Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Ông Địa Thần Tài Cuối Năm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Ông Thần Tài Thổ Địa Cuối Năm Đầy Đủ Chính Xác Nhất

Văn khấn ông thần tài thổ địa cuối năm đầy đủ chính xác nhất. Văn khấn thần tài thổ địa vào ngày mùng 1 và ngày rằm cuối năm, cầu mong bình an, may mắn, làm ăn phát đạt.

Sắm lễ cúng ông Thần Tài – Thổ Địa

Lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa thường là lễ chay: hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng.

Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: rượu, gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mùng 1 và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, trầu cau, trà nước.

Bài văn khấn ông thần tài thổ địa cuối năm

Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Con kính lạy Thần tài vị tiền.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là…… Ngụ tại………Hôm nay là ngày… tháng… năm…Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Những lưu ý khi cúng Thần Tài – Thổ Địa

Thờ Thần Tài – Thổ Địa quan trọng nhất vẫn là lòng thành và có Tâm. Nhưng các bạn nên lưu ý một số ý dưới đây.

Nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.

Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.

Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Thắp nhang liên tục trong 100 ngày sau khi lập ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

Vào các dịp ngày rằm, mùng 1 nên lựa chọn đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi,… để dâng Thần Tài – Thổ Địa

Lễ Tạ Thổ Địa, Thần Tài Dịp Cuối Năm Đúng Nhất

Hiểu sơ bộ về lộc làm ăn buôn bán trước khi lễ.

Lộc gồm 3 loại chính

Loại 1: Lộc tự thân

Lộc tự thân là lộc riêng trong mệnh của mỗi người. Lộc này là bất di bất dịch, cố định và hầu như ít có sự tăng lên hay giảm xuống. Nó tượng trưng cho sự hanh thông thuận lợi trong công việc của một con người

Lộc này ứng theo giáo lý nhân quả xuyên kiếp. Kiếp trước sống thiện giúp người, hỉ xả với đời, kiếp này lộc lá đầy trời. Kiếp trước sống ác sống khó cả người, kiếp này làm ăn chậm phát triển.

Lộc tự thân của mỗi người có sự nhiều ít khác nhau. Nên cùng một loại mặt hàng, cùng một nguồn nhập. Có người bán được với giá trên trời, ngày bán vài trăm, thậm chí hàng nghìn cái. Lại có người bán đại hạ giá, bán tống bán tháo mà mãi chẳng ai mua.

Duyên ai người đấy bán, tị nạnh cũng chẳng được

Loại 2: lộc rơi lộc rụng ( lộc do địa lợi mang tới)

Lộc rơi lộc rụng là lộc phù vân mang tới một cách tình cờ, không nằm trong tính toán.

Lộc này có thể có từ một phần cho đến vô hạn.

Thường ai có lộc tự thân + thêm lộc rơi lộc rụng thì công việc kinh doanh có sự bùng nổ phát triển mạnh như vũ bão.

Lộc rơi lộc rụng là lộc có từ việc lễ bái, lập bàn thờ thần tài, thổ địa.

Lại nhắc lại lộc này có từ việc hợp duyên với đất ( địa lợi )

Lễ hàng ngày tại nhà

Lễ hàng ngày tại ban thờ thần tài tại cửa hàng mình kinh doanh

Lộc ai người nấy hưởng, đố kị cũng chẳng hơn.

Ví dụ cơ bản: Bạn mở một cửa hàng quần áo, nếu có bạn bè, anh chị em người thân, khách quen từ thời còn bán online mua ủng hộ thì đó là lộc tự thân. Nhưng nếu có ai đó đi ngang qua đường, nhìn thấy quần áo bạn treo ngoài cửa hợp gu và quyết định tạt xe vào ngắm nghía mua sắm, thì người đó được gọi là khách vãng lai, nằm ngoài tính toán, hôm nhiều hôm ít, cũng chính là lộc rơi lộc rụng.

Loại 3 tạm không xét đến.

Theo phong thủy, thần tài là vị thần mang lại tiền bạc và của cải cho mỗi gia đình do vậy mà các gia đình làm ăn buôn bán hay các công ty, doanh nghiệp đều có bàn thờ thần tài để cầu xin ngài phù hộ cho việc làm ăn phát đạt trong năm. Việc thờ cúng này chính là xin lộc rơi lộc vãi.

Lễ tạ thần tài, thổ địa cuối năm

Để thể hiện sự tri ân những người hữu tâm trong giai đoạn cuối năm, các gia đình, công ty doanh nghiệp có ban thờ thần tài nên dâng một đàn sơ lễ mọn, cảm tạ ông địa thần tài đã giúp cho cửa hàng nơi mình kinh doanh được buôn may bán đắt.

Lễ vì muốn cảm tạ đất, muốn tri ân các yếu tố thần minh, tiếp đó mong một năm mới được độ trì gia hộ.

Không lễ vì chỉ muốn mong cầu, lễ vì nghĩ thế mới tốt. Không lễ vì thấy người khác lễ, sợ mình không lễ sẽ ế hàng hơn.

Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ tạ thần tài cuối năm

– Hoa cúc vàng 9 bông

– Hoa hồng vàng 3 bông

– 1 bộ tam sên ( sinh sôi tài lộc ) bao gồm: thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc. ( nên có )

– Thịt heo quay, bánh bao chay tròn 5 cái ( không bắt buộc )

– 1 đĩa hoa quả có trái dừa

– Rượu bia nước ngọt thuốc lá trầu cau nước lọc

– Bánh kẹo

– 1 tập tiền vàng thần tài hoặc 1 cây tiền vàng hoặc 1 tập tiền mã bình thường ( không bắt buộc )

– 1 tập tranh ngựa ( tượng trưng mã đáo thành công ) ( không bắt buộc )

– 1 đĩa tỏi

– Rượu trắng, gừng củ, 1 tập khăn lau mới

– Gạo muối

Bước 2: Bắt đầu lễ tạ thần tài cuối năm

Trước khi lễ thần tài thổ địa, chủ lễ hãy ăn mặc chỉn chu, đầy đủ, đồng thời cũng nên lau dọn cửa hàng hoặc văn phòng sạch sẽ. Sau đó, dùng tay sạch tách cánh hoa hồng vàng ngâm nước sạch. Gừng để vỏ dập nát ngâm rượu trắng 30′.

Bước 1: Lau ban thờ thần tài. Lấy khăn sạch nhúng vào chậu nước rượu gừng để bao sái xung quanh ban thờ thần tài.

Bước 2: Hũ gạo muối cũ. Hạ hũ gạo muối rượu ( nếu có trên bàn thờ xuống ). Lấy hết gạo muối rượu trong đó ra. Cho vào 1 cái túi hay bình nhỏ.

Bước 3: Vệ sinh hũ gạo muối: Lau sạch hũ gạo, muối, rượu. Đổ gạo muối rượu mới vào (tượng trưng cho tài lộc thêm mới). Đặt lại các hũ lên ban thờ

Bước 4: Vệ sinh tượng: Lấy khăn thấm nước hoa hồng vàng nhẹ nhàng lau quanh tượng, tì hưu, thiềm thừ (nếu có). Tránh xê dịch, hãy dùng 1 tay để lau nhẹ nhàng, 1 tay để giữ chặt cố định.

Bước 5: Bày đồ lễ sau khi lau dọn xong.

Bước 6: Ngâm thêm nước vào bát để cánh hoa hồng

Bước 7: Bắt đầu lễ.

Bài khấn lễ tạ thần tài thổ địa cuối năm:

Con lạy chín phương trời, mười phương đất Kính lạy Quan đương niên Hành khiển, Tề vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần. Kính lạy các Ngài Thành Hoàng bản cảnh chư vị đại vương. Kính lạy Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ. Con tên là:… Năm sinh:….. Cửa hàng tại địa chỉ:…… Hôm nay là ngày …tháng…năm ( lịch âm ) Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ quả, trầu cau, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án Trước bàn thờ chư vị Tôn Thần, tín chủ con chắp tay kính cẩn: Tấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chân thành cảm ơn chư vị thần linh đã phù hộ độ trì cho con trong suốt thời gian qua, cho chúng con kinh doanh buôn bán lo toan công việc tại nhà này xứ này. Chúng con người trần mắt thịt, việc dương chưa tỏ việc âm chưa thấu, nếu có điều gì lầm lỡ mong các Ngài bỏ qua đại xá cho. Cẩn xin chư vị thần tài thổ địa phù hộ độ trì cho con được cư địa an bình, gia môn hưng vượng. Vận đáo hanh thông, an định công thành danh toại, kinh thương hữu đa khách hàng, doanh số tăng trưởng phát triển thịnh vượng, tài lộc dồi dào. Bách sự như ý, sở nguyện như tâm Mong chư vị gia ân tác phúc cho cửa hàng / cơ quan / công ty con được đắc địa, đắc lợi, đắc tài, đắc lộc. Dương trần thêm quý nhân, công việc bớt tiểu nhân, nô bộc cùng chung tay góp sức. Âm phần không lấn cấn, thịnh vượng đến cùng may. Chúng con người trần mắt thịt, nếu có gì lầm lỡ, xin các Ngài đại xá bỏ quá cho. Đàn sơ lễ mọn lễ bạc tâm thành, xin chư vị ngự linh chứng lễ. Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái. Khấn xong, vái hay lạy ba cái Niệm Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

***************************************

Sau khi khấn xong, đợi hương tàn 2/3 thì chúng ta hoá vàng, lấy gạo muối rượu cũ rắc xung quanh cửa hàng ở bên ngoài. Lưu ý kiêng làm rơi rớt trong cửa hàng.

Khi thụ lộc:

Có quan niệm cho rằng: Lộc thần tài của doanh nghiệp hay cửa hàng thì chỉ nên tự thân thụ lộc hoặc nhân viên trong cửa hàng thụ lộc. Không cho hàng xóm hay người ngoài.

Như vậy là hoàn thành !

Vị trí tượng thần tài thổ địa đặt như thế nào cho đúng?

Theo các nhà nghiên cứu tâm linh thì tượng thần tài và thổ địa cơ bản không phải cố định trái phải. Vị trí tuỳ thuộc vào năm sinh giới tính chủ cửa hàng, mặt hàng buôn bán, các vị trí cung, hướng thờ….

Nên ở nhà này tượng có thể ở bên trái, nhà khác thì lại ở bên phải.

Các bạn nhờ ai an vị thì người đó sẽ có kiến thức riêng về việc thờ cúng thần tài. Nên đừng ngạc nhiên hay máy móc việc trái hay phải. Đúng ở cửa hàng này nhưng chưa chắc đã đúng ở cửa hàng khác.

Nhưng cơ bản nhất thì thường tượng thần tài bên trái. Nếu tự an vị tượng mà không hiểu, không biết tính thì các bạn cứ bên trái mà an vị ạ.

Lưu ý khi làm lễ tạ thần tài thổ địa:

– Khi đang thắp hương làm lễ tránh xả nước, xài nhà wc, mở nước rửa tay vv

– Sau khi lễ xong, hoá vàng xong, rắc gạo muối xong thì vào cầm nước hoa hồng đi vẩy xung quanh cửa hàng. Đây là thủ tục cho mát mẻ, sạch đất, thêm lộc (quan niệm cũ )

Thời gian làm lễ tạ thần tài năm nay 2019 Kỷ Hợi.

Từ 23 âm đến 30 âm đều được

Tức từ 17/1/2020 đến 24/1/2020.

Chúc mọi người lễ lạc an lành.

Xem thêm:

Tamlinh.org (tổng hợp)

Lau Dọn Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa Cuối Năm Như Thế Nào?

Thời điểm lau dọn ban thờ Thần tài

Theo dân gian và quan niệm từ lâu của người Việt, việc bao sái và lau dọn ban Thần tài thường vào tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, thông thường sau rằm tháng Chạp là thời gian thích hợp để làm.

Lau dọn ban thờ thần tài thần linh nên chọn ngày Hoàng Đạo, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Thời gian tốt nhất để tỉa chân nhang và lau dọn, bao sái ban thờ là sau ngày 23, theo quan niệm dân gian đây là sau ngày ông Công ông Táo về trời, chúng ta dọn dẹp sạch sẽ thể hiện tâm thành và thể hiện công đức với các vị thần linh cai quản tài lộc và may mắn.

Và hơn hết là chuẩn bị đón Tết tươm tất, trang trọng, từ đó ông Công ông Táo cũng hài lòng mà về tấu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp cho gia chủ.

Chuẩn bị lau dọn bàn thờ Thần tài – Thổ địa

Trong quá trình lau dọn ban thờ thần tài, gia chủ nên lưu ý không được tự tiện lau đồ bằng nước thường nên pha nước ngũ vị hương để lau ban thờ và bát hương. Hạn chế mua nước ngũ vị hương đã pha sẵn ngoài cửa hàng vì có khả năng chứa hóa chất không tốt, trong trường hợp khác gia chủ có thể dùng nước bưởi để thay thế ngũ vị hương.

Bước sang tháng Chạp, theo dân gian anh/chị nên chuẩn bị đồ lễ sau khi bắt đầu quá trình lau dọn và sửa soạn ban thờ Thần tài:

+ Lễ vật gồm có: Hương, nến, hoa quả, trầu cau, nước, tiền vàng

+ Khăn sạch

+ Nước ngũ vị hương, nước bưởi hoặc nước/rượu gừng,… (tự pha)

Trước khi bắt đầu quá trình lau dọn ban thờ, gia chủ không thể bỏ qua chi tiết quan trọng này. Anh/chị cần lưu ý tắm rửa gọn gàng, ăn mặc tươm tất và chuẩn bị lễ vật, hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng. Tiếp đó thắp hương- thông báo cho các vị Thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị lau dọn ban thờ, mời các vị tạm lánh đến nơi khác trong một thời gian để gia chủ bắt đầu lau dọn.

Tiếp đến gia chủ thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh, xin được tỉa chân nhang và dọn dẹp ban thờ Thần tài – Thổ địa để đón Tết.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân – Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………… Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Tiếp theo gia chủ nên vệ sinh dọn dẹp ban thờ cúng đúng cách theo thứ tự.

+ Đầu tiên, nên dọn những thứ có trên ban Thần tài ra riêng, gồm các chén đĩa đang cúng. Nên để vào một chậu nước riêng và được vệ sinh riêng, không nên rửa chung với những đồ thờ cúng khác.

+ Tiếp đến, dọn sạch mạng nhện, tàn hương rơi xung quanh. Xong dùng khăn lau sạch bụi với nước, trước đó dùng ngón tay nhẹ nhàng gạt hết tàn nhang trên lư hương xuống. Tránh di chuyển bát hương mà chỉ nên nhấc nhẹ lên vệ sinh rồi đặt nguyên về vị trí.

+ Điều thứ 3, gia chủ lưu ý dùng khăn riêng biệt và nước như chuẩn bị trên lau tượng Thần tài và Thổ địa, cẩn trọng lau sạch để giữ vững được tài lộc.

+ Cuối cùng điều gia chủ nên chú ý đó là lau dọn sạch sẽ những phần xung quanh của ban thờ Thần tài. Đến khi hoàn tất mọi thứ, anh/chị đặt lại mọi thứ vào vị trí cũ.

Những sai lầm hay gặp phải khi lau dọn bàn thờ Thần tài – thổ địa

+ Tránh không được di chuyển bát hương, dịch chuyển hoặc thay đổi hướng xoay.

+ Không nên nhổ hết nén nhang trong bát hương vứt đi.

+ Không dùng đồ vệ sinh cho ban thờ Thần tài lẫn lộn, nên lau dọn riêng từng khu vực một.

+ Thông thường ban thờ Thần tài nằm dưới đất, khi lau dọn tránh tỳ vào dẫn đến di chuyển hoặc lệch hướng ban thờ lúc ban đầu.

Những đồ vật phong thủy chiêu tài lộc cho ban thờ Thần tài – Thổ địa

+ Ngũ Phúc Tụ Tài : vật phẩm tụ Bảo Tài, Thâu Thu và Tích Tụ Tài Lộc 4 Hướng Ngũ Phúc Tụ Tài là pháp khí số 1 trong việc chiêu tài, thâu thu tài lộc. Trong phong thủy, thường sử dụng Tụ Bảo Tài trong việc để tích trữ, lưu trữ tài lộc trong nhà, trong cửa hàng, công ty; thích hợp để trên ban thờ Thần tài, giá sách, bàn làm việc

+ Bộ Hoa Mai Chiêu Tài Xoay :có tác dụng chiêu tài cực mạnh trên ban Thần Tài và các phương vị tài lộc trong nhà. Bộ Hoa Mai Chiêu Tài Xoay đứng đầu trong việc chiêu tài phúc khí tiến bảo trong nhà nhờ cách thức xoay vòng luân hồi của 5 đồng cánh hoa mai.

+ Ngũ Phúc Lâm Môn : Vật phẩm gồm 5 Đồng Hoa Mai có tác dụng chiêu Tài, Hóa Sát. Ngũ Phúc Lâm Môn giúp gia chủ chiêu tài hóa sát cho ban thần tài, nhà ở , cửa hàng kinh doanh, công ty doanh nghiệp và hóa giải vị trí bếp, vệ sinh bị phạm sát.

+ Tỳ hưu : nổi tiếng là linh vật chiêu tài lộc mạnh mẽ – nổi tiếng với truyền thuyết có ăn chứ không có nhả. Tỳ hưu ngày nay được sử dụng rất nhiều, ngoài chiêu thu tài lộc trong kinh doanh buôn bán thì tỳ hưu cũng là linh vật hóa sát cực kỳ tốt.

+ Cóc ngậm tiền : là 1 trong những linh vật, pháp bảo chiêu tài, tăng thu tài lộc rất tuyệt vời không chỉ cho ban Thờ Thần tài thổ địa, ngoài ra có thể đặt cóc ngậm tiền ở các vị trí như quầy thu ngân, két sắt, …

+ : là linh vật hóa sát số 1 hiện nay, đặt long quy trên bàn thờ Thần tài – thổ địa giúp bàn thờ hóa giải khí không tốt, nó còn giúp ban thần tài tăng tài lộc tốt hơn.

Cách Sắm Lễ, Bài Văn Khấn Tạ Đất (Tạ Thần Thổ Địa) Cuối Năm

Một năm lao động vất vả và sinh hoạt trên mảnh đất của nhà mình được thần linh thổ địa, hôi đồng gia tiên và bà cô tổ dòng họ phù hộ cho ‘ăn nên làm ra’ và tấn tới thì cuối năm mỗi gia chủ tiến hành làm lễ tạ thần linh thổ địa.

Lễ tạ này mang ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã hộ trì cho mình. Tuy nhiên, việc tri ân không bắt buộc, nếu chúng ta không có thời gian thì cũng không sao cả.

Ý nghĩa của bài văn khấn tạ đất cuối năm

Theo tín ngưỡng châu Á, Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) cai quản một vùng đất nào đó. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì ta phải cúng vị thần này.

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, đó là lý do khi sắp xếp bát hương khi đứng ở ngoài nhìn vào thì: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

Mỗi vùng miền lại có một cách cúng khác nhau, ví dụ những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích thì Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Người miền Bắc thì vẫn cúng như bình thường.

Trước tiên là phần sắm lễ: (Những lễ nghi cơ bản này có thể được gia giảm tùy theo phong tục và điều kiện của từng gia đình).

Một gia đình thường có đủ 3 bát hương trên một ban thờ là: Quan Thổ Địa, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.

Lễ vật sắm lễ tạ bao gồm:

-Hoa tươi ( 10 bông cúc vàng và hoa hồng vàng – 5 bông cúc trắng và hoa hồng trắng).

-Hương thơm.

-Trái cây 2 đĩa bày ở hai bên.

-Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp.

-Xôi 3 đĩa (không nấu xôi trắng).

-Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc là một cái chân giò lợn (chân trước) luộc, chân trái hay phải đều được.

-10 lon bia + 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ

-Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 3 cái

-1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói)

-Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.

– 1 đĩa gạo tẻ, 1 đĩa muối trắng và 1 nồi cháo hoa trắng.

-Ở một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Phần mã bao gồm: 6 con ngựa, trong đó : 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.

– 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.

– 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền ( dâng gia tiên). – 1 cây vàng hoa đỏ ( 1000 vàng ).

Bài văn khấn tạ đất hay tạ thần linh thổ địa, gia tiên cuối năm tại nhà:

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..

Chúng con là:……………

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa .

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

5

/

5

(

1

bình chọn

)