Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Vinh Quy Bái Tổ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Về Quê… Vinh Quy Bái Tổ

Chuyện vinh quy bái tổ có từ thời Lý. Theo thư tịch thuộc loại cổ nhất ở nước ta, được soạn thảo vào năm 1335, thì những người đỗ đạt ở kinh kỳ sẽ có hẳn một ân huệ là được vinh quy bái tổ “An Nam thành lập quốc gia, họ Lý đặt phép khoa cử ba năm một kỳ thi, lấy trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa lang, thành ra điển lệ. Những người thi đậu được ban cấp áo mũ, võng ngựa vinh quy”.

Trong lịch sử dài dặc của nước Đại Việt từ bấy, có nhiều cách vinh danh cho những người đỗ đạt. Ở tầm quốc gia, đó là được khắc tên vào bia đá ở Quốc Tử Giám, nay vẫn còn hằn sâu nét chữ lưu đến muôn đời.

Cái vinh danh nữa, chính là… về quê, vinh danh với làng nước. Người xưa cũng vậy, mà nay cũng thế. Ai “thành đạt” mà chẳng có lúc về quê thắp nén hương thơm cảm tạ tiền nhân, tiên tổ.

Quê hương là một thước đo, theo một thang bậc giá trị vĩnh hằng, đánh giá một đời người. Có những người về quê với bảng vàng, nhưng có những người sau khi xa quê, chẳng dám một lần… “vác mặt về quê” vì đã vượt quá cái lằn ranh tưởng lỏng lẻo mà hóa ra chặt chẽ. Đó là phạm một chuyện gì đó trong đời về đạo đức, về tội đồ mà người quê không chấp nhận.

Trong lịch sử nước ta, có một thời mà các quý tộc Kinh Kỳ đổ về quê, bỏ tiền ra công đức xây đình chùa. Chính chiếc trống đồng “Cảnh Thịnh” vừa được tôn vinh là bảo vật Quốc gia được ra đời trong bối cảnh như vậy. Nguyên là có một bà vợ một viên Tổng thái giám Giao Quận Công tên là Nguyễn Thị Lộc đã có công xây nhiều chùa, trong đó có chùa Nành, xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay chính là làng Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Mặc dù đi tìm mỏi mắt trong thư tịch xưa về quê của bà Nguyễn Thị Lộc nhưng không thấy ghi. Nhưng tôi đoan chắc rằng, nhiều khả năng làng Nành là quê nội hay quê ngoại của bà. Sau 64 năm bà giúp làng Nành dựng chùa, dân làng nhớ tới công lao của bà nên đã đúc trống đồng Cảnh Thịnh. Hoa văn trên trống rất đẹp, nhưng đáng chú ý là 272 chữ Hán được khắc trên trống ca ngợi công đức của bà. Âu cũng là một trong những nét ứng xử đẹp và có hậu của người dân quê đối với những người ra đi từ lũy tre làng, có đóng góp về quê và được dân quê ghi lòng tạc dạ. Trống được đúc vào năm 1800 dưới thời Tây Sơn.

Những chuyện các bà hoàng, bà chúa thời vua Lê, chúa Trịnh về quê dựng chùa làng như vậy nhiều vô kể. Sử sách ghi lại mà truyền thuyết còn lưu truyền. Đến khi từ giã cõi đời, các bà quý tộc này lại có nguyện vọng được đưa về nơi chôn rau cắt rốn để an táng. Cả một thời Lê Trung Hưng là như vậy. Mà cái thời này lại có tục ướp xác độc đáo của nước ta. Giới khảo cổ trong vài chục năm qua cứ đào một ngôi mộ ướp xác nào, trong quan ngoài quách, thịt da còn nguyên bên cạnh túi trầu cau còn xanh tươi, là trúng phóc một mộ quý tộc thời này. Trong đó có nhiều bà hoàng, bà chúa trở về lòng đất quê mẹ.

Lại cũng vào cái thời Lê Trung Hưng ấy, các vị Quận công cũng lại lo chuyện hậu sự bằng cách xây lăng đá. Con đường trở về làng của họ, khi sống là vinh quy bái tổ, khi chết cũng lại về làng yên giấc ngàn thu. Chính nhờ chuyến đi mãi mãi về làng này, mà chúng ta có một kho di sản nghệ thuật lăng đá độc đáo. Một trong những lăng đá đẹp nhất là lăng Dinh Hương (xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), thờ La Quận công, được dựng nên vào năm 1729. Đường thần đạo vào lăng có tượng đá quan hầu đang dắt ngựa. Tượng to gần bằng người thật và được điêu khắc với mỹ thuật đẹp đẽ bằng đôi tay tài khéo làng quê.

Bên cạnh đó còn có cổng đá, bệ đá và cả những bức tường bao quanh bằng đá ong. Thời gian như ngưng đọng tại chốn này. Quả là những di tích lăng đá tuyệt đẹp, giúp cho mấy trăm năm sau, người làng còn nhớ đến một người làng xuất chúng và người trong nước có dịp đến thăm một di sản quốc gia.

Cũng lại cái làng có trống đồng Cảnh Thịnh có một chuyện trở về quê hương, nhưng lại theo một cách hoàn toàn khác. Công chúa Ngọc Hân, con thứ chín của vua Lê Hiển Tông được gả cho hoàng đế Quang Trung trong một lần ra bắc. Bà được phong làm Bắc cung Hoàng hậu. Khi Quang Trung băng hà, bà nổi tiếng với bài văn “Tế vua Quang Trung” và “Ai tư vãn” tiếc thương vị anh hùng mất sớm. Sau đó bà mất ở Huế khi mới 29 tuổi. Hai người con cũng chết sau đó không lâu.

Khi nhà Tây Sơn mất, bà mẹ ruột là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền đã đưa ba mẹ con nay đã là ba bộ hài cốt về quê vì sợ sự trả thù của triều đình mới lên. Mà rồi cũng không yên, cũng bị quật mồ và vứt hài cốt xuống sông, truyền thuyết nói vậy. Thế mới biết, tục ngữ nói “lá rụng về cội” thật đúng với trường hợp của bà công chúa – hoàng hậu đoản mệnh này.

Cái biểu tượng này còn gặp ở hai bức tranh thờ bằng giấy khá đẹp ở đền Độc Lôi, Nghệ An, thế kỷ 18. Đó là cặp tranh ngựa hồng và ngựa bạch. Cũng có ngựa, quân hầu cầm quạt, cầm cờ, che lọng và dắt cương ngựa. Chỉ thiếu mỗi nhân vật chính là ông quan. Dường như những lọng che, ngựa, lính hầu đủ để trở thành biểu tượng bất di bất dịch của sự vinh hoa phú quý mà dân làng Việt từ ngàn năm trước hình dung về cuộc trở về quê của những người con đỗ đạt.

Làng quê còn “bám” chặt vào đời người Việt trong cái thời buổi cuối thời phong kiến, đầu thời thực dân. Nhiều làng có người đổ ra Hà Nội làm đủ trăm nghề, từ kim hoàn đến rèn sắt, dệt vải. Đấy là một cuộc di cư tự do góp phần làm đẹp cho một phố cổ Hà Nội bây giờ. Họ tập trung thành từng phường, mà đến nay còn lưu dấu ở tên gọi các phố như Hàng Bông, Hàng Vải, Hàng Bạc. Ra đến thị thành, họ vẫn lưu luyến quê hương, làng nước bằng cách xây đình làng giữa phố chợ, vẫn giữ cái tên của ngôi đình gốc quê hương, để có chỗ quần tụ, lễ hội chân quê cho người xa xứ.

Vào cái thời điểm mà nhiều người quê ra Hà Nội làm ăn, trở thành các nhà tư sản giàu có, họ cũng không quên đổ tiền về quê để đúc chuông, tạo tượng cung tiến hay xây biệt thự chốn quê hương để thỉnh thoảng Tết lễ đi về. Làng Cự Đà là một ví dụ như vậy. Để không quên cái gốc rễ làng quê, các nhà tư sản còn đặt tên cho doanh nghiệp của mình mở đầu là chữ Cự như Cự Doanh, Cự Chân chẳng hạn.

Xã hội Việt Nam vốn từ ngàn đời đã là xã hội nông nghiệp với đa số là nông dân. Vì thế mà làng và văn hóa làng đã trở thành hồn cốt của người Việt. Cái chất nhà nông đã làm cho người Việt lãng mạn hơn, lạc quan hơn, cố kết với nhau mạnh hơn. Điều đó cũng có nhiều mặt hay dở mà bài này không bàn đến. Chỉ riêng góc độ nhớ làng, nhớ quê, thậm chí muốn về quê để nhắm mắt xuôi tay, thì hẳn đã ăn vào máu của người Việt từ bao đời rồi.

Nghi Thức Tổ Chức Một Lễ Vinh Quy Bái Tổ

Thứ năm – 01/11/2018 17:53

Theo lệ của Tổ tiên và các triều đại phong kiến, việc tổ chức “Lễ Vinh quy” cho Tiến sĩ tân khoa là một hình thức vinh danh, khen thưởng đối với các sĩ tử đỗ đại khoa trong lịch sử khoa cử nho học. Không chỉ bản thân người đỗ đạt vinh dự mà gia đình, dòng họ, quê hương cũng được hưởng vinh dự từ kết quả học tập của ông Nghè tân khoa. Có thể nói đây là một hình thức khuyến học độc đáo của dân tộc ta. Lễ vinh quy trở thành phần thưởng khích lệ người học miệt mài đèn sách, động viên gia đình, dòng họ tạo điều kiện cho người học trò học tập đạt kết quả cao.

            1. Tổ chức lễ vinh quy bái Tổ             1.1. Lễ vinh quy bái tổ của người xưa               Theo lệ của Tổ tiên và các triều đại phong kiến, việc tổ chức “Lễ Vinh quy” cho Tiến sĩ tân khoa là một hình thức vinh danh, khen thưởng đối với các sĩ tử đỗ đại khoa trong lịch sử khoa cử nho học.  Không chỉ bản thân người đỗ đạt vinh dự mà gia đình, dòng họ, quê hương cũng được hưởng vinh dự từ kết quả học tập của ông Nghè tân khoa. Có thể nói đây là một hình thức khuyến học độc đáo của dân tộc ta. Lễ vinh quy trở thành phần thưởng khích lệ người học miệt mài đèn sách, động viên gia đình, dòng họ tạo điều kiện cho người học trò học tập đạt kết quả cao.             1.2. Tổ chức lễ vinh quy bái Tổ ngày nay                                                                    Trong mỗi gia đình người Việt Nam từ xưa đến nay nhà nào cũng phải có một vài lần mở tiệc mừng. Một bữa tiệc được tổ chức có thể nhân một dịp, một sự kiện, một kỷ niệm, một ngày lễ hoặc bất kỳ các lý do khác nhau. Đất nước dân tộc mừng ngày độc lập. Họ hàng mở tiệc cưới hỏi, giỗ chạp. Nhiều gia đình mở tiệc mừng công danh sự nghiệp thành đạt nhưng họ không biết nghi thức tổ chức buổi lễ này như thế nào?  Nếu người nào muốn làm lễ vinh quy bái tổ, họ chú tâm tìm kiếm thông tun trên các trang mạng xã hội thì  không thấy bài viết nào đầy đủ về nghi thức và nội dung buổi lễ này như thế nào. Do đó, chúng tôi giới thiệu khái quát về lễ vinh quy bái tổ như một món quà gửi đến độc giả.  1.3. Giới thiệu nội dung chính của một lễ vinh quy bái tổ             Vừa qua, chúng tôi Cao Ngọc Lân được trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia Việt Nam và Kỷ lục gia Thế giới về cuốn sách “Tìm hiểu về Kinh đô các triều đại Việt Nam”. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về sự hình thành phát triển và thế phong thủy của  tất cả các kinh đô của 22 triều đại các ông Hoàng bà chúa của Việt Nam từ thời Hùng Vương đến năm 1975. Ngày 28/4/2018, chúng tôi Cao Ngọc Lân được Tổ chức Kỷ lục của Việt Nam vinh danh Kỷ lục gia Việt Nam và  Liên minh kỷ lục Thế giời Cấp bằng xác lập Kỷ lục gia Thế giới. Vì sự kiện vinh dự trọng đại này, gia đình chúng tôi Cao Ngọc Lân làm tiệc mừng  Kính trình Tổ Tiên họ Cao Bắc Trong.    Ngày 24/9/2018, gia đình chúng tôi Cao Ngọc Lân tổ chức lễ vinh quy bái tổ mời khách quý, họ hàng người thân của gia đình về dự lễ vinh quy và tiệc mừng tại thôn Cao Xá , xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nhờ sự kết nối của tổ chức Ban Liên lạc họ Cao Việt Nam do chị Mai Thanh Loan (con dâu họ Cao làm Thư ký của tổ chức này) làm trung tâm kết nối, gia đình GS. TS. Cao Ngọc Lân tổ chức lễ vinh quy bái tổ. Tham gia lễ vinh quy bái tổ có sự hiện diện của hàng chục đoàn cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương. Buổi lễ này được dư luận xã hội và người dự đánh giá là: “Lễ vinh quy chưa từng thấy trong lịch sử”. Người viết xin nêu trình tự các công việc cho lễ vinh quy này. 2. Nội dung lễ vinh quy bái Tổ 2.1. Tổ chúc chuẩn bị cho buổi lễ và tiệc a. Thời gian tiến hành buổi lễ: giờ, ngày, tháng năm tổ chức lễ b. Địa điểm tổ chức buổi lễ: số nhà, đường, phố, ấp với thành phố (Tổ, đội với thôn/ xóm ở vùng quê, phường hay xã, quận/ huyện, Thành phố/ tỉnh. c. Viết kịch bản và đạo diễn cho buổi lễ d. Phân công người chủ lễ, người dẫn chương trình, người phụ trách từng công việc mình đảm nhiệm. đ. Ban Khánh tiết, Ban trang trí, Ban lễ tân bố trí chỗ ngồi phù hợp với chức danh người tham dự. e. Ban hậu cần lo việc tiệc (tốt nhất là đặt nhà hàng như tổ chức tiệc cưới, tiệc mừng thọ). 2.2. Công việc chính trong nghi lễ vinh quy a. Người dẫn chương trình (MC), theo trình tự nghi lễ sao cho các phần lễ liên tục và hấp dẫn người nghe. b. Thông báo chương trình  của  buổi lễ. d. Giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ từ cấp cao trở xuống đến người thân (Chức danh, học hàm, học vị được cấp), chức vụ công việc được nhà nước giao cho đã hay đang đảm nhiệm.                                                                 3. Nghi lễ chính thức của buồi lễ vinh quy 3.1. Giới thiệu chung về việc người được vinh quy a. Nếu được phong Giáo Sư thì nói sơ lược về tổ chức Hội đồng chức danh Giáo sư  b. Nếu được phong nhà giáo nhân dân thì nói sơ lược về tổ chức Hội đồng chức danh ban thi đua khen thưởng nhà nước.  c. Nếu được phong Anh hùng, Huân chương các loại thì nói sơ lược về tổ chức Hội đồng thi đua khen thưởng nhà nước. d. Nếu được phong Kỷ lục Việt Nam hay Kỷ lục Thế giới thì nói sơ lược về tổ chức Hội đồng kỷ lục này.             3.2. Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của người được vinh danh             Đọc bài giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của người được vinh danh. Với tư cách là trưởng chi họ hay người đã thành danh của dòng họ của người được vinh danh  có thể đọc bài báo hay Tạp chí viết về người đó. Bài này giống như bài viết của các ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp hay đại biểu Quốc hội.             3.3. Công bố quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất của người được vinh danh              Có thể cử người lên đọc quyết định và mời người lên trao quyết định và bằng cấp chúng nhận cho người được vinh danh. Nếu có quà tặng của tổ chức đó thì trao luôn.             3.4. Người được vinh danh làm lễ bái tổ trước bàn thờ Tổ tiên             a. Thắp hướng, quỳ lạy: người được vinh danh thắp 3 nén hương  3 lạy và 3 vái, rót rượu vào 3 ly (cốc), chỉ rót 1/3 ly (có thể nhờ hai người đứng hai bên rót rượu và thắp hương).             b. Đọc bài cúng trước bàn thờ. Người được vinh danh tự viết bài cúng tổ hoặc có thể tham khảo bài sau:             3.5. Chúc văn dâng cúng lễ             NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ             NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT             NHẤT TÂM KÍNH LỄ HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN – Nhất tâm kính lễ Thái cực lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Cửu tinh: Tham Lang, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Văn Khúc, Lộc Tồn, Cự Môn, Phá Quân, Tả Phù, Hữu Bật. Thất diệu: Nhật, Nguyệt, Ngũ tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhị thập bát tú tinh quân. Nhất tâm kính lễ: Thái tuế đương niên chi đức, năm: ….. Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá Hành Binh, Thành tào Phán Quan.   Nhất tâm kính lễ: Đương sơn bổn xứ thổ địa tôn thần, Thành hoàng bổn cảnh, chư vị thần linh, Bổn mệnh Táo Quân, Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long Thần, Tiền chủ, Hậu chủ, Tài Thần Thổ chủ cùng hư vị tôn thần nơi chúng con cư trú. Chúng con nghe “Thổ Năng sinh bạch Ngọc, Địa khả xuất Hoàng Kim” có nghĩa là “Đất hay sinh Ngọc Trắng, Đất cũng cho Vàng ròng”.  Cũng vì vậy, hôm nay tại Việt Nam quốc, Tỉnh/ Thành phố, Quận/ Huyện, Phường/ Xã, Thôn, Đường/ Khu … tại nhà thờ Tổ ……………..  Hôm nay là ngày…..…. tức là ngày  …. Âm lịch Con là…… hậu Duệ đời thứ ……. Sinh………. Tuổi. ….. Cùng toàn gia đình nhà hậu duệ …………… chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, trà quả, lễ nghi cung kính dâng lên cúng chư vị Tôn thần cùng Tiên tổ. Nhờ phúc âm tổ tiên nên ngày… tháng… năm…, con đã đem lại vinh quang cho gia đình, dòng họ và quê hương đất nước. Hôm nay, tín chủ kính dâng lên văn bằng …………………… Kính trình chư vị Thần linh cùng tổ tiên, họ………………, Thành Hoàng bản cảnh, Thổ địa Tôn Thần cùng Tổ Tiên gia hộ cho gia đình chúng con thuận buồm xuôi gió, cuộc sống hanh thông, làm ăn thuận lợi, tài lộc vượng tiến, bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành xuất hiện, sở nguyện tâm thành. Lại thỉnh tiền chủ hậu chủ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, tứ sinh lục đạo, thập loại cô hồn, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị, nếu còn phảng phất nơi phần đất nơi đây thọ hưởng hương hoa, trợ nhờ Phật lực, chiêm ngưỡng tôn thần siêu sinh cực lạc.  Dãi tấc lòng thành, kính dâng sớ văn CHÍ THÀNH CẨN CÁO  Sau đó, đặt văn bằng lên mâm, dĩa cạnh mâm cơm cúng tổ, rót rượu lần thứ hai   vào 3 ly theo tỷ lệ 2/3 ly rượu. Khi nhang cháy 2/3 cây thì rót rượu lần thứ ba  đủ 9/10  ly rượu. 4. Phát biểu của quan khách 4.1. Đại diện dòng học phát biểu chúc mừng và tặng quà Lời dẫn của MC: kính thưa Hội đồng gia tộc họ………………. và toàn thể quý khách, trong cuộc đời của mỗi người ai cũng muốn để lại cho con cháu và xã hội một cái gì đó cho đời sau……                                                   4.2. Đại diện cơ quan chủ quản phát biểu chúc mừng và tặng quà             4.3. Đại diện khác phát biểu chúc mừng             4.4. Phát biểu cảm ơn quý khách của gia đình             5.  Nhập tiệc, giao lưu, chụp hình lưu niệm  

Nghi Thức Cúng Bái Tổ Tiên

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là lập bàn thờ người thân đã chết ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết…

Nghi thức cáo gia tiên

Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng. Gia trưởng làm chủ mọi lễ nghi trong gia đình.

Mỗi lần cúng lễ đều có đồ lễ. Đồ lễ thường gồm trầu rượu, hoa quả, vàng hương, và nước lạnh, nhưng trong trường hợp bất thần đêm hôm, đồ lễ có thể giảm tỉnh xuống mức tối thiểu và chỉ cần một chén nước lạnh là đủ, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ.

Ngoài những đồ lễ tối thiểu trên, tùy theo các gia chủ giàu nghèo và tùy những buổi lễ, đồ lễ có thể gồm nhiều thứ khác như xôi chè, oản chuối hoặc cỗ mặn, có khi thêm đồ mã.

Sau khi đồ lễ đã được đặt trên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên bình hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái và sau khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ rưỡi. Bàn thờ lúc đó phái có thắp đèn hoặc nến. Cũng có nhà có đỉnh trầm. Đỉnh trầm được đặt trước, khi cúng, gia trưởng chỉ việc khấn vái thôi.

Loading…

Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ một, ba, năm nén vì số lẻ thuộc âm.

Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, các người khác trong gia đình, ngoại trừ các trẻ nhỏ cũng lần lượt tới lễ bốn lễ rưỡi. Thường thường chỉ người vợ gia chủ cùng một vài người trong nhà lễ là đủ, chỉ trong những ngày giỗ, mọi người trong gia đình mới cần lễ đủ.

Ngày nay, tại các đô thị, người ta lấy vái thay lễ. Trước khi khấn người ta vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn nữa thay cho bốn lễ rưỡi.

Lễ tạ

Sau khi mọi người đã lễ vái xong, người ta chờ cho tàn một tuần hương tức là những nén hương thắp lên cháy gần hết, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ. Gia trưởng sẽ thắp thêm mấy nén hương nữa.

Lễ tạ xong, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hóa (nghĩa là đem đốt đi). Lúc hóa vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vào đống tàn vàng. Các cụ giải thích, có như vậy người khuất mới nhận được số vàng người sống cúng và đồ vàng mã trên mới biến thành tiền thật, đồ đạc dưới cõi âm.

Và cũng sau khi lễ tạ, đồ lễ có thể được hạ xuống.

Thường việc lễ tạ chỉ do một mình gia trưởng đảm nhiệm, nhưng trong những gia đình cẩn thận, ngoài gia trưởng ra, những người khác cũng lễ tạ.

Lễ tạ nghĩa là lễ tạ ơn gia tiên đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã hưởng những lễ của con cháu dâng lên. Con cháu cần phải lễ tạ, vì với việc cáo gia tiên, gia tiên đã phải về nhận lễ, tức là con cháu đã làm phiền gia tiên phải bỏ những việc khác để về chứng kiến việc cúng lễ này.

Tại sao lại chờ hết một tuần hương mới lễ tạ? Tục ta tin rằng, trong lúc tuần hương đang cháy là tổ tiên đang hưởng lễ con cháu dâng lên. Trong lúc này, chiếc y môn trên bàn thờ được buông xuồng, khi lễ tạ xong, y môn lại được kéo lên.

Y môn thường chỉ buông xuống khi nào trong việc cáo gia tiên có cúng mặn. Buông y môn để các cụ trên giường thờ hưởng lễ. Trong lúc đó, các cụ không muốn con cháu nhìn lên, cũng như người sống lúc ân uống không muốn con cháu nhìn mồm.

Quy Trình Tổ Chức Tang Lễ Công Giáo

Công giáo (hay Kito giáo) và Phật giáo là hai tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam. Người theo Công giáo đặt niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Người cũng sẽ làm chứng cho niềm hy vọng phục sinh của các tín đồ Kitô giáo sau khi qua đời. Các nghi thức tang lễ Công Giáo cũng nhắc những người tham dự nhớ đến lòng thương xót và sự phán xét của Thiên Chúa. Đồng thời thể hiện mong muốn của con người luôn hướng về Thiên Chúa khi gặp khủng hoảng.

Mỗi tôn giáo đều có một tín ngưỡng, quan niệm riêng trong việc tổ chức tang lễ. Tuy nhiên tất cả đều mong linh hồn người mất được siêu thoát khi về cõi vĩnh hằng. Với người Công giáo, nghi thức tổ chức tang lễ cũng có những ý nghĩa đặc biệt. Vậy, nghi thức tang lễ Công giáo như thế nào là đúng?

Cầu nguyện cho người hấp hối

Khi gia đình có người thân bệnh nặng, nguy kịch nên mời Cha đến ban phép. Người thân phải chuẩn bị trước, để người sắp qua đời nhận được rước Mình Thánh Chúa nhiều lần.

Gợi ý nghi thức cầu nguyện cho người sắp mất:

Người thân có thể đọc Kinh dọn mình chết lành. Trong thời gian có người bệnh nặng, gia đình nên thỉnh thoảng đọc kinh này để cùng cầu nguyện với người bệnh. Ngoài ra cũng có thể thực hiện nghi thức phó dâng linh hồn.

Các nghi thức tang lễ Công giáo

Lúc lâm chung

Người thân cần thực hiện các việc sau để tổ chức tang lễ Công giáo cho người đã khuất.

Tắm rửa vệ sinh cho người đã khuất. Người thân cẩn thận tắm rửa bằng rượu hoặc trà, thay đồ thánh cho người quá cố. Gia đình có thể thực hiện hoặc liên hệ dịch vụ tang lễ trọn gói.

Đặt thi thể nơi sạch sẽ, có đủ ánh sáng. Có thể đạt tại gian nhà trước. Đầu hướng nhìn ra cửa, có thể đặt hoa xung quanh (không được xịt nước hoa).

Tẩm dầu hôi ở bốn góc

Liên hệ giáo xứ, báo cáo Cha để chọn ngày giờ làm lễ

Chọn Nghĩa Trang (nếu an táng – chôn cất)

Liên hệ Dịch vụ tang lễ để thực hiện tang lễ Công giáo

Sắp xếp chương trình viếng tang, cầu nguyện và thánh lễ an táng

Chuẩn bị sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và thánh lễ

Chuẩn bị di ảnh kích thước 25×30

Thông báo bà con, xóm giềng, bạn bè gần xa

Sổ ghi nhớ khách viếng

Giấy báo tử, chứng tử

Họp gia đình, phân công công việc: người chủ tang, người tiếp khách viếng, người ghi chép, người thủ quỹ v.v…

Nhập Liệm

Người Công giáo không đặt nặng vấn đề cúng kiếng, mà chủ yếu là đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người mất. Trong tang lễ Công giáo, tín đồ sẽ được sự hỗ trợ tận tình từ các vị Trùm và Ban kẻ liệt. Lúc Cha Sở chưa đến, bà con trong khu sẽ đến cùng gia đình đọc kinh cầu cho người đã khuất. Bàn thờ tang lễ Công giáo rất đơn giản. Bàn thờ sẽ gồm một bảng tên thánh, một bình hoa huệ trắng và thánh giá. Phía sau quan tài treo một tấm vải có thêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết. Trước nhà treo cờ báo tang.

Lễ động quan và di quan

Theo nghi thức tang lễ Công giáo, lễ động quan và di quan được chia thành hai phần. Trước tiên, bà con trong họ sẽ đọc kinh trước giờ động quan. Sau đó linh cửu sẽ được đưa vào nhà thờ để làm lễ. Thường thì người lúc còn sống đi lễ ở nhà thờ nào, sau khi mất sẽ được làm lễ tại nhà thờ đó.

Lễ động quan

Trước giờ động quan anh em đạo tỳ sẽ làm lễ bái quan. Gia chủ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan, nhiều hay ít tùy vào điều kiện kinh tế gia đình

    Lễ di quan

    Di quan ra khỏi nhà rồi quay đầu lạy chào từ biệt. Người cầm lư hương, di ảnh cũng quay lại hướng mặt vào nhà cúi chào 3 lần rồi đi. Đi 1 đoạn, xá thêm lần nữa để chào bà con lối xóm chào khách tiễn đưa lần cuối. Sau đó đưa linh cữu đến nhà thờ để làm lễ.

    Khi di quan, người cầm lư hương đi trước, tiếp đến là di ảnh, rồi đến áo quan. Con cháu, người thân không có nhiệm vụ thì đi sau áo quan. Kết thúc tang lễ.

    Có thể thấy, tang lễ Công giáo tuy không cầu kỳ nhưng rất chỉnh chu và bài bản. Cách nghi thức đòi hỏi nhiều bước nhiều người thực hiện. Trong lúc bối rối, đau thương trước sự ra đi của người thân thì thật khó để làm tốt việc này.

    Cho nên, để tang lễ Công giáo được diễn ra suôn sẻ, gia chủ nên lựa chọn dịch vụ mai táng trọn gói chuyên nghiệp. Dịch vụ hiểu biết cặn kẽ về tâm linh, tìm kiếm được đất phong thuỷ tốt, tường tận các nghi thức trong tang lễ Công giáo. Dịch vụ sẽ giúp người đã khuất được an yên trong vòng tay Thiên Chúa.