Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ông Địa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa, Văn Khấn Thần Tài

Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng quyết rõ ràng về lai lịch của hai vị thần này, chỉ biết thần tài là một vị tần tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, thần tài có tên là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời và đi tu tại núi Chung Nam. Về sau tu hành đắc đạo ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa người bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người kinh doanh buôn bán thì cầu cúng ông để được may mắn, đắc lộc.

Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ về ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại, để trên bàn thờ để cúng.

Ông địa là ai.

Theo một số nguồn tư liệu trên internet thì ông địa chính là thần Thổ Công ( hay còn được gọi là thổ thần, thổ địa).Thổ Công là một vị thần tín ngưỡng trong văn hóa Á Đông, ông cai quản một vùng đất nào đó. Người ta cho rằng Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Tây Du Ký” của Trung Quốc thì sẽ thấy Tôn Ngộ Không mỗi khi đi đến đâu muôn biết địa hình, và người cai quản vùng đất đó thì thường đập gậy như ý gọi “Thổ Địa’ lên mà tra

Trong văn hóa người việt Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong nhà vì ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vị thần này trông coi gia đình, phò hộ cho gia đình bình an, sung túc, mọi họa phúc đêu do thần Thổ Công dự định. Còn thần tài là một vị thần đem lại tài lộc cho mọi người. Vì vậy trong kinh doanh, thương mại, người ta rất quý trọng thờ vị thần này. Bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa thường được lập ở góc nhà, xó xỉnh hay góc khuất nào đó trong shop, cửa hàng..chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ tổ tiên ( Chú ý, khi thờ riêng Thổ Công trong nhà người ta đặt ở nơi cao ráo, bát hương đặt chính giữa bàn thờ, mỗi khi cúng lễ đều phải xin phép thổ công trước rồi mới mời tổ tiên về. nhưng khi thờ thổ công đi cùng thần tài thì lại được gọi là ông địa và thờ dưới đất theo quan niệm ” đấp phải trở về đất” và mọi thứ từ đất mà ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vẫn chưa tìm thấy điều lý giải rõ ràng về vị trí thờ của vị thần Đất này tại sao lại có 2 vị trí khác nhau và ở mỗi vị trí lại có một tên khác )

Vật cúng Ông địa – Thần Tài

Thông thường cúng Thần Tài – Ông Địa người ta cúng hoa quả, tỏi, chuối xiêm, thuốc lá, cà phê. Người việt còn có cấu ” Lạy ông địa cúng nải chuối” …Bàn thờ thần tài được cúng quanh năm kể cả ngày thường…

Văn khấn Thần Tài

“Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh, Táo Phủ Thần Quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài thần linh thổ địa cai quan xứ này

Tín chủ con là ………………………….

Hôm nay ngày…. tháng… năm………

Con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời các ngài Thần tài tiền vị, cúi xin thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con AN NINH KHANG THÁI, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo sở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật ! Nam mô a đi đà phật!”

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa là tập quán tín vọng, là thành tâm của người xưa, nay cứ thế theo thờ, chủ yếu là thành tâm cầu mong của gia chủ, còn việc linh ứng có không thì tùy ở nơi người tin. Đây là một nét văn hóa chứ không phải là mê tín dị đoan.

Xem các mẫu đỉnh đồng thờ cúng

Nguồn: sưu tầm

Bài Văn Khấn Ông Địa Thần Khai Trương Cửa Hàng Đúng Chuẩn

Tìm hiểu về hình tượng Ông Địa Thần Tài

Bàn thờ ông địa thần tài vô cùng quen thuộc trong giới kinh doanh, làm ăn. Nó bắt nguồn đầu Trung Quốc nhưng đến thế kỷ thứ XX nó được du nhập vào Việt Nam. Tuy được bắt nguồn từ nước bạn. Nhưng ban thờ này lại mang đến không hề nhỏ đối với gia chủ. Do đó những ai làm dân kinh doanh rất sùng bái & tín ngưỡng ông địa và ông thần tài.

Truyền thuyết xưa kể lại rằng, ngày xưa có 1 người lái buôn tên là Âu Minh đi ngang qua hồ Thanh Thảo. Và anh ta may mắn được thủy thần ban cho 1 người đem lại may mắn tên là Như Nguyện. Và kể từ đó Âu Minh nuôi Như Nguyện ở trong nhà. Từ đó công việc làm ăn của Âu Minh đi lên như diều gặp gió. Nhưng cho đến ngày tết không hiểu Như Nguyện đã mắc sai điều gì mà Âu Minh đã đánh đuổi Như Nguyện. Do quá sợ hãi nên Như Nguyện đã chui vào đống rác. Kể từ đó trở đi Âu Minh làm ăn không được may mắn nữa. Trở nên nghèo xơ xác. Từ đó người ta cho rằng Như Nguyện chính là hiện thân của Thần Tài. Và trong 3 ngày tết người ta thường kiêng không quét nhà do sợ mất đi thần tài trong đống rác.

Ông địa hay còn được gọi là thần đất. Đó là 1 vị thần cai quản vùng đất. Và vị thần này sẽ phù hộ cho con người có được 1 mùa màng bội thu. Ông địa là 1 vị thần biểu hiện trong ngành kinh tế nông nghiệp. Còn thần tài được xem là vị thần mang lại may mắn trong thương nghiệp.

Do đó, nên người ta hay đặt ông thần tài và ông địa chung 1 bàn thờ. Có thể thấy rõ được rằng ông địa & thần tài mang lại ý nghĩa trong phong thủy. Và vào ngày nay, không ít người làm kinh doanh quan tâm tới bài văn khấn thần tài ngày lễ khai trương cửa hàng.

Ý nghĩa Ông địa – Thần tài thoe phong thủy

Ông địa và thần tài được thờ trong cùng 1 cái tủ thờ có kích thước nhỏ & đặt ngay dưới đất. Trong một góc nhà và hướng nhà được xem là hợp phong thủy đối với gia chủ. Thông thường người ta hay đặt ban thờ Ông Địa – Thần Tài ở trước cửa ra vào

Ngày nay, người ta không chỉ cúng thờ ông địa & ông thần tài mỗi ngày tết. Mà người ta cũng thường cúng quanh năm. Nhất là đối với các gia đình làm nghề buôn bán kinh doanh. Đối với những người làm nghề buôn bán họ lo cho 2 vị thần này rất chu đáo.  Bởi do họ tin rằng làm như vậy mới được Thần Tài, Ông Địa ban cho nhiều may mắn. Và phù hộ cho việc làm ăn thuận lợi giúp cho gia chủ :” tiền vào như nước”

Vì tín như vậy, nên những người buôn bán kinh odanh. Họ thường cúng khấn ông địa thần vào các buổi sáng sớm. Với hi vọng rằng thần tài sẽ phù hộ khách hàng tới cửa hàng nhiều hơn.

Cúng ông địa – thần tài trong khai trương cửa hàng quan trọng thế nào?

Ngày lễ khai trương được xem là ngày lễ trọng đại & vô cùng quan trọng đối với người làm kinh doanh. Đó được xem là ngày đầu tiên trong kinh doanh và nhiều khách hàng cũng như đối tác biết đến. Các cụ có câu :” đầu xuôi đuôi lọt”.

Bởi vậy có thể thấy rõ được rằng. Ngày khai trương rất quan trọng. Do đó,  có thể thấy việc thờ cúng Ông Địa và Thần Tài quan trọng như nào trong ngày khai trương. Nếu vào ngày đầu bạn đã tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Hay nói cách khác được ông địa & thần tài phù hộ. Thì chắc chắn những ngày sau công việc làm ăn của bạn sẽ vô cùng thuận lợi.

Cúng ông địa thần tài bao gồm những gì?

Việc cúng ông địa thần tài là một việc làm linh thiêng. Do đó, đầu tiên là gia chủ cần phải thực sự thành tâm trong quá trình cúng bái. Có như vậy thì bề trên mới soi xét và phù hộ cho bạn.

Và điều cần thiết nữa là bạn cần phải đặt ông địa thần tài làm sao cho đúng và  phù hợp với phong thủy. Đồng thời biện lễ và văn khấn ông địa thần tài cũng cần phải chuẩn chỉnh. Tránh trường hợp làm thất ý bề trên mà gây phản tác dụng.

Đặt ông địa thần tài ở vị trí sao cho đúng

Một việc tối kị nhất trong việc đặt ông địa và thần tài là đặt ở các vị trí không được sạch sẽ. Do đó, điều đầu tiên bạn là cần phải vệ sinh cẩn thận chỗ mà bạn đang có ý định đặt ban thờ. Chú ý là không bao giờ được đặt ban thờ ở vị trí nước thải. Đồng thời ban thần tài phải được đặt ở vị trí cách xa phòng vệ sinh. Tránh mùi hôi u ám.

Khi đặt ban thờ linh thiêng này. Bạn cần  phải kê bàn thờ chắc chắn & tựa vào vách tường. Đồng thời trên vách tường tuyệt đối không được khoan nhiều cửa sổ. Đây là điều bạn phải tránh vì theo tâm linh nó sẽ gây ra những việc thất thoát tiền bạc.

Bày các món lễ cúng ông địa thần tài

Biện lễ ông địa – thần tài nghĩa là các món đồ vật đưa lên ban thờ. Đây là 1 vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi nếu bạn không biết mà dâng lễ vật không phù hợp. Sẽ khiến cho bạn bị hao tốn tiền bạc.

Khi biện các món lễ cúng ông địa thần tài. Bạn cần phải chuẩn bị một sô đồ vật sau:

Một đĩa hoa quả tươi chuẩn bị đặt bên phải & năm quả trái cây

1 chén nước

Đĩa quả tươi đặt bên tay phải. Chuẩn bị năm loại trái cây khác nhau.

Chén nước

Đèn hay nến

Đĩa bày đồ lễ

Chuẩn bị đèn hoặc nến

Đĩa bày đồ lễ

Tượng ông thần tài nên đặt phía bên trái

Tượng ông địa nên đặt bên phía phải

Chuẩn bị 1 lọ hoa đặt bên phải. Hoa cúng thì nên chuẩn bị hoa mẫu đơn, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng

Bài văn khấn ông địa thần tài khai trương cửa hàng

Nam mô a di đà phật (khấn 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy thần tài và ông địa

Con xin kính lạy các ngài thần linh & thổ địa cai quản xứ này

Tín chủ con là…( đọc tên gia chủ ra)

Ngụ tại………

Hôm nay là ngày…… tháng…. năm…..

Tín chủ con ngày hôm nay biện các món lễ vật dâng lên tiến cúng kính mời thần tài vị tiền. Con xin Thần Tài ông địa thương xót thí chủ của con giáng lâm trước án. Xin chứng giám lòng thành cho chúng con, thụ hưởng các món lễ vật phù trì cho tín chủ chúng con được an ninh khang thái. Ngày khai trương hưng long thịnh vượng. Làm ăn tấn tài tấn lộc. Tiền vào như nước sông đà. Tiền ra như nước cà phê phin. Tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.

Một số việc cần làm khi chuẩn bị khai trương

Sự kiện khai trương vô cùng quan trọng đối với những người làm ăn kinh doanh. Để ngày trọng đại được diễn biến 1 cách suôn sẻ thì nên có sự chuẩn bị từ trước sự kiện diễn ra.

Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị 1 số thứ quan trọng. Chẳng hạn như xem ngày giờ tốt để tiến hành sự kiện. Tiếp theo là phải thuê thêm 1 đội múa kì lân trong ngày khai trương. Sau đó là tổ chức đồ cúng & cuối cùng là lập danh sách khách mời.

Xem ngày giờ tốt

Theo như tín ngưỡng tâm linh. Thì chọn ngày giờ tốt vô cùng quan trọng. Bởi có những ngày giờ tốt sẽ giúp cho gia chủ làm ăn được thuận lợi. Việc buôn bán được hanh thông phát triển.

Tuy nhiên, 1 số người coi thường việc xem ngày giờ tốt. Tự ý tổ chức sự kiện theo cảm tính dẫn đến làm không chuẩn vào giờ đẹp. Điều này gây nên ảnh hưởng xấu tới việc kinh doanh sau này.

Tổ chức đồ cúng khai trương đầy đủ – tươm tất

Phần đồ cúng cũng đóng vai trò quan trọng trong ngày lễ khai trương. Bởi do theo tâm linh thì việc bạn chuẩn bị đồ cúng sao cho chuẩn chỉnh thì mới được bề trên chứng  giám.

Tuy nhiên, không phải chuẩn bị đồ cúng là bạn phải chuẩn bị những món đồ của ngon vật lạ. Hay những đồ quý hiếm. Mà quan trọng là cần phải thành tâm. Đồng thời không được thiếu những thứ cần thiết như : nước, hương và nến. Việc chuẩn bị trước khiến cho bạn không bị thiếu thời gian. Để chuẩn bị được đầy đủ các thứ. Phù hợp với phong thủy và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Thuê một đội múa lân ngày khai trương

Trong sự kiện trọng đại này bạn cần phải tươm tất chuẩn bị màn múa lân trước khi tổ chức. Tránh trường hợp đúng đến ngày khai trương cửa hàng rồi mới bắt đầu đi thuê. Điều này khiến cho 2 bên không có sự chuẩn bị trước. Dẫn đến ngày khai trương cửa hàng không được diễn ra trôi chảy.

Hơn nữa, ngày nay do nhu cầu tổ chức sự kiện nhiều nên dịch vụ múa lân cũng theo đó mà phát triển. Có nhiều đội làm dịch vụ này. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng làm hài lòng khách hàng. Do vậy nên bạn cần phải tìm hiểu trước thông tin trước khi thuê.

Lập danh sách khách mời dự khai trương

Trước khi sự kiện khai trương được diễn ra. Bạn đừng quên lập ra một danh sách khách mời trong ngày lễ khai trương. Bởi do nếu bạn không rành mạch viết ra giấy mà lên danh sách chắc chắn bạn sẽ mời không đủ hết những vị khách.

Nếu không mời đủ các vị khách mời trong sự kiện trọng đại này. Thì cũng xem như sự kiện khai trương này bạn tổ chức chưa thành công. Bởi do khách mời trong ngày khai trương vô cùng quan trọng. Vì họ không phải chỉ đến chung vui mà còn đến để nghe bạn giới thiệu các sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.

Văn Khấn Ông Thần Tài Thổ Địa Cuối Năm Đầy Đủ Chính Xác Nhất

Văn khấn ông thần tài thổ địa cuối năm đầy đủ chính xác nhất. Văn khấn thần tài thổ địa vào ngày mùng 1 và ngày rằm cuối năm, cầu mong bình an, may mắn, làm ăn phát đạt.

Sắm lễ cúng ông Thần Tài – Thổ Địa

Lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa thường là lễ chay: hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng.

Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: rượu, gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mùng 1 và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, trầu cau, trà nước.

Bài văn khấn ông thần tài thổ địa cuối năm

Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Con kính lạy Thần tài vị tiền.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là…… Ngụ tại………Hôm nay là ngày… tháng… năm…Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Những lưu ý khi cúng Thần Tài – Thổ Địa

Thờ Thần Tài – Thổ Địa quan trọng nhất vẫn là lòng thành và có Tâm. Nhưng các bạn nên lưu ý một số ý dưới đây.

Nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.

Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Thắp nhang liên tục trong 100 ngày sau khi lập ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

Vào các dịp ngày rằm, mùng 1 nên lựa chọn đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi,… để dâng Thần Tài – Thổ Địa

Văn Khấn Ông Địa, Thần Tài Hàng Ngày Đúng Cách Giúp Đắt Hàng, Đông Khách

Văn khấn ông Địa, Thần Tài hàng ngày giúp thay lời gia chủ gửi lời nguyện cầu đắt hàng, đông khách đến các vị thần linh, mong các ngài chứng và phù hộ. Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ý nghĩa văn khấn ông Địa, Thần Tài hàng ngày

Thần Tài, Thổ Địa thường thấy tượng hình chỉ có 1 Ông Thổ Địa và 1 Ông Thần Tài. Tuy nhiên, mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người.

Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Thần Tài trên tay thường cầm thỏi vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Về ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.

Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài, Thổ Địa lại càng được xem trọng hơn. Mọi người bên cạnh lo dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa còn lo trang trí lại ban Thần Tài, Thổ Địa sạch sẽ. Nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa có sạch sẽ, trang nghiêm thì làm ăn mới Phát Tài, Phát Lộc.

Tương truyền, Ông Thần Tài và Ông Thổ Địa rất gần gũi với dân chúng, đặc biệt là ông Địa lúc nào cũng thấy ông tươi cười, vui vẻ và rất thương con nít. Do vậy mà dân chúng có điều gì lo lắng bức xúc thì nên khấn nguyện với ông Thần Tài, Thổ Địa 2 ông sẽ hóa giải phù hộ cho, mọi chuyện đều như ý.

Mỗi ngày, trước khi mở cửa buôn bán, người Việt và người Hoa có phong tục thắp hương cầu khẩn cúng Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, chạy hàng đông khách. Sáng sáng cúng cho Ông Thổ Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm. Do vậy Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt và người Hoa.

Cách sắm lễ cúng ông Địa, Thần Tài

Lễ cúng ông Địa, Thần Tài trong ngày mùng 1 (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Bên cạnh lễ chay, gia chủ cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Tuy nhiên, lễ cúng Thần Tài – Ông Địa vẫn phải đặc biệt chú ý sắm sửa chu đáo thì gia chủ mới mong có kết quả tốt. Phần đa những vị thần linh đều thưởng lễ mặn, Nhưng đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa thì dùng vừa mặn vừa chay đều được.

Văn khấn ông Địa, Thần Tài hàng ngày đúng cách giúp đắt hàng, đông khách

“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là ……….. niên canh ……….., ………. tuổi.

Ở tại ngôi gia, số …….. đường ……… quận ……… tỉnh (thành) ………… Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ ………… (hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.”

Khấn xong, vái hay lạy ba cái.

Xem thêm bài viết: CÚNG ÔNG TÁO – BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23/12 ÂM LỊCH để nắm được cách tiễn ông Táo về trời trong ngày 23 tháng Chạp sắp tới.