Top 15 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xin Thay Bàn Thờ Mới Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Thay Bàn Thờ Mới

♦ Vào các dịp gia đình đổi bàn thờ mới, cũng như bốc Bát Hương thì cần phải chuẩn bị chu tất từ mâm lễ cúng cho đến bài văn khấn xin các cụ cho phép chúng ta được lập lại bàn thờ Mới cũng như tiến hành Bốc Lại . Việc này là việc trọng đại, tương tự như việc động thổ, cất nóc, nhập trạch, đây là phép văn hóa tôn trọng bề trên và đức thánh thần.

Về phần lễ vật thay bàn thờ – Bốc Bát Hương cần phải chuẩn bị bao gồm :

Mâm Cúng Thay Bàn Thờ Mới – Bốc Bát Hương

♦ Theo phong tục cổ truyền của người Việt, trên bàn thờ ngày Tết ngoài đồ cúng lễ như hương hoa, bánh trái… thì không thể thiếu chân giò lợn. Thời xưa, với nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên khi làm lễ khấn người cúng phải đọc văn khấn thành lời, nói đầy đủ các lễ vật bằng từ Hán Việt như: Phù lưu (trầu cau), tửu (rượu), hương đăng (đèn nến), kim ngân (tiền vàng)…

♦ Còn chân giò lợn sẽ khấn là trư túc (trư là lợn, túc là chân) nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ”, nếu đọc đầy đủ thì chư túc có nghĩa là mọi thứ đều đầy đủ, sung túc, no nê.

5 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống), lễ xong phải luộc chín luôn 3 lá trầu + 3 quả cau : Trầu cau không thể thiếu trong câu chuyện quan trọng của người Việt, miếng trầu đầu câu chuyện, vì vậy ở đây cũng phải chuẩn bị đầy đủ.

3 chén nước, 5 quả tròn (táo hay lê…), 9 bông hồng màu hồng son, 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn), 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng, 1 mâm cơm canh (không hành tỏi).

Văn khấn thay ban thờ, bốc bát hương chuẩn nhất Khi bốc bát hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ tổ.

Đây là bài văn khấn thay bàn thờ mới, Văn Khấn Bốc Bát Hương

♦ Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

♦ Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

♦ Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

♦ Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………

♦ Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Nhiều gia đình đã đổi vận trong năm mới khi đặt hủ gạo tài Lộc Bát Tràng vào nhà !!

Bài văn cúng, Văn Khấn Thay bốc bát hương bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài

♦ Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20…..

Tín chủ con là: …………… tuổi…..

♦ Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.

♦ Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

♦ Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)

Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)

♦ Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách.

Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)

……… quốc – (Hà nội)………. thị – ……… quận – ……….. phố, …… ngõ, …..số

Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)

♦ Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)

♦ Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế.

♦ Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần

♦ Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.

♦ Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)

♦ Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.

♦ Thiên vận: ……… niên; Ngũ nguyệt; Sơ lục nhật

♦ Lễ tạ lập bàn thờ thần tài

♦ Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

♦ Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

♦ Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

♦ Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

♦ Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!

♦ Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).

Bài văn cúng, khấn thay bốc bát hương bàn thờ Phật

♦ Riêng đối với Đạo Phật, việc thay bát hương, bốc bát hương mới cũng như thay bát hương cũ thì mọi sự lấy đơn giản thực tâm làm đầu. Người Phật Tử giản dị và lấy tâm khấn Phật làm lý lẽ sống, đạo Phật Hướng người Phật Tử vào sự tu tập chính niệm, Phật là người Giác Ngộ chân lý và truyền dạy lại cho mọi người. Bốc bát hương bàn thờ phật chỉ cần làm một lễ cúng chay và người Phật Tử khấn niệm thật tâm mời Phật Chứng Giám việc lập ban thờ để tiện việc thờ cúng nhang đèn cũng như hằng ngày được cận kề để tiếp nhận giáo lý từ nhà Phật.

Thay bốc bát hương mới vào ngày nào

♦ Thay bốc bát hương mới Thường theo quan niệm Dân Gian thì sẽ tiến hành vào ngày 23 Tháng Chạp tức là ngày Ông Táo Về Trời, vào thời gian này các gia đình tiến hành tu dọn lại nhà cửa để đón một năm mới đầy may mắn và súng túc. Việc trang hoàng trùng tu lại Gian Thờ cũng như thay thế các vật phẩm thờ cúng đã cũ xuống cấp trên bàn thờ là điều cần thiết thể hiện sự quan tâm của bề con cháu với Tiên Tổ, Thần Linh….

♦ Tuy nhiên theo quan niệm của Người Phật Tử, Việc thay bốc bát hương mới là chuyện phải làm không phải hẹn vào một ngày nhất định nào đó. Vì cũng giống như nhà ở, nhà xuống cấp thì khi có điều kiện phải trùng tu, và Bát Hương cũng vậy, khi bát hương cũ đã xuống cấp và không còn phù hợp để thờ cúng thì Người Phật tử sẽ tiến hành thay mới bát hương bất kể thời gian nào trong năm.

♦ Bát hương cũ Bạn sẽ làm gì với nó ? Nhiều gia đình khi thay bát hương mới thì mang bát hương cũ đi ” Bỏ Trôi Sông ” Hoặc ” Đưa Vào Chùa ” Hay ” Để dưới gốc cây lớn cổ thụ ” vậy bạn đã làm gì với Bát hương cũ của gia đình ? Để biết Nên làm thế nào với bát hương cũ mời quý đọc giả theo dõi bài viết :”

Thay Bàn Thờ Ông Địa Mới

Có nhiều người muốn thay bàn thờ ông địa mới khi sửa nhà, chuyển nhà hoặc muốn thay đổi tài vận. Nhưng lại chưa biết cách chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa. Vậy có nên thay bàn thờ ông địa thần tài mới không?

Nếu muốn thay đổi vị trí bàn thờ ông địa thần tài mới thì cần thực hiện như thế nào cho đúng? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về thay bàn thờ ông địa một cách chi tiết nhất cho các bạn.

Có nên thay bàn thờ ông địa thần tài mới không? Và khi nào nên thay bàn thờ thần tài ông địa?

Bàn thờ ông địa thần tài là vật dụng linh thiêng chứa nhiều vấn đề tâm linh trong gia đình. Nó chính là ngôi nhà, là nơi an tọa của các vị Thần Tài thổ địa để giúp cai quản và phù hộ gia chủ.

Chính vì vậy nên khi thờ cúng một thời gian dài và bàn thờ bắt đầu có dấu hiệu cũ kỹ và mục nát. Thì có rất nhiều người quan tâm đến việc lập bàn thờ ông địa hoặc thay bàn thờ mới để giữ sự tôn nghiêm cho nơi thờ ngự thần linh. Vậy có nên thay bàn thờ thần tài thổ địa mới không?

Bàn thờ cũ, mục nát, bị hỏng, chuột gặm,…

Kích thước hoặc mẫu bàn thờ không còn phù hợp với không gian.

Mua bàn thờ ông địa mới để thay khi tài lộc của bạn không tốt.

Thay bàn thờ khi chuyển nhà hay vị trí kinh doanh thì có thể hóa bàn thờ cũ và làm thủ tục thay bàn thờ ông địa – thần tài mới.

Nên thay đổi bàn thờ ông địa nếu sức khỏe gia đình không tốt.

Để tranh các điều kiêng kỵ trong việc thay bàn thờ ông địa bạn có thể tham khảo sách

Cuốn sách nói về cách làm phong thủy tài lộc và chọn ngay tốt theo dân gian. Sẽ có vài lưu ý giúp bạn có thể thay đổi vận tài lộc của ban. Các cuốn sách được Gốm Sứ HCM sưu tầm để có thêm kiến thức gửi tới độc giả. Về các cách sắp xếp và chon ngày giờ phong thủy

Cuốn Sách Chọn Ngày Tốt Trong Dân Gian:

Phương pháp chọn ngày tốt trong dân gian là một phương pháp rất lâu đời. Được nhiều thế hệ truyền lại với nhiều kinh nghiệm hay. Giúp tìm chọn được ngày tốt đúng cho công việc sắp tới được suôn sẻ. Cuốn sách Chọn ngày tốt trong dân gian là tập hợp các loại sách hay

Hướng dẫn tải sách chọn ngày tốt trong dân gian miễn phí : Tại Đây

Cuốn Sách Phong Thủy Và Tài Lộc Miễn Phí

Sách Phong thủy và Tài Lộc là cuốn sách nói về cách để có tài lộc trong cuộc sống. Sở nhiều phương pháp phong thủy để có được tiền Tài Cho Bạn. Với các nhiều phương pháp được đúc rút nhiều năm. Cuốn sách sẽ giúp bạn tự làm phong thủy tại nhà có nhiều tài lộc.

Hướng dẫn để tải sách miễn phí Phong thủy và Tài Lộc: Tại đây.

Lưu ý khi thay bàn thờ ông địa – thần tài mới

Việc thay bàn thờ mới được xem là thể hiện sự tôn kính với thần linh. Nó thể hiện sự quan tâm của gia chủ với chốn thờ cúng linh thiêng của gia đình mình.

Tuy nhiên việc thay bàn thờ ông địa cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc phong thủy. Như vậy để tránh việc thay đổi tùy tiện không đúng thủ tục dẫn đến phạm đại kỵ có thể gây ra những điều không tốt.

Khi thay bàn thờ Thần Tài mới nên hạn chế thay đổi vị trí đặt bàn thờ. Hoặc tránh thay đổi liên tục vị trí đặt bàn thờ thần tài – thổ địa.

Cần đặt biệt lưu ý phải giữ lại bát hương cũ để thờ cúng, không nên thay bát hương mới.

Cách thay bàn thờ ông địa – thần tài mới đúng phong thủy để rước tài lộc

Bàn thờ thần tài ông địa thường được đặt ở nơi trang nghiêm và phù hợp phong thủy để giúp gia tăng vượng khí và gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Nên khi muốn thay bàn thờ thần tài ông địa mới thì gia chủ cũng cần chọn ngày tốt thuận phong thủy để tiến hành.

Theo kinh nghiệm cách lập bàn thờ thần tài ông địa, thay bàn thờ mới của dân gian thì nên chọn mùng 1 và ngày rằm âm lịch là hai ngày tốt nhất để thực hiện.

Chọn và đặt mua mẫu bàn thờ thần tài ông địa mới có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn bàn thờ cũ. Nhưng cần phải lưu ích chọn bàn thờ có kích thước phù hợp với không gian đặt. Và nên chọn những loại bàn thờ cao cấp để có thể sử dụng thờ cúng lâu dài.

Nên lưu ý hạn chế việc thay đổi vị trí bàn thờ thần linh liên tục sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài vận. Nếu gia chủ không nắm rõ phong thủy thì nên nhờ các thầy phong thủy về chọn giúp vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ.

Khi thay bàn thờ mới xong và đã bày trí phong thủy phù hợp thì gia chủ nên thắp hương và khấn để thỉnh thần tài – thổ địa với bàn thờ mới.

Thủ tục thay bàn thờ ông địa – thần tài mới chuẩn nhất

Chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới thì cần có những thủ tục gì? Vấn đề này gia chủ cần phải chuẩn bị thật chu đáo, không được làm đại khái, qua loa. Cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục từ sắm lễ đến chọn ngày, cách xử lý bàn thờ cũ,…

Thứ nhất, chọn ngày lành tháng tốt để chuyển bàn thờ ông địa.

Thứ hai, chuẩn bị sắm lễ thay bàn thờ ông địa, hóa giải bàn thờ thần tài – thổ địa.

Thứ ba, chuẩn bị tờ sớ và văn khấn để xin hóa giải hoặc thay bàn thờ cũ.

Thứ tư, hóa xử lý bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới cho thần tài thổ địa.

Thứ năm, hóa hoặc chuyển bát hương trên bàn thờ.

Có cần phải xem ngày tốt khi thay mới bàn thờ ông địa hay không? Tùy theo quan niệm của việc thờ phụng để xác định có cần xem ngày, giờ tốt để thay mới bàn thờ.

Theo quan niệm dân gian thì vẫn luôn cần chọn ngày lập bàn thờ ông địa. Xem ngày tốt, giờ tốt để thay mới bàn thờ thần tài – thổ địa. Bởi từ xưa dân ta vẫn luôn tâm niệm ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nên khi muốn thay đổi mới thì cần phải xin báo thần linh và chọn ngày tốt để thực hiện mọi chuyện được thuận lợi hơn.

Còn theo phật giáo thì bàn thờ là phương tiện để Phật tử quy hướng Phật và tổ tiên. Phật không ngự tại bàn thờ, bát hương. Vậy nên làm việc tốt thì không cần phải chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa.

Tâm niệm của người Việt vẫn luôn tin rằng việc xem ngày tốt để lập bàn thờ ông địa thần tài, hoặc thay bàn thờ. việc này sẽ giúp gia chủ tránh được những sai phạm và giúp kích hoạt được tài lộc.

Với việc lập bàn thờ thần tài ông địa thần tài mới thì xem ngày không quá quan trọng. Người ta thường chọn các ngày mùng 1 hoặc ngày rằm âm lịch để thay bàn thờ mới.

Thủ tục chuyển lư hương và giải bàn thờ cũ

Trước khi chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới thì gia chủ nên vái lạy 3 cái trước bàn thờ cũ để xin các vị thần linh cho giải lư hương.

Cần chuẩn bị các lễ vật như: hương đăng trà quả cho bàn thờ thần tài thổ địa và tất cả các bàn thờ trong nhà. Việc này để các đấng bề trên minh chứng cho quan thần tài – thổ địa đã thu nhận lễ lộc và thỉnh các ngài đi nơi mới.

Văn khấn khi chuyển bàn thờ

Văn khấn chuyển bàn thờ là lời thỉnh cầu đặc biệt quan trọng không thể thiếu mà gia chủ cần thực hiện.

Hôm nay nhân ngày … tháng … năm … (Âm lịch)

Gia chủ tên … ngụ tại…

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, phước khí viên mãn. Tín chủ con xin mạn phép cung thỉnh thay bàn thờ cũ và không rộng lớn bằng bàn thờ mới để tiện việc bày cúng vật thực lễ phẩm được đầy đủ hơn.

Nay kính cáo cùng chư vị Thổ Công – Tài Thần, Thượng trung hạ đẳng chư thần an tọa vào lư hương trên bàn thờ để gia độ hộ trì cho con được nhiều sức khỏe, phước thọ khang ninh và trăm sự vẹn toàn, vạn sự như ý.

⇒ Sau khi khấn xong, chờ cho hương cháy hết thì hóa tiền vàng và văn khấn, vãi muối gạo trước cửa.

Sắm lễ vật cần thiết khi thay bàn thờ thần tài – thổ địa mới

Các lễ vật thay bàn thờ ông địa mới mà gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ như sau:

Sớ thiên di linh vị thần tài, thổ địa.

1 lọ hoa gồm 5 bông hoa hồng.

1 đĩa xôi đỗ.

1 đĩa hoa quả tươi gồm 5 loại quả.

Một con gà lễ.

Một chai rượu trắng rót ra ba cái chén nhỏ.

Một bát nước lã sạch.

1 cầu vàng màu vàng gốm có 1000 vàng.

2 con ngựa giấy, một con màu đỏ, một con màu vàng có đầy đủ hia hài kiếm mũ.

1 bộ quần áo màu vàng và 1 bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa. Để dâng cúng thần tài – thổ công.

Tiền vàng gồm: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.

3 chén Gạo, muối, nước.

Hương để thắp cúng vái thần linh.

Trường hợp thay bàn thờ thần tài – ông địa mới tại gia

Trong trường hợp gia chủ muốn thay bàn thờ thần tài thổ địa mới ngay tại nhà. Thì cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật ở trên. Đồng thời phải chuẩn bị sớ và đọc văn khấn xin thay bàn thờ mới.

Sau khi khấn xong thì chủ nhà tiến hành xử lý, hóa giải bàn thờ cũ để thay thế bàn thờ mới.

Cần phải lưu ý trong cách cách lập bàn thờ ông địa, cách bố trí bàn thờ ông địa – thần tài. Phải đảm bảo sắp đặt bàn thờ theo đúng quy tắc phong thủy về bố trí để giúp cầu tài lộc may mắn. Và giúp tránh những điều cấm kỵ làm ảnh hưởng việc làm ăn.

Sau khi đã chọn được hướng đặt bàn thờ hợp phong thủy. Thì tiến hành thay bàn thờ mới xong rồi thắp hương và vái lạy độc văn khấn lễ tạ.

Trường hợp thay bàn thờ ông địa mới khi chuyển nhà ở hay nơi kinh doanh

Trường hợp này cần thay bàn thờ ông địa mới và chuyển bát hương nên gia chủ phải chuẩn bị chu đáo hơn. Phải tính toán thời gian nhập trạch nơi ở mới hợp lý với thời gian chuyển bàn thờ.

Tốt nhất là gia chủ nên cúng tạ đất từ ngày hôm trước ngày chuyển nhà mới.

Chuẩn bị văn khấn tương tự như khi xin thay bàn thờ mới, nhưng cần phải ghi rõ địa chỉ nhà mới.

Sau khi thay bàn thờ mới và chuyển bát hương xong thì cần phải làm lễ tạ. Khi đã sắp xếp bát hương vào đúng vị trí hoàn chỉnh thì nhớ lấy khăn mới đem nhúng vào rượu gừng để lau sạch bát hương rồi mới thực hiện thắp hương làm lễ tạ.

Top 5 tượng gốm Ông địa thần tài bát tràng đẹp nhất!

Theo phong tục tập quán từ xưa cho đến nay, mọi người, đặc biệt là người kinh doanh, buôn bán làm ăn thường lập ban thờ Thần Tài và Ông Địa (Thần Đất -Thổ Địa) để cầu mong sự phù trợ của các vị thần trên con đường lập nghiệp mưu sinh, giúp mọi người làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn).

Tượng Gốm Thần Tài – Thổ Địa – Cao 22cm

Tượng gốm Thần Tài – Thổ Địa cao 22cm được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng cao cấp, đường nét tinh tế. Được làm từ đôi bàn tay khoé léo của nghệ nhân gốm. Tượng gốm được nung ở nhiệt độ cao vì thế chịu được sự va đập vừa phải.

Giá tham khảo: 420.000đ

Tượng Gốm Thần Tài – Thổ Địa

Từ thời xưa Thần Tài, Thần Thổ Địa đã trở thành vị Thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán. Giúp cho gia chủ mua may bán đắt, luôn luôn gặp nhiều may mắn và có nhiều tiền tài.

Giá tham khảo: 430.000đ

Tượng Gốm Thần Tài – Thổ Địa – Cao 28cm

Tượng gốm Thần Tài – Thổ Địa được biết đến là một trong những sản phẩm tượng gốm cao cấp, chất lượng từ thương hiệu gốm sứ Bát Tràng.Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng: bền lâu, không dễ mẻ vỡ, nước men bóng đẹp theo thời gian… Kết hợp với hình tượng Thần Tài – Thổ Địa được tạo hình công phu, đẹp mắt.

Giá tham khảo: 540.000đ

Tượng Gốm Thần Tài – Thổ Địa – Cao 27cm

Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng: bền lâu, không dễ mẻ vỡ, nước men bóng đẹp theo thời gian… Kết hợp với hình tượng Thần Tài – Thổ Địa được tạo hình công phu, đẹp mắt.

Giá tham khảo: 599.000đ

Ngoài những tượng gốm Thần Tài – Ông Địa chúng tôi còn có những mẫu tượng Sư Di Lạc quý khách có thể tham khảo:

Tượng Gốm Sứ Di Lặc Long Quy – Màu Rạn Da

Tượng Phật Di Lặc được nung ở nhiệt độ 1200 đến 1300 độ C nên có độ bền rất cao. Bên ngoài được tráng 1 lớp men đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng. Các hoa văn họa tiết được làm hoàn toàn thủ công mang đậm nét truyền thống của làng nghề.

Giá tham khảo: 1.990.000đ

Tượng gốm Phật Di Lặc Gánh Tiền Đào

Tượng gốm Phật Di Lặc Gánh Tiền Đào được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng cao cấp, hàng được làm tỉ mỉ , khuôn mặt phật di lặc vui tươi rất thích hơp để trong nhà của quý khách hoặc làm quà tặng tân gia..

Giá tham khảo: 1.990.000đ

Tượng Gốm Di Lặc Đứng Trên Thỏi Vàng – Men Rạn Cổ

Trong Phong Thủy nếu trên tượng Phật có lầu gác mà người ta có thể đi lên xuống. Dẫm qua lại ở phía trên tượng Phật, thì gia đình sẽ gặp nhiều chuyện lận đận.

Nếu đảm bảo phía trên nơi đặt tượng Phật, không có ai đi qua lại, và tượng Phật được đặt ở nơi trang nghiêm. Ai nhìn thấy cũng cung kính, thì gia đình sẽ gặp nhiều chuyện vui và may mắn.

Giá tham khảo: 1.990.000đ

Tượng Gốm Di Lặc Cưỡi Cá Chép Hóa Rồng – Men Rạn Cổ

Với những người làm việc trong môi trường cạnh tranh, những người nắm giữ những vị trí chủ chốt của công ty. Hay các chính trị gia… thì việc đặt Phật Di Lặc ở nơi làm việc hoặc tại nhà riêng giúp mang lại nhiều sự may mắn và loại bớt sự thù địch.

Khi căng thẳng hoặc lo âu, nhìn vào hình ảnh tượng Phật Cười. Cũng có thể giúp đầu óc minh mẫn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, phiền muộn….

Giá tham khảo: 1.990.000đ

Tượng Gốm Di Lặc Long Quy – Men Rạn Da

Tượng Gốm Di Lặc Long Quy là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, mà khi trưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc”

Giá tham khảo: 1.990.000đ

Việc thay bàn thờ ông địa thần tài mới cần trải qua nhiều quá trình, và cần phải thực hiện thật chu đáo. Như vậy thì tài vận mới hội tụ và độ trì cho gia chủ có được thuận lợi, thành công trong làm ăn.

Nếu quý khách đang có nhu cầu mua bộ bàn thờ ông địa thần tài mới. Và đang muốn biết bàn thờ ông địa giá bao nhiêu? Địa chỉ mua bàn thờ ông địa ở đâu hcm chất lượng? Nơi bán bàn thờ ông địa giá rẻ? Hay bất cứ nhu cầu nào về sản phẩm đồ thờ cúng!

Vậy chúng tôi trân trọng mời quý khách đến với chúng tôi . Hoặc đến trực tiếp cửa hàng của chúng tôi để chọn được những sản phẩm ưng ý nhất.

Tại đây bạn không cần phải lo lắng về giá bàn thờ ông địa. Bởi chúng tôi cam kết là địa chỉ cung cấp bộ bàn thờ gốm sứ bát tràng chất lượng cao, chính hãng. Với giá bàn thờ thần tài ông địa cạnh tranh nhất trên thị trường.

Văn Khấn Thần Tài Thổ Địa Trong Lễ Tạ Thay Bàn Thờ, Bát Hương Mới

Bạn muốn biết văn khấn thần tài thổ địa trong lễ tạ thay bàn thờ ông địa mới để rước tài lộc. Nhưng bạn chưa biết làm như thế nào cho chuẩn phong thủy bạn nhất. Hãy Dành ra 2 Phút Cùng Phong Thuỷ JOCA Tìm Hiểu Đặc Điểm Và Giá Thiềm Thừ Bao Nhiêu Nhé?

Trong lễ tạ thay bàn thờ thần tài mới thì văn khấn thần tài – thổ địa là vô cùng quan trọng. Đặc biệt với những người buôn bán kinh doanh thì việc thờ cúng thần tài thổ địa sẽ nhận được nhiều tài lộc và thuận lợi trong công việc. Vì vậy nên ai cũng chú trọng khi muốn thay bàn thờ Thần Tài – Ông Địa mới.

Theo phong tục của ông bà ta từ xưa đến nay khi thay bát hương hay bàn thờ thần tài mới. Thì sau khi thay xong cần phải có lễ và khấn văn để cúng tạ. Như vậy thì tổ tiên, thần linh sẽ chứng giám và phù hộ độ trì cho gia chủ được nhiều may mắn.

Văn khấn cúng thay bàn thờ thần tài thổ địa mới

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần kèm theo lạy 3 cái)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

“Hôm nay là ngày……tháng….. năm…

Tín chủ con là:……………, tuổi…..

Hôm nay con xin thành tâm tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Mong cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.

Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận thì dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa; Cư trung chính gia trung; Tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an; Xin mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành; Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ tên: ……………………. cùng toàn gia đình chúng con xin dập đầu bái tạ!”

Sau khi khấn xong gia chủ có nên hóa giải đồ thờ theo đúng cách xử lý đồ thờ cũ. Việc này để đảm bảo sự tôn nghiêm và tránh ảnh hưởng đến môi trường.

Phía trên là bài văn khấn thần tài thổ địa, bạn có thể dựa vào bài văn này để cúng thần tài thổ địa. Bạn cũng có thể thêm thông tin cần thiết của gia đình mình như tên chủ nhà, tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm. Và làm theo đúng quy định về lễ cúng vái để cầu mong điều tốt lành cho gia đạo!

Đó là Điều làm cho Bạn Muốn Tìm Hiểu Bàn thờ ông địa!

Tuy nhiên Bạn Còn Những Lo Lắng Sau Đây:

+ Chưa biết chọn mua tượng ông địa – thần tài như thế nào cho hợp lý và chất lượng.

+ Giá cả tượng ông địa – thần tài bằng đá nhiều nơi khác nhau.

+ Không biết lựa chọn tượng ông địa – thần tài như thế nào là đẹp và chuẩn phong thuỷ.

⇒ Đến với Siêu thị phong thuỷ Joca Bạn không còn phải lo lắng Những vấn đề Trên Nhé.

CAM KẾT BẢO HÀNH TỪ JOCA

+ Cam Kết đá tự nhiên 100%

+ Giá cả Luôn Luôn Hợp Lý

+ Bảo Hành 6 Tháng Nếu lỗi Từ Nhà sản Xuất.

+ Hoàn Tiền 200% Nếu Sản Phẩm Không Như Đặt Mua.

+ Giao Hàng Tận Nơi, Kiểm tra hàng mới thanh toán tiền

ƯU ĐÃI LỚN GIẢM 10% KHI ĐẶT HÀNG NGÀY HÔM NAY

(Cho 4 khách Hàng đặt hàng ngày hôm nay)

Những băn khoăn về tượng thần tài – ông địa của bạn đọc đã được JOCA trả lời cụ thể ở trên. Nếu cần tư vấn hay đặt mua thiềm thừ vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Văn Khấn Xin Di Chuyển Bàn Thờ Gia Tiên Sang Vị Trí Mới Nhà Mới【Chuẩn】

Văn khấn xin di chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới và nhà mới

10 tháng 12, 2017

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên là tài liệu hay mà các bạn nên tham khảo. Khi có nhu cầu chuyển nhà hoặc chuyển bàn thờ ra một vị trí khác phù hợp hơn thì gia chủ cũng cần phải có những kiến thức cần thiết để không phạm phải những điều cấm kỵ trong tâm linh. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin được gửi tới các bạn nội dung này, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết có liên quan khác có tại website Phúc An.

Văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên chỉ linh nghiệm và đáp ứng được những thủ tục tâm linh khi gia chủ thành tâm và chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết. Nếu như gia đình có thể tự làm lễ cũng được hoặc không nắm rõ những thủ tục, bài bản thì bạn có thể mời thầy, sư trên chùa về làm lễ cho gia đình.

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên là vô cùng cần thiết vì bàn thờ là nơi thể hiện được sự tôn nghiêm, linh thiêng, thể hiện được sự quan tâm, biết ơn, tưởng nhớ của các thành viên trong gia đình với ông bà, tổ tiên, cội nguồn của mình. Phàm đã là tâm linh thì “có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Nếu như có bất cứ sự động chạm, xê dịch nào dù là nhiều hay ít bạn cũng cần phải làm lễ hoặc ít nhất là thắp một nén hương cầu khẩn, xin phép và thông báo cho gia tiên để thể hiện lòng thành kính.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày __________ tháng __________năm __________(Lịch Âm)

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần,- con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài” -Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí __________ sang phòng __________Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ : __________ con xin rập đầu kính bái.

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

Hôm nay là ngày __________ tháng __________năm __________(Lịch Âm)

Tín chủ con là: __________, xin tâm thành tiến lễ bái tổ tiên, cha mẹ, ông bà lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị ông bà gia tiên chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: __________cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).

Tín chủ con:__________ đã chuyển ban thờ tới nơi __________

Từ ngày ngày __________ tháng __________năm __________(Lịch Âm)

Kính cáo chư vị Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

Chú ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Lễ chuyển bàn thờ gia tiên nên tiến hành như sau:

Chọn làm vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng, gia chủ vái 3 lạy trước ban thần tài đồng thời khấn các ngài xin cho phép giải bát hương.

Chuẩn bị lễ đầy đủ ở cả ban Các Quan thần linh và gia tiên, kính mời cả quan thần tài lên thụ hưởng lễ vật, mời các ngài đi nơi khác nhận nhiệm vụ mới.

Sau đó bạn có thể giải đồ thờ ra sông hồ cho mát và để đảm bảo vệ sinh, những món đồ gỗ bạn có thể hóa thành tro rồi mới rải xuống sông hồ.

Gia chủ nên sắp mâm lễ cúng tạ đất từ ngày hôm trước, đến ngày chuyển nhà

Gia chủ đứng trước ban thờ vái 3 vái và khấn báo thần linh, gia tiên xin chuyển nơi thờ tự sang nơi cư ngụ mới, đồng thời mời gia tiên đến ngự ở nhà mới (nêu rõ địa chỉ, số nhà…)

Sau đó dùng tiền âm lót xuống thùng cát tông hoặc hộp giấy, đồ chứa sạch sạch rồi đặt bát hương vào, đậy kín, dán băng dính chặt chẽ. Đối với thủ tục này, bạn ênn chú ý tuyệt đối không được để bát hương lộ thiên khi đi ở ngoài đường, nguyên nhân là bởi có thể khiến “vong” vãng lai nhập vào.

Sau khi chuyển đến nhà mới, sắp đặt gọn ghẽ ở vị trí mới xong thì lấy khăn mặt mới nhúng với rượu gừng tịnh hóa lại một lần nữa rồi thắp nhang, hành lễ bình thường.