Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi đầy đủ, chính xác nhất
Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như thế nào mới đầy đủ, chính xác nhất. Nhằm tránh phạm phải các điều kiêng kỵ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo mọi người đặc biệt là thời gian gần đây.
Hầu hết tất cả mọi người đều mong muốn chọn được tuổi đẹp, hợp tuổi rồi mới làm nhà, mua nhà. Với mục đích chính là mong muốn có một cuộc sống sung túc, ấm no, không gặp phải bất trắc gì về sau này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chờ đợi được đến lúc đẹp tuổi, nhiều người phải chờ liên tục trong suốt mấy năm trời mà vẫn không có một năm đẹp để làm nhà. Giải pháp tốt nhất đặt ra là mượn tuổi làm nhà lúc này cần biết về các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.
Trong trường hợp các bạn đang nung nấu dự định khởi công và xây nhà một ngôi nhà mới nhưng vào năm nay lại không phù hợp về vấn đề tuổi tác. Vậy giải pháp tốt nhất được đặt ra lúc này là nên mượn tuổi từ một người khác để xây dựng. Nhằm giúp mọi chuyện được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ nhất.
Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà
Theo chia sẻ từ phía những người có kinh nghiệm thì nên chọn người thân trong gia đình. Hoặc bạn bè thân thiết của bạn hay người trong nội tộc. Điều này sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc tiến hành các thủ tục về sau này.
Người đã cho mượn tuổi không được cho người khác cùng mượn tuổi trong khoảng thời gian người mượn trước chưa xây dựng nhà cửa xong. Nên khi bạn mượn tuổi ai cần hỏi kỹ về vấn đề này trước khi có ý định nhờ họ động thổ nhà giúp mình.
Trong trường hợp muốn xây dựng cho mình một ngôi nhà mới mà năm đó không phù hợp với tuổi tác của gia chủ thì có thể chọn giải pháp mượn tuyệt đối không mượn khi bạn muốn sửa chữa lại nhà. Khi mà bạn đang có nhu cầu sửa chữa nhà mà không cần phải động chạm đến đất đai thì chọn ra ngày đẹp là được rồi.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà
Viết ra một giấy bán nhà theo kiểu tượng trưng rồi đưa cho người mà đã mượn tuổi trước đây. Trong khi làm lễ động thổ thì người được mượn tuổi sẽ đứng lên làm lễ khấn vái và động thổ trong khi làm lễ động thổ chủ nhà hãy tránh đi nơi khác đến khi làm lễ xong mới quay về nhà, tiến hành công việc bình thường. Nếu nhà cần đổ mái người mượn tuổi tiến hành làm thủ tục khác thay cho chủ nhà, gia đình chủ nhà cũng cần phải tránh đi nơi khác khi làm lễ.
Các thủ tục cần thiết như khấn vái tổ tiên, dâng hương trong buổi lễ nhập trạch tất cả đều sẽ do người bạn mượn tuổi trước đây thực hiện. Tiếp đến chủ nhà cần làm thêm một giấy tờ để mua lại ngôi nhà đó với một mức giá kiểu tượng trưng chỉ cần giá cao hơn so với lúc mà bạn đã bán đi khi động thổ là được. Lúc này thì chủ nhà đã có thể thực hiện nghi thức lễ nhập trạch được rồi.
Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi
Trước khi muốn về nhà mới thì lúc này phía gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như sau chăn nệm, gương soi, gạo, bếp lửa, bát nhang, nước để thực hiện thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.
Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các vật dụng cần thiết thì tiếp đến gia chủ sẽ thực hiện theo các bước và thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như sau:
Các bước về nhà mới khi mượn tuổi
Bước 2: Khi đã đến giờ tốt thì lúc này gia chủ sẽ đem trang sức và của cải để cất vào bên trong ngăn tủ của ngôi nhà mới.
Bước 4: Thực hiện việc sắp xếp các đồ đạc trong nhà một cách bình thường đối với những người tuổi dần thì không được tham gia vào việc phụ dọn và phụ nữ đang mang thai cũng không nên tham gia vào.
Ký một số giấy tờ mua bán với người được mượn tuổi
Lễ nhập trạch khi về nhà mới khi mượn tuổi
Việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất là chọn ra một ngày lành và giờ đẹp để tiến hành buổi lễ này. Đối với bài vị của gia thần cũng như tổ tiên phải do đích thần gia chủ tự tay chuyển về từ nhà cũ đến nhà mới. Tiếp đến là sắm các lễ nhập trạch về nhà mới tùy thuộc vào mỗi nơi sẽ có một cách chuẩn bị khác nhau tuy nhiên nhìn chung thì phải đầy đủ các lễ vật như sau thì mới có thể thực hiện được thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi:
Mâm ngũ quả, xôi chè, món canh, rượu, thịt lợn, thịt gà, điếu thuốc, một số món xào…
Bình hoa nên cắm số bông lẻ
Bó hương, vàng mã
Trầu cau nên dùng 3 miếng đã têm sẵn
Nhang đen nên sử dụng một cặp đèn cầy đỏ.
Đây được biết là một trong những nghi lễ rất cần thiết mỗi khi bạn về nhà mới. Nếu trong trường hợp bạn đã mượn người lấy tuổi để làm nhà, động thổ thì bạn có thể nhờ họ đứng ra thực hiện một số việc như dâng hương và khấn vái trong toàn bộ buổi lễ.
Chuẩn bị các lễ vật đầy đủ nhất
Bài văn khấn lên nhà mới mượn tuổi
Khi đã biết rõ các bước về nhà mới cũng như lễ nhập trạch về nhà mới khi mượn tuổi thì tiếp đến một trong những thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi cũng không thể nào thiếu được đó chính là bài văn khấn. Bạn cần phải áp dụng hai loại văn khấn khác nhau cho thần linh cũng như cho tổ tiên.
Văn khấn nhập trạch nhà mới:
Nam mô a di Đà Phật
Hoàng thiên Hậu Thổ cùng với chư vị Tôn thần.
Các ngài Thần Linh bản xứ hiện đang cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày…tháng…năm ….. Tín chủ con là:………….. Ngụ tại:……………………. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước án tọa chư vị tôn thần kính cẩn tấu trình: Các vị Thần linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hóa, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình con hoàn tất công trình chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày, thương xót, phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này và đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết điều lành tiếp ứng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Văn khấn gia tiên khi nhập trạch:
Nam mô a di Đà Phật Kính lạy tổ tiên nội ngoại Hôm nay là ngày…tháng…năm… Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ)………………… Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ ân phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Hoàn tất công trình chọn được ngày lành tháng tốt. Thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót cho con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh dàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cho cháu con được chữ bình an và xuất nhập hưởng phần lợi lạc. An linh chứng giám, cảm niệm ơn dày Dãi lòng thành cúi xin chứng giám Đọc văn khấn khi nhập trạch
Lưu ý khi làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi
Sau khi các bạn tiến hành làm lễ nhập trạch mà chưa ở lại nhà mới thì các thành viên cũng phải ngủ lại một đêm để cho các thần linh được biết nhà này đã có chủ rồi, ngôi nhà đã bắt đầu có người sinh sống và không phải là nhà hoang. Nếu không muốn thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi trên vô dụng.
Bên cạnh đó, sau khi đã hoàn tất buổi lễ nhập trạch rồi thì các gia chủ cũng nên thực hiện thêm một lễ gọi là lễ yết cúng giá tiên rồi mới được thụ lễ. Các thành viên trong gia đình cần phải khấn vái trước bàn lễ để tạ ơn từ người lớn đến trẻ nhỏ không được sót một ai hết. Ở đây có thể cầu sự bình an hay may mắn đầu được hết nhưng đây là thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi rất quan trọng.