Top 14 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xá Tội Vong Nhân Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Lễ Xá Tội Vong Nhân

Hãy in ra, rồi đọc cho dễ hiểu. Nếu không sẽ bị rối loạn. . Theo truyền thuyết xưa: Hàng năm cứ đến rằm tháng 7, địa ngục được mở rộng cửa, tạm tha cho các vong linh đang bị từ tội, giam cầm dưới địa ngục, được về nhà nhận đồ lễ, quần, áo, tiền bạc… con cháu dâng cúng. Qua rằm lại phải quay lại địa ngục.

Các vong linh không người thờ cúng, lang thang đầu đường xó chợ, cũng nhận đồ bố thí, của các gia đình hảo tâm.

Điều đầu tiên là được ăn uống thoải mái, sau nhiều ngày đói khát, khổ sở, sau là nhận được tiền bạc, thanh toán, trả bớt nợ nần. Nhờ đó mà được giảm án, hoặc được tha bổng, thoát khỏi địa ngục, hoặc được siêu thoát. Được linh thiêng mà về gia hộ, độ trì cho con cháu….

Theo Kinh Vu lan báo hiếu cũng vậy. Khi Ngài Mục Kiền Liên đến cầu xin Đức Phật làm cách nào cứu mẹ mình đang bị giam cầm, tra tấn trong địa ngục. Đức Phật hướng dẫn cho Ngài: Hãy tổ chức đàn lễ thật lớn, thật đẹp, thật cao sang “thức ăn trăm món, trái cây trăm mầu). Mời các sư nam, sư nữ vừa học xong 3 tháng, trong trường tu, cùng đồng thanh cầu cúng cho gia tiên, tiền tổ, ông bà, cha, mẹ, của đệ tử. Là những người đóng góp tiền, lập nên đàn lễ đó. Khi Ngài cùng các đệ tử (tăng, ny) cầu cho mọi người, thì mẹ Ngài cũng tự nhiên được giải thoát. Cũng là để báo hiếu cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên vì con cháu mà phạm tội.

Ngày rằm tháng 7 là ngày kiết hạ, sau 3 tháng “trường hạ”, các thầy tu bắt buộc phải ăn chay trong thời gian học giáo lý. (Ngày thường, đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, thịt cá, rau củ, quả đầy đủ cả)

Ngài nói cầu xin Trời, Đất (không phải cầu xin chính Đức Thế Tôn, thích ca Cồ Đàm. Các sư sau này nói: Chỉ cần cầu xin đức Phật, là không đúng với kinh “Vu lan báo hiếu”).

Đàn lễ này, theo Kinh Vu lan báo hiếu, đàn lễ phải rất lớn, thức ăn “trăm món”, “trái cây trăm mầu”… nên chỉ có các nhà thật giầu có, mới có thể có tiền, lập đàn, mời (thuê) sư đến cầu cúng cho nhà mình được. Đến nay mọi việc đã có vài sự thay đổi:

– Do địa ngục quá đông, người dương lại quá bận rộn, nên trời đất đã mở cửa ngục từ ngày mùng 3 đến hết ngày 15 (rằm) tháng 7 âm lịch.Vì vậy có thể cúng trong các ngày đó mà không cần đợi đến rằm như trước. (Lập đàn trước, hoặc sau một vài ngày, phải là con nhà Trời giáng thế, có rất nhiều đức độ (làm việc thiện), mới có thể cầu xin mở cửa ngục được.

– Sau này Đức Thế Tôn và nhiều đệ tử của ngài đã tu thành Phật, cùng cầu xin Trời, Đất, cho các gia chủ, có thể tự cầu cúng, mà không bắt buộc, phải là các thầy tu (vì thầy tu thật sự tốt, không còn nhiều) Đàn lễ được giản tiện hơn, không còn quá cầu kỳ như trước “Thức ăn trăm món, trái cây trăm mầu” Tuy vậy vẫn phải tốn kha khá tiền.

Đàn lễ gia đình tự làm bầy trong nhà: – 2 lọ hoa (hoặc bình hoa) có đủ 5 mầu, trái cây đủ 7 hoặc loại quả khác nhau (cũng cần có 5 mầu trong 7 hay 9 loại quả đó). Bánh, kẹo, trà, thuốc lá, trầu cau, 1 đĩa to gạo muối, một bát nước lã,. 1 mâm cỗ chay, 1 mâm cỗ mặn… 3 chén nước lã, 1 ấm 5 chén chà, 5 chén rượu (3 ly rượu trắng và 2 ly rượu mầu càng tốt)…

(không có điều kiện thì tùy tâm. Khi khấn, nói rõ: gia đình con chưa có điều kiện, xin các cụ tổ tiên phù hộ, độ trì, để năm sau có tài. có lộc, đàn lễ được cao sang đầy đủ hơn). Bày lễ trong nhà, thắp hương, đọc bài khấn trước. Sau đó ra sân thắp hương cúng vong ngoài sân, hoặc ngoài cửa (nếu nhà không có sân).

Hóa vàng mâm cúng vong bên ngoài trước, rồi mới hóa vàng trong nhà sau.

Trong thời gian này, hương trong nhà phải luôn luôn cháy. Nếu gần hết phải thắp tiếp, không để tắt cho đến khi hóa vàng.

Nêm làm lễ sớm để hóa vàng trước 10h30. Nếu không kịp thì có thể thắp hương liên tục, để đến chiều làm từ 13h30 đọc lại bài khấn và hóa vàng.

BÀI KHẤN THÁNG 7 ÂM LỊCH Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Con xin cung thỉnh các Quan nam tào, bắc đẩu, tứ đại thiên vương, Thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật A Di Đà, dược sư, lưu ly quang như lai Phật – Con xin cung thỉnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – Con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề, quan thế Âm Bồ Tát. Con xin cung thỉnh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, các chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, Long thiên Thánh chúng Vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị Tiên thiên, Tiên thánh, Tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng

Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh các cung các cõi linh thiêng đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình) (hoặc đọc đơn giản là: “Nơi này”).

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ (Nhà chồng hoặc nhà bố đẻ) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ. Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Nhân ngày lễ Xá tội vong nhân tháng 7 hàng năm. Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)

Có nén hương, với chút lễ mọn, lòng thành. Có tiền âm, tiền dương, hoa, quả, bánh, kẹo, cơm chay, lễ mặn… xin được thành kính dâng lên Trời, Phật, các cung các cõi linh thiêng, dâng lên các cụ tổ tiên, hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, của dòng họ … nhà con. Các oan gia trái chủ, các cô bé đẻ, cậu bé đỏ, có nhiều thù hận, giận hờn, từ nhiều đời, nhiều kiếp trước của 2 bên nội ngoại, dòng họ… chúng con.

Cầu xin các Ngài, các cung, các cõi linh thiêng, phù hộ độ trì cho các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại các vong linh, hương hồn dòng họ chúng con, thoát được tội lỗi, địa ngục giam cầm. Được nhận quần áo, tiền, bạc và các thức con cháu dâng cúng, chuộc lại lầm lỗi năm xưa.

Xin các ngài gia hộ độ trì cho các vong linh, các hương hồn, hai bên nội ngoại của dòng họ nhà con, cùng oan gia trái chủ, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ. các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng đang lẩn quất quanh đây. Được vào các chùa, các đền, nương tựa nơi cửa Phật, của Mẫu. Được hưởng lộc rơi, lộc vãi của nhà chùa, nhà đền. Được nghe kinh, giảng pháp, hiểu được con đường Phật pháp. Cởi bỏ được thù hận, giận hờn, ai oán, tham lam. Để tâm được nhẹ nhàng, để sớm được siêu thoát, sớm quay trở lại làm kiếp người. Có thân có xác để tu lên thành tiên, thành Phật.

Cầu xin các Ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên Kính ! dưới Nhường ! Được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, học hành giỏi giang, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên, cho non sông nước Việt Lễ mọn lòng thành xin các Ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp bái, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.

Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật .

CÚNG VONG NGOÀI SÂN Là mâm cúng “Bố thí” cho các cô hồn không nơi nương tựa (mồ mả), không người thờ cúng, vật vờ ngoài đường, ngoài chợ không biết bao giờ có thể siêu thoát được.

Mâm cúng vong ngoài sân gồm quần, áo, tiền, vàng chúng sinh… (người bán đã sắp sẵn đủ các lọai), 7 tờ tiền dương, bỏng ngô, khoai lang, sắn dây cắt nhỏ, hoa, quả, thuốc lá đã châm, kẹo, bánh đã bóc vỏ… bầy vào 1 hoặc 3 mâm, tùy theo nhiều ít. Có 1 lọ hoa 5 mầu khác nhau, cốc gạo cắm 36 nén hương. 1 đĩa gạo muối, 1 bát to nước lã, 3 hoặc 5 chén trà… 5 hoặc 7 bát cháo loãng thật loãng…

Sau khi bầy biện xong, thắp hương và đọc bài khấn: . Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Con xin cung thỉnh các Quan nam tào, bắc đẩu, tứ đại thiên vương, Thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật A Di Đà, dược sư, lưu ly quang như lai Phật – Con xin cung thỉnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – Con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề, quan thế Âm Bồ Tát. Con xin cung thỉnh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, các chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan,

Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, Long thiên Thánh chúng Vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị Tiên thiên, Tiên thánh, Tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh các cung các cõi linh thiêng đang cai quản khu nơi này.

Cầu xin các ngài các cung các cõi linh thiêng. Gia hộ độ trì cho các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng, đang luẩn quất quanh đây, được vào các đền, các chùa, nương tựa nơi cửa Phật, cửa Mẫu. Cầu xin họ được các ngài che chở, được hưởng lộc rơi, lộc vãi tại các chùa, các đền các ngày một, ngày rằm và các ngày lễ khác. Cầu xin cho họ hiểu được con đường Phật Pháp, cởi bỏ được sự thù hận, giận hờn, ai oán. Để tâm được nhẹ nhàng, sớm được siêu thoát, sớm được quay lại làm kiếp người, có thân có xác, để tu tiếp lên thành Tiên, thành Phật.

(phần chữ IN HOA đọc 7 lần)

1/ Tịnh pháp giới chân ngôn : ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM ( 7 lần) 2/ Chân ngôn mở cửa địa ngục : ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA .(7lần ) 3/ Chân ngôn biến thực đồ ăn, đồ cúng ra nhiều gấp trăm, ngàn lần : NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ, ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG .( 7 lần ) 4/ Chân ngôn Cam lồ thủy. cho bát nước biến ra tràn trề, lai láng. NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DÀ,, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần )

Cầu xin các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng; nhận được lễ mọn, lòng thành của gia đình chúng tôi. Được sự che trở của Trời, của Phật, của các cung các cõi linh thiêng, sớm được siêu thoát, sớm được quay lại làm kiếp người.

Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật

Sau khi cúng xong đợi hết 2/3 hương thì hóa toàn bộ tiền vàng, quần áo chúng sinh, bánh, kẹo, gạo muối, kể cả gạo trong cốc thắp hương, chân hương cháy dở… Nói chung là toàn bộ đồ cúng có trên mâm trừ nước. Nước, trà, cháo loãng hắt hết ra phía trước.

Nguyên tắc lễ trong nhà trước, thỉnh các ngài, các cụ tổ tiên về trước thụ lộc, họp mặt… Ra sân lễ chúng sinh xong, hóa tiền vàng cho họ trước, để họ đi đã. Vào nhà có thể thêm hương lần nữa, đọc lại bài khấn, rồi hóa vàng trong nhà sau. Lúc này không sợ ma đói, ma khát cướp của các cụ nhà ta vì chúng đã nhận đủ rồi.

In các bài khấn này ra thêm dòng họ vào các … và thêm gì nữa tùy ý các bạn. Khấn xong để lên mâm tiền vàng. Trước khi đi hóa, đọc lại lần nữa, rồi hóa cùng tiền vàng, mã… thay cho tờ sớ.

Sớ này rất linh nghiệm vì xuất phát từ tâm của gia đình, của chính người lễ. Thực tâm mong muốn những điều tốt đẹp cho gia tiên, cho những oan hồn đang lẩn quất quanh nhà mình.

NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN, CÓ THỜI GIAN ĐƯA VONG LÊN CHÙA Sau khi lễ tại nhà, buổi chiều hoặc tối, đưa vong lên chùa luôn thì rất tốt và không gì hay hơn. Săm một lễ dâng chùa Hoa 5 mầu, quả 7 loại, bánh kẹo tiền vàng, trầu cau…1 lễ đặt ở ban Phật và 1 lễ ban Mẫu (nếu là chùa ngoài Bắc có ban Mẫu, chùa trong Nam chi cần 1 lễ ban Phật)

BÀI KHẤN TẠI NHÀ Trước khi đi đến chùa. . Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên, thánh chúng vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh, các cung các cõi linh thiêng đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay ngày… tháng … năm …. Chúng con:

Cầu xin các ngài cho phép các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại, các oan gia trái chủ của dòng họ… chúng con. Các vong linh, hương hồn, không nơi nương tựa, không người thờ cúng, đang lẩn quất quanh đây. Được theo cùng chúng con lên chùa: ………………. (Đọc tên, địa chỉ chùa mà mình sẽ đến)

Được nương tựa nơi cửa Phật, cửa mẫu tại nơi này, được hưởng lộc rơi lộc vãi của nhà chùa, nhà đền, các ngày một, ngày rằm và các ngày lễ lớn. Được nghe kinh, giảng pháp, sớm hiểu được con đường Phật Pháp, trút bỏ được dận hờn, ai oán, thù hận, tiếc nuối. Để tâm được nhẹ nhàng sớm được siêu thoát, sớm được quay trở lại, làm kiếp người. Có thân, có xác để tu tiếp lên thành Tiên, thành Phật

Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật

BÀI KHẤN KHI ĐẾN CHÙA có giá trị như tờ sớ khi đến chùa . Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Đức ông, Bồ tát, Ma Ha Tát chùa đây (Ngài Cấp cô độc là người thay mặt Phật quản lý ngôi chùa).

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên, thánh chúng vị tiền. Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh, các cung các cõi linh thiêng đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay ngày… tháng … năm …. Chúng con:

Xin các ngài cho phép Các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại, Các vong linh hương hồ dòng họ……… nhà con. Cùng các oan gia trái chủ, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ, các vong linh, hương hồn, không nơi nương tựa, không người thờ cúng, đang đi cùng chúng con, được vào chùa: ……………….. Được nương tựa nơi cửa Phật, cửa mẫu tại nơi này. Được hưởng lộc rơi lộc vãi của nhà chùa, nhà đền, các ngày một, ngày rằm và các ngày lễ lớn. Được nghe kinh, giảng pháp, sớm hiểu được con đường Phật Pháp, trút bỏ được giận hờn, ai oán, thù hận, tiếc nuối. Để tâm được nhẹ nhàng, sớm được siêu thoát, sớm được quay trở lại, làm kiếp người. Có thân, có xác để tu tiếp lên thành Tiên, thành Phật

Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật

Sau khi lễ, hóa cùng với tiền vàng.

Bác Hùng Y – Vi Diệu Nam Dược

Ngày Xá Tội Vong Nhân Là Gì, Vào Ngày Nào? Văn Khấn Và Cách Cúng Xá Tội Vong Nhân

Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân là gì, có ý nghĩa gì, vào ngày bao nhiêu trong tháng 7 âm lịch, bài cúng, văn khấn, cách cúng xá tội vong nhân cần sắm lễ gì, đồ cúng ra sao? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Như chúng ta đã biết Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Vì đó những quan niệm trong Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức, ảnh hưởng rất lớn trong tín ngưỡng người Việt từ xưa đến nay.

Mỗi người dân Việt Nam ai cũng đều đã nghe đến khái niệm ngày xá tôi vong nhân là một ngày lễ của Phật giáo đã được du nhập và tồn tại cho đến ngày nay ở Việt Nam. Cứ mỗi khi đến rằm tháng 7 người người lại có những lễ cúng cô hồn.

Vậy ngày xá tội vong nhân và lễ cúng cô hồn có liên quan như thế nào với nhau, ý nghĩa của nó là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa ngày xá tội vong nhân.

1. Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân

Theo quan niệm của nhà Phật trong một năm có 3 tiết được gọi là Tam Nguyên có Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Vào tiết Trung Nguyên hay Trung Nguyên Địa Quan Tiết là lễ tiết giữa năm được bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch. Ngoài ra, tiết Trung Nguyên còn được coi là tiết của Quỷ. Tại sao lại có quan niệm như vậy?

Có thể hiểu rằng trong tiết Trung Nguyên diễn ra trong vòng 1 tháng trọn vẹn 30 ngày của tháng 7 âm lịch hay được gọi là tháng cô hồn. Đây là khoảng thời gian dưới âm phủ Diêm Vương sẽ cho mở cửa địa ngục vào ngày mùng 1 tháng 7 để các linh hồn bị giam giữ bấy lâu được thả tự do lên trần gian để nhận được sự cúng tế, bố thí của người trần, giúp họ có được ngày no đủ. Những linh hồn này thường ở kiếp trước họ mắc phải những tội danh lớn nên họ bị đày xuống địa ngục chịu khổ. Khi được trở về với nhân gian thường sẽ quấy rối người trần do đó sinh ra lễ cúng cô hồn, chính là lễ xá tội vong nhân. Ngoài ý nghĩa tránh sự quấy rối của quỷ, của những linh hồn bị giam giữ nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc để nói đến tình thương người với truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh đó cũng có những tích truyện về nguồn gốc của ngày xá tội vong nhân. Có thể nói đến tích A Nan Đà và con quỷ miệng lửa. Chuyện kể rằng vào một buổi tối khi A Nan Đà ngồi trong tịch thất thì xuất hiện con quỷ miệng lửa nói với A Nan rằng 3 ngày sau A Nan sẽ chết. Trước lời nói của Quỷ khiến A Nan sợ hãi đã bảo quỷ bày cho cách để hóa giải nạn này. Quỷ đã nói với A Nan rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà chúng tôi đây cũng được sanh về cõi trên”. Ngày xá tội vong nhân ra đời từ đây, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 7 người trần thường cúng gạo, muối cháo cho các linh hồn quỷ lai vãng và tránh sự quấy phá từ chúng.

Ngày xá tội vong nhân còn có một quan niệm khác về nguồn gốc ra đời. Câu chuyện kể rằng những linh hồn quỷ thường hay quấy phá khiến cho người trần không thể làm ăn nổi. Bởi đó họ đã kêu lên Đức Phật nhờ ngài giúp đỡ. Trước sự quấy nhiễu thường xuyên khiến nhân dân khổ sở Đức Phật đã đưa ra biện pháp giúp con người là đày lũ quỷ xuống địa ngục. Nhưng bản tính lương thiện, thương người của nhà Phật đã cho những linh hồn quỷ bị giam giữ một năm sẽ được lên trần gian một lần vào mỗi dịp rằm tháng 7. Bởi thế vào những ngày này người trên dân gian thường cúng gạo, muối để bố thí cho chúng.

Đến đây đã giúp quý bạn hiểu được ngày xá tội vong nhân là gì và nó được xuất phát từ đâu. Hàng năm đến ngày này cần phải thận trọng lưu ý, không nên đi ra ngoài vào đêm muộn để tránh bị quấy nhiễu.

2. Ngày xá tội vong nhân chính xác là ngày nào?

Như đã biết, tháng 7 âm lịch được coi là tháng cô hồn, và dân gian có câu nói “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Ngày xá tội vong nhân được quy định vào ngày rằm tháng 7 nhưng nhiều người lại quan niệm nó phải là ngày làm lễ cúng cô hồn.

Thực chất việc cúng cô hồn được du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam họ thường làm lễ vào ngày rằm tháng 7. Nhưng đối với người Việt Nam có khác đôi chút. Vì ngày mở cửa Địa Ngục – Quỷ Môn quan bắt đầu từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch diễn ra đến 12h đêm ngày 14 tháng 7, bởi đó người dân Việt Nam có những người không chờ đến ngày rằm mà có thể cúng trước nhưng vẫn trong khoảng thời gian nửa đầu tháng 7 để tránh sự quấy rối của những linh hồn Quỷ.

Có thể hiểu được rằng ngày xá tội vong nhân chính là ngày rằm tháng 7, nhưng trên thực tế vào ngày rằm tháng 7 cũng diễn là ngày đại lễ vu lan cùng là xuất phát từ giáo lý nhà Phật. Vì đó mà rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai lễ này. Lễ vu lan là để tưởng nhớ đến công ơn, nuôi dưỡng của các đấng sinh thành ở mọi kiếp. Vì đó cần phải phân biệt được 2 ngày lễ này để tránh nhầm lẫn khi tiến hành cúng lễ.

3. Cách cúng xá tội vong nhân

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân”, diêm vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn không nơi nương tựa, chịu nhiều oan trái, không có người thờ cúng, lang thang vật vạ tìm được đường về với tổ tiên… Người trần thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để họ không quấy nhiễu dương gian.

Cúng ngày xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7, người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm cúng xá tội vong nhân chuẩn nhất.

Sắm lễ cúng ngày xá tội vong nhân dành cho chúng sinh bao gồm các lễ vật như:

– Muối gạo 1 đĩa (sau khi cúng xong sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng)

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ). Người ta tin rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường, nên phải cúng bằng cháo loãng.

– Hoa quả (5 loại 5 mầu)

– 12 cục đường thẻ

– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)

– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

– Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã), rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

– Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..

Lưu ý, đồ cúng xá tội vong nhân không cúng xôi, gà, heo, chỉ nên cúng bằng các món ăn chay, vì cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Cúng xá tội vong nhân phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

4. Văn khấn, bài cúng xá tội vong nhân

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chến đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Ngọc HÂn/ TH!

Cách Cúng Cô Hồn Xá Tội Vong Nhân

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân là điều mà mỗi hộ gia đình quan tâm trong tháng 7 âm lịch này. Và mọi người đã truyền tai nhau nhiều cách cúng cô hồn xá tội vong nhân nhưng không phải cách…

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân là điều mà mỗi hộ gia đình quan tâm trong tháng 7 âm lịch này. Và mọi người đã truyền tai nhau nhiều cách cúng cô hồn xá tội vong nhân nhưng không phải cách nào cũng đúng.

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân là điều mà không phải ai cũng biết cúng đúng cách. Trong khi mọi người còn truyền tai nhau rằng nếu cúng không đúng cách thì sẽ bị các cô hồn theo vào nhà. Vì vậy người dân Việt rất coi trọng nghi lễ này.

Nhiều người cho rằng cúng cô hồn chỉ là sự mê tín lầm tường mà ít ai hiểu được rằng cúng cô hồn chính là thể hiện sự từ bi bác ái, bố thí và chia sẻ sự đau khổ mà chúng sinh phải chịu, đó là những cô hồn bị bỏ rơi, sống lang thang, vất vưởng, đói khát và không nhận được sự cúng bái của người thân.

Và việc cúng cô hồn cũng là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ nhiều đời qua, xuất phát từ quan niệm vào tháng 7 âm lịch thì Diêm Vương sẽ cho mở cửa Qủy Môn Quan để các vong hồn được trở về trần gian.

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân được nhiều người quan tâm

Một điều đặc trưng khi cúng cô hồn đó là cúng ở ngoài trời trước của nhà hoặc nơi kinh doanh, buôn bán và cúng cô hồn thì chỉ nên cúng chay chứ không được cúng lễ mặn bởi như thế sẽ khơi dậy lòng sân si của những cô hồn này.

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân và mâm lễ cúng cô hồn:

Có thể chuẩn bị lễ vật theo hai cách:

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân và mâm lễ cúng cô hồn 1:

– 1 dĩa muối gạo

– 12 chén nhỏ đựng cháo trắng nấu lỏng hoặc 3 cơm vắt

– 12 cục đường thẻ

– Giấy tiền, quần áo

– Bánh, kẹo

– Bỏng ngô

– 3 ly nước nhỏ, 2 ngọn nến nhỏ và 3 cây nhang

– Mía chặt từng khúc dài 15 cm và để nguyên vỏ

– 20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh

– 15 lễ tiền vàng trở lên

– Mâm ngũ quả và tiền chúng sinh

– Ngô hoặc khoai sắn luộc, bắp rang

– Bánh kẹo

– Các mệnh giá tiền mặt

– Nếu có cháo thì chuẩn bị thêm một mâm gạo muối và để 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.

Quan trọng hơn cả là khi cúng cô hồn chúng ta phải đọc Thần chú đúng và đủ để thể hiện tấm lòng của mình mong cho chính sinh được no đủ.

Và mỗi gia đình cần chú ý những lễ vật cúng cô hồn thì không được dùng cũng không được mang vào nhà, giấy tiền vàng bạc thì được đốt ngay tại chỗ còn muối gạo thì được rắc ra 8 hướng.

Cách cúng cô hồn xá tội vong nhân và văn khấn cô hồn

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày , kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng ,âm binh ngoài đường , ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực : ( biến thức ăn cho nhiều )

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG ( 7 lần )

Chân ngôn Cam lồ thủy : ( biến nước uống cho nhiều )

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Phân Biệt Lễ Vu Lan Và Ngày Xá Tội Vong Nhân

Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn là ngày lễ Vu Lan. Đi kèm đó là ngày xá tội vong nhân.

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu ” Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”.

Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu Lan hay còn có tên gọi khác là Tết Trung Nguyên. Đi kèm đó là ngày xá tội vong nhân, hay dân gian gọi nôm na là ngày cúng cô hồn.

Tương truyền rằng, Mục Kiền Liên là người kính Phật. Khi cha chết, ông bảo mẹ là bà Thanh Đề, dùng một phần tài sản để cúng dường Trai Tăng. Tuy nhiên, Thanh Đề tâm địa tham lam, độc ác. Nhân lúc con không có nhà, bà xui đầy tớ đánh đuổi chư tăng rồi dùng tiền mua gà, vịt, trâu, bò về giết tế thần rồi ăn hết.

Vì gây nhiều nghiệp ác nên khi chết phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Từ đó, lễ Vu lan ra đời.

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu ” Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Ngày xá tội vong nhân hay lễ cúng cô hồn

Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. ì vậy, ngày nay mới có câu : “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Bông hồng cài áo – nét đẹp trong văn hóa Việt Nam

Dù là ngày lễ đặc trưng của người Á Đông nhưng ở nước ta, có một phong tục rất cao thượng vào lễ Vu Lan mà không ở đâu có được.

Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn cha hoặc mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ và mẹ thì cài hoa hồng trắng. Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ.

Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn cha hoặc mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ và mẹ thì cài hoa hồng trắng.

Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ. Ý tưởng này được hòa thượng Thích Nhất Hạnh đề xuất những năm 1960 thực sự trở thành một nét đẹp nhân văn cao cả, đầy ý nghĩa.

Ở nước ta, người dân thường tổ chức lễ Vu lan và lễ Xá tội vong ấy vào cùng ngày Rằm tháng 7. Chỉ có điều, người phía Bắc thì trọng ngày Xá tội vong nhân hơn còn miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ vu Lan báo hiếu.