Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Phật Hoàng Trần Nhân Tông Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Phật Hoàng Trần Nhân Tông Với Thơ Thiền Nhập Thế

Đề cập về Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông từ trước đến nay đã có không ít các bậc túc Nho, học giả cũng như nhiều tác giả quan tâm nói đến công lao và sự nghiệp của Trần Nhân Tông ở nhiều phạm trù. Đặc biệt mới đây, nhân kỷ niệm 710 năm (11-11-1308) ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt Niết bàn.

Nhân dịp đầu xuân, đọc lại Tuyển tập thơ văn Lỳ – Trần, người viết bài này rất đồng cảm với tác gỉa Hoài Nam khi nhận định: “Nhìn lại lich sử mười thế kỷ của chế độ quân chủ Trung ương tập quyền Việt Nam, có thể mạnh dạn nhận định rằng, thời đại Lý – Trần là thời đại phát triển rực rỡ nhất với chiến công chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt và những thành tựu to lớn về chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế. Điều đáng nói ở đây là ở thời đại này là một dấu ấn tinh thần đặc thù in đậm trong lịch sử, một dấu ấn tinh thần rất khó gặp lại ở các giai đoạn sau – dẫu trình độ văn minh phát triển ngày càng cao hơn. Dấu ấn tinh thần ấy thể hiện ở hình ảnh những con người tràn đầy tự tin, hào hùng, phóng khoáng”.

Thông qua lịch sử và tác phẩm thơ văn Lý – Trần, điển hình ở giai đoạn này, chúng ta thấy những bậc Hoàng đế đếu là những anh hùng cứu nước, là triết gia, là những Thiền sư lỗi lạc, là thi sĩ…Đại biểu cho tinh thần dung hợp giữa đời và đạo ấy, không ai khác đó là Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308): Người anh hùng đã lãnh đạo toàn dân hai lần kháng chiến chống Nguyên-Mông thắng lợi (1285 – 1288); người sáng lập Thiền phái Trúc lâm Yên Tử – đỉnh cao tư tưởng của Thiền học Việt Nam, một thi sĩ đặc sắc của văn học giai đoạn Lý – Trần.

Với Trần Nhân Tông, nhìn từ lĩnh vực nào chúng ta cũng thấy tầm vóc lớn rộng khó có thể so sánh. Là người Việt Nam trong chúng ta không ai có thể quên hai câu thơ nổi tiếng của vua Trần Nhân Tông: ” Xã tắc bao phen chồn ngựa đá Non sông muôn thủa vững âu vàng”. Đây là hai câu thơ đầy khí phách tổng kết quá trình chiến thắng vĩ đại ghi lại chiến công hiển hách chống Nguyên-Mông của quân dân Đại Việt khi giải bọn tù binh tới và đọc trước lăng Trần Thái Tông. Với hai câu thơ cảm khái trên, ta thấy hồn thơ đầy khí phách và vững tin. Đây là những câu thơ Trần Nhân Tông viết khi còn tại vị.

Đến khi xuất gia tu hành (8.1299), Sơ Tổ Trúc lâm khi đề cập về xuân chúng ta lại càng ngạc nhiên hơn bởi những bài thơ nội dung thấm đậm lẽ đời, lẽ đạo sâu thẳm cõi thiền, điển hình là bài “Xuân Vãn”. Với bài thơ này, theo Thiền sư Thanh Từ, đây là bài thơ ngắn chỉ có 4 câu, nhưng nội dung đã nói được lẽ đời, lẽ đạo thật đầy đủ và sâu sắc. Bài thơ này, trong mùa xuân trước chúng tôi đã có dịp giới thiệu. Nhận dịp đón xuân Kỷ Hợi năm nay, chúng ta lại cùng đến với một số bài thơ trong tuyển tập thơ văn Lý – Trần, trong đó có mảng thơ Thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Trước hết, chúng ta hãy đến với bài tuyệt thi có tựa đề “Xuân Cảnh”.

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

Dich thơ:

Chim nhẩn nha kêu, liễu trổ dày Thềm hoa chiều rợp, bóng mây bay Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế Cùng tựa lan can nhìn núi mây. (Cảnh xuân – Nguyễn Huệ Chi dịch).

Đọc hai câu đầu của bài thơ chúng ta thấy ngay kết quả tri giác cụ thể của con người trước thế giới: cái nghe (đó là điểu ngữ trì – chim hót chậm rãi) và cái nhìn (mộ vân phi – mây chiều lướt bay). Con người ở đây, có thể là chính tác giả, nhưng đó cũng có thể là “không ai cả”. Và ta chỉ thấy thiên nhiên xao động bộc lộ vẻ đẹp của mùa xuân một cách tự nhiên. Trên dòng trôi chảy của “nét xuân” ấy, ta thấy “khách” xuất hiện, một sự xuất hiện trong thầm lặng (bất vấn – không hỏi) nhưng hòa đồng (cộng ý – cùng dựa lan can) tức dựa vào cảnh vật. Và cuối bài thơ, ta gặp (thúy vi) đó là một mầu xanh của thiên nhiên mùa xuân bao trùm rộng khắp…giống như cái tâm thiền an lạc đang tràn ngập hồn người. Bài thơ chỉ miêu tả thôi, chứ không diễn giảng; ý thơ nhẹ nhàng mà có sức lan tỏa trước vẻ đẹp của thế giới tạo vật. Bài thơ “Xuân cảnh” có thể nói là bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nó không trực tiếp hoặc gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ thiền tông, hay Bí mật thiền tông như chúng ta thường thấy ở những bài kệ của các Thiền sư, mà nó thiên về bày tỏ cảm xúc thiền của người đạt đạo trước cái đẹp bản thể của thiên nhiên cũng như con người và cuộc sống.

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư Lộ trích thu đình dạ khí hư Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

Dịch thơ:

Đèn song chếch bóng, sách đầy giường Đêm vắng sân thu lác đác sương Thức dậy tiếng chày đâu chẳng biết Trên cành hoa quế nguyệt lồng gương. (Trăng – Đào Phương Bình dịch)

Phật hoàng Trần Nhân Tông trên sân khấu cải lương

Là kẻ hậu học, đọc bài “Nguyệt” nói trên của Tổ Trúc lâm ta thấy ở đây không gian được phác lên trong bài thơ là không gian bao la khoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ. đặc trưng cho cái “không” của thiền. Thời gian ở đây là thời điểm ban đêm của mùa thu; thời gian lặng tĩnh không truy tìm “bình thường tâm thị đạo” đây là phút giây bừng ngộ. và cái tâm của con người lắng đọng, gạt bỏ đi cái màn vô minh che phủ thường ngày, thì trong cái “không” thời điểm ấy, con người tỉnh giác (thụy khởi) với dư vang của tiếng chày nện vải (châm thanh). Tiếng chày không phải là thực tại – nói đúng hơn thì nó đã từng là thực tại của tàng thức theo (duy thức học). Và khi tiềm thức cũng bị minh sát, thì không gian trống không lại càng trở nên vô tận. Từ cái “tĩnh” mà cái “động” sinh ra: hình ảnh ánh trăng vừa ghé đến bông hoa hé nở giữa đêm khuya vừa là ảnh thực, vừa như một ẩn dụ bừng sáng của trí tuệ; giữa khoảng không bao la của vũ trụ – tâm hồn ấy, phải chăng đó là bản thể chân như.

Địa tịch đài du cổ Thời lai xuân vị thâm Vân sơn tương viễn cận Hoa kính bán tình âm Vạn sự thủy lưu thủy Bách niên tâm ngữ tâm Ý lan hoành ngọc địch Minh nguyệt mãn hung thâm. Dịch thơ (Ngô Tất Tố)

Lên núi Bảo Đài

Đất vắng đài thêm cổ Ngày qua, xuân chửa nồng Gần xa, mây núi ngất Nắng rợp, ngõ hoa lồng Muôn việc nước trôi nước Trâm năm lòng nhủ lòng Tựa hiên nâng sáo ngọc Đầy ngực ánh trăng trong.

Bài 1: Thùy phục cánh tương cầu giải thoát Bất phàm, hà tất mịch thần tiên? Viên nhàn, mã quyện, nhân ưng lão Y cựu vân trang nhất tháp thiên. Bài 2: Thị phi niệm trục triêu hoa lạc Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn

Dich thơ: Bài 1: Ai trói buộc chi, tìm giải thoát? Khác phàm đâu phải kiếm thần tiên Vượn nhàn, ngựa mỏi, ta già lão Như trước, am mây chốn tọa thiền? Bài 2: Phải trái rụng theo hoa buổi sớm Lợi danh lạnh với trận mưa đêm Hoa tàn, mưa tạnh, non im ắng Xuân cỗi còn dư một tiếng chim. (Mạn hứng ở sơn phòng – Đỗ Văn Hỷ dịch)

Đọc hai câu đầu của bài thơ thứ nhất, dưới dạng những câu hỏi phản biện, chúng ta thấy tác giả thể hiện một quan điểm phá chấp triệt để – phá cái chấp vào Phật và cái chấp của cả giải thoát (mang tính hình thức). Đây là cách của thiền nhằm làm rõ sự và lý để hướng người tu đến lộ trình giải phóng hoàn toàn tư duy cá nhân. Thật ra, đây là một quan điểm đã trở thành truyền thống mang nét đặc trưng cho tinh thần khai phóng của Thiền học Việt Nam thời Lý – Trần. Điều này ta có thể thấy trong thơ của các thiền sư trong giai đoạn này; song đặc biệt rõ nét nhất là ở thời Trần. “Thành được chánh giác ít khi dựa vào tu hành / Tu hành chỉ là sự giam cầm sự ưu việt của trí tuệ” (Cảm hoài 1). Hoặc trong thơ của Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung (1230-1291) “Lông mày nằm ngang lỗ mũi nằm dọc / Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt / Ai là phàm ai là thánh? / Tìm tòi trong nhiều kiếp cũng không thấy căn tính” (Phàm thánh bất dị). Nhưng ở Trần Nhân Tông, ta thấy dường như cách diễn đạt của cùng một nội dung đã trở nên uyển chuyển, nhu nhuyễn hơn, và dường như Trúc Lâm triển khai trong tác phẩm của mình với sự khế hội chân lý cũng khác.

Đọc những tác phẩm của Trần Nhân Tông nói chung, trong đó có mảng thơ thiền, chúng ta thấy ở đây là “pháp tự nhiên” (thuận theo tự nhiên). Điều này bộc lộ rất rõ ở bài mà ta đang tìm hiểu, đó là bài thơ “Sơn phòng cảm hứng” thứ hai. Trần Nhân Tông nói đến hoa buổi sớm (triêu hoa), trận mưa đêm (dạ vũ) với những yếu tố thuộc về tự nhiên đã trỏ thành vật quy chiếu cho những yếu tố thuộc về con người: sự biện biệt cái đúng cái sai (thị phi niệm) suy nghĩ về danh và lợi (danh lợi tâm). Khi hoa đã rụng hết, mưa đã tạnh, núi đã trỏ nên vắng lặng, thì một tiếng chim báo hiệu mùa xuân sắp hết: quy luật sinh diệt tất yếu của thế giới vô thường là như vậy, trên dòng chảy vô thường đó, con người chỉ có thể đạt tới sự an lạc tự tại khi hiểu rõ chân tướng của nó, thuận theo nó…Điều này theo Giáo sư Minh Chi trong cuốn Thiền học đời Trần đã cho rằng: “Thiền Trúc Lâm Yên Tử là lối thiền “Biện tâm”. Không ai khác đại biểu là cư sĩ Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Đọc và suy ngẫm những bài thơ của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông chúng ta thấy, mặc dụ ở cương vị Hoàng đế (thiên tử) thời chế độ quân chủ tập quyền. Nhưng thơ Trần Nhân Tông tuyệt nhiên không có một chút “khẩu khí đế vương” như ta vẫn thấy ở các ông vua hay chữ cùng thời đó là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông, Lê Thánh Tông và gần đây là Tự Đức. Sự khác biệt này, khiến chúng ta thực sự kinh ngạc và kính phục, bởi sự viên dung giữa đời và đạo trong Tư tưởng của Sơ Tổ Trúc lâm.

Những đánh giá nhận định và lạm bàn

Theo “Toàn Việt thi luc”, “Thánh đăng ngữ lục” và “Lịch triều hiến chương loại chí”, trước tác của Trần Nhân Tông bao gồm: “Trần Nhân Tông thi tập”, Đại hương hải án thi tập”, Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Tăng già toái sự”, “Thạch thất my ngữ” và “Trung hưng thực lục”. Tuy vậy, hiện chỉ còn tìm thấy của Trần Nhân Tông 31 bài thơ, một bài minh, một bài tán và hai bài văn nôm biền ngẫu. Về thơ, từ 31 tác phẩm còn lại có thể nhìn ra ở Nhân Tông hoàng đế hai cảm hứng cơ bản, tương ứng với hai mảng đề tài: thế sự và thiền. Mảng thơ Thiền của Sơ Tỏ Trúc lâm chính là một đặc phẩm, không phải chỉ riêng của Trần Nhân Tông, mà là của thi ca Việt Nam Trung đại nói chung. (Ngay cả mảng thơ thế sự) cũng rất đặc biệt.

Trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông còn lại đến nay không nhiều, bộ phận thơ ca nói chung và thơ ca mang cảm xúc, cảm hứng Thiền trong đó lại càng ít hơn nữa. Nhưng đó là cái ít vô cùng cần thiết để hiểu cho rõ và cho đủ hơn về một nhân cách Văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc. (Xin nói thêm là trong toàn bộ lịch sử của chế độ quân chủ ở Đông Á, Trần Nhân Tông là trường hợp duy nhất mang diện mạo kép: vừa là Hoàng đế, vừa là Giáo chủ của một tông giáo). Qua một góc thơ Thiền, Trúc Lâm Sơ Tổ đã neo lại, và neo lại được trên dòng nước bạc thời gian một hình ảnh con người đạt Đạo, một con người vượt khỏi cái chấp vào Không và Có để nhập vào cuộc sống bình dị và có ý nghĩa sâu sắc nếu không muốn là vi diệu trong “cuộc đời này”; một con người tu dưỡng cái tâm hài hòa cùng mạch sống của Dân tộc: ăn, ngủ, làm việc đời – đánh giặc cứu nước, vinh danh nước Đại Việt lưu vào thiên cổ.

Bí Ẩn 3000 Viên Xá Lợi Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Kỳ 2)

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Anh, Ngọc cốt của Ngài được an trí vào lăng Quy Đức, 1 phần xá lợi giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần, lưu giữ nhiều nơi để nhân dân và Phật tử thờ phụng.

Đức vua Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sau khi nhường ngôi cho con, Ngài xuất gia tu hành khổ hạnh lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, xưng là Trúc Lâm Đại sĩ. Cuối đời Ngài tu và hóa Phật tại am Ngọa Vân, được xưng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Ngay sau khi Phật Hoàng viên tịch, vâng theo di chúc Bảo Sát đã tiến hành hỏa thiêu Ngài ngay tại Am Ngọa Vân. Pháp Loa, tổ thứ hai của Thiền Phái Trúc Lâm đến tưới nước thơm lên giàn hỏa, thu được ngọc cốt và hơn 3000 viên ngọc xá lỵ.

Ngọc cốt được an trí vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), một phần xá lỵ thu được lưu giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần còn lại được đưa về lưu giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần lưu giữ ở nhiều nơi để nhân dân và phật tử thờ phụng, các nơi có lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng gồm:

1. Phật Hoàng tháp tại Ngọa Vân: Am, chùa Ngọa Vân dưới thời Trần thuộc An Sinh vốn là đất thang mộc của An Sinh vương Trần Liễu, thời Lê thuộc xã An Sinh phủ Kinh Môn, nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều.

Tại Ngọa Vân, Pháp Loa cho xây bảo tháp Phật Hoàng (Phật Hoàng tháp) lưu giữ một phần xá lợi của ngài.

Đến thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18) tòa bảo tháp do Pháp Loa xây dựng bị đổ nát. Năm 1707 thiền sư Giác Hưng, hiệu là Viên Minh cho trùng tu xây mới tòa Phật Hoàng tháp bằng đá, phía trước tháp có voi đá và ngựa đá đứng chầu.

Phật Hoàng tháp hiện vẫn còn đứng sừng sững uy nghiêm trên đỉnh Ngọa Vân, tháp 2 tầng, mặt trước khắc nổi bức đại tự Phật Hoàng Tháp (佛皇塔), trong lòng tháp đặt một bài vị bằng đá xanh, trang trí hoa lá và hình rồng, bài vị ghi “Nam mô đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông Hoàng đế Điều ngự vương phật – Nam mô a di đà phật, bài vị thờ Điều Ngự vương phật Đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng, tổ thứ nhất phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần Hoàng đế Nhân Tông”. Như vậy, Phật Hoàng tháp chính là nơi lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng tại nơi ngài đã tu hành và hóa Phật.

2. Bảo tháp ở Đức Lăng: Sách Đại Việt sử ký toàn thư và sách Tam Tổ thực lục đều cho biết:

Ngày 16 tháng 9 năm Canh Tuất (1310) an trí ngọc cốt vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), lấy một phần xá lỵ đặt vào bảo tháp ở Đức lăng. Đức lăng được xây dựng trong khu lăng tẩm nhà Trần xưa thuộc đất Tinh Cương, phủ Long Hưng, nay là Thôn Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Khu lăng tẩm này có 4 lăng gồm Thọ lăng của Thượng hoàng Trần Thừa, Chiêu lăng của vua Trần Thái Tông, Dụ lăng của vua Trần Thánh Tông và Đức lăng (hay lăng Quy Đức) của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo thánh thái hoàng thái hậu.

Các vua nhà Trần sau này không xây dựng lăng tẩm ở đây nữa mà chuyển về An Sinh (Đông Triều).

Khu lăng tẩm nhà Trần ở Tam Đường hiện còn lại 3 gò mộ (lăng) cao to như quả đồi, các gò này được gọi là Phần Trung, Phần Đa và Phần Bụt (còn goị là Nấm Sỏi), mỗi Phần hẳn là một lăng, tuy nhiên cho đến nay chưa thể xác định các phần này là lăng của vị vua nào, nhiều người cho rằng Phần Bụt chính là Đức lăng với suy luận cho rằng Bụt chính là cách gọi khác của Phật vì vậy đây là lăng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Các cuộc khai quật thăm dò ở Phần Bụt đã tìm thấy những viên gạch xây tháp có trang trí hình rồng giống như loại gạch xây tháp đã được tìm thấy ở tháp Phổ Minh (Nam Định), và đó có thể là gạch xây bảo tháp của Đức lăng.

3. Tháp Phổ Minh trong khuôn viên chùa Phổ Minh:

Theo sử sách ghi lại, vào năm 1308, Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử (theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên.

Tháp cao 13 tầng, có mặt bằng hình vuông (5,20m x 5,20m), tầng thứ 11 là nơi đặt hòm xá lỵ của vua Trần Nhân Tông. Theo mô tả của sách Lịch triều hiến chương loại chí thì khi tiến hành trùng tu tháp “đã thấy cái hòm to, mở ra xem thì lớp thứ nhất là hòm bằng sắt, lớp thứ hai là hòm bằng đồng, lớp thứ ba là hòm bằng bạc, lớp thứ tư là hòm bằng vàng, lớp thứ năm là hòm bằng đá quý, trong để xá lỵ tròn bằng đầu ngón tay, sắc sáng long lanh, đã trả lại chỗ cũ…”

Thư tịch thời Nguyễn như Nam Định dư địa chí, Hoàng Việt địa dư nhất thống chí, Đại Nam nhất thống chí đều cho biết vào thời Tây Sơn (khoảng năm 1789) có việc tháo dỡ 3 tầng trên của tháp thì gặp một chiếc hòm bằng đá, hòm đã giữ nguyên để xây lại như cũ. Những năm 80 của thế kỷ 20, khi tỉnh Nam Định tiến hành trùng tu lại tháp Phổ Minh cũng đã thấy hòm xá lỵ ở tầng 11 như mô tả của sử sách và hiện nay nó vẫn được tôn trí tại tầng 11 của tháp Phổ Minh. Đây là hòm xá lỵ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn nguyên vẹn duy nhất hiện biết.

4. Tháp Đại Thắng tư thiên bên hồ Lục Thủy:

Tháp Đại Thắng tư thiên hay thường gọi là tháp Báo Thiên tòa tháp nổi tiếng được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý Thánh Tông trong khuôn viên chùa Báo Thiên nằm phía Tây hồ Lục Thủy, nay thuộc khu vực Nhà Thờ lớn Hà Nội.

Sách Tam Tổ thực lục cho biết “tháng 11 năm Kỷ Tị (1329), Sư (Pháp Loa-TG) lập đàn tràng tại viện Quỳnh Lâm, làm lễ điểm Nhãn tượng Phật Di lặc, và lấy một phần xá lỵ của Điều Ngự tại tháp Thắng Tư Thiên (Đại Thắng Tư thiên) đem cất vào tháp đá tại viện Quỳnh Lâm”

Như vậy, trước đó xá lỵ của Phật Hoàng phải được đưa vào tôn trí ở Đại Thắng tư thiên và đến năm 1329 Pháp Loa lấy “một phần xá lỵ” đem về tôn trí ở tháp đá Viện Quỳnh Lâm và hẳn nhiên ở Đại Thắng tư thiên còn lại một phần xá lỵ.

5. Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội Hoàng Thành Thăng Long

Sau khi hỏa thiêu, ngọc cốt và xá lỵ của Điều Ngự được vua Trần Anh Tông rước về kinh thành. Ngọc cốt để vào bảo khám, xá lợi được chia làm hai phần để trong bình vàng quản tại chùa Tư Phúc trong Đại Nội.

Chùa Tư Phúc là ngôi chùa rất nổi tiếng trong Cấm thành Thăng Long thời Trần, đây là nơi trước khi lên ngôi vua, Trần Nhân Tông thường đến ngủ trưa, một hôm vua mộng thấy trên rốn trổ một bông hoa sen vàng lớn như bánh xe.

Chùa Tư Phúc cũng là nơi các vua và hoàng hậu nhà Trần đến tu hành, và nghe các tổ của Trúc Lâm giảng Pháp, có thể khẳng định chùa Tư Phúc là chùa giành riêng cho hoàng gia được xây dựng trong Cấm thành Thăng Long, giống như chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường, dấu vết chùa Tư Phúc hiện nay không còn, và chúng ta cũng chưa xác định được vị trí cụ thể của chùa trong tổng thể của Cấm thành Thăng Long.

6. Tháp Tuệ Quang trên chùa Hoa Yên, núi Yên Tử:

Huệ Quang Kim tháp (慧 光 金塔), hay Tuệ Quang tháp (慧 光塔), hay hiện nay được gọi là tháp Huệ Quang hoặc tháp Tổ là tháp lớn nhất được nằm ở khu vực trung tâm Vườn tháp tổ phía dưới chùa Hoa Yên trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Sách Tam tổ thực lục cho biết ngày 22 tháng 2 năm Bính Dần, niên hiệu Khai Thái thứ 3 (1326), Pháp Loa phụng chiếu của vua Trần Minh Tông đến chùa Hoa Vân (Hoa Yên) trên núi Yên Tử, tôn trí xá lỵ của Điều Ngự vào Kim tháp Tuệ Quang.

Nhiều người cho rằng tháp này do vua Trần Anh Tông cho xây dựng, có thể như vậy, nhưng sau khi vua Trần Anh Tông mất sáu năm (vua Trần Anh Tông mất năm 1320) thì xá lỵ của Điều Ngự mới được an trí vào tháp, có lẽ lúc này tháp mới xây xong.

Ngôi tháp hiện còn ở vườn tháp tổ ngày nay không phải là tòa tháp được xây dựng dưới thời Trần, tòa tháp này được xây dựng vào thời Lê, pho tượng Phật Hoàng đặt trong tháp cũng được làm vào thời Lê khoảng thế kỷ 16-17.

Đại Việt sử ký toàn thư và Tam Tổ thực lục cho biết vua Trần Anh Tông có cho đúc hai pho tượng bằng vàng, một thờ ở chùa Siêu Loại (Gia Lâm), một thờ ở chùa Hoa Yên, nếu như đến năm 1326 tháp Tuệ Quang mới được hoàn thành thì rõ ràng tượng vàng do Trần Anh Tông đúc phải được thờ ở trong chùa Hoa Yên giống như ở chùa Siêu Loại chứ không thể được đặt trong tháp Tuệ Quang vì lúc đó tháp chưa hoàn thiện.

Năm 1319, Pháp Loa tôn giả cho mở mang chùa thành Viện Quỳnh Lâm, dưới sự hỗ trợ về tiền bạc cũng như con người của vua Trần Anh Tông và các vương hầu, quý tốc nhà Trần.

Đặc biệt Thuận Thánh Bảo từ Hoàng thái hậu (vợ vua Trần Anh Tông) và Trần Quang Triều, Quỳnh Lâm trở thành một Tự – Viện lớn gồm Chùa và Viện, trong đó Viện là nơi đào tạo tăng tài lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm và đây cũng là nơi có thư viện lớn lưu trữ nhiều kinh sách Phật Giáo.

Tự Viện Quỳnh Lâm cũng là nơi thường xuyên lui tới của hoàng tộc nhà Trần và các quý tộc đương thời, nơi đây thực là chốn tùng lâm thế kỷ 14.

Không chỉ có vậy, Quỳnh Lâm còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện Phật Giáo lớn do Hoàng gia và tổ Pháp Loa chủ trì, tháng 3 năm 1325 Pháp Loa tổ chức lễ hội nghìn Phật tại Quỳnh Lâm, lễ hội diễn ra trong 7 ngày 7 đêm đồng thời khơi công xây dựng hai tòa tháp để cung nghênh xá lỵ của Phật Hoàng về tôn trí tại chùa, năm 1329 tháp hoàn thành, rước một phần xá lỵ từ tháp Đại Thắng tư Thiên về tôn trí vào hai bảo tháp.

Quỳnh Lâm viện nay là chùa Quỳnh Lâm, xã Tràng An huyện Đông Triều, mặc dù hai tòa tháp đã bị phá hủy nhưng những dấu ấn của nó vẫn còn lại trên và trong lòng đất của chùa, đặc biệt ở tòa tháp bát giác hiện dựng trước gác chuông chùa, hai tầng trên cùng của tòa tháp chính là phần còn lại của tòa tháp đá do tổ Pháp Loa cho xây dựng năm 1325.

Hiện chùa còn lưu giữ 9 viên xá lỵ của Ngài. Trong chùa, gian chính điện đặt ban thờ Trần Nhân Tông.

Từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây, chùa Minh Khánh trở thành ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng, được nhân dân ngưỡng vọng. Sự kiện này còn dấu tích trên bia “Minh Khánh Đại danh lam” khắc năm Hồng Thuận thứ 3 (1511): “Tiên triều vua Trần Nhân Tông đã tu hành ở đây mà huyết thư còn lưu, đương thời coi là “Tiểu Tây phương”.

Một lâu đài quý báu nơi Trúc Quốc, sáng rực hoa soi. Lúc đó, đã có sư tiểu sớm hôm đèn hương, quét tước, nhân dân phụng thờ, tiếng tăm rộng khắp xa gần…”.

Ngày vua Trần Nhân Tông viên tịch (1/11 âm lịch) được nhân dân lấy là ngày tổ chức lễ hội của chùa.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ về việc thất thoát xá lị Phật hoàng:

“Pháp Loa thiêu xác của Thượng hoàng được hơn ba nghìn xá lị mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư. Vua có ý ngờ. Các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Hoàng tử Mạnh mới 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lị ở trước ngực, đưa ra cho mọi người xem, kiểm lại trong hộp thì đã thấy mất một số hạt”.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Bá Khoa, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện Thanh Hà, trong hai đạo sắc phong của vua Vĩnh Khánh năm 1731 và Tự Đức 1880 hiện còn lưu giữ trong chùa đều có nói đến 9 viên xá lị Phật hoàng.

Trong hồ sơ di tích chùa Minh Khánh được lập để đề nghị xếp hạng cấp quốc gia năm 1990 hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh cũng ghi: “9 viên xá lị, theo truyền thuyết và sắc phong đó là xá lị của Trần Nhân Tông”.

“Ngoài sắc phong, trong hòm còn có một hộp gỗ tròn sơn đỏ. Mở hộp thì thấy bên trong có 9 hạt màu đen tro, có viên hình tròn, có viên hình gần tròn, to hơn hạt tràng, có lỗ xỏ. Riêng có một viên bị sứt một góc. Mọi người có mặt đều sửng sốt.

Điều đó càng khẳng định 9 hạt xá lị được lưu giữ tại chùa Minh Khánh là xá lị Phật hoàng. Hiện 9 viên xá lị được nhà chùa và chính quyền nhân dân coi là bảo vật và gìn giữ cẩn thận, tôn nghiêm trong chùa.

Sư thầy Thích Diệu Hiển cho biết, bà theo sư cụ về trụ trì tại chùa 26 năm trước. Ngay từ những ngày đầu bà đã nghe nói về sự quý giá của 9 viên xá lị Phật hoàng. Để bảo đảm an toàn, từ nhiều năm nay 9 viên xá lị được nhà chùa và chính quyền địa phương cất giữ, chỉ dịp đặc biệt hoặc lễ hội mới mở.

Do công tác an toàn, muốn mở xá lị, phải có sự giám sát của chính quyền địa phương và phải làm lễ. Ông Nguyễn Bá Khoa, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thanh Hà, cho biết: Việc giữ gìn 9 viên xá lị Phật hoàng được coi là nhiệm vụ quan trọng. Ngành văn hóa huyện đang dự kiến sẽ xây dựng một tháp gương đặt hộp xá lị vào đó để cho du khách thập phương và nhân dân viếng thăm.

Vĩ thanh

Như vậy, qua những ghi chép và những bằng chứng khảo cổ học hiện có có thể xác định hành trình tu luyện, nhập diệt theo thế sư tử nằm, phân phát xá lị đi khắp nơi của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là một chuỗi công việc mô phỏng quá trình tu luyện, viên tịch và phân phát xá lị của Đức Phật Thích-Ca-mâu-ni.

Trong chuỗi sự kiện đó thì Yên Tử là nơi Phật Hoàng tu luyện, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các nơi khác được lưu giữ xá lợi đều là những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo dưới thời Trần.

Trong số tám nơi được lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng thì riêng Tự – Viện Quỳnh Lâm có hai nơi chứa xá lỵ của Ngài.

Đông Triều, Uông Bí ngày nay dưới thời Trần là đất An Sinh quê gốc của nhà Trần đồng thời là Trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên có đến 4 điểm lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng.

Kỷ niệm 704 năm ngày Điều Ngự hóa Phật, thiết nghĩ việc quang bá tư tưởng và giá trị di sản của Ngài để lại là một việc làm cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy các di sản của Ngài cho muôn đời mai sau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Anh

Văn Khấn Lễ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) Chuẩn Nhất

Đức Thánh Trần là vị nhân thần Trần Hưng Đạo,  còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Ông là vị tướng, nhà quân sự, nhà chính trị tài ba lỗi lạc, có công lớn đối với dân tộc Việt Nam, được nhân dân Việt Nam phong thánh và lập đền thờ nhiều nơi. Hàng năm, lễ Đức Thánh Trần được tổ chức ở nhiều nơi, tùy vào địa phương mà thời gian, nghi thức có phần khác nhau.

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)

– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: …..Ngụ tại: …..

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)

Nam mô A Di Đà Phật ! (lạy)

Tham khảo: Văn Khấn Cổ Truyền – NXB Văn Hóa Thông Tin

Văn Khấn Cúng Lễ Đức Thánh Trần

Hướng dẫn cách sắm lễ và văn khấn Đức Thánh Trần chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam để các bạn cùng tham khảo!

Đức Thánh Trần là bậc tiền nhân đã có công trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đức Thánh Trần là tên thần hóa anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong lịch sử, ông là vị anh hùng có công với đất nước. Bước vào huyền thoại – trong tâm thức dân gian – ông là vị thánh phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và giúp dân diệt trừ tà ma, chữa bệnh

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt , tín ngưỡng.

Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Theo phong tục cổ truyền, xem ngày tốt xấu khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

– Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là:…………………..Ngụ tại:……………….

Hôm nay ngày…. tháng….. năm……..âm lịch . Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.