Top 4 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ông Công Ông Táo Tại Cơ Quan Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Có Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Cơ Quan Không?

Về thủ tục, sắm lễ, nơi hành lễ và bài văn khấn trong lễ cúng Táo Quân, chúng tôi đã trình bày khá cặn kẽ trong bài “Lễ cúng Ông Công, Ông Táo tiến hành ở bếp hay trên ban thờ?“. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin diễn giải thêm hai vấn đề: Một là có nên cúng Táo Quân ở cơ quan, trụ sở không, hai là những ngày tốt có thể cúng Táo Quân trước ngày 23 tháng chạp.

Có nên cúng Táo Quân ở cơ quan không?

Về vấn đề này có hai quan điểm. Có người cho rằng, nên cúng Táo Quân ở cơ quan với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Lại có người cho rằng, Táo Quân là Thần Bếp, do đó chỉ nên cúng ở nhà, còn ở cơ quan là nơi làm việc, làm gì có bếp núc nên không cần cúng. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Theo chúng tôi, việc cúng ở đâu trước hết xuất phát từ cái tâm của mỗi người, không ai bắt buộc ai. Theo phong tục truyền thống, việc cúng Táo Quân ở nhà riêng chắc hẳn mọi người đều làm. Riêng việc cúng ở cơ quan, theo chúng tôi nếu có điều kiện, cả về thời gian, không gian thì cúng Táo Quân ở cơ quan cũng tốt, còn không cúng cũng không sao.

Thực chất của lễ cúng Táo Quân, hay còn gọi là cúng Ông Công, Ông Táo, là cúng chung ba vị thần cai quản trong nhà là Thần Bếp, Thần Nhà và Thần Đất, chứ không phải chỉ cúng riêng vị Thần trông coi bếp núc. Mà ở cơ quan, cho dù không có bếp nấu ăn thì bất cứ trụ sở nào cũng đều có phòng, có nhà làm việc được làm trên đất, vì vậy theo quan niệm dân gian thì đều có Thần Nhà và Thần Đất. Người xưa đã từng có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” đó sao.

Do đó, nếu làm lễ cúng Táo Quân ở cơ quan cũng không có gì là không hợp. Đó là chưa kể, có không ít cơ quan tổ chức bếp ăn chung tại trụ sở để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết giảm chi phí cho nhân viên… thì việc làm lễ cũng là điều phải lẽ.

Lễ cúng Táo Quân ở cơ quan cần chuẩn bị những gì?

Tuy nhiên, lễ cúng ở cơ quan, nếu có tiến hành cũng nên giản tiện, không nên câu nệ về hình thức. Về lễ thì đương nhiên phải có bộ vàng mã Ông Công, Ông Táo đầy đủ; về lễ vật thì chỉ cần có đủ cả chay mặn là được. Để giản tiện, lễ vật chỉ cần hoa quả, rượu, bánh chưng hoặc đĩa xôi, con gà luộc hoặc khoanh giò là đủ.

Về nơi hành lễ, nếu trụ sở có ban thờ thì bày lễ trên ban thờ để cúng; nếu không có ban thờ thì chỉ cần bày trên mâm hoặc trên khay và đặt lên chiếc bàn trang trọng trong phòng đã dọn sạch các đồ văn phòng rồi làm lễ.

Về thời gian, để tránh ảnh hưởng đến không gian làm việc chung, nên thực hiện vào đầu giờ sáng ngày 23 tháng chạp, hoặc có thể xem ngày tốt trước ngày 23 để làm lễ.

Cần lưu ý, sau khi làm lễ phải hóa vàng đúng nơi quy định; hoặc nếu không có nơi hóa vàng thì cần tìm khoảng đất trống hoặc lên trên sân thượng tòa nhà để hóa vàng rồi mang tro đổ ra sông. Tuyệt đối không hóa vàng trong phòng làm việc hoặc khu vệ sinh.

Chọn ngày tốt để cúng Táo Quân năm 2020

Thông thường, các gia đình tiến hành cúng Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, ngày 23 tháng chạp năm nay rơi vào ngày thứ 6, là ngày làm việc; trong khi đó việc làm lễ cúng phải không được sau 13 giờ ngày 23. Vì vậy, nhiều người bận công việc sẽ rất cập rập.

Nguồn gốc dân gian của việc cúng Táo Quân là làm lễ tiễn Ông Công, Ông Táo lên Thiên đình để bẩm báo công việc dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Dó đó, không nhất thiết phải làm lễ đúng ngày 23 tháng chạp, mà có thể làm lễ vào những ngày trước đó nhưng gần với ngày 23 là được.

Mặt khác, nhiều người còn cho rằng, khi làm lễ cúng cần chọn ngày tốt để được hanh thông, may mắn; trong khi đúng ngày 23 tháng chạp có thể lại rơi vào ngày xấu hoặc ngày không được tốt. Do đó, họ thường chọn một ngày tốt trước ngày 23 để làm lễ. Điều đó cũng không sai.

Nếu theo quan niệm này thì năm nay có ngày 19 tháng chạp là ngày đẹp, có thể làm lễ cúng Táo Quân sẽ rất tốt.

Bạn đang đọc bài viết Có nên cúng Ông Công Ông Táo ở cơ quan không? tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com

Bài Văn Khấn Ông Công Ông Táo

Thần Táo quân gồm 3 người, 03 táo ông và 01 táo bà. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

VĂN KHẤN ÔNG CÔNG ÔNG TÁO SỐ 1

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là: [Họ và tên của người khấn]

Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

BÀI CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO SỐ 2

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – (NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại:

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

BÀI KHẤN NÔM NGÀY 23 THÁNG CHẠP

Theo Nguyễn Thị Nhi – Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là), cùng toàn gia ở

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái)

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

SỚ KHẤN NÔM TÁO QUÂN 23 TẾT

Nam Quốc……………………………………………..

* Tỉnh…………………………………………………….

* Thị………………………………………………………

* Địa danh. Phường, Xã, Thôn………………………..

* Đệ tử……………..Tên………………………………..

Hôm nay ngày…………………Tại………………….

Tấu thỉnh Thổ Công Táo Quân thiên đình, tam giới, thần thánh chư thiên.

Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ. Nhạc phủ vạn pháp thần thông. Tấu thỉnh Thổ Địa thần kỳ, Thành Hoàng xá lệnh. Cung duy Thổ Công Táo Quân thiên đình.

Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Thổ Gia Thổ Trạch Tứ Phương Ứng Giáng.

Thỉnh Môn Thần, Phúc Sự. Thỉnh Tĩnh Thần Thanh Thủy. Thỉnh Hỏa Thần Thượng thiên.

Thỉnh Bếp Thần Linh Hỏa. Thỉnh Vua Bếp Tam Tài. Thỉnh Xí Thần. Thỉnh Khố Cung Thần trông nom trông gia nhân. Thỉnh Ngũ Phương Ngũ Đế.

Hỏa hóa ngân lưỡng tống Táo vương. Thượng thiên hảo sự quảng tuyên dương. Phụng đạo tụng kinh.

Kì thao thanh bình đệ tử…. Phàm cư đại trung hoa…tỉnh…thị…hiệu. Kim nhật kiền thành. Dĩ hương chúc thanh sái chi nghi kính cáo

Cửu thiên trù phủ tôn thần chi vị tiền viết duy:

Thần linh thông thiên phủ. Trạch phái nhân hoàn. Công sùng viêm đế. Đức bị dưỡng quần sinh.

Đệ tử mỗi niên tứ quý. Ngưỡng lại tôn thần bảo hữu. Nhật thực tam xan. Toàn cảm đại đức khuông phù.

Thánh đức quảng bác. Thốn tâm nan báo. Nhật thường chi gian. Ngôn hoặc phi lễ. Hành hoặc phi nghi. Trù tạo chi tế. Hoặc phần mao cốt. Hoặc đôi uế ô.

Bất tri cấm kị. Mạo phạm táo quân đại vương. Hàng tai trí họa. Dĩ trí gia trạch bất an.

Kinh doanh bất thông. Nhân đinh bất vượng. Sinh súc bất lợi. Thường sinh tật bệnh chi tai.

Đệ tử hạp gia kiền niệm. Bắc kim đại cát lương thần.

Phụng tụng táo vương phủ quân chân kinh nhất quyển.

Bổ tạ linh văn nhất hàm.

Thành khẩn lễ bái.

Thượng phụng.

Cửu thiên nhạc trù tư mệnh.

Thái ất nguyên hoàng định phúc. Phụng thiện thiên tôn vị tiền. Phục nguyện đại thi xá hựu.

Vĩnh tăng phúc lộc. Phùng hung hóa cát. Phổ ước an ổn. Thánh từ động hồi. Chiêu cách văn sơ.

Thiên vận…niên….nguyệt….nhật.

Lễ vật chuẩn bị cúng ông Công ông Táo gồm có:

– Cá chép sống để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Có thể cúng 1 hoặc 3 con cá chép sống để Táo quân lấy phương tiện về chầu trời.

– 1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay chỉ lễ chay để tiễn Táo công.

Lưu ý: Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Năm Đinh Dậu (2017) hành hỏa thì nên dùng mũ áo màu đỏ.

Địa điểm cúng ông Công ông Táo

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng. Theo quan niệm dân gian từ 11 giờ – 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Văn Khấn Cúng Ông Công Ông Táo Theo Quan Điểm Của Phật Giáo

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn. Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu.

Dưới góc nhìn của Phật giáo, việc thờ ông Địa, thần Tài hay ông Công ông Táo là tập tục, tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, người ta tin rằng, mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có một vị thần cai quản nên thờ phụng, cúng bái các vị thần ấy thì sẽ được phù hộ.

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo đều biết rõ “quy y Phật không quy y trời thần quỷ vật”. Tuy nhiên, tập tục thờ thần đã in sâu vào tâm thức, phổ biến trong dân gian Việt Nam nên một số Phật tử vẫn duy trì các hình thức thờ thần này.

Trong tinh thần phương tiện và bao dung của Phật giáo, những vị Phật tử nào chưa đủ Chánh kiến để phụng hành chỉ ba ngôi Tam bảo thì vẫn có thể duy trì tập tục thờ các vị thần này. Nhưng cần lưu ý rằng, đạo Phật không chủ trương thờ thần, mặt khác, những thành tựu trong đời sống đều do phước đức của tự thân đã gieo trồng trong quá khứ và hiện tại mà được, chứ không phải nhờ thần linh phù hộ.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời chính là cá chép vàng. Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ, đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính. Dù thế, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất.

Sau đây, là hai bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo phổ biến của người Việt ta:

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Bài 2: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Văn Khấn Rằm Tại Cơ Quan

Tại sao cơ quan, công ty lại cần lễ cúng rằm?

Người xưa thường nói ” Cúng lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Cho thấy đây là ngày lễ đặc biệt quan trọng. Trong ngày rằm này gia đình đều mong muốn cả năm bình an, tài lộc, may mắn.

Lễ vật sửa soạn vì thế cũng trang nghiêm và rất đầy đủ. Lễ cúng tại cơ quan được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Tại công ty, nơ làm việc cũng sắm sửa lễ cúng Rằm với mong muốn công ty làm ăn phát đạt, có được nhiều may mắn hơn năm cũ.

Cách sắp mâm cúng Rằm tháng Giêng tại cơ quan

Thông thường, ngày rằm tháng Giêng ở nhà thường được các gia đình sửa soạn 2 mâm cơm. Một mâm cúng chay dâng lên bàn thờ Phật, còn một mâm cúng mặn để dâng lên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, tại cơ quan, văn phòng thì mâm lễ cúng ngày Rằm lại gồm những lễ vật đơn giản như sau:

Bài khấn Rằm tại cơ quan chuẩn nhất

Sau khi sắp đầy đủ mâm cúng Rằm tháng Giêng, người đại diện cho công ty sẽ đọc bài khấn Rằm tháng Giêng tại cơ quan với nội dung bài khấn như sau:

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………….. Đang làm việc tại địa chỉ……………………………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu. Tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Phù hộ độ trì cho công ty chúng con được vạn sự tốt lành, buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)