Top 7 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Trước Khi Hạ Huyệt Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Tìm Hiểu Về Lễ Hạ Huyệt

Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng “Thổ thần” để xin phép được an táng người chết tại nơi đây

Lễ cúng Thổ thần cũng giống như lễ cúng “Đạo lộ thần” gồm có trầu rượu, vàng, hương và đĩa xôi, thủ lợn hoặc chân giò, gà… bày trên một án đặt theo chiều hướng thuận lợi. Một người đại diện tang chủ làm lễ. Nhà nghèo thời cơi trầu bầu rượu trong một chiếc khay đặt trên một nấm đất gần đấy, cũng đèn nhang khấn vái nhưng không tế.

Đối với nhà giàu, cúng Thổ thần cũng như có văn khấn riêng. Muốn cho long trọng hơn, một đôi khi người ta cũng có đọc văn tế.

Cúng Thổ thần xong, linh cữu mới được hạ huyệt. Huyệt đã đào theo hướng thầy địa lý chỉ bảo. Đợi tới giờ hoàng đạo, người ta mới đặt linh cữu xuống gọi là hạ huyệt. Lúc đó thầy địa lý dùng la bàn gióng hướng phúc lại cho đúng.

Người ta trải “minh tinh” lên trên linh cữu một lát rồi đem ra phương Bắc đốt, ở nhiều nơi, người ta thường chôn theo luôn với linh cữu.

Thời xưa, khi đốt, nhiều người hay chờ đợi tranh nhau xé “minh tinh”, để đem về vặn như vặn bùa cho trẻ con đeo lấy “khước”, nếu người chết là bậc lão đại phúc hậu.

Trong lễ hạ huyệt, có khi người ta còn đọc điếu văn. Để tỏ lòng thương kính trước khi lấp đất, thân nhân bằng hữu cùng nhau mỗi người ném xuống huyệt một hòn đất.

Đám tang của phật tử, khi hạ huyệt có tăng ni tụng niệm. Sau khi huyệt đã lấp rồi, các bà bạn cùng đi chùa với người quá cố mỗi người cầm một nắm hay một cây nhang, tụng kinh niệm Phật đi quanh mộ, rồi mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ gọi là “dong nhan”

Sau khi huyệt đã lấp thành mộ, những tràng hoa tươi bỏ lại mộ, còn những đồ phúng điếu khác được đem về nhà treo trên tường, ở trên và chung quanh bàn thờ.

Thời xưa, bát cơm cúng đặt trên nắp linh cữu được người ta tranh nhau cướp lấy đem cho trẻ em ăn để tránh khỏi sài đẹn, đau yếu.

Tìm kiếm phổ biến:

Lễ Hạ Huyệt, Những Điều Cần Biết

Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng “Thổ thần” để xin phép được an táng người chết tại nơi đây

Lễ cúng Thổ thần cũng giống như lễ cúng “Đạo lộ thần” gồm có trầu rượu, vàng, hương và đĩa xôi, thủ lợn hoặc chân giò, gà… bày trên một án đặt theo chiều hướng thuận lợi. Một người đại diện tang chủ làm lễ. Nhà nghèo thời cơi trầu bầu rượu trong một chiếc khay đặt trên một nấm đất gần đấy, cũng đèn nhang khấn vái nhưng không tế.

Đối với nhà giàu, cúng Thổ thần cũng như có văn khấn riêng. Muốn cho long trọng hơn, một đôi khi người ta cũng có đọc văn tế.

Cúng Thổ thần xong, linh cữu mới được hạ huyệt. Huyệt đã đào theo hướng thầy địa lý chỉ bảo. Đợi tới giờ hoàng đạo, người ta mới đặt linh cữu xuống gọi là hạ huyệt. Lúc đó thầy địa lý dùng la bàn gióng hướng phúc lại cho đúng.

Người ta trải “minh tinh” lên trên linh cữu một lát rồi đem ra phương Bắc đốt, ở nhiều nơi, người ta thường chôn theo luôn với linh cữu.

Thời xưa, khi đốt, nhiều người hay chờ đợi tranh nhau xé “minh tinh”, để đem về vặn như vặn bùa cho trẻ con đeo lấy “khước”, nếu người chết là bậc lão đại phúc hậu.

Trong lễ hạ huyệt, có khi người ta còn đọc điếu văn. Để tỏ lòng thương kính trước khi lấp đất, thân nhân bằng hữu cùng nhau mỗi người ném xuống huyệt một hòn đất.

Đám tang của phật tử, khi hạ huyệt có tăng ni tụng niệm. Sau khi huyệt đã lấp rồi, các bà bạn cùng đi chùa với người quá cố mỗi người cầm một nắm hay một cây nhang, tụng kinh niệm Phật đi quanh mộ, rồi mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ gọi là “dong nhan”

Sau khi huyệt đã lấp thành mộ, những tràng hoa tươi bỏ lại mộ, còn những đồ phúng điếu khác được đem về nhà treo trên tường, ở trên và chung quanh bàn thờ.

Thời xưa, bát cơm cúng đặt trên nắp linh cữu được người ta tranh nhau cướp lấy đem cho trẻ em ăn để tránh khỏi sài đẹn, đau yếu.

Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt có tục lệ lau dọn bàn thờ, rút chân hương, sửa sang lại bàn thờ để chuẩn bị cúng lễ Tết. Tuy nhiên, trước khi thực hiện công việc này, gia chủ thường phải phải thắp hương và khấn xin phép tổ tiên. Sau đây là bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ cho các bạn tham khảo.

 1. Xin phép dọn ban thờ ngày 23 tháng Chạp

Trước khi bao sái ban thờ sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ tiến hành việc này từ hôm trước).

Chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau để tránh bị lẫn lộn. Đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.

Lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng rượu – gừng, hoặc nước ấm, không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị của phật, thánh thì lau trước, sau đó đổ nước cũ, thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Lau sạch ban thờ bằng nước sạch, rồi lau lại bằng rượu gừng, nước thơm. Bao sái ban thờ nên làm vào cuối tháng, trước khi làm lễ cúng Táo quân chầu trời.

Để giúp các bạn hoàn thành công việc dọn dẹp ban thờ thần linh gia tiên, VnDoc mời các bạn tham khảo bài viết:

2. Lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Từ trước tới nay trong quan niệm của nhiều người, cứ thấy ban thờ không sạch sẽ là lau dọn, ít ai để ý đến ngày dọn ban thờ.

Nhiều gia đình thì vô tâm để ban thờ bụi bẩn đến nỗi có cả nhện giăng tơ. Nhưng cũng có nhiều gia đình lau dọn ban thờ hàng ngày.

Về bản chất, một năm có 12 tháng chúng ta sẽ lau dọn 12 lần trong năm và thường lau dọn vào 3 ngày cuối của một tháng. Riêng tháng 12 âm lịch tức tháng Chạp thì chỉ cần từ ngày 23 âm lịch trở ra là chúng ta có thể tiến hành lau dọn tổng thể cả ban thờ và phòng thờ .

– Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào khi dọn dẹp để phòng được thông thoáng.

– Khi dọn dẹp, cần chuẩn bị một chiếc mâm/ bàn có phủ giấy đỏ hoặc giấy trắng lên trên để đặt bát hương, bài vị và các đồ thờ. Nếu ngoài thờ gia tiên gia đình bạn còn thờ các vị thần linh khác thì chuẩn bị sẵn hai chỗ để hạ đồ thờ, không nên để lẫn.

– Hòa dung dịch tẩy rửa với nước ấm để lau rửa các vết bẩn. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm vệ sinh trước khi dùng.

– Về thứ tự lau dọn, nếu có bài vị thì hãy lau bài vị trước rồi đến bát hương sau đó mới đến các đồ cúng khác. Nếu thờ Phật thì lau dọn tượng Phật trước rồi mới lau đến bài vị gia tiên.

– Khi lau dọn ban thờ cũng thường là lúc thay chân nhang. Sau cả một năm bận rộn với các ngày giỗ, ngày lễ, các bát hương đã khá đầy chân nhang vì thế cần bỏ bớt đi. Bạn hãy lấy thìa xúc ra từng thìa tro nhỏ để bỏ đi. Hãy giữ lại một ít tro và chân nhang, bởi việc đổ hết tro và chân nhang theo quan niệm của người xưa là gây hao tán tài lộc cho gia chủ.

3. Văn khấn lau dọn bàn thờ

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ là bài khấn để xin phép thần linh, tổ tiên để gia chủ được thành kính dọn dẹp ban thờ cho sạch sẽ để đón năm mới. Sau đây là văn khấn xin phép lau dọn bàn thờ chuẩn nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành lau dọn bát nhang và ban thờ.

4. Tìm hiểu ý nghĩa bát hương (bát nhang)

Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc:

Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Thờ gia tiên: Họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yếu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân. Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chết quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?

5. Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ

Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

Sau khi lau dọn ban thờ tổ tiên xong, các gia đình sẽ chuẩn bị trang trí ban thờ để đón Tết. Để đón Tết nguyên đán, mừng xuân mới về thì không tể thiếu 2 lễ cúng quan trọng vào ngày cuối năm là cúng tất niên và cúng giao thừa để tiễn năm cũ qua đi và đón năm mới về.

Bài Văn Khấn Bài Bản Trước Khi Chuyển Nhà

Thủ tục chuyển từ nhà cũ sang nhà mới không thể thiếu đi một lễ cúng tạ ơn thần linh và tổ tiên. Phần quan trọng của lễ cúng tạ ơn chính là bài văn khấn. Nhưng không phải ai cũng biết đọc văn khấn thật sự bài bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách đọc văn khấn bài bản nhất cho các bạn.

Tầm quan trọng của văn khấn chuyển nhà

Trong phong tục tập quán của người Việt Nam, việc chuyển nhà rất hệ trọng. Để thể hiện việc “có đầu có cuối”, trước khi chuyển đi hay khi vừa chuyển đến nhà mới cũng đều cần có một mâm lễ cúng. Trước khi chuyển nhà cần phải thêm bài văn khấn vô cùng bài bản.

Chuyển nhà cũng như thay đổi một phần cuộc sống hiện tại

Lễ cúng này được xem như một lời cảm tạ thành tâm của con người đối với việc thổ thần, gia tiên của ngôi nhà cũ từng phù hộ mình. Bài văn khấn không chỉ là đọc theo nghi thức mà nó còn thể hiện được sự thành tâm của gia chủ đối với tổ tiên và thần linh. Nếu bỏ qua văn khấn, việc lễ cúng cũng chỉ là một lễ nghi cứng nhắc mà thôi.

Những lễ vật cần chuẩn bị trước khi chuyển nhà

Trước khi làm lễ chuyển khỏi nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho lễ cúng bái.

Phần chủ yếu khi làm lễ là một mâm cơm cúng tạ ơn. Mâm cơm này có thể là cơm chay hoặc cơm mặn tùy theo tôn giáo và phong tục của mỗi gia đình. Đối với mâm cơm mặn bao gồm các lễ vật như:

Mâm cơm cúng đầy đủ lễ vật

Chuẩn bị nội dung bài văn khấn chuyển nhà

Có rất nhiều cách để đọc bài văn khấn bài bản tùy vào từng vùng miền và tín ngưỡng khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn là 2 nội dung chính tương ứng với 2 mục đích khi làm lễ cúng.

Văn khấn tạ Thổ thần : Nhằm mục đích đa tạ Thổ công – thổ địa thời gian qua đã phù hộ gia đình bình an

Văn khấn tạ gia tiên : Tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho cả gia đình. Thành tâm khấn mời tổ tiên cùng gia đình chuyển sang nơi ở mới và tiếp tục phù hộ.

Hướng dẫn đọc văn khấn trước khi chuyển nhà

Văn khấn tạ Thổ địa thần linh

Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả,

thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại: ………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Khi khấn vái cần có thái độ nghiêm trang thành khẩn

Kính lạy Tiên nội ngoại họ ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là (địa chỉ): …………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi

nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến,

gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Những lưu ý khi đọc văn khấn chuyển nhà

Việc tiến hành đọc văn khấn tuy không quá khó khăn và rắc rối. Nhưng dù sao đây cũng là một nghi lễ đòi hỏi sự trang nghiêm, kính cẩn. Vì thế nếu không thật sự thành thục, bạn dễ phạm phải những lỗi cơ bản. Trước khi đọc văn khấn bạn nên lưu ý những điều sau đây:

Người đọc văn khấn phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.

Khi đọc văn khấn không được đọc to mà chỉ được đọc thầm vừa đủ nghe. Theo quan niệm dân gian, nếu đọc to tên của người được cúng sẽ phạm vào kiêng kị.

Cần đọc văn khấn trong tư thế nghiêm cẩn, thành kính nhất.

Nguồn văn khấn: Sách Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam – Thích Danh Tuệ