Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Thi Cử Đỗ Đạt Tại Nhà Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Cầu Thi Cử Đỗ Đạt

Các sĩ tử trước khi vượt vũ môn thường tới khấn nguyện tại các đền chùa, văn miếu. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt gặp nhiều may mắn, để kỳ thi thuận lợi và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học, kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp…

Bài văn khấn cầu thi cử cho sĩ tử

1. Những lưu ý khi khấu cầu thi đỗ

Các nhà nghiên cứu tâm linh chỉ bảo rằng, các sỹ tử nên tới Đền Ngọc Sơn cầu thi cử cho mọi việc trở nên tốt lành. Còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt, hoặc tốt nghiệp ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Hiện nay, trước kỳ thi các sĩ tử đều rất căng thẳng cho nên nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào, bởi vì khi khấn chỉ nên khấn một chùa không nên khấn nhiều chùa sẽ mất thiêng.

Theo các nhà tâm linh, thì khi chuẩn bị đi lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ trong kỳ thi cử đỗ đạt cao. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt cho cái của mình.

Vật phẩm lễ thường là giọt dầu. Cầu xin cho sĩ tử gặp nhiều may mắn và đỗ đạt trong các kỳ thi… Sau đó nguyện sẽ chú tâm học hành cho tốt…

Các nhà tâm linh đều khuyên, sau khi đã tới chốn tâm linh cầu nguyện, phải thật thành tâm, không nên về thẳng hoặc chờ đỗ đạt, hoặc ngồi chờ có cơ hội mới quay lại tạ lễ. Mà đỗ đạt hay không người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ tại chùa đã khấn. Lễ tạ cũng thường là giọt dầu như lễ xin. Một số người đi lễ biết rõ là không có cơ hội quay lại, như thế là phạm tội và sẽ bị ảnh hưởng sau nay

Trong các kỳ thi dù đỗ hay trượt, các sĩ tử cũng nên biết rằng là việc thi cử còn nhờ hồng phúc tổ tiên của mình để lại, chứ không phải cứ cầu cúng tại các chùa chiền là đều đỗ đạt. Phải có sư nỗ lực của bản thân, Thi cử thành công hay không chính là nhờ bản thân nỗ lực học tập và thực lực của các sĩ tử. Chính vì thế cần phải biết chăm chỉ và biết cách học đúng phương pháp.

2. Bài khấn cầu thi đỗ tại nhà

Mẫu bài khấn thi đỗ này dùng được cho cả phụ huynh khấn thay cho con tại nhà.

Duy!

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ, Cô gì tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên.

Tín chủ con là :…. .. Tuổi….

Ngụ tại: Việt Nam quốc – ….. tỉnh …huyện ….xã

Hôm nay tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, lòng thành lễ bạc, tâm có của không thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại.

Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai khâm hưởng.

Cúi xin phù hộ độ trì cho Con (hoặc bố mẹ kêu hộ thì sửa là Út Tử của con) tên là : ….. Tuổi :…… sắp tới vào ngày: …. Tháng… năm…. Cháu dự cuộc thi (thi gì thì nêu ra) …… tại trường : ….. Ngụ tại (địa chỉ của trường) …….. ở phòng thi : ….. số báo danh : ……. được gặp nhiều may mắn, hanh thông, đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Cúi xin ngài Thần Linh, Gia Tiên Tiền Tổ, Bà Cô Ông Mãnh, cô bé, cậu bé tại gia bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho Con (Út Tử của con) Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện, tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn. Cho con, cho cháu được học thông, viết thạo. Học đến đâu nhớ đến đấy. Sức khỏe dào dào, tinh thần thoải mái, tinh tấn thông minh, làm bài được tốt, để lên được lớp, để đậu đúng trường. Đi lại trên đường, bình an vô sự. Để cho tương lai đèn sách, vinh danh bái tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng tâm. A Di Đà Phật !!!

Cẩn Cáo!

3. Bài khấn cầu thi tốt

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.​

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ….

Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày…. tháng ……..năm …., đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa …….. linh từ. Con xin kêu thay cho… (kêu thay cho ai thì nêu đầy đủ họ tên, phòng thi, số báo danh) được đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ – bật độ phù trì để con thi cử đỗ đạt qua kỳ thi là:​

Kỳ thi… (kỳ thi gì thì khấn lên),

Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.​

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn.

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

4. Văn khấn cầu thi cử

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.

Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày…. tháng ……..năm Nhâm Thìn, đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa …….. linh từ

Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ – bật độ phù trì để con thi cử đổ đạt qua hai kỳ thi là:

– Kỳ thi tốt nghiệp THPT

– Và kỳ thi tuyển sinh vào trường đại học…… ​

Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.

Nam mô A Di Đà Phật.

Văn Khấn Cầu Thi Cử Đỗ Đạt Tại Nhà Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất

Chủ Nhật, 02/06/2019 10:38 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Có nhiều người vẫn muốn xin mẫu bản văn cúng cho con cái, để chuẩn bị bước vào kỳ thi sắp tới. Tuy nhiên “Tiên còn học lễ, hậu học văn” hay “Ngọc không mài không thành đồ vật – người không học không biết rõ đạo”. Do đó, khi cầu nhưng vẫn phải học hành chăm chỉ, chứ không phải nghĩ phụ thuộc vào văn khần là xong, các quan ngày xưa ra làm quan cũng vẫn phải học nghiêm chỉnh. Dưới đây là bài văn khấn cầu thi cử đỗ đạt chi tiết và chuẩn nhất để các sĩ tử tham khảo.

Chúc cho các Cháu, các em bước vào kỳ thi gặp nhiều may mắn, tự tin và đỗ đạt. Để công thành doanh toại báo hiếu tổ tiên, nhớ công ơn cha mẹ để mai sau này là những bậc nhân tài có công với nước, có lợi cho dân. Nhưng không quên ơn Phật tiền, tiên thánh thần, ơn nhờ tiên tổ !!!

Mẫu Văn khấn cầu thi cử đỗ đạt tại nhà chuẩn nhất

– Duy! – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô gì tỷ muội , đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên.

Tín chủ con là :…. .. Tuổi….

Ngụ tại: Việt Nam quốc – ….. tỉnh …huyện ….xã

Hôm nay tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, lòng thành lễ bạc, tâm có của không thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại.

Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai khâm hưởng.

Cúi xin phù hộ độ trì cho Con (hoặc bố mẹ kêu hộ thì sửa là Út Tử của con) tên là : ….. Tuổi :…… sắp tới vào ngày : …. Tháng… năm…. Cháu dự cuộc thi (thi gì thì nêu ra) …… tại trường : ….. Ngụ tại (địa chỉ của trường) …….. ở phòng thi : ….. số báo danh : ……. được gặp nhiều may mắn, hanh thông, đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Cúi xin ngài Thần Linh, Gia Tiên Tiền Tổ, Bà Cô Ông Mãnh, cô bé, cậu bé tại gia bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho Con (Út Tử của con) Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện, tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn. Cho con, cho cháu được học thông, viết thạo. Học đến đâu nhớ đến đấy. Sức khỏe dào dào, tinh thần thoải mái, tinh tấn thông minh, làm bài được tốt, để lên được lớp, để đậu đúng trường. Đi lại trên đường, bình an vô sự. Để cho tương lai đèn sách, vinh danh bái tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng tâm. A Di Đà Phật !!!

Hướng Dẫn Đi Văn Miếu Quốc Tử Giám Cầu Thi Cử Đỗ Đạt

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

Nhắc đến cầu thi cử đỗ đạt, người ta nghĩ ngay đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nơi đây vừa có ý nghĩa lịch sử lâu đời, vừa là nơi linh thiêng trong việc cầu thi đỗ.

1.1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở đâu?

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, bao quanh bởi bốn tuyến phố chính của quận Đống Đa là Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Cổng chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại số 58, phố Văn Miếu.

1.2. Xe bus đi Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Tuyến xe bus đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm có các tuyến số : 02, 23, 32, 38, 41.

Tuyến xe bus số 02: Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa

Tuyến xe bus số 23: Tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ

Tuyến xe bus số 32: BX Giáp Bát – Nhổn

Tuyến xe bus số 38: Nam Thăng Long – Mai Động

Tuyến xe bus số 41: Nghi Tàm – BX Giáp Bát

2. Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa lúc mấy giờ?

Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội ngày thường và ngày tết đều mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật. Tuy nhiên, giờ mở cửa có sự khác nhau.

2.1. Thời gian mở cửa Văn Miếu – Quốc Tử Giám theo ngày

Thứ 2 đến thứ 6: Mở cửa từ 7:30 – 18:00

Thứ 7, Chủ Nhật: Mở cửa từ 8:00 – 21:00

2.2. Lịch vào Văn Miếu Quốc Tử Giám theo mùa

Vào mùa nóng (từ ngày 15/4 đến 15/10): Từ 7h30 đến 17h30

Vào mùa lạnh (từ ngày 16/10 đến 14/4): Từ 8h00 đến 17h00

3. Vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Giá vé tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám được niêm yết là 30.000 đồng/lượt cho cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng, giá vé có sự thay đổi. Có những đối tượng sẽ được giảm giá 50% giá vé. Đặc biệt, một số du khách sẽ được miễn phí hoàn toàn.

Giá giảm áp dụng cụ thể như sau:

Đối tượng được giảm 50% giá vé (tức 15.000 đồng)

Người bị khuyết tật nặng

Công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên

Người dân ở các xã, huyện miền núi; vùng sâu, vùng xa, kém phát triển

Người có công với Đảng, cách mạng

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên

Đối tượng được miễn phí vé tham quan

Người khuyết tật đặc biệt nặng

Trẻ em dưới 15 tuổi

4. Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

4.1. Lịch sử hình thành

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Hai công trình được xây dựng để dạy học, thờ Khổng Tử và những bậc hiền tài Nho học xưa.

Dưới thời Lý, giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến. Quốc Tử Giám được xây nên chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học vấn của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình mang tính đột phá, được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân. Đồng thời, đây cũng là nơi tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, các lớp học ở Quốc Tử Giám bắt đầu được mở ra vào năm 1076.

Học trò tại Quốc Tử Giám được gọi là giám sinh. Đây là những sĩ tử đã đỗ kì thi Hương, vượt qua kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ. Các giám sinh vào Quốc Tử Giám học tập, nghe giảng và làm văn để chuẩn bị thi Hội, thi Đình. Rất nhiều học giả nổi tiếng có công cho triều đình đã trưởng thành từ Quốc Tử Giám.

Nhà Thái học ngày nay trong khu Quốc Tử Giám ngày xưa chính là nơi các giám sinh học tập, bình văn học. Vì thế, đây được coi là trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sản sinh ra hiền tài cho đất nước.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám có lịch sử rất lâu đời

4.2. Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?

Văn Miếu – Quốc Tử Giám không thờ thần, thờ thánh nhưng nó vẫn vô cùng linh thiêng. Ba người được thờ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là 3 vị vua anh minh có công trong việc hình thành và phát triển nơi đây.

Người khai móng mở nền

Người đã khai móng mở nền ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Đức vua Lý Thánh Tông. Ông là người đổi quốc hiệu đất nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt sau khi lên ngôi. Dưới thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, lần đầu tiên đất nước ta có những quy định chính quy cho việc học hành. Vị vua anh minh đã nhận thức được tầm quan trọng của sự học. Đầu tiên, ông dựng đền thờ người có công khai sáng ra chữ nghĩa. Sau đó, ông xây trường học, đào tạo môn sinh trở thành hiền tài giúp dân trị nước. Người đầu tiên phải đến đây học chính là Thái tử. Bởi theo chế độ phong kiến, Thái tử là người nối tiếp nghiệp vua cha nắm quyền trị vì đất nước. Việc cho Thái tử đến Văn Miếu để học là thái độ cầu thị của người có quyền và muốn quyền lực đó phát huy bằng tri thức.

Người học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám là nơi dạy dỗ, giáo dục Quốc Tử (nghĩa là con trai của vua) để họ có đầy đủ tư chất và phẩm hạnh thành người kế tục sự nghiệp của phụ vương khi nối ngôi. Và người học trò đầu tiên của Quốc Tử Giám chính là Đức vua Lý Nhân Tông.

Năm 1070, lúc Văn Miếu vừa được xây dựng, ngài được vua cha cho vào đây học khi mới tròn 5 tuổi. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho phép triều đình lập ra Quốc Tử Giám và chỉ thị tuyển chọn quan chức – những người biết chữ để đưa vào học tiếp ở Quốc Tử Giám nâng cao trình độ học vấn. Đây được coi là địa điểm học hành bậc nhất đất nước lúc ấy.

Người kế thừa và nâng cao tầm vóc của Miếu Văn

Ngài là Đức vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497), con trai thứ tư của vua Lê Thái Tông. Ngài tại vị 38 năm. Lê Thánh Tông được sử sách ghi nhận là người minh mẫn, sáng suốt, uyên thâm về văn chương, giỏi giang về võ nghệ. Nước ta dưới thời cai quản của ông là một Đại Việt hưng thịnh. Nhà nước Trung ương phong kiến tập quyền giúp nhà vua có một bộ máy cai quản hoàn thiện từ triều đình tới địa phương. Bộ luật Hồng Đức ra đời được coi là bộ luật thành văn hoàn chỉnh nhất so với trước đó.

Việc học hành và thi cử dưới thời vua Lê Thánh Tông được đánh giá là hiệu quả nhất so với trước đó. Cả những triều đại phong kiến sau này, ở những kỳ thi Hán học cuối cùng của triều Nguyễn cũng không quy củ bằng thời Lê.

4.3. Ý nghĩa lịch sử của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Qua thời gian và những biến chuyển của lịch sử, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày càng khẳng định được giá trị phi vật thể của mình. Đây là nơi chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám đã đào tạo ra rất nhiều nhà nho ưu tú, những người đã tiếp thu tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra kho tàng di sản Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc. Từ đây, danh xưng một đất nước hiếu học trở thành niềm tự hào của Việt Nam với bè bạn năm châu.

Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

5. Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám rất rộng, kiến trúc độc đáo của nơi đây được chia thành 5 khu vực. Các khu vực kết nối với nhau qua trục đường nối từ đầu đến cuối khuôn viên. Đi theo con đường thần đạo này, du khách sẽ được khám phá lần lượt Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Đầu tiên là vào cửa Văn Miếu. Cửa vào nằm ngay cổng Tam Quan (có 3 cửa, cửa ở giữa cao to và được xây thành 2 tầng). Đi qua cổng Tam Quan là khu nhập đạo, du khách đi thẳng vào sẽ tới cổng thứ 2, gọi là Đại Trung Môn. Sau khi tham quan Đại Trung Môn, du khách sẽ di chuyển đến Khuê Văn Các. Đây được coi là biểu tượng của Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Khuê Văn Các tượng trưng cho sự phát triển của nền giáo dục, là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan. Đi vào Khuê Văn Các, du khách sẽ thấy 2 cổng nhỏ tên Bí Văn và Súc Văn. Hai cửa nhỏ này cùng với gác của Khuê Văn Các sẽ dẫn du khách tới một địa điểm tham quan duy nhất đó chính là giếng Thiên Quang và khu vực bia tiến sĩ.

Bao quanh giếng Thiên Quang là khu nhà để bia tiến sĩ. Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là hiện vật có giá trị nhất. Hai hàng bia đá, mỗi hàng có 41 bia, bia đá đặt trên một con rùa tượng trưng cho sự bất tử, bất diệt. 82 tấm bia đá ghi tên 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi và đã thành danh ở Quốc Tử Giám. Đây là hiện vật tượng trưng cho sự hiếu học của người Việt Nam qua các triều đại phong kiến.

Sau khi tham quan khu vực thứ 3, du khách bước qua cửa Đại Thành để đến được khu vực Đại Bái Đường. Sau Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện kín đáo hơn dành để thờ những vị Tổ Đạo Nho. Gian giữa thờ Khổng Tử, bên trái thờ Tăng Tử và Mạnh Tử, bên phải thờ Nhan Tử và Tử Tư.

Lưu ý: Đây là khu vực thờ tự trang nghiêm nên du khách phải giữ im lặng khi tham quan nơi này.

Đến tham quan Văn Miếu, không thể bỏ qua 82 bia tiến sỹ

6. Hướng dẫn cầu thi cử đỗ đạt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Để cầu thi cử đỗ đạt, các sỹ tử đến Văn Miếu phải chuẩn bị kỹ lưỡng và làm đúng theo các bước để việc cầu cúng được chứng giám.

6.1. Chuẩn bị lễ mang đến Văn Miếu

Một gói bánh đậu xanh

3 cái bóng đèn điện

Một quyển vở, một cái bút, hoa quả các loại

5 lễ tiền vàng

Có thể thêm nhiều vật phẩm khác, gói vào rồi đặt lên mâm lễ

6.2. Trang phục đi lễ tại Văn Miếu

Trang phục mặc đi lễ phải trang nghiêm, lịch sự. Không ăn mặc hở hang, phản cảm.

Trang phục tuân thủ theo

6.3. Sớ cầu thi đỗ đạt

Sớ cầu thi đỗ đạt khi vào cúng tại Văn Miếu là điều không thể thiếu. Khi qua cổng Văn Miếu, bạn sẽ nhìn thấy những bàn nhận viết sớ. Những mong muốn, tên tuổi, địa chỉ của bạn sẽ được các thầy nho viết vào văn sớ trước khi mang vào lễ trong các điện.

6.4. Văn khấn ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Sau khi đặt sớ và thắp hương, bạn hãy chắp tay, thành kính khấn theo bài văn khấn sau:

Thiên vận:

Lưu ý:

Sau khi lễ xong, bạn mang đồ cúng đi hóa vàng, mang bút và vở về nhà, khi nào đi thi mang đi theo dùng để làm bài

Lắp bóng điện vào đèn bàn học để ôn luyện hàng ngày

Bánh đậu xanh ăn hàng ngày, đặc biệt là trước lúc đi thi lấy may mắn

Sau khi lễ xong, bạn nên xin chữ ông đồ để làm “bùa thi cử”

6.5. Xin chữ ông đồ ở Văn Miếu

Sau khi làm lễ xong, bạn hãy ra xin chữ ông đồ để lấy may. Chỉ dịp tết và trước các kỳ thi lớn thì hoạt động này mới được tổ chức. Các sỹ tử chuẩn bị “ra trận” có thể xin chữ “đỗ đạt” hoặc “mã đáo thành công”. Mực Tàu, giấy đỏ và những con chữ điêu luyện khiến bức thi pháp thu hút bất cứ du khách nào đến tham quan Văn Miếu.

Giá xin chữ dao động từ 50 đến 80 nghìn VNĐ tùy từng thời điểm. Bạn nên xin chữ và mang về treo trước bạn học như một lá bùa thi cử.

Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến rất gần, hãy làm theo những hướng dẫn của dulichtoday khi đi lễ cầu may ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Chúc các sỹ tử sẽ chinh phục kỳ thi thpt quốc gia 2019 may mắn, “công thành danh toại”!

Sĩ Tử Cầu Thi Cử Đỗ Đạt Nên Cầu Ở Đâu Mới Đúng?

Trước các kỳ thi quan trọng, nhiều sĩ tử đổ xô đến Văn Miếu hay các đền chùa để cầu mong thi cử đỗ đạt, tuy nhiên sĩ tử nên cầu ở đâu và lễ như thế nào mới đúng?

Sĩ tử cầu thi cử đỗ đạt nên cầu ở đâu mới đúng?

TS Lương Tâm Uyên, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đến những chốn linh thiêng cầu mong thi cử đỗ đạt là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo chuyên gia, đi lễ chùa hay Văn Miếu, cúng lễ, thỉnh đồ vật phong thủy may mắn cát tường… chỉ là một trong các biện pháp nhằm ổn định tâm lý cho sĩ tử, không nên cho rằng việc mua đồ vật phong thủy hay đeo bùa chú lên người là cầu được ước thấy.

Sĩ tử cầu mong thi cử đỗ đạt nên đến Đền Ngọc Sơn

Các nhà nghiên cứu tâm linh cho biết, ở Hà Nội, muốn cầu về thi cử, sĩ tử nên đến Đền Ngọc Sơn. Đây là nơi thờ Đức Thánh Trần, và có thờ thần Văn Xương Đế Quân – sao chủ về văn chương khoa bảng, vị tiên chuyên trông coi việc thi cử, học hành, là vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

Tại Việt Nam có nhiều nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân. Sĩ tử và phụ huynh muốn cầu thi cử đỗ đạt nên tới những nơi đó cầu mới đúng chỗ.

Cầu thi cử ở Đền Ngọc Sơn như thế nào cho đúng?

Theo các nhà nghiên cứu tâm linh, Đền Ngọc Sơn là nơi cầu thi cử, còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt hoặc ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào.

Các chuyên gia cho rằng, lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ thi cử đỗ đạt. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt. Vật phẩm lễ thường là giọt dầu. Cầu xin cho sĩ tử gặp nhiều may mắn và đỗ đạt… Sau đó nguyện sẽ chú tâm học hành cho tốt…

Các nhà tâm linh đều khuyên rằng, sau khi đã tới chốn tâm linh cầu nguyện, không nên về thẳng hoặc chờ đỗ đạt, hoặc có cơ hội mới quay lại tạ lễ. Mà đỗ đạt hay không người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ. Lễ tạ cũng thường là giọt dầu như lễ xin.

Cô Phương Lâm, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho rằng, dù thi đỗ hay trượt, các sĩ tử cũng nên biết là việc thi cử còn nhờ hồng phúc tổ tiên, chứ không phải cứ cầu cúng là đều đỗ đạt. Thi cử đỗ đạt hay không chính là nhờ bản thân nỗ lực học tập và thực lực của các sĩ tử.

Tới đền Ngọc Sơn cầu thi cử đỗ đạt

Đền Quán Thi – Sĩ tử đến xin đều thi đỗ?

Ngôi đền Quán Thi (thôn Dương Tử, xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội) từ bao đời nay là nơi mà mỗi kỳ thi, các sĩ tử trong vùng đến để cầu xin đỗ đạt.

Không chỉ có những tích truyện về học hành, ngôi đền nhỏ bé này còn có nhiều chuyện kỳ bí xảy ra, khiến người dân nơi đây lúc nào cũng tôn sùng, thành kính.

Chuyện kể rằng:

Khoảng thế kỷ XVIII – XIX, có 10 chàng trai đi thi qua đây, trời nắng quá họ mới ngồi nghỉ chân. Thấy ngôi đền cổ kính các sĩ tử bàn bạc vào đền lễ cầu may cho được đỗ đạt. Một người trong số họ lên tiếng: “Thi đỗ hay không là do sự học hành của mình quyết định, chứ ai đời đi cầu xin thần linh cho thi đỗ bao giờ. Tôi không tin vào thần thánh, ai lễ thì lễ, tôi đứng ngoài”. Những người còn lại thấy bạn mình nói cũng có lý, nhưng cũng tự nhủ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phần cũng lo lắng sợ thần linh quở mắng nên lễ lạt rất thành tâm.

Xong xuôi, cả đám nho sinh lên đường về kinh dự thi. Kỳ thi năm đó, 9 người vào đình lễ bái thì đều có tên trong bảng vàng mặc dù thứ hạng khác nhau. Riêng cậu nho sinh không vào lễ thì trượt. Sau đợt ấy, 9 người làm quan ở nhiều nơi khác nhau đều quay trở lại quán Giám Đông tạ lễ. Dân làng biết được chuyện đó nên chuyển tên gọi thành đền Quán Thi.

Từ đó trở đi, cứ đến mùa thi cử thì các sĩ tử đều được phụ huynh đưa đến đây để cầu xin thi được đỗ đạt. Năm ngoái, dân làng thôn Tử Dương bàn bạc chung nhau tôn tạo lại đền, theo kiến trúc cũ. Cạnh đền là Trường THCS Cao Thành, Hiệu trưởng Đỗ Hùng Thơ báo cho các bậc bô lão trong làng biết là 100% học sinh của trường đã đỗ cấp 3 kỳ thi vừa rồi.

Cô Dương, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc đi lễ đền chùa cầu may trong các dịp thi cử là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy vậy các sĩ tử không nên chỉ trông chờ vào vận may mà nên tự chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt như vậy mới mong đạt được kết quả cao trong các kỳ thi.

Chúc tất cả bạn thí sinh đạt được kết quả thật tốt trong kỳ thi quan trọng sắp tới.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp.