Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xe Đầu Năm Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm

Thông thường khi mua xe mới ô tô hay xe máy đều nên cúng xe thông báo cho thần linh biết đây sẽ là chiếc xe gắn liền với chủ nhân của nó, đi cùng chủ nhân và đảm bảo an toàn hanh thông. Còn vào dịp đầu năm thì mọi loại xe: từ xe cũ tới xe mới, từ xe ô tô tới xe máy, xe đạp đều được ưu tiên cúng lễ sao cho mọi sự hanh thông đều thuận lợi an toàn .

1.Phong tục cúng xe đầu năm bên đạo Thiên Chúa

Đầu năm mọi người mọi nhà theo Đạo đều đi lễ sớm vào sáng mùng 1 Tết. Qua nhà thờ làm lễ sau đó cha sẽ tới từng xe ban phước lành cho các loại xe di chuyển.

Về lễ vật thì đạo Thiên chúa không xem nặng chuyện này, thành tâm cầu khẩn Đức chúa Giesu là mọi điều sẽ an bài và thuận lợi, mọi khó khăn vướng mắc sẽ được thông qua , tâm bình an và hạnh phúc.

Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hanh thông an nhàn

2.Phong tục cúng xe đầu năm bên Phật giáo

Phong tục cúng xe mới mua

Đối với một chiếc xe là vật gần như bất ly thân với chủ nhân của nó, gắn liền trên moi nẻo đường. Do đó khi mua xe về gia chủ đã phải làm lễ cúng xe, như một cách thông báo với bậc bề trên về thông tin xe và những điều cầu mong khác nữa. Trước đó gia chủ nên xem ngày để cúng xe sao cho phù hợp với cung mệnh của mình.

Đối với gia đình sử dụng xe như một phương tiện kiếm tiền di chuyển hằng ngày như xe ôm, grap, lái taxi thì còn cúng xe hàng tháng mong mọi sự bình an đến với gia chủ , cầu mong kiếm tiền được xuôn xẻ mát mái và làm ăn ngày càng thuận lợi.

Lời khấn cúng xe đầu năm hay cúng xe hằng tháng cũng không có gì khác nhau là mấy. Cơ bản nằm ở cái tâm của gia chủ, kính cẩn với các bậc bề trên mà thôi.

Về cách thức cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng cũng như vậy, sắp lễ vật thì tùy gia đình có gì thắp hương đó, không quá cầu kỳ và câu nệ về chuyện này, làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có được gìn giữ lâu đời của người dân Việt ta.

Những người theo Phật giáo hoặc không theo bên nào đều có tập tục thờ cúng từ xa xưa đã trở thành nét văn hóa riêng. Nên bên này cúng xe đầu năm phức tạp hơn.

Phong tục cúng xe đầu năm cho vạn sự trôi chảy

Lễ Vật Cúng xe đầu năm

Để mua được lễ vật cúng đầu năm thì về cơ bản sau đây là những lễ vật được gợi ý đầy đủ nhất, không nhất thiết là phải mua toàn bộ lễ vật này. Bởi Phật giáo coi trọng cái tâm thành khẩn , tâm tốt hướng thiện thì mọi thứ được hóa giải

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột)

3 hoặc 5 chung rượu

3 hoặc 5 chung trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Tất cả được bài trí sắp đặt tươm tất trên ban thờ ngoài trời. Hoặc giả nếu không có thì nên sắp một chiếc bàn đủ lớn, bày đồ cúng lễ thay bàn thờ truyền thống cũng không sao.

Bài Văn Khấn

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)

Bài Cúng Xe Cuối Năm, Văn Khấn Xe Ô Tô

Xe cộ là phương tiện gắn liền với mỗi gi chủ, chính vì thế các gia đình thường cúng xe cuối năm bằng những mâm lễ nhỏ và bài cúng xe đúng chuẩn theo mẫu. Thực hiện lễ cúng với mong muốn cầu mong một năm mới bình an, may mắn và an toàn trên mọi nẻo đường.

Lễ vật cúng xe gồm những gì?

Khi cúng xe bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết để việc cúng bái diễn ra xuôn sẻ và phù hợp nhất. Hãy ghi nhơ những lễ vật dưới đây nhé. – 2 cây đèn cầy đỏ, có thể dùng nến – 3 cây nhang thơm – 3 hay 5 chén trà nhỏ -3 hoặc 5 chén rượu – 1 đĩa gạo, muối hột – 1 xấp tiền vàng bạc, về tiền vàng có thể nhiều để cầu mong sự bình an cho gia chủ. – 1 đĩa trái cây – 1 bình hoa đặt cạnh bát nhang – Đồ mặn bạn có thể chuẩn bị thịt heo quay hay gà luộc, đặc biệt là phải gà chống. Nếu gia chủ là người theo Phật bạn có thể thay lễ mặn bằng đồ chay. Lưu ý. Các bạn chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đảm bảo phải sạch sẽ và đảm bảo an toàn vệ sinh và dâng lên cúng lễ. Cùng với đó việc chọn không gian thích hợp đặt mâm lễ không qua ồn ào, chọn nơi thoáng đãng sạch sẽ và ít người qua lại để tiến hành cúng dễ dàng hơn.

Nên cúng xe vào giờ nào?

– Việc chọn giờ cúng xe còn tùy thuộc vào chủ xe. Thông thường nếu là xe gia đình bạn có thể tiến hành cúng xe hàng tháng hay mỗi lần có chuyến đi xa, chọn giờ trước đó và cúng xe để cầu mong bình an cho gia đình mình. – Đối với những loại xe khác như xe máy, xe khách hay xe dịch vụ các bạn có thể chọn giờ cúng đẹp trước giờ khởi hành. Cúng giờ nào không quá quan trọng mà chủ yếu là sự thành tâm của gia chủ

Bài cúng xe mới mua

Bài cúng xe mới mua cũng tương tự với bài cúng xe cuối năm, tuy nhiên đối với xe máy, ô tô hay phương tiện mà gia đình mới mua về bạn cũng nên thực hiện lễ cúng xe với mục đích cầu mong vạn dặm bình an.

Tuy nhiên đối với xe mới dù sử dụng bài cúng nào gia chủ cũng nên thể hiện đượcn sự thành tâm của mình và báo cáo với các vị thần linh cũng như gia tiên về việc có mặt của chiếc xe mới và đó là bạn đồng hành cùng gia đình mình vì thế mong được phù hộ để có những chuyến đi an toàn.

Văn khấn cúng xe hàng tháng (mùng 1, ngày rằm)

Bài văn khấn cúng xe hàng tháng

Hàng tháng quý vị và các bạn cũng có thể tiến hành cúng xe vào ngày đầu tháng mùng 1 và ngày rằm, cúng hàng tháng cũng cần chuẩn bị lễ vật tuy nhiên không nhất thiết phải đầy đủ như cúng xe cuối năm. Việc cúng xe hàng tháng hay cúng mỗi dịp di chuyển là điều các bạn có thể ứng dụng. Tuy nhiên bạn cần sử dụng văn khấn sao cho đúng đắn và hợp lý nhất nhé.

Các chú ý khi cúng khấn trên xe

Chuyện cúng xe mới, cúng xe đầu nă, cuối năm hay cúng xe hàng tháng là không sai, đây cũng là sự tín ngưỡng và mong muốn hay để tài xế cũng như gia chủ bình an trên vạn dặm và gặp được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên cúng xe các bạn cũng cần có những lưu ý cơ bản như sau:

– Không thắp hương quá gần xe hoặc trong xe dễ dây cháy nổ – Chuẩn bị mâm cỗ hay những đồ lễ cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm – Dù dùng văn khấn hay cúng lễ nhưng chủ xe, người lái xe cần tuân thủ nghiêm túc luật tham gia giao thông.

Bên cạnh bài cúng xe cuối năm còn rất nhiều những mẫu bài cúng hay văn khấn các bạn có thể sử dụng đến trong dịp cuối năm này. Các bạn cùng theo dõi Văn khấn lễ tất niên hay các mẫu văn khấn mùng 1, cúng hóa vàng… Tất cả đều được cập nhật đầy đủ trên Taimienphi.vn hãy cùng tham khảo và tải trực tiếp để sử dụng cho nhu cầu hợp lý nhất nhé.

Văn Khấn Cúng Đất Đai (Đầu Năm)

Văn Khấn Cúng Đất Đai (Đầu Năm)

Tích xưa để lại: Nhiều vùng miền có lệ cúng này, đặc biệt là khu vực miền Trung. Lễ cúng thường diễn ra từ sau Rằm Tháng Giêng đến Rằm Tháng Tư.

VĂN KHẤN CÚNG:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Tiêu Diện Đại Sĩ! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp! Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh: – Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần! – Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương! – Ngài Kim Niên Hành Binh – Hành Khiển – Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần! – Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân! – Các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa – Ngũ Phương, Ngũ Thổ – Long Mạch Phúc Đức Chính Thần, cùng Liệt Vị Thần Linh – Thánh Linh cai quản Xứ này; – Các Chư Vị, Chư Hương Linh Chiến Sĩ Trận Vong, và các Âm Hồn Cô Hồn Nạn Nhân Tử Nạn do giặc dã, chiến tranh ở trong khuôn viên bổn xứ; Cung thỉnh: Ngũ Phương Tứ Trấn Thần Quan, Ngũ Phương Trụ Trạch Thần Quan. Thiên Thiên Lực Sĩ, Vạn Vạn Tinh Binh, Thập Nhị Thần Quan Chiêm Thành, Thương Vong Cơ Khát, Tiệt Tự Ngọa Quĩ, Thất Thập Nghiệp Nam Nữ Âm Hồn, các Chiến Sĩ Trận Vong, Sút Sổ Tổ Vong, Kẻ Xiêu Mồ, Người Lạc Mả, Chúng Sanh Trên Cao và Chúng Sanh Dưới Thấp .

Kính mời Ma Chàm, ma Chợ, ma Mọi, ma Rợ, thương vong đói khát, ma Lồi, ma Lạc, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng chúng cô hồn đồng lai thụ hưởng. Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con! Hôm nay, ngày 19 tháng 3 năm 2019; (tức ngày 14 tháng 02 năm Kỷ Hợi); (nhằm ngày Ất Mão, tháng Đinh Mão, năm Kỷ Hợi); Tại: …………………………………………………………………………; Con, tên là: …………………………………………………………..; Sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………….; Hiện ở tại: ………………………………………………………………………..; Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Tích xưa để lại: Tổ Tiên chúng con theo chân Vua – Quan Triều Đình đi mở cõi, tiến về phương Nam. Nhờ Hồng Ân của Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, Tiền Nhân chúng con đã mở rộng giang san, thống nhất đất nước. Nay nhân tiết Thánh Đản Hoàng Thiên Hậu Thổ, gia đình chúng con thiết lập cỗ bàn, thức cúng tợ dâng, nương nhờ pháp lực gia trì của Nghi Thức Phật Giáo, nhằm tạ ơn Tiền Nhân Lập Quốc, Linh Khí Phương Nam, các vị Chân Nhân, Thánh Nhân, Thần Nhân, Tiên Nhân Bảo Hộ Đất Nước, quê hương làng xóm con người Việt Nam; và ngưỡng cầu: Âm Siêu Dương Thái, Quốc Thái Dân An, Đất Nước Thái Bình, Thịnh Vượng. Lễ vật gồm: Hương đăng, hoa quả, kim ngân, gia cầm, thanh chước thứ phẩm chi nghi, cảm cáo. Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành cho chúng con! Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai, Hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát, Vãng Sanh Cực Lạc cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư Vị, Chư Hương Linh, Âm Hồn Cô Hồn tham gia Pháp Cúng, đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!; Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho gia đình, các cộng sự, hàng xóm láng giềng chúng con: Mạnh khỏe, Bình an, Hạnh phúc; Đoàn kết, Thương yêu, Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến mục tiêu phát triển và một cuộc sống chất lượng, được tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con. Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần). Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần). Xin cho gia đình chúng con được: mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, cát tường, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật, có một cuộc sống chất lượng cao. Con xin Sám Hối, Hồi hướng và Chú Nguyện cho Sự Giác Ngộ Giải Thoát và Vãng Sanh Cực Lạc, sự tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Thánh Linh, Chư Vị Khách Mời tham gia Pháp Cúng và các Chư Vị, Chư Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của gia chủ chúng con các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con! Con Xin Lỗi, Xin Sám Hối và Chú Nguyện cho sự Giác Ngộ Giải Thoát, sự Vãng Sanh Cực Lạc, sự Tịnh Hóa Nghiệp Chướng cho những Chư Hương Linh, Linh Hồn, Tinh Hồn của những Chúng Sanh, Sinh Vật, Động Vật đã được thọ dụng cho Pháp cúng hôm nay! Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này, sau lời Thần Chú “Om A Hum” sẽ trở thành các món Pháp Thực Cam Lồ, biến hóa nhiều như Núi Tu Di, Ngon Hơn và Thanh Tịnh Hơn; để những Chư Vị tham dự, Chiêm Bái, Lễ Bái nơi Pháp Cúng và thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được sự ban phước gia trì, tịnh hóa nghiệp chướng, thọ lãnh Chủng Tử Như Lai, phát tâm quy y Tam Bảo, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).

Om A Hum! (x lần)

Văn Khấn Đi Chùa Đầu Năm Mới

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………….

Ngụ tại ……………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Văn khấn đi chùa đầu năm mới.

Văn khấn dâng sao giải hạn

Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.

Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn. Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.

Làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà. Ngoài hương hoa, phẩm oản, tiền vàng và 36 đồng tiền, mỗi ngôi sao phải dùng số nến (xếp theo hình sao), bài vị, mũ có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao và lễ theo hướng khác nhau.

Ngày cúng và cách cúng dâng sao giải hạn văn khấn đi chùa đầu năm

Sao Thái Dương: Những người được chiếu mệnh bởi sao Thái Dương nên cúng dâng sao vào ngày 27 hàng tháng.

Vào ngày này, cần thắp 12 ngọn nến xếp làm 3 hàng, mỗi hàng 4 ngọn kèm theo bài vị màu xanh có ghi dòng chữ Nhật cung Thái Dương Thiên tử tinh quân. Khi cúng lạy về hướng Đông, vào lúc 22 giờ đến 24 giờ.

Sao Thái Âm: Người gặp sao Thái âm nên cúng dâng sao vào ngày 26 hàng tháng.

Khi cúng thắp 7 ngọn nến, xếp thành hai hàng, hàng bên trái 3 ngọn, hàng bên phải 4 ngọn. Kèm theo bài vị màu vàng có ghi dòng chữ Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu tinh quân, lạy về hướng Tây trong khoảng 22 giờ đến 24 giờ.

Sao Mộc Đức: Người gặp sao Mộc Đức nên cúng dâng sao giải hạn vào ngày 25 hàng tháng.

Khi cũng thắp 20 ngọn nến thành 3 hàng dọc, bài vị màu xanh có ghi dòng chữ Đông phương Giáp ất Mộc Đức tinh quân”, lạy về hướng Đông vào 1 giờ đến 3 giờ sáng.

Sao Vân Hán: Cúng dâng sao Vân Hán vào ngày 29 hàng tháng.

Khi cúng thắp 15 ngọn nến, bài vị màu đỏ có ghi dòng chữ Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân. Cúng sao Vân Hán vào lúc 20 giờ đến 22 giờ, khi cúng lạy về hướng Nam.

Sao Thổ Tú: Cúng dâng sao Thổ Tú được thực hiện vào ngày 19 hàng tháng.

Khi cúng thắp 5 ngọn nến kèm bài vị màu vàng có ghi dòng chữ Trung ương Mộ Kỷ Thổ Đức tinh quân, lạy về hướng Tây vào lúc 20 giờ đến 22 giờ.

Sao Thái Bạch: Cúng dâng sao Thái Bạch được thực hiện vào ngày rằm hàng tháng.

Khi cúng thắp 8 ngọn nến kèm bài vị màu trắng có ghi dòng chữ Tây phương Canh tân Kim đức tinh quân, lạy về hướng Tây, vào lúc 18 giờ đến 20 giờ.

Sao Thủy Diệu: Cúng dâng sao Thủy Diệu vào ngày 21 hàng tháng.

Khi cúng thắp 7 ngọn nến kèm bài vị màu đen có ghi dòng chữ “Bảo phương Nhâm Quý Thủy Đức tinh quân”, lạy hướng về phương Bắc vào lúc 22 giờ đến 24 giờ.

Sao La Hầu: Cúng dâng sao La Hầu vào ngày 8 hàng tháng.

Khi cúng thắp 9 ngọn nến kèm bài vị mầu vàng có ghi dòng chữ Thiên Cung Thần Thủ La Hầu tinh quân”, lạy về hướng Bắc. Người gặp sao này dễ bị hao tán tiền bạc.

Sao Kế Đô: Cúng dâng sao Kế Đô vào ngày 18 hàng tháng.

Khi cúng thắp 21 ngọn nến kèm bài vị mầu vàng có ghi dòng chữ Thiên vi Cung phân Kế Đô tinh quân”, lạy về hướng Tây trong khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ.

Văn khấn dâng sao giải hạn:

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! ( lạy)

Na mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng thượng đế

Kính lạy

– Đức Trung thiện tinh chúa Bắc cực tử vi Trùng sinh đại đế

– Đức Tả Nam Tào lục ty Duyên thọ tinh quân

-Đức Hưu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách tinh quân

-Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

-Đức Thượng Thanh bản mệnh Nguyên thần chân quân,

Hôm nay là ngày…. tháng… năm

Tín chủ con là……..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật thiết lập tại địa chỉ….

Làm lễ giải hạn sao (Nếu là sao gì chiếu mạng thì ghi thêm vào văn khấn và bài vị. Ví dụ “làm để giải hạn sao Kế Đô chiếu mệnh”).

Cúi mong chư vị chấp kỳ bạc lễ phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Chúng con cúi đầu chí thiết chí thành, nhất tâm bái lạy.

Cẩn cáo

* Sao Thái Dương: Nhật cung Thái Dương Thiên tử tình quân

* Sao Thái Âm: Nguyệt cung Thái âm Hoàng hậu tinh quân

* Sao Mộc Đức: Đông phương Giáp ất Mộc Đức tinh quân

* Sao Vân Hán: Nam phương Bính đinh Hỏa đức tinh quân

* Sao Thổ Tú: Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân

* Sao Thái Bạch: Tây Phương canh tân Kim Đức Thái Bạch tinh quân

* Sao Thủy Diệu: Bắc Phương nhâm quý Thủy Đức tinh quân

* Sao La Hầu: Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân

* Sao Kế Đô: Địa Cung Thần Vỹ Kế Đô tinh quân