Top 9 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ông Công Ông Táo Ở Bếp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Cúng Ông Công Ông Táo Ở Bếp Hay Bàn Thờ

Ngày đăng tin: 10:54:19 – 24/12/2018 – Số lần xem: 110

Ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt gọi là Tết Táo Quân – Táo nghĩa là Bếp, Quân là Vua, do đó Táo Quân là Vua Bếp. Phong tục cúng ông Công ông Táo đã diễn ra hàng năm từ ngàn xưa, nhưng cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ cho đúng?

Hiện nay, phong tục thờ ông Táo vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình Việt, nhất là vùng nông thôn. Một số gia đình có người lớn tuổi ở thành thị cũng còn thờ Táo quân trong nhà bếp. Mặc dù không còn nấu ăn bằng bếp đất sét “ba đầu rau,” mà thay bằng bếp than, dầu, gas… nhưng họ vẫn còn bàn thờ ông Táo như ông Thần coi sóc việc nhà, giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu cho đúng?

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông công 3 chiếc (2 mũ cho 2 Táo ông và 1 mũ Táo bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Ngày nay, phong tục cúng ông Công ông Táo do pha trộn văn hóa, vùng miền nên có những “biến tấu” khác nhau, việc cúng ở ban thờ hay trong bếp về cơ bản vẫn mang tính chất tham khảo và tùy điều kiện gia đình ở nông thôn hay thành phố, cốt lõi nhất vẫn là sự thành tâm.

(Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo) Theo Minh Khuê/Gia đình Việt Nam BAN NÊN THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT NÀY

[insert_posts query_type=”tags” tags=”cung-ong-cong-ong-tao” num=”7″ display_style=”list-small”]

Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Bếp Hay Bàn Thờ Gia Tiên?

 Mâm cỗ cúng Táo quân ở miền Bắc. Nguồn: Internet.

Có nhiều gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên.

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Hiện, ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

Các lễ vật cúng Táo Quân

Mũ ông Công ba chiếc trong đó hai mũ dành cho các ông Táo (có hai cánh chuồn) và mũ dành cho Táo bà (không có cánh chuồn).

Một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy

Ba con cá chép sống để các ông và bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy vào điều kiện gia chủ.

Theo quan niệm dân gian, giờ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc.

Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu, Trong Bếp Hay Trên Bàn Thờ Mới Đúng?

(Lichngaytot.com) Lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt. Nhưng làm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng?

Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Lễ cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là cúng Táo quân thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Người ta cho rằng sau lễ cúng đó, các Táo sẽ bay về trời, bẩm tấu về những chuyện xảy ra trong gia đình suốt năm qua với Ngọc Hoàng, tới hôm Giao thừa mới trở về.

Theo , lễ cúng Táo quân phải được làm tươm tất như 1 lời cầu chúc cho năm mới được sung túc, đủ đầy, cũng là mong muốn các Táo sẽ nương nhẹ, nói tốt về gia đình mình để năm mới được phù hộ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Táo quân là các vị thần cai quản nhà bếp, xưa kia ông cha ta nấu ăn bằng bếp đất sét, còn gọi Táo quân là “ông đầu rau”. Ngày nay những chiếc bếp đất sét chẳng còn mấy, người ta chuyển từ đun củi, rơm rạ sang đun bằng bếp than, bếp dầu, bếp gas, hiện đại hơn nữa là bếp điện từ, bếp hồng ngoại dùng năng lượng điện…

Nhưng chính xác thì lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng? Nên cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp hay trên bàn thờ để tỏ rõ lòng thành, được thần linh phù hộ?

Có nơi cho rằng, vì ông Táo là thần linh cai quản nhà bếp, còn ông Công là thần linh cai quản đất đai trong nhà nên khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, cần phải bày 2 lễ, trong đó ông Công được cúng trên bàn thờ chính của gia đình, còn ông Táo thì làm lễ ở dưới bếp.

Nhưng cũng có nơi cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo chia làm 2 nơi, riêng ông Táo lại cúng lễ ở dưới bếp như vậy là không hợp lý.

Người ta cho rằng ông Công và ông Táo đều là thần linh, đã là thần linh thì phải được thờ cúng cẩn thận. Nếu có ban thờ riêng thì thắp hương cúng lễ ở ban thờ riêng, còn việc cúng lễ ở nơi mà thần linh cai quản chỉ là tạm thời, chưa chắc lễ cúng đã đến được tay thần linh.

Tùy theo quan niệm dân gian của từng địa phương mà việc cúng ông Công ông Táo ở đâu có nhiều khác biệt. Với những nơi cho rằng không được làm lễ cúng Táo quân ở bếp, người dân sẽ cúng lễ trên bàn thờ chính của gia đình.

Bàn thờ chính này có thể là bàn thờ thần linh hay bàn thờ gia tiên, trong trường hợp gia đình không có bàn thờ thần linh thì sẽ cúng lễ chung ở bàn thờ gia tiên. Người ta cho rằng bàn thờ là nơi linh thiêng, kết nối giữa 2 thế giới âm dương, là nơi để người trần giao tiếp với thần linh, đó mới là nơi để làm lễ cúng.

Tuy nhiên, việc làm lễ cúng Táo quân ở đâu thực sự không quá quan trọng. Lễ cúng này có thể thực hiện tùy theo lệ thường của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương. Việc cúng bái thần linh quan trọng ở lòng thành, chỉ cần gia chủ thành tâm thờ cúng là thần linh sẽ phù hộ độ trì. Thế nếu Không cúng ông Công ông Táo có sao không?

Lễ vật cúng Táo quân có gì?

Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào? Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào? Theo phong tục, để chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân, gia chủ cần sắp sẵn đồ mã cho các Táo, thường là bộ 3 mũ (1 mũ cho Táo bà, 2 mũ cho Táo ông), mũ Táo ông có cánh chuồn, có mũ Táo bà thì không có.

Tuy nhiên, cũng có nơi, người ta lại chỉ dùng 1 bộ mũ ông Công và 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy để cúng tượng trưng. Màu sắc của đồ mã sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Khi cúng ông Công ông Táo, nhiều nhà có lệ sẽ nổi lửa cho bếp cháy đỏ, như 1 cách để mời Táo quân về chứng giám cho lòng thành của gia chủ, sau đó mới tiến hành lễ cúng.

Có nơi, những nhà có trẻ con sẽ cúng Táo quân 1 con gà luộc, chọn gà cồ mới tập gáy với mong muốn xin ông Táo sẽ bẩm tấu những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng, để Ngọc Hoàng ban ơn cho đứa trẻ sau này lớn lên có sức khỏe dồi dào, có ý chí kiên cường, dũng mãnh như vậy.

*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.

Văn Khấn Ông Táo Ông Công

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì người Việt thường làm lễ cúng ông Táo để tiễn ông Táo về Trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình họ trong một năm qua với Ngọc Hoàng. Đây là một trong những tục lâu đời nhưng đôi khi có không ít gia đình băn khoăn không biết cách nào cúng ông Táo đúng cách nhất?

1. Lý giải tục cúng ông Táo

Ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo người Việt thờ cúng ông Táo với ý nghĩa hy vọng ông Táo sẽ giúp họ giữ được lửa trong cuộc sống gia đình mình lúc nào cũng được yên âm và hạnh phúc. Bởi người Việt quan niệm rằng ông Táo quanh năm trong bếp nên có thể biết hết những chuyện tốt xấu trong căn nhà của họ và có thể phù hộ cho gia đình bước sang một năm mới có được nhiều may mắn, an lành.

Ông Táo còn được gọi là Thổ công là một vị thần cai quản mọi hoạt được của gia chủ. Vị thần này có thể quyết định sự may – rủi, phúc – họa, ngăn chặn quỷ giữ để giữ bình yên cho căn nhà của mỗi gia đình. Chính vì thế cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm người Việt cúng ông Táo và thả cá chép giúp ông Táo có phương tiện để về trời. Hình ảnh cá chép là biểu tượng cho tinh thần vượt khó, tính kiên trì và bền bỉ để đạt được mọi thành công của gia chủ.

2. Cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo như thế nào?

Việc cúng ông Táo diễn ra tại gia và không quá cầu kỳ. Khi cúng ông Táo cần chuẩn bị những lễ vật gì? Đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:

1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu, cau

1 lọ hoa quả tươi, 1 đĩa ngũ quả tươi, hương

3 bộ quần áo, mũ, hia hài của Táo quân và tiền vàng.

3 con cá chép sống

Sau đó bày biện trang trọng lên bàn rồi thắp hương, đọc văn khấn ông Táo và vái. Sau khi khấn xong bạn đợi cho hương tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa. Hoàn thành cúng ông Táo bạn lễ tạ và hóa vàng mã và bài vị. Sau đó lập bàn bài vị mới cho ông Táo. Cá chép có thể thả ở ao, hồ, sông hoặc suối. Tuy nhiên ở một số tỉnh miền Trung họ không thả cá mà cúng một con ngựa bằng giấy có đầy đủ yên cương. Còn người miền Nam họ chỉ cúng mũ, áo, đôi hia bằng giấy.

Lưu ý, trong 3 bộ quần áo thì có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Chiếc mũ dành cho ông Táo thì có 2 cánh chuồn, còn mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được gắn trang sức, gương hình tròn, kim tuyến màu sắc vô cùng rực rỡ

3. Nội dung bài văn cúng ông Táo