Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Khấn Xin Xê Dịch Bát Hương Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Bát Hương Xê Dịch Trên Ban Thờ Phải Làm Sao?

Thờ cúng được biết đến là văn hóa lâu đời của người Việt Nam, bát hương xê dịch trên ban thờ luôn là trường hợp mà mỗi gia chủ cần phải đặc biệt lưu tâm trong mỗi lần dọn dẹp để thờ cúng. Chính vì vậy, Phong thủy Tam Nguyên chúng tôi muốn gửi gắm về những chú ý làm sao khi bát hương xê dịch trên ban thờ và cách hóa giải để gia chủ không phạm phải đại kỵ.

Trong văn hóa của người Việt, thờ cúng là một việc làm tâm linh mang nhiều ý nghĩa về giá trị nhân văn lẫn tinh thần. Khi thắp hương trên ban thờ có rất nhiều gia đình gặp phải vấn đề bị động bát hương bị động do tác động bên ngoài làm bát hương xê dịch.

Vì sao mà bát hương xê dịch trên ban thờ ?

Khi đang thờ cúng :

Trong thờ cúng của người Việt, trên ban thờ bát hương là vật linh thiêng cố định, không được xê dịch linh tinh hay xoay các vị trí không như lúc ban đầu.

Tuy nhiên không tránh khỏi những thời điểm như ví dụ vào khoảng sau 23 tháng Chạp gia chủ sẽ tiến hành lau dọn bát hương ban thờ để thờ cúng tổ tiên. Tại thời điểm tiến hành sẽ không thể thiếu thủ tục lau bát hương và dọn sạch tàn hương trên và xung quanh.

Chính vì vậy gia chủ bắt buộc phải lau dọn và dẫn đến bát hương xê dịch trên ban thờ.

Theo quan niệm từ xưa rằng nếu bát hương bị xê dịch chính là bị ảnh hưởng đến âm phần, sẽ bị “động” và phạm phải đại kỵ đến ông bà, tổ tiên, với những bề trên đã khuất. Tuy nhiên đó chỉ mới đúng một nửa!

Các anh chị xin lưu ý rằng, trước khi lau dọn ban thờ, người gia chủ phải làm thủ tục khấn xin ông bà tổ tiên cho phép để được lau dọn và bao sái tỉa chân nhang; kính xin các vị Thần linh tổ tiên tạm lui đến nơi khác trong thời gian ngắn để con cháu có thể dọn dẹp.

Chính vì lẽ đó khi lau dọn và khiến bát hương xê dịch sẽ không quá mức nghiêm trọng vì tại ban thờ các vị tổ tiên đã tạm rời đi nên bản thân gia chủ sẽ tránh được phạm phải đại kỵ.

Bát hương bị xê dịch, hay bị đổ do có đồ vật va phải, do động vật trong nhà không may tác động vào khiến tro hương trong bát nhang bị đổ ra.

Với những trường hợp như vậy, Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến các quý độc giả phương án: Sử dụng tro nếp trong bộ Bốc bát hương cho thêm vào- bởi do yếu tố hành Thổ, tượng trưng cho sự vững chắc của nền móng, sẽ tránh gây ra điềm xấu cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Sau đó bát hương phải được bao sái và lau lại sạch sẽ bằng rượu trắng giã gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế, tránh khiến Thần linh, gia tiên bị phật ý mà phạm phải đại kỵ.

Những lưu ý khi bát hương xê dịch trên ban thờ ?

Trên thực tế, bát hương xê dịch trên ban thờ có phải thực sự là điều cấm kỵ hay không?

Trong Phong thủy học, với những nghiên cứu và học tập trên cương vị là Tổng thư ký Hiệp Hội Phong thủy Dịch học Thế giới (Phân hội tại Việt Nam), chuyên gia Phong thủy Tam Nguyên cho rằng bát hương xê dịch là điều phải kiêng kỵ và cần phải có sự “xin phép” trước của gia chủ trước khi điều chỉnh bát hương để lau dọn hoặc mang đi xa( như chuyển nhà, chuyển ban thờ).

Bởi lẽ bát hương là phương tiện giúp người trần có thể kết nối được với cõi âm phần là ông bà tổ tiên nên tuyệt đối không được tùy tiện dịch chuyển, xoay chuyển khi chưa được khấn xin trước.

Cuối cùng có thể thấy bát hương xê dịch không quá nghiêm trọng hay phải tránh tối đa việc di chuyển và gia chủ có thể gỡ bỏ được nỗi lo âu khi lau dọn vì sợ làm “động” tới bát hương.

Ngoài ra một lưu ý về kệ bát hương phải được để chính giữa ban thờ, không chông chênh lệch trái hay lệch phải.

Đồng thời không chỉ vấn đề bát hương xê dịch, gia chủ cũng nên lưu tâm đến cách lau dọn đúng cách và sử dụng các loại khăn riêng biệt khi lau bát hương và đồ thờ cúng hơn là nỗi sợ về sự dịch chuyển của bát hương trong nhà.

Ngoài thời điểm từ sau 23 tháng Chạp đến trước 30 Tết, việc dọn dẹp ban thờ còn vào những ngày mùng 1 và 15 hàng tháng không tránh được ít lần phải dịch chuyển bát hương.

Nên dẫu vậy các quý độc giả có thể hoàn toàn yên tâm vì khi tiến hành thủ tục vào những ngày trên đều là thời điểm cát lành và thêm nữa là lời khấn xin phép cùng tấm lòng thành dâng lên tổ tiên; công việc lau dọn của bản thân sẽ được như ý nguyện!

Cách Xử Lý Khi Bát Hương Trên Bàn Thờ Gia Tiên Bị Xê Dịch

Bát hương trên bàn thờ gia tiên là một vật linh thiêng nhất và cũng là một vật phải bất động trong quan niệm thờ cúng của người Việt Nam, không được xê dịch bát hương một cách tự động khỏi vị trí ban đầu.

Bát hương là một vật linh thiêng trên bàn thờ gia tiên

Tuy nhiên trên thực tế vẫn không tránh khỏi những việc bất khả kháng hay vô tình làm xê dịch vị trí của bát hương, vậy trong những trường hợp này phải xử lý như thế nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đâ y.

Bát hương bị xê dịch do ngoại cảnh

Đây là trường hợp xảy ra rất hy hữu xảy ra nhưng không phải là không có khả năng, chính vì vậy nhiều người không để ý và không biết cách xử lý sao cho đúng, chính vì vậy mà dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho người trong gia đình.

Bát hương bị tác động của ngoại cảnh mà xê dịch hay bị đổ vì có đồ vật tác động vào hay động vật tác động vào làm cho tro hương ở trong bát bị đổ ra.

Với những trường hợp này, chúng tôi đưa ra một giải pháp mà bạn có thể tham khảo đó là: Sử dụng tro nếp (tro của rơm nếp) trong bộ Bốc bát hương cho thêm vào bát hương bị đổ, nguyên nhân là do bị thiếu mất hành Thổ do bị đổ, rơi… Ý nghĩa của nó là tượng trưng cho nền móng vững chắc, tránh bị họa cho những người trong gia đình và gia chủ.

Sau khi cho thêm tro nếp vào thì phải dùng rượu nếp hoặc nước thơm, nước ngũ vị hương lau xung quanh bát hương. Ý nghĩa của việc này là tránh việc Thần Linh và các vị Gia Tiên phật lòng mà bị phạm vào đại kỵ, dẫn đến tai họa.

Bát hương bị xê dịch lúc thờ cúng

Theo phong tục của người Việt thì vào ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ sẽ lau dọn bàn thờ thờ cúng tổ tiên. Trong lúc lau dọn, có thủ tục lau bát hương nên khó tránh khỏi việc đụng chạm mạnh dẫn đến bị xê dịch.

Bát hương bị xê dịch lúc thờ cúng

Bát hương mà bị xê dịch có nghĩa là bị “động” đến phần âm, phạm phải vào đại kỵ đến tổ tiên, những người đã khuất. Đây là quan niệm xa xưa được truyền lại mà nhiều người cũng biết, nhưng điều này chưa hoàn toàn trọn vẹn.

Trước khi tiến hành dọn bàn thờ, lau chùi bát hương thì gia chủ có làm cúng, khấn xin bề trên cho phép tỉa chân nhang, lau chùi; điều này đồng nghĩa với việc xin các vị Thần Linh, Tổ Tiên tạm lui trong lúc lau dọn. Chính vì vậy mà trong lúc dọn dẹp mà bát hương có bị xê dịch thì cũng không phải là chuyện quá to tát, hoàn toàn sẽ tránh bị đại kỵ.

Những lưu ý đặt bát hương để tránh bị xê dịch

Theo nghiên cứu của hiệp hội phong thủy ở Việt Nam và cả thế giới cho rằng việc bát hương mà bị xê dịch chính là một điều đại kỵ, điều này phải cần có sự xin phép trước từ gia chủ đến các vị bề trên thì mới có thể lau dọn, di chuyển bát hương hoặc chuyển bàn thờ, chuyển nhà, mang đi xa.

Ý nghĩa của bát hương chính là một phương tiện giúp người trần mắt thịt kết nối với ông bà tổ tiên, điều này chứng tỏ nếu có muốn di chuyển bát hương thì cần phải xin trước, nếu không thì sẽ là bất kính, phạm vào điều đại kỵ.

Việc xê dịch bát hượng tuy là đại kỵ nhưng nếu có xin phép các bị bề trên trước khi thực hiện thì không sao cả, không bị phạm vào đại kỵ, chính vì vậy mà gia chủ nên biết để tránh khỏi tâm lý lo sợ và cho rằng cứ bát hương bị xê dịch thì ắt sẽ gặp phải chuyện không may.

Để giúp cho việc bát hương khó bị xê dịch do tác động của ngoại cảnh thì bạn cần chú ý để bát hương trên kệ ngay chính giữa bàn thờ, không bị kênh hay lệch.

Bát hương cần để trên kệ vững, không bị kênh

Lưu ý khi lau chùi bát hương thì cần phải nhẹ nhàng, tránh việc động chạm quá mạnh cũng không tốt.

Cập nhật lần cuối: 14/04/2020 10:23:22 SA

Bài Văn Khấn Xin Hóa Tỉa Chân Nhang Bát Hương Đầy Đủ, Chính Xác Nhất

Bài văn khấn xin hóa tỉa chân nhang bát hương đầy đủ, chính xác nhất.

Những kiêng kị khi bao sái, hóa tỉa chân nhang bát hương

Theo Phật Giáo (và một số tôn giáo khác), thì bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng trên ban thờ của gia đình. Là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Khi thắp một nén hương là gửi lòng thành kính của mình vào cõi vô hình, nén hương là nhịp cầu để người âm và người dương gặp nhau, mượn nén hương này để thỉnh mời vong linh người đã khuất về ngự tại bàn thờ chứng minh lòng hiếu thuận của con cháu.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường sẽ có 3 cấp bậc:

– Thờ Phật: Thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình

– Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn.

– Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thờ tự).

Bất cứ ai cũng có thể bốc được bát hương, miễn là thành tâm và thân thể sạch sẽ. Dưới đây là một số điều cần phải lưu ý khi bốc lại bát hương.

Ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng để tốt nhất thì gia chủ là người đích thân bốc.

Người bốc bát hương phải là người thành tâm, và chân tay, thân thể phải sạch sẽ.

Bốc hương đã bốc phải đặt trên bàn thờ được dọn sạch sẽ, gọn gàng. Nên bày trí bàn thờ theo phong thủy, chú ý những đồ bày trên bàn thờ dùng để thờ cúng chứ không phải bày cho đẹp, không nên mua đủ thứ nhựa nhiều màu sắc.

Ban thờ nên bày tiền vàng mã, tiền xu chứ không nên bày tiền thật. khi đặt tiền thật trên mâm lễ, trên ban thờ… thì thần linh, gia tiên (người mình cần cầu xin) rất khó về, những nguyện cầu (nhỏ) của mình khó được đáp ứng.

Vào ngày tết ông Táo nên bày thêm bánh kẹo, đồ mã trên ban thờ nhưng hạn chế vì đốt nhiều gây ô nhiễm. Vào ngày 30 Tết đến mùng 5, dán Táo quân phù để mời Táo quân quay lại.

Hướng dẫn cách tỉa chân nhang

1. Trước khi bao sái, tỉa chân nhang lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đồ cúng theo đủ 5 phần

Nến – tượng trưng cho lửa – sự ấm cúng trong nhà

Hương – thắp nén tâm hương – tấu lời bái bạch

Hoa – sắc hoa giăng bủa , tươi mát gia cư

Quả – đĩa ngũ quả dâng lên bề trên

Thực – đồ cúng cho bề trên hưởng dụng, theo đúng quan niệm trước cúng sau ăn. Ăn gì thì cúng nấy, cơ bản là xôi gấc, gà, bánh kẹo, đồ chay vvv

Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ rửa sạch giã nát + khăn sạch ( giã gừng và đổ rượu vào , ngâm khăn vào rượu ít nhất 30′ trc khi lau dọn )

2. Thắp 1 nén hương , khấn xin phép gia tiên / các quan thần linh / thần tài

Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp

3. Hạ các đồ muốn lau dọn xuống

Chuẩn bị một bàn tô và cao, mặt bàn phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng ( bài vị , di ảnh , bình hoa , chén nước ..vv.. xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn )

Nếu là ban thờ phật thì phủ vải hoặc giấy vàng tránh lau đồ trực tiếp trên bàn thờ. Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng ( 30′ trở lên) lau toàn bộ các đồ thờ.

Sau đó dùng khăn khô lau lại lần lượt từng món, lau từ từ, không nên vội vàng, không kẹp đồ vào nách, chân , háng. Đồ cúng phải để ngay ngắn, trang nghiêm.

4. Bao sái, hóa tỉa chân nhang

Trước tiên phải rửa tay thật sạch bằng rượu gừng. Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ. Sau khi lau dọn , lấy 2 tay (XIN CHÚ Ý LÀ 2 TAY) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9.

Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ)

Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài)

Chân hương rút ra phải để lên bàn có phủ vải, giấy đỏ. Sau đó hóa hết chân hương, tro tàn gom lại thả sông có dòng chảy. Đặc biệt lưu ý là phải thả sông có dòng chảy.

Lấy 1 khăn sạch lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống. Dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.

5. Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý k dùng rượu để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được. Tuyệt đối không lau bằng rượu.

Việc bao sái không quá khó khăn. Chỉ cần chú ý tỉ mẩn, thành tâm và chậm rãi là được.

Bài khấn trước khi bao sái, hóa tỉa chân nhanh bát hương

Xong vái 3 vái , cắm 3 nén hương , đợi hương tàn rồi bắt đầu lau dọn.

Bài khấn sau khi hóa tỉa chân nhang

Bài khấn xin thỉnh các Vị các Ngài về ( sau khi lau dọn xong )

Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên.

Thắp 9 nén hương khấn:

Bài cúng xin tỉa bát hương

Trước khi vào văn khấn, các bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, đăng, trà… Sắp lên ban thờ thắp 3 nén nhang và khấn theo văn khấn sau đây :

Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

Sau khi bao sái xong các bạn đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Văn khấn xin tỉa chân nhang ban thần tài

Nếu nhà bạn không thể rút chân hương vào các ngày đề cập phía trên thì bạn có thể kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng.

Bạn hãy khấn bài rút chân nhang dưới đây trước. Sau đó bạn mới tiến hành làm thủ tục cúng ngày rằm nhé

Văn khấn bao sái bát hương – Văn khấn xin tỉa chân nhang

Khi đã đọc xong thì xê dịch bát nhang và tượng để lau chùi thoả mái. Ngoài ra, bài văn khấn xin tỉa chân nhang trên còn được dùng như văn khấn bao sái bát hương thần tài khi các bạn cần lau dọn ban thờ thần tài.

+ Rời bát hương khỏi bàn thờ (không làm vệ sinh ngay trên bàn thờ)

+ Rút bớt chân hương, chỉ để lại chừng 3-5 chân hương

+ Vét bớt tro trong bát hương, mức tro thấp hơn miệng bát hương độ 1-2 cm

+ Rửa: Pha nửa lít rượu trắng, dùng miếng gạc hoặc vải trắng sạch, rấp hỗn hợp rượu đó lau trên vành mép bát hương trước, chuyển xuống phần phía trước bát hương, sau bát hương rồi đáy bát hương.

+ Bao sái bát hương xong thì lau bàn thờ cho sạch

+ 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt

+ 1 đĩa hoa quả theo mùa

+ 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ

+ 3 chén rượu nhỏ

+ 1 tách nước sôi để nguội

+ 3 lễ tiền vàng

+ 2 lọ hoa hai bên

+ Xong rồi thắp 3 nén nhang mỗi bát và đọc

“Linh nhập lô nhang” (3 lần)

nếu có tượng thì đọc

“Linh nhập tượng” (3 lần)

Văn Khấn Yên Vị Bát Hương

Lễ khấn yên vị bát hương theo phong tục cổ truyền của người Việt là vô cùng quan trọng. Đây là lễ cúng mà bất cứ người Việt nào cũng phải thực hiện ít nhất 1 lần trong đời. Dưới đây là văn khấn yên vị bát hương cho gia chủ thành tâm nguyện cầu xin sức khỏe bình an, tài lộc, vạn sự may mắn, làm ăn phát tài.

Nghi thức sắm lễ yên vị bát hương Cốt bát hương gồm: 1 lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng (tùy điều kiện gia đình như: nhẫn giả, tiền đài, tiền vàng, …) Nước vỏ bưởi, nước rượu gừng, hoặc ngũ vị hương. Tro hoặc cát trắng Hoa quả, nhanh thơm tùy tâm.

Nghi thức tiến hành.

Sái tịnh và thiết lô hương Sau khi lau qua bằng khăn giấy sạch bát hương mới được mua về, lấy khăn thấm rượu gừng lau cẩn thận bên trong và ngoài bát hương làm pháp chú Án Lam Xoa Ha (7 lần) vừa lau vừa đọc. Sau khi sái tịnh, đặt cốt bát hương vào và cho tro hoặc cát trắng phủ đầy bát hương

Bài văn khấn yên vị bát hương chuẩn nhất

Bài văn khấn Bái bạch thỉnh Thánh ứng lô hương

“Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên hậu thổ Con kính lạy,Thổ Công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần- Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần. thần tài tiền vị. Hôm nay ngày…tháng… Năm …… Gia chủ con là …………………sinh năm ………… hành canh … tuổi, thê ………….. sinh năm ………….. hành canh … tuổi, nam tử ….. sinh năm …. hành canh … tuổi, nữ tử…….ngụ tại ngôi gia số ………………………

Hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị tôn thần hoàng thiên hậu thổ, thổ công chúa đất, thần tài, ngũ phương chi thần vị tiền,bản đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia thổ địa long mạch tôn thần, bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử ” Thỉnh Thánh ứng lô hương: Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang (3 lần)

Văn khấn An vị lô nhang, cầu an

CHÚ ĐẠI BI (3 lần) Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần) Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni. Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha.

Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)

Lễ hoàn

Sau 1 tuần hương, quan sát nếu thấy thông hương (3 nén đều cháy hết) thì là được, nếu không là chưa được. Nếu thông hương được rồi thì tạ lễ và nên thắp hương mỗi ngày liền đến 3 ngày hoặc 7 ngày hoặc 21 ngày hoặc 49 ngày hoặc 100 ngày v.v. (Tùy theo điều kiện). Có thể thắp hương vòng thông 24/24h hoặc mỗi ngày thắp 1 lần hương tùy điều kiện. Nếu hương cháy không hết thì sám hối chư vị tôn Thánh, thắp hương 1 lần nữa, đọc chú đại bi 3 lần và quan sát xem lần này đã thông hương chưa. Chỉ nên thử lại đến lần thứ 3, nếu qua 3 lần không được thì nên để dịp khác làm.