Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xin Thổ Công Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Thần Thổ Công

 VĂN KHẤN THẦN THỔ CÔNG

 Ý nghĩa:

Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.  nghĩa là ở đâu có sự sống của con người thì ở đó có Thổ công cai quản. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì phải cúng vị thần này. Thổ công còn được mọi người gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần Thổ Công trông coi nhà cửa mà các hồn ma quỷ không vào được nhà để quấy nhiễu gia chủ.

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho Tổ tiên về. Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Theo một số giả thiết cho rằng Thổ công là một trong 3 vị Táo Quân xuất hiện trong truyện sự tích Táo Quân (hay Sự Tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công: Trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp, người chồng thứ nhất là Thổ Địa: Trông coi việc nhà cửa, người vợ là Thổ Kỳ: Trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn.

Bài vị của ba thần được lập chung và ghi như sau:

Bản gia Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần,

Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình đều có riêng một Thổ công. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ba vị Thổ Công này sẽ lên trời để tấu trình, vì thế chúng ta có tết Ông Công Ông Táo. Vào ngày tết Táo Quân, mọi gia đình đều sử lễ cúng Táo Quân và đôt bài vị cũ, thay thế bằng hay bài vị mới.

Mọi người thường cũng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, với ý nghĩa để Táo Quân lên chầu Ngọc Hoàng đúng giờ.

Sửa lễ thắp hương:

Sắm mũ Thổ Công

Mũ Thổ Công gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà không có hai cánh chuồn và 2 mũ đàn ông có 2 cánh chuồn. Nếu gia đình thờ 3 chiếc là thờ gia đình đã đủ mũ cho 3 vị thần, còn nếu gia đình thờ 1 mũ thì mũ đó là mũ của Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy màu, giấy bạc. Mũ luôn đi kèm với một  chiếc áo và một đôi hia. Thông thường mọi người hay đặt 100 thoi vàng giấy dưới mũ.

Lưu ý:

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu, hợp với ngũ hành, mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định (Kim- Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ tương đương với trắng – xanh – đen – đỏ – vàng) .

Năm có hành Kim: Cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: Cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thuỷ: Cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hoả: Cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: Cúng mũ màu vàng.

Hàng năm vào ngày tết Táo Quân, mọi gia đình sẽ hóa bài vị Thổ Công cùng với mũ áo và gia chủ sẽ thay thế cỗ mũ mới để thờ cho đến tết Táo Quân năm sau.

Cách cúng Thổ Công

Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng Một, ngày Rằm (Âm lịch) và các dịp lễ Tết khác. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu cau, nước tinh khiết, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn thì có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò…

Khi chúng ta làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

Tết Thổ Công

Theo các cụ xưa cho rằng:Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc (tốt, xấu) xảy ra trong mỗi gia đình.

Ngày tết Táo quân, ngày 23 tháng Chạp, là ngày quan trọng nhất của Lễ cúng Thổ Công.

Trong ngày này, gia chủ sau khi cúng xong, Táo Quân lên chầu Ngọc HoàngThượng Đế để báo cáo những xảy ra tại gia chủ  và được Táo Quân tai nghe mắt thấy và ghi lại được.

Các gia đình khi cúng xong sẽ hoá vàng, mũ, áo, hia của năm trước và thả gio ra ao, hồ, song( mang ý nghĩa mát mẻ) và phóng sinh cho 3 con cá chép để Táo Quân cưỡi lên Thiên Đình.

Văn khấn Thổ Công

( Văn khấn này được dùng cho cả năm, tuỳ theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp)

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

       – Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thô chư vị Tôn thần.

       – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngủ Thổ, Phúc đức chính Thần.

       – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ chúng con là……………………Tuổi……………….   

Ngụ tại…………………..

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…..

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Thắp nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Đia, Long Mạch, Tôn thần, ngài Bản gia Ngủ Phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tất lành, gia đạo hưng long thịnh vương, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!(3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

Bài Văn Khấn Thần Thổ Công

Văn khấn thần Thổ Công

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

1) Ý nghĩa.

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2) MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3) CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4) TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Văn Khấn Thổ Công, Bài Cúng Thổ Công Và Các Vị Thần

Lịch ngày Tốt hướng dẫn bạn đọc cách sắm lễ và văn khấn Thổ Công và các vị thần đúng cách nhất theo phong tục cổ truyền Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Theo phong tục cổ truyền và đời sống xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Thổ Công, Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .

Lễ cúng Thổ Công vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay là ngày… tháng…năm…

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Văn Khấn Lễ Động Thổ Công Trình

“Đất có Thổ công, sông có Hà bá”

Theo tục lệ từ ngàn năm xưa, nơi xây dựng nhà ở cũng như các công trình khác như văn phòng hay cửa hàng… đều có đụng đến Thổ địa được coi là vị thần cai quản đất đai nên cần làm lễ báo cáo và xin phép.

Động thổ là nghi lễ được xem là quan trọng hàng đầu khi xây cất nhà cửa, công trình bất động sản. Các vị Thần linh, Thổ địa cai quản đất đai là những vị thần có trách nhiệm bảo vệ cho vùng đất được an ổn, lành mạnh.

Chính vì thế, việc thực hiện lễ động thổ nên được thực hiện trên tinh thần tôn trọng, báo cáo và nhờ cậy các Ngài hỗ trợ cho việc xây dựng được an toàn, thuận lợi chứ không nên biết thành một thủ tục đầy mê tín dị đoan không những không có lợi ích nhiều mà lại tốn kém cho gia đình.

Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ Tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là Thần Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và sau lưng là tất cả người quen, lẫn chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y, rồi thành tâm đọc những lời sau:

Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho đến ngày hoàn toàn giác ngộ.

Namo Buddha Yah ( Nam mô Bu đa Ya)

Namo Dharma Yah ( Nam mô Đa ma Ya)

Namo Sangha Yah ( Nam mô Sang ga Ya)

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Con xin kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất.

Con tên là: … đại diện cho…

Chúng con thành tâm có chút lễ mọn để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sự bảo vệ và giúp đỡ của các Ngài trong thời gian qua.

Con xin sám hối tất cả những điều xấu con đã vô tình hoặc cố ý gây ra từ trước đến nay do kết quả của tham, sân, si; con quyết tâm sẽ hạn chế và giải trừ chúng.

Đủ nhân duyên, chúng con có kế hoạch xây dựng công trình tại nơi đây. Cầu xin các Ngàu phù hộ cho việc xây dựng công trình được an toàn, thuận lợi, mang lại lợi ich to lớn cho mọi người và xã hội.

Nguyện cầu cho quốc thái dân an, người mất được siêu thoát, người còn sống được Phúc lạc, tất cả chúng sinh đều được thấm nhuần cơn mưa Phật pháp.

Con xin nương tựa Tam Bảo, thường làm điều lành, tránh xa điều ác, tin sâu nhân quả, tích tập công đức và tăng trưởng trí tuệ.

Đọc thần chú Quan Thế Âm Bồ Tát ( 3 lần hoặc 7 lần hoặc 21 lần hoặc càng nhiều càng tốt)

( Đọc: Ôm ma ni pê mê hung hoặc Ôm ma ni pad mê hum)

Ý nghĩa Om mani padme hum

Con xin hồi hướng tất cả các công đức con đã tích tập được trong ngày hôm nay, trong cuộc đời này, tỏng tất cả các đời quá khứ và tương lai cho sự hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sinh, trong đó có những người tham gia buổi lễ này, người dân ở quanh đây, những người tham gia xây dựng công trình được mạnh khỏe, bình an, may mắn, các hương linh ngự tại nơi đây có được tái sinh tốt đẹp, thương có các duyên lành gặp được Phật pháp, dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

Lưu ý: Muốn việc cầu khấn dễ thành tựu thì nên phóng sinh cùng ngày hoặc trước/sau một ngày và hồi hướng công đức cho việc đó được thuận lợi.

(Nguồn: sách CÁC BÀI VĂN KHẤN THƯỜNG DÙNG – Clb UNESCO Thiền-Yoga Trong Suốt – NXB Hồng Đức)