Top 13 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xin Lộc Đền Bà Chúa Kho Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Xin Lộc Bà Chúa Kho Đầu Năm

Xin lộc Bà Chúa Kho đầu năm

Những ngày đầu năm, người người đến đền Bà Chúa Kho xin lộc, mong một năm tốt lành và nhiều thuận lợi trong công việc buôn bán làm ăn.

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, người người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả cái lễ đã vay.

Người ta vẫn bảo, có vay ắt có trả, đã vay rồi, có lãi có lời thì đến cuối năm nhớ đem trả Bà Chúa cái đã vay, có như thế mới mong giữ lại được lộc. Rủi có ai đã vay mà quên trả, sẽ lại tay trắng hoàn tay. Tâm linh người Việt có xin có đáp đền. Bởi thế mà đầu năm nườm nượp người đến vay Bà Chúa, mong một năm làm ăn thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh để rồi cuối năm tầm tháng 11 âm lịch, người ta đổ về đền Bà Chúa Kho xin trả.

Đền Bà Chúa Kho năm nào cũng tấp nập người đến xin lộc buôn bán, làm ăn.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là “Ngân hàng địa phủ”. Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

Mâm đồ lễ tùy tâm người đến cửa đền.

Ðền nhìn về hướng nam. Cổng tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi.

Xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ buôn bán đồ cúng lễ. Vào dịp lễ hội cuối năm và đầu năm, các phường bán đồ tế nhộn nhịp người vào ra. Người mua cần thứ gì, không biết cần có những gì trên mâm lễ, chưa biết đặt tiền vàng ở đâu cho đúng chỗ có thể nhờ người bán hàng. Mâm lễ được sắp tùy tâm người đến cửa Đền, đôi khi chỉ đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, có người cầu kì thì con gà đĩa xôi, không thì cũng làm một mâm ngũ quả đủ đầy. Bước vào cổng đền, thắp nén hương lên bàn thờ bà Chúa, thành tâm cầu khấn.

Chật kín sân đền.

Một năm mới lại đến, cửa đền Bà Chúa Kho rộng mở đón du khách thập phương về tham quan và cầu một năm nhiều thuận lợi về tiền bạc, làm ăn.

Vnexpress

Mẹo du lịch:

Để tự vệ khi bị cướp hoặc khủng bố, bạn nên tự học Vịnh Xuân Quyền miễn phí online.

Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên diệt virus, đề phòng bệnh dịch, và đảm bảo sức khoẻ.

Khi ở khách sạn, hãy để ý gài chốt an toàn để phòng tránh trộm cướp.

Nên đeo trên người theo một món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.

Đọc các mẹo vặt về sức khoẻ để tự sơ cứu và điều trị khi gặp sự cố.

Văn Khấn Bà Chúa Kho Và Cách Sắm Lễ Đi Đền Bà Chúa Kho

I. Sự tích đền Bà chúa Kho

Tương truyền vào thời nhà Lý: Theo chân đến làng Quả Cảm Bắc Ninh, Nơi được mệnh danh có người con gái với nhan sắc tuyệt trần. Tuy xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo nhưng Bà đa trí đa tài từ cầm kỳ thi họa cái nào cũng giỏi.

Bà lọt vào mắt nhà vua và được đưa vào cung làm vợ vua Lý. Sau khi trở thành vợ vua, Bà nhận thấy vùng đất quê nhà còn hoang sơ: đất đai sâu rộng mà không ai khai hoang, sản xuất. Chính vì vậy Bà xin nhà vua cho được về làng, chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077) quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Bà tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt. Bà cũng “thác ” trong cuộc chiến này.

Nhà vua biết chuyện vô cùng thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần . Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ đời lý thế kỷ XI. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu

II. Sắm lễ đền Bà chúa Kho

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

Thứ tự thắp hương khi đi lễ

Thắp từ trong ra ngoài:

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

IV. Bài văn khấn đền Bà Chúa Kho

Nội dung bài văn khấn cúng đền bà Chúa Kho như sau: Hương tử con là …. Hôm nay là ngày…

Văn Khấn Tại Đền Bà Chúa Kho

Lý Thị Châu sinh ngày 12 tháng 2 âm lịch tại phường Võ Trại trong kinh thành Thăng Long (nay là phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam).

Cha bà là Lý Quýnh, quê ở làng Cổ Pháp (nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), làm chức Điện hộ binh lương đời nhà Trần, chuyên giữ gìn kho lương cho quân lính. Khi đến đóng quân trong kinh thành, ông cưới vợ ở phường Võ Trại, rồi bà ra đời sau đó.

Thuở nhỏ, Lý Thị Châu theo học ở phường Bích Câu. Theo sử liệu thì bà là người vừa có tài văn võ lại vừa có nhan sắc[1].

Năm bà 18 tuổi, cha bà mất. Đến năm 22 tuổi, bà nhận lời về làm vợ một viên Thái bảo họ Trần (không rõ tên), làm chức Đốc bộ ở Châu Hoan (nay là Nghệ An & Hà Tĩnh).

Tháng 2 năm 1285, một đạo quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy từ nước Chiêm Thành tràn vào cướp phá Châu Hoan. Thái bảo Trần đem quân chống ngăn không được, đành phải rút quân về giữ Diễn Châu (thuộc xứ Nghệ An) và củng cố lại lực lượng.

Trước tình thế khó khăn này, Lý Thị Châu tự nguyện đứng ra chỉ huy quân sĩ bảo vệ kho lương, lo việc hậu cần cho binh si, để chồng yên tâm ra trận mạc.

Cuối tháng 5 năm 1285, quân đội nhà Trần đánh đuổi được quân Nguyên ra khỏi cõi bờ, hai vợ chồng bà được triệu về kinh. Thái bảo Trần nhận chức Tiền quân duệ thành có nhiệm vụ cai quản đạo quân bảo vệ kinh đô, còn bà thì được cử coi sóc kho phủ Phụng Thiên.

Cuối tháng 12 năm 1287, sau khi chỉnh đốn lực lượng, quân Nguyên lại chia làm 3 cánh tiến đánh Đại Việt.

Nhận thấy thế và lực của đối phương quá mạnh, vua quan nhà Trần quyết định rời khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng. Ngay sau đó, Thái bảo Trần được lệnh phải cố chặn quân Nguyên ở phía sông Hồng, và ông đã tử trận sau nhiều ngày cầm cự để vua quan cùng quân sĩ rút lui được an toàn.

Nghe tin chồng đã mất, kinh thành sắp thất thủ, Lý Thị Châu cố nén đau thương để làm nhiệm vụ của mình. Ngay lập tức, bà sai quân chuyển kho, cất giấu của cải và lương thực.

Khi mọi chuyện đã thu xếp xong, bà lấy khăn hồng thắt cổ tự vẫn.

Cuối tháng 4 năm 1288, bị phản công, quân Nguyên tháo chạy về nước. Khi xét thưởng, Lý Thị Châu được truy tặng làQuản trưởng quốc khố công chúa, và cho lập đền thờ bà ở Giảng Võ ( Hà Nội) và các làng ở Diễn Châu (có cả thảy 22 nơi lập miếu thờ), tức nơi bà cùng chồng đóng quân khi xưa.

Quyển Thần phả lưu giữ ở đình Giảng Võ chép về bà như sau, trích:

Bà sinh ra ở phường Võ Trại. Bà là một bậc thần nhân…Bà nhập học ở nhà tiên sinh phường Bích Câu – Trường An. (Bà) văn võ toàn tài, đời vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, bà kiên cường chống quân ngoại xâm xâm chiếm nước Nam…(Bà) có nhiều công lao với đất nước. Bà được phong là Chủ Khố Phu Nhân…nhà vua truyền dựng đền thờ Bà ngay trong khu kho để nước nhà thờ cúng…lại truyền cho phường Võ Trại tu sửa lại cung doanh để thờ tự, lấy nơi ở cũ làm đền thờ chính. Còn nhiều nơi cũng được lập thờ Bà…Bà được cấp 13 đạo sắc phong.

Đình thờ Bà Chúa Kho ở Giảng Võ tọa lạc tại ngõ 612 đường Đê La Thành (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội), và đã được xếp hạng di tích lịch sử năm 1994. Ngoài ngôi thờ chính này và các ngôi thờ ở Diễn Châu, còn có hai nơi khác thờ vọng Bà, đó là đình Ngọc Khánh và đình Hào Nam. Hàng năm, vào ngày sinh và ngày mất của Bà, các nơi thờ phụng Bà đều có tổ chức lễ kỉ niệm.

Trong một bài viết trên website Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, thì:

Trong chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, Trần Thái Bảo chỉ huy, chặn giặc, bảo vệ cuộc rút lui của triều đình, còn Châu Nương chỉ huy quân lính chuyển kho, cất giấu của cải và lương thực. Khi nghe tin chồng tử trận, sau khi giấu kín an toàn kho lương, bà đã lấy khăn hồng thắt cổ tự vẫn để giữ gìn tử tiết (theo lễ giỗ thì bà mất ngày 20 tháng 7 âm lịch).

Nhưng căn cứ lời kể trong Các nữ thần Việt Nam và Giai thoại về phụ nữ Việt Nam, thì Lý Thị Châu đã tử tiết trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 thời vua Trần Nhân Tông (đã lược kể ở bên trên). Tuy nhiên, cuộc chiến này chỉ diễn ra từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288, nên khi so lại ngày mất của bà (20 tháng 7 âm lịch) và câu trong thần phả: Đời vua Trần Thái Tông, bà kiên cường chống quân ngoại xâm… thì sai lệch với lời đã kể.

^ Theo thần phả lưu giữ ở đình Giảng Võ (Hà Nội) và sách Các nữ thần Việt Nam (tr. 86).

Đỗ Thị Hảo-Mai Thị Ngọc Chúc, Bà chúa giữ kho in trong Các nữ thần Việt Nam (tr. 86-88). Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1984.

Hoàng Khôi- Hoàng Đình Thi, Người coi kho ở phủ Phụng Thiên in trong Giai thoại về phụ nữ Việt Nam (tr. 14-15). Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1987.

Hà Nội hay Bắc Ninh thờ Bà chúa coi kho? [1]

Bài Văn Khấn Tại Đền Bà Chúa Kho

Theo phong thủy học, thì từ ngàn đời nay vào các ngày Lễ Tết, mồng Một, ngày Rằm và những ngày hệ trọng thì mọi người thường lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để lễ cầu cho gia đình bình an, mọi người khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Đặc biệt đầu năm mới là dịp các gia đình hay đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ để cúng bái cảm tạ các vị Tiền Nhân có công với làng với xã, những người có công với tổ quốc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc và để xin các tiền nhân phù hộ cho năm mới gặp nhiều may mắn cả về cuộc sống lẫn công việc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về trình tự đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ thì không phải ai cũng biết. Mời quý bạn vào đọc Trình tự lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ để nắm rõ các bước trước khi lên lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ sau đó mới đọc bài viết này để giúp quý bạn hiểu hơn văn khấn tại đền Bà Chúa Kho đúng với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

1. Ý nghĩa bài văn khấn tại đền Bà Chúa Kho

– Văn khấn tại đền Bà Chúa Kho là nghi lễ khi lên Đình, Đền, Miếu, Phủ tạ ơn các Tiền Nhân đã có công vơi dân tộc, làng xóm, xã. Theo tập tục thì cứ vào các dịp lễ Tết, Rằm thì ở khắp mọi nơi trên nước Việt. Các gia đình cùng nhau đi trẩy hội lên Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ để tỏ lòng biết ơn, nhớ thương và ngưỡng mộ các vị Tiền Nhân, Thần Linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

2. Bài văn khấn tại đền Bà Chúa Kho

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

– Con xin kính lạy Tam phủ cộng đồng, Tứ phủ vạn linh.

– Con xin kính lạy Thiên Tiên Thánh mẫu, Địa Thiên Thánh mẫu, Thủy Tiên thánh mẫu.

– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn Thần.

– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.

– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử (chúng) con là: ………………..

Ngụ tại: ……..

Ngày hôm nay là ngày: ……………………

Con xin sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: Gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !