục thờ các vị thần này. Nhưng cần lưu ý rằng, đạo Phật không chủ trương thờ thần, mặt khác, những thành tựu trong đời sống đều do phước đức của tự thân đã gieo trồng trong quá khứ và hiện tại mà được, chứ không phải nhờ thần linh phù hộ.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời chính là cá chép vàng. Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ, đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính. Dù thế, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất.

Sau đây, là hai bài văn khấn ông Công, ông Táo phổ biến của người Việt ta:

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Bài 2: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)