Top 14 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xin Lau Dọn Bàn Thờ Thần Tài Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang Lau Dọn Bàn Thờ Cuối Năm

Người Việt chúng ta xưa nay, có phong tục cuối năm sẽ dọn dẹp và lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới. Thông thường, thì vào ngày 23 tháng chạp mọi người sẽ rút chân nhang, dọn dẹp sửa sang lại bàn thờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết văn khấn để xin rút chân nhang trước khi bắt đầu vào dọn dẹp. Vì thế hôm nay, chúng tôi sẽ nói qua cho các bạn biết cách rút chân nhang và nói về bài văn khấn xin rút chân nhang. Cho mọi người sử dụng khi tiến hành lau dọn bàn thờ cuối năm. Để đem lại may mắn cho gia đình. Mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây.

Cách rút chân nhang

Người có nhiệm vụ rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ nên làm với tấm lòng thành tâm nhất. Trước khi dọn dẹp, phải tắm giặt thật sạch sẽ nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí của toàn gia đình.

Trước khi tiến hành dọn dẹp, gia chủ nên sắm chút lễ vật. Để xin phép mời ông bà tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên trong thời gian con cháu dọn dẹp bàn thờ. Làm như vậy, để không động đến ông bà và thần linh, đồng thời không bị quở trách.

Gia chủ, sau khi thắp nén nhang xin phép thì hãy rút chân nhang từng cái một chỉ giữ lại một số chân nhang đẹp nhất mà thôi. Thông thường thì là giữ lại số chân nhang lẽ như 3, 5, 7, 9 chứ không giữ lại số chẵn. Sau khi rút xong thì gia chủ mang số chân nhang đã được rút ra đi hóa thành tro. Tiếp tục, gia chủ lấy tro đó vùi xuống gốc cây hay pha nước để tưới cây, cũng có thể đổ xuống sông. Gia chủ tuyệt đối nên nhớ không vứt các đồ vật thờ cúng và chân nhang ở rác thải hay các nơi ô uế khác. Có thể dùng một miếng xốp rồi đặt lên đó thả trôi sông.

Cuối cùng, sau khi gia chủ dọn dẹp xong thì nên thắp nhang để báo và mời ông bà tổ tiên và thần linh trở về.

Văn khấn cúng xin rút chân nhang

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên nhớ dùng khăn mềm, nước ấm hay nước gừng hoặc rượu để lau chùi đồ thờ cúng. Trước khi dọn nên thắp nén nhang và văn khấn xin rút chân nhang tổ tiên như sau.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là: Tên gia chủ Ngụ tại: Địa chỉ của gia chủ Con xin tấu lạy vong linh các cụ tổ tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ (họ gia chủ) tại (địa chỉ nhà gia chủ ở hay quê quán). Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … , con xin phép được dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ (họ gia chủ) chấp thuận. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì gia chủ có thể bắt đầu tiến hành dọn dẹp và lau bàn thờ tổ tiên.

Văn Khấn Lau Dọn Bàn Thờ Ngày 23 Tháng Chạp

Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ bạn thắp hương và khấn xin phép như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin kính lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin kính lạy Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin kính lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ………….. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp) , con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …….., chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lau Dọn Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa Cuối Năm Như Thế Nào?

Thời điểm lau dọn ban thờ Thần tài

Theo dân gian và quan niệm từ lâu của người Việt, việc bao sái và lau dọn ban Thần tài thường vào tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, thông thường sau rằm tháng Chạp là thời gian thích hợp để làm.

Lau dọn ban thờ thần tài thần linh nên chọn ngày Hoàng Đạo, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Thời gian tốt nhất để tỉa chân nhang và lau dọn, bao sái ban thờ là sau ngày 23, theo quan niệm dân gian đây là sau ngày ông Công ông Táo về trời, chúng ta dọn dẹp sạch sẽ thể hiện tâm thành và thể hiện công đức với các vị thần linh cai quản tài lộc và may mắn.

Và hơn hết là chuẩn bị đón Tết tươm tất, trang trọng, từ đó ông Công ông Táo cũng hài lòng mà về tấu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp cho gia chủ.

Chuẩn bị lau dọn bàn thờ Thần tài – Thổ địa

Trong quá trình lau dọn ban thờ thần tài, gia chủ nên lưu ý không được tự tiện lau đồ bằng nước thường nên pha nước ngũ vị hương để lau ban thờ và bát hương. Hạn chế mua nước ngũ vị hương đã pha sẵn ngoài cửa hàng vì có khả năng chứa hóa chất không tốt, trong trường hợp khác gia chủ có thể dùng nước bưởi để thay thế ngũ vị hương.

Bước sang tháng Chạp, theo dân gian anh/chị nên chuẩn bị đồ lễ sau khi bắt đầu quá trình lau dọn và sửa soạn ban thờ Thần tài:

+ Lễ vật gồm có: Hương, nến, hoa quả, trầu cau, nước, tiền vàng

+ Khăn sạch

+ Nước ngũ vị hương, nước bưởi hoặc nước/rượu gừng,… (tự pha)

Trước khi bắt đầu quá trình lau dọn ban thờ, gia chủ không thể bỏ qua chi tiết quan trọng này. Anh/chị cần lưu ý tắm rửa gọn gàng, ăn mặc tươm tất và chuẩn bị lễ vật, hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng. Tiếp đó thắp hương- thông báo cho các vị Thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị lau dọn ban thờ, mời các vị tạm lánh đến nơi khác trong một thời gian để gia chủ bắt đầu lau dọn.

Tiếp đến gia chủ thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh, xin được tỉa chân nhang và dọn dẹp ban thờ Thần tài – Thổ địa để đón Tết.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân – Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………… Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Tiếp theo gia chủ nên vệ sinh dọn dẹp ban thờ cúng đúng cách theo thứ tự.

+ Đầu tiên, nên dọn những thứ có trên ban Thần tài ra riêng, gồm các chén đĩa đang cúng. Nên để vào một chậu nước riêng và được vệ sinh riêng, không nên rửa chung với những đồ thờ cúng khác.

+ Tiếp đến, dọn sạch mạng nhện, tàn hương rơi xung quanh. Xong dùng khăn lau sạch bụi với nước, trước đó dùng ngón tay nhẹ nhàng gạt hết tàn nhang trên lư hương xuống. Tránh di chuyển bát hương mà chỉ nên nhấc nhẹ lên vệ sinh rồi đặt nguyên về vị trí.

+ Điều thứ 3, gia chủ lưu ý dùng khăn riêng biệt và nước như chuẩn bị trên lau tượng Thần tài và Thổ địa, cẩn trọng lau sạch để giữ vững được tài lộc.

+ Cuối cùng điều gia chủ nên chú ý đó là lau dọn sạch sẽ những phần xung quanh của ban thờ Thần tài. Đến khi hoàn tất mọi thứ, anh/chị đặt lại mọi thứ vào vị trí cũ.

Những sai lầm hay gặp phải khi lau dọn bàn thờ Thần tài – thổ địa

+ Tránh không được di chuyển bát hương, dịch chuyển hoặc thay đổi hướng xoay.

+ Không nên nhổ hết nén nhang trong bát hương vứt đi.

+ Không dùng đồ vệ sinh cho ban thờ Thần tài lẫn lộn, nên lau dọn riêng từng khu vực một.

+ Thông thường ban thờ Thần tài nằm dưới đất, khi lau dọn tránh tỳ vào dẫn đến di chuyển hoặc lệch hướng ban thờ lúc ban đầu.

Những đồ vật phong thủy chiêu tài lộc cho ban thờ Thần tài – Thổ địa

+ Ngũ Phúc Tụ Tài : vật phẩm tụ Bảo Tài, Thâu Thu và Tích Tụ Tài Lộc 4 Hướng Ngũ Phúc Tụ Tài là pháp khí số 1 trong việc chiêu tài, thâu thu tài lộc. Trong phong thủy, thường sử dụng Tụ Bảo Tài trong việc để tích trữ, lưu trữ tài lộc trong nhà, trong cửa hàng, công ty; thích hợp để trên ban thờ Thần tài, giá sách, bàn làm việc

+ Bộ Hoa Mai Chiêu Tài Xoay :có tác dụng chiêu tài cực mạnh trên ban Thần Tài và các phương vị tài lộc trong nhà. Bộ Hoa Mai Chiêu Tài Xoay đứng đầu trong việc chiêu tài phúc khí tiến bảo trong nhà nhờ cách thức xoay vòng luân hồi của 5 đồng cánh hoa mai.

+ Ngũ Phúc Lâm Môn : Vật phẩm gồm 5 Đồng Hoa Mai có tác dụng chiêu Tài, Hóa Sát. Ngũ Phúc Lâm Môn giúp gia chủ chiêu tài hóa sát cho ban thần tài, nhà ở , cửa hàng kinh doanh, công ty doanh nghiệp và hóa giải vị trí bếp, vệ sinh bị phạm sát.

+ Tỳ hưu : nổi tiếng là linh vật chiêu tài lộc mạnh mẽ – nổi tiếng với truyền thuyết có ăn chứ không có nhả. Tỳ hưu ngày nay được sử dụng rất nhiều, ngoài chiêu thu tài lộc trong kinh doanh buôn bán thì tỳ hưu cũng là linh vật hóa sát cực kỳ tốt.

+ Cóc ngậm tiền : là 1 trong những linh vật, pháp bảo chiêu tài, tăng thu tài lộc rất tuyệt vời không chỉ cho ban Thờ Thần tài thổ địa, ngoài ra có thể đặt cóc ngậm tiền ở các vị trí như quầy thu ngân, két sắt, …

+ : là linh vật hóa sát số 1 hiện nay, đặt long quy trên bàn thờ Thần tài – thổ địa giúp bàn thờ hóa giải khí không tốt, nó còn giúp ban thần tài tăng tài lộc tốt hơn.

Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết

Năm hết Tết đến, người Việt Nam thường có phong tục lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang, sửa sang lại bàn thờ để chuẩn bị cúng Tết Nguyên Đán. Trước khi tiến hành công việc này, chúng ta phải thắp hương, xin phép ông bà tổ tiên trước khi dọn bàn thờ ngày Tết để không phạm tới các cụ.

Trong các gia đình, gia đình nào cũng có một bàn thờ để thờ tổ tiên, thờ thần linh hoặc để thờ cả hai, nếu như bàn thờ bị bẩn và bạn muốn lau chùi, bạn sẽ phải sử dụng đến văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ để xin phép ông, bà, tổ tiên của mình. Việc bạn sử dụng văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ để xin phép thần linh, tổ tiên sẽ thể hiện được sự kính trọng của gia đình bạn dành cho họ, do vậy, bạn sẽ không còn lo việc đụng vào những điều cấm kỵ theo tâm linh.​

Lâu dọn bàn thờ ngày tết

Lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

Lưu ý: Khi lau dọn bàn thờ, bạn nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng.