Top 6 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xin Lộc Cô Bơ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Căn Cô Bơ Có Lộc Gì?

Bậc thần nữ phong cô nhan sắc Vẻ khuynh thành nhất mực đảm đang

Lộc cô Bơ

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung.

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn). Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá.

Khi nói về những người được ăn lộc cô Bơ, người ta thường dựa vào thần tích về cô và những bài văn khấn, hát văn cổ xưa. Dựa theo thần tích về cô thì những người được ăn lộc cô sẽ có tài soi âm & chữa bệnh. Một số người cũng được hanh thông về buôn bán và đặc biệt ai thực sự có căn Cô thì lộc về nhan sắc cũng đều rất tốt. Dù trai hay gái thì sắc diện cũng rất đẹp & sang.

Tuy nhiên, mỗi người mỗi nghiệp nên mỗi người cũng mỗi lộc khác nhau. Không thể khẳng định hoàn toàn những lộc cô cho là đúng tất cả với mọi người. Bạn nào có căn cô, hãy tìm hiểu thêm về cô và nhớ tu nhân tích đức thì không chỉ được hưởng lộc của cô mà lộc gia tiên thôi cũng đủ để các bạn suôn sẻ trong mọi việc.

Nghe văn cô Bơ theo lối cổ:

Đền cô Bơ

Hình ảnh những ông Hoàng, bà Chúa được tái hiện lại trong dân gian qua hoạt động hầu đồng luôn mang đến sự hiếu kỳ, tò mò cho không chỉ “con nhang” mà còn rất nhiều người chiêm ngưỡng. Những nhân vật này được xem là hóa thân của những người có công giúp nước, giúp dân, trừ tà, sát quỷ mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tưởng nhớ công lao to lớn của họ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên nhân dân lập đền thờ để lưu danh muôn thuở, cho con cháu ngàn đời sau biết đến mà nhang khói, phụng thờ. Cô Bơ cũng vậy.

Đền cô Bơ trải qua khá nhiều sóng gió: vào khoảng năm 1939 – 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Sau đó ít ngày, cụ đã xin giặc Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo (thực chất là dựng lại đền Cô) ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Nơi dựng đền cô lúc đó chỉ toàn lau lách.

Dưới sự quyết tâm của Cụ và bà con làng xóm, một ngôi đền 3 gian bằng tre nứa lá đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh là cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới dựng được ngôi đền gạch, lợp ngói 5 gian.

Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.

Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.

Theo cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích cô Bơ Bông như sau:

“Vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: “T a là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả”.

Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa, vào những năm đầu khởi nghĩa, Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô được cô cứu thoát.

Đẹp hơn nụ nở hoa cười Đẹp hơn Chức Nữ ngồi nơi cung Quảng Hàn

Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua có nói với cô rằng: “T a có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.

Người mà Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi, cháu trai của Lê Lợi (Tướng Lê Khôi chính là một trong các hiện thân của Quan Hoàng Mười được thờ tại đền Củi ngày nay). Cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền, sau thắng lợi, vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không được thực hiện.

Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô nơi xưa chính là con gái vua Thủy tề, hiện thân lên cõi trần để giúp vua xây dựng nghiệp lớn, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền để tưởng nhớ công lao của Cô.”

Ngoài ra, còn có các dị bản khác như:

“Vào thời mới khởi nghĩa, có một lần Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc giả làm anh trai cùng tỉa ngô. Vì thế, Lê Lợi đã thoát cuộc truy đuổi. Lê Lợi rất biết ơn cô gái và có hẹn sau này chiến thắng sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau này khi kháng chiến thành công, Lê Lợi cho người về đón thì được biết cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi cho đến khi thác hóa. Cô gái còn có công lớn trong việc vận chuyển quân lương, quân lính của Lê Lợi trong suốt cuộc khởi nghĩa.”

Bên cạnh đó, để ghi tạc công đức của Cô, dân gian còn lưu truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của Cô Bơ Hàn Sơn sau khi người thác hóa:

“Vào đầu triều đại Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thái úy Lê Thọ Vực, được giao trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, tình thế nguy cấp. Đêm đó. Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.

Theo lời, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.”

Thân thể là do vật chất nuôi dưỡng, tâm hồn cần được che chở bởi những đấng tối linh, những thần tích về cô Bơ cũng như sự linh ứng trong ngôi đền của cô sẽ là điểm tựa vững chãi cho con cháu muôn đời lui tới phụng thờ.

Hiển danh là bóng cô Bơ Vào tâu ra giọng cô xuống toàn thoải cung

Hát dọc:

Chèo đò:

Cờn bắc:

Bài thứ 2, hát văn cô Bơ:

Bài thứ 3, hát văn cô Bơ:

Bài Hát văn cô Bơ Hà Thành

chúng tôi

Văn Cô Bơ Thác Hàn

Ai về tới tỉnh Thanh Hoa

Hỏi đền Cô Thoải ngã ba Thác Hàn

Long lâu chính ngự tòa vàng

Non xanh nước biếc cảnh càng tối linh

Thanh sơn bích thủy hữu tình

Điện tòa lồng lộng long đình thủy cung

Đền cô thuộc phủ Hà Trung

Triệu Tường chốn ấy qua vùng Bỉm Sơn

Sử xưa ghi chép trang thơm

Lê triều Thái Tổ vẫn còn giờ đây

Họ Mạc lắm kế mưu bầy

Cung Hoàng vương đế (1) phải rầy nhường ngôi

Trải qua Ngũ đế năm đời

Trời xui Mạc thị phải rời đế kinh

Chúng dân an hưởng thái bình

Hậu Lê nối tiếp triều đình nhà Lê

Cũng nhờ Cô Thoải mọi bề

Trang Tông (2) Hoàng đế trị vì an dân

Một tay Cô Thoải cầm cân

Phù Lê phạt Mạc ai hơn công này

Rừng hoa đang độ thơm bay

Mượn dòng nước bạc gót hài về tiên

Muôn dân ghi nhớ lập đền

Đức danh thánh nữ lưu truyền thế gian

Nhân dân tỏ dạ lòng than

Kêu cầu Cô Thoải bình an độ trì

Năm qua tháng lại yên vì

Bình an trăm họ nhớ vì công lao

Mấy ai thấy sổ Thiên Tào

Số trời đã định cung cao mạng dài

Thiều quang trong ánh ban mai

Thướt tha vẻ liễu mày ngài ráng thu

Lòng buồn họa phú ngâm thơ

Giọng Nam điệu Bắc tứ thơ rõ ràng

Tiếng oanh ríu rít lời vàng

Áo hoa màu tuyết, điểm trang đai hồng

Quạt trầm sực nức hương xông

Hình dung nhan sắc sánh cùng Hằng Nga

Khi vui Cô lại ngâm nga

Lệnh truyền tố nữ các tòa dong chơi

Thuyền rồng dạo khắp mọi nơi

Quán Sở, lầu Tần ngày Thuấn tháng Nghiêu

Ngự đồng phán bảo mọi điều

Tốt hay, xấu dở lo điều sớm mai

Biết Cô số phận an bài

Không biết Cô Thoải oan tai vướng mình

Lệnh Cô hiệu triệu Đế Đình

Bè mảng, thuyền rồng thành kính dâng lên

Sớ văn chép tuổi biên tên

Cô về tấu Mẫu bản đền Ba Bông

Có phen chấm lính nhận đồng

Đồng tươi, lính tốt khăn hồng dâng Cô

Thác Hàn nước chảy lô xô

Cứu người thoát ách bơ vơ giữa dòng

Có phen Cô đến núi Sòng

Tấu Mẫu Cửu Tỉnh ngự cung thiên đài

Bỉm Sơn, Cô đã qua rồi

Cô vào bái yết Hoàng Đôi Triệu Tường

Cổ thụ bóng mát bên đường

Cô đà dừng gót bên đường nghỉ ngơi

Thoắt thôi Cô đã tới nơi

Qua đền Phong Mục, lại chơi Đồi Chè (3)

Rong chơi ngàn núi ngàn khe

Qua đền Cây Thị lại về Đồi Ngang

Thảnh thơi lầu ngọc đền vàng

Con nhang, đệ tử sắp hàng đôi bên

Mười Hai – Tháng Sáu không quên

Long vân mở hội về đền Hàn Sơn

Đón Cô Thoải phủ về đền

Cờ vàng, lọng tía bên trên đi đầu

Lẵng hoa kế tiếp theo sau

Kiệu vàng đón rước tọa lầu uy nghi

Trăm hoa dâng tiến tức thì

Đăng nhang oản quả ứng thì tiếp sau

Muôn người trẩy hội đua nhau

Sửa sang lễ vật đến cầu Cô Bơ

Nhất tâm lễ bái phụng thờ

Phúc, Tài, Lộc, Thọ bấy giờ cô cho

Cầu sao được vậy ấm no

Cầu danh không phải quanh co nhiều lần

Trần gian vì tính tham sân

Không biết Cô Thoải thanh tân đền Hàn

Dâng cô một cỗ đàn tràng

Gồm có sáu thứ gọn gàng tốt thay

Một là đạt ngọt hát hay

Hai là yểu điệu ai tày ghế cô

Ba là áo trắng phất phơ

Bốn là yếm lụa bằng tơ dịu dàng

Năm là hài sảo quai ngang

Thứ sau ba thước khăn ngang ba màu

Nhất tâm phụng thỉnh kêu cầu

Cô về nhận lễ độ đầu đồng nhân

Độ cho các ghế thêm xuân

Phúc như Đông Hải tới tuần nở hoa

Cô về chứng điện chứng tòa

Độ cho tín chủ tai qua mọi bề

Trăm việc không phải hà nề

Kêu cầu Cô Thoải, Cô về giúp ngay

Nhất tâm một nén hương bay

Hoa tơi quả tốt dâng ngay Công đồng

Hôm nay đệ tử một lòng

Thỉnh đến Phật Thánh – Công đồng chứng tâm

Cô nghe khấn nguyện trong tâm

Cô về ban phúc thiên xuân thọ trường

Thỉnh Cô giá ngự điện đường

Ban tài ban lộc thọ trường thiên xuân.

Tìm Hiểu Sự Tích Và Bài Văn Khấn Cô Bơ (Cô Ba Thoải Cung)

Cô Bơ là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. 

Cô Bơ (hay còn gọi là Cô Ba Thoải Cung, Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn) được thờ tại Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Cô Ba Thoải Cung vốn là con Vua Thủy Tề, được phong là Thoải Cung Công Chúa. Cô được giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng giúp vua Lê Lợi trong những những ngày đầu khởi nghĩa. Sau khi cô hóa, cô còn linh ứng giúp vua lê trong cuộc diệt Mạc phù Lê.

Cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi.

Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây.

Ngày 12.6 âm lịch là ngày rước Cô lên đền Mẫu nhưng tương truyền ngày mất của Cô là 8/2 nên nhiều nơi vẫn làm ngày tiệc Cô vào 8/2. Tuy vậy, ngày rước Cô lên đền Mẫu vẫn được coi là chính tiệc của Cô.

Văn khấn cô Bơ

Văn khấn cô Bơ bản đầy đủ

Ai về tới tỉnh Thanh Hoa Hỏi đền Cô Thoải ngã ba Thác Hàn Long lâu chính ngự tòa vàng Non xanh nước biếc cảnh càng tối linh Thanh sơn bích thủy hữu tình Điện tòa lồng lộng long đình thủy cung Đền cô thuộc phủ Hà Trung Triệu Tường chốn ấy qua vùng Bỉm Sơn Sử xưa ghi chép trang thơm Lê triều Thái Tổ vẫn còn giờ đây Họ Mạc lắm kế mưu bầy Cung Hoàng vương đế phải rầy nhường ngôi Trải qua Ngũ đế năm đời Trời xui Mạc thị phải rời đế kinh Chúng dân an hưởng thái bình Hậu Lê nối tiếp triều đình nhà Lê Cũng nhờ Cô Thoải mọi bề Trang Tông Hoàng đế trị vì an dân Một tay Cô Thoải cầm cân Phù Lê phạt Mạc ai hơn công này Rừng hoa đang độ thơm bay Mượn dòng nước bạc gót hài về tiên Muôn dân ghi nhớ lập đền Đức danh thánh nữ lưu truyền thế gian Nhân dân tỏ dạ lòng than Kêu cầu Cô Thoải bình an độ trì Năm qua tháng lại yên vì Bình an trăm họ nhớ vì công lao Mấy ai thấy sổ Thiên Tào Số trời đã định cung cao mạng dài Thiều quang trong ánh ban mai Thướt tha vẻ liễu mày ngài ráng thu Lòng buồn họa phú ngâm thơ Giọng Nam điệu Bắc tứ thơ rõ ràng Tiếng oanh ríu rít lời vàng Áo hoa màu tuyết, điểm trang đai hồng Quạt trầm sực nức hương xông Hình dung nhan sắc sánh cùng Hằng Nga Khi vui Cô lại ngâm nga Lệnh truyền tố nữ các tòa dong chơi Thuyền rồng dạo khắp mọi nơi Quán Sở, lầu Tần ngày Thuấn tháng Nghiêu Ngự đồng phán bảo mọi điều Tốt hay, xấu dở lo điều sớm mai Biết Cô số phận an bài Không biết Cô Thoải oan tai vướng mình Lệnh Cô hiệu triệu Đế Đình Bè mảng, thuyền rồng thành kính dâng lên Sớ văn chép tuổi biên tên Cô về tấu Mẫu bản đền Ba Bông Có phen chấm lính nhận đồng Đồng tươi, lính tốt khăn hồng dâng Cô Thác Hàn nước chảy lô xô Cứu người thoát ách bơ vơ giữa dòng Có phen Cô đến núi Sòng Tấu Mẫu Cửu Tỉnh ngự cung thiên đài Bỉm Sơn, Cô đã qua rồi Cô vào bái yết Hoàng Đôi Triệu Tường Cổ thụ bóng mát bên đường Cô đà dừng gót bên đường nghỉ ngơi Thoắt thôi Cô đã tới nơi Qua đền Phong Mục, lại chơi Đồi Chè Rong chơi ngàn núi ngàn khe Qua đền Cây Thị lại về Đồi Ngang Thảnh thơi lầu ngọc đền vàng Con nhang, đệ tử sắp hàng đôi bên Mười Hai – Tháng Sáu không quên Long vân mở hội về đền Hàn Sơn Đón Cô Thoải phủ về đền Cờ vàng, lọng tía bên trên đi đầu Lẵng hoa kế tiếp theo sau Kiệu vàng đón rước tọa lầu uy nghi Trăm hoa dâng tiến tức thì Đăng nhang oản quả ứng thì tiếp sau Muôn người trẩy hội đua nhau Sửa sang lễ vật đến cầu Cô Bơ Nhất tâm lễ bái phụng thờ Phúc, Tài, Lộc, Thọ bấy giờ cô cho Cầu sao được vậy ấm no Cầu danh không phải quanh co nhiều lần Trần gian vì tính tham sân Không biết Cô Thoải thanh tân đền Hàn Dâng cô một cỗ đàn tràng Gồm có sáu thứ gọn gàng tốt thay Một là đạt ngọt hát hay Hai là yểu điệu ai tày ghế cô Ba là áo trắng phất phơ Bốn là yếm lụa bằng tơ dịu dàng Năm là hài sảo quai ngang Thứ sau ba thước khăn ngang ba màu Nhất tâm phụng thỉnh kêu cầu Cô về nhận lễ độ đầu đồng nhân Độ cho các ghế thêm xuân Phúc như Đông Hải tới tuần nở hoa Cô về chứng điện chứng tòa Độ cho tín chủ tai qua mọi bề Trăm việc không phải hà nề Kêu cầu Cô Thoải, Cô về giúp ngay Nhất tâm một nén hương bay Hoa tơi quả tốt dâng ngay Công đồng Hôm nay đệ tử một lòng Thỉnh đến Phật Thánh – Công đồng chứng tâm Cô nghe khấn nguyện trong tâm Cô về ban phúc thiên xuân thọ trường Thỉnh Cô giá ngự điện đường Ban tài ban lộc thọ trường thiên xuân.

Văn khấn cô Bơ bản 2

Các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên sử dụng bài văn khấn ngắn gọn như sau:

Nam mô a di đà phật ( 3 lần ) Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật. Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh. Con lạy Cô Thoải tối linh Đệ tử con tên là:…………. tuổi:………. Ngụ tại:…………………………… Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì – Nếu không nói thì nhà thánh không biết hay sao), Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh. Nam mô a di dà phật (3 lần).

Văn Khấn Cô Bơ Bông Cho Tín Đồ Con Nhang, Đệ Tử

Tứ phủ công đồng đã được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể của nước nhà. Bài văn khấn thay lời con nhang, đệ tử gửi lời cầu xin, mong muốn của mình đến các mẫu, các quan, các cô, các cậu ở trên soi sét tại bản đền bản điện. 

Văn khấn cô Bơ Bông

Cô Bơ Bông hay còn gọi là Ba Thoải Cung ngự đồng thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng. Cô về cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi, ngắm cảnh lạc thú khắp nơi. Khi cô chèo thuyền có khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò. Sau khi chèo thuyền xong, cô cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh. Vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh.

Văn khấn cô Bơ Bông cho tín đồ con nhang, đệ tử

“Nhang thơm một triện,trống điểm ba hồi

Đệ tử con, dâng bản văn mời

Dẫn sự tích thoải cung công chúa

Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung

Biến hóa lên về Động Đình trung

Thác sinh xuống, con vua thoải tộc

Điềm trời giáng phúc, thoang thoảng đưa hương

Mãn nguyệt liền, hoa nở phi phương

Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt

Hoa cười ngọc thốt, nét ngọc đoan trang

Áo trắng hoa, chỉnh triện dung nhan

Tươi vẻ ngọc diện càng tươi sáng

Tóc mây hương thoảng, da trắng lạ lùng

Điểm yên chi, má đỏ hồng hồng

Đôi mắt phượng lóng la lóng lánh

Tai đeo vàng cánh chân dận hài hoa

Điệu lưng ong dáng ngọc thướt tha

Chuỗi tràng mạng kim sa đài các

Mỗi ngày một khác, vẻ đẹp quá ưa

Áo bạch bào phơn phớt hương đưa

Chiếc lồng cổ hây hây xạ nức

Động lòng quân tử trạnh dạ văn nhân

Nói về tài cô tài vẹn mười phân

Nói về sắc mười phần nhan sắc

Áo hoa quần trắng, tóc phượng lưng ong

Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng

Vịnh thơ phú ngân nga đàn hát

Phấn nhồi má hạc, sáp điểm mày ngài

Cô mặc áo màu phơn phớt lòng trai

Hài mỏ phượng khoan thai chân bước

Đàn cầm thánh thót dạo khúc năm cung

Văng vẳng nghe tiếng nhạc lạ lùng

Điểm đót nhẹ giục lòng quân tử

Ba ngàn tiên nữ trăm ả theo hầu

Người vui mừng sắm sửa trầu cau

Kẻ hầu hạ nâng khăn sửa túi

Éo le cô nhiều lỗi cách điệu trăm phần

Người thanh tân nết cũng thanh tân

Người lịch sự thêm càng lịch sự

Hằng Nga tiên tử cung quế Quảng Hàn

Vấn khăn chầu áo ngự điểm trang

Lược ngà chải, gương loan điểm đót

Khăn hồng chau chuốt chuỗi ngọc lưu ly

Vẻ thướt tha tính nết nhu mỳ

So mọi vẻ cầm kỳ thi họa

Truyền chim nhắn cá trăm sự đinh ninh

Gẩy đàn ca tang tính tang tình

Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ

Phỉ lòng trăng gió hội ngộ bạn tiên

Chốn Ba Bông cảnh sắc thiên nhiên

Non nọ nước ấy miền sơn thuỷ

Ấy mong tri kỷ gió lạnh sương rơi

Khen trăng già sao khéo trêu ngươi

Tiên thượng giới, bạn người hạ giới

Hoa đào còn đợi, sao thấy gió đông

Đợi rồi mong nào đã phỉ lòng

Riêng chỉ đẻ tấc lòng bối rối

Gió trăng đã trải quý tộc thiết tha

Bỗng hay đâu non nước la đà

Cánh chim nhạn cao xa bay bổng.”

Thần tích cô Bơ Bông

Sổ sách ghi chép lại thần tích về cô Bơ Bông như sau: Cô Bơ Bông hay còn gọi là cô Ba Thoải Cung vốn là con gái Vua Thủy Tề. Cô được sắc phong là Thoải Cung Công Chúa. Sau này, Cô được giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng. Cô có công giúp vua Lê Lợi trong những những ngày đầu khởi nghĩa trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Sau này, sau khi cô hóa, cô còn linh ứng giúp vua lê trong cuộc diệt Mạc phù Lê.

Văn khấn cô Bơ Bông cho tín đồ con nhang, đệ tử

Trong những năm đầu khởi nghĩa, quân ta yếu thế về lực lượng, thường xuyên bị địch càn quyets. Trong một lần Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung đã gặp Cô Bơ đang tỉa ngô. Ngài liền ngỏ ý xin cô giúp đỡ. Cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Khi ấy giặc cũng vừa kéo tới. Chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đây. Cô đã trả lời chỉ có cô và anh trai đang tỉa ngô.Như vậy giặt mới bỏ đi.

Lê Lợi cảm thấy biết ơn và quý trọng cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử. Những ngay sau đó, cô ba Bông cũng bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ, có khi là chở cả quân nhu quân lương.

Nhiều tích lưu truyền lại rằng Cô Bơ thừa lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua chống giặc. Đến khi giặc rút nước yên, có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung.Sau đó, cô vẫn hiển linh nơi ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà).

Dù già hay trẻ nếu được cô giáng vào thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ngày trước, đường đi vào rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện giờ đã đơn giản hơn nhiều do được tu sửa.