Top 12 # Xem Nhiều Nhất Văn Sớ Cúng Thần Tài Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Cúng Thần Tài

Theo văn hóa dân gian Việt Nam, phong tục thờ Thần Tài Thổ Địa rất quen thuộc và phổ biến. Đây là hai vị thần linh rất gần gũi với đời sống hàng ngày và mang lại sự may mắn. Giúp cho công việc làm ăn buôn bán phát đạt, an cư lạc nghiệp. Vì vậy việc thực hiện đúng các nghi lễ cúng bái và văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa là yếu tố rất quan trọng. Nó thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với thần linh. Đây là cách để thần linh chứng giám lòng thành, phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ.

Thần Tài hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân, Triệu Công Nguyên Soái. Đây là một trong số các vị thần của văn hóa tín ngưỡng dân gian. Trong trí tưởng tượng của người xưa là một ông lão râu tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Đây là vị thần mang lại tiền tài, hưng thịnh cho gia đình.

Thổ Địa còn được gọi là Thổ Công, Ông Địa, Thổ Địa Công. Đây là vị thần chuyên cai quản đất đai, nhà cửa trong một phạm vi nào đó. Thổ Địa còn là người định đoạt họa phúc trong gia đình. Thổ Địa thường mang hình tượng vui vẻ, bình dân, gần gũi với bụng phệ, thân hình mập mạp.

Cả hai vị thần đều sống trong tâm linh của những người coi trọng tín ngưỡng dân gian. Họ đại diện cho những điều may mắn và tốt lành. Đồng thời phù hộ cho công việc làm ăn, cuộc sống yên ổn hạnh phúc của người tôn thờ.

Tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa rất phổ biến trong các gia đình Việt nam. Đặc biệt là các gia đình có làm ăn kinh doanh- buôn bán. Đây không phải là mê tín dị đoan. Mà chính là phong tục mang ý nghĩa đời sống – văn hóa – tinh thần của người Việt.

Cách đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Bạn có thể mua tượng Thần Tài – Thổ Địa ở các cửa hàng phong thủy. Tuy nhiên, gia chủ cần phải mang tượng vào chùa để sư thầy đọc kinh, làm phép nhập thần. Sau đó bạn có thể nhờ các sư chọn giúp ngày tốt để thỉnh thần về nhà thờ cúng.

Thần Tài và Thổ Địa thường được thờ chung trên một bàn thờ. Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt riêng biệt ở một góc nhà. Hướng của bàn thờ phải được đặt theo hướng hợp với mệnh của gia chủ. Hoặc hướng về phía cửa chính với ý nghĩa đón nhận dòng khí hưng thịnh vào nhà. Đối với cửa hàng kinh doanh buôn bán thì bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặc ở vị trí có thể bao quát không gian của cả cửa hàng. Tượng Thần Tài đặt bên trái, Thổ Địa bên phải. Ở giữa thường đặt thêm một bài vị màu đỏ hoặc dán một tờ giấy đỏ. Phía trước hai tượng Thổ Địa Thần Tài có một lư hương dùng chung và năm chung chén nước nhỏ. Ngoài ra, còn có ba hủ gạo, muối, nước được đặt giữa hai ông.

Bạn không nên đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở dưới chân cầu thang. Tránh những nơi không sạch sẽ, bụi bặm, tối tăm hoặc có vật nhọn chĩa vào. Vì như vậy sẽ làm hỏng vận khí tốt lành của gia chủ. Ngoài ra bạn cũng nên tránh các vị trí gần nhà vệ sinh, bếp. Bởi quan niệm đây là những nơi không sạch sẽ. Nếu đặt bàn thờ ở đây sẽ không thể hút được tài lộc bên ngoài vào nhà. Thậm chí còn khiến gia chủ làm ăn thất bại.

Các bài văn khấn Thổ Địa – Thần Tài

Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa được thực hiện hàng ngày. Ngoài ra một số lễ lớn sẽ được cúng vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch, ngày vía Thần Tài, các dịp khai trương, khởi công xây nhà, dọn vào nhà mới.

Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng ngày

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ. Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi. Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc. Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó). Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ). Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái. Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa ngày rằm, mùng 1 Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy các ngài Thần Tài, Thổ Địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là…… Ngụ tại……… Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn khấn cúng ngày Vía Thần Tài

Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa khi thực hiện chuyển tới nhà mới

Đối với lễ cúng khi chuyển bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa sang nhà mới, bạn cần thực hiện trước khi chuyển và sau khi chuyển xong. Bài khấn trước khi chuyển bàn thờ như sau:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày: … Tháng … Năm … Tín chủ con là:… tuổi… Hiện đang trú tại:… Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban. Chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ Địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới, Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ : ” Thiên di linh vị Thần đài”. Chuyển bàn thờ Thổ Địa mạch long thần từ vị trí… sang phòng… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới. Tín chủ:… con xin dập đầu kính bái.”

Sau khi khấn xong thì vái lạy ba lần. Đợi đến tàn 2/3 tuần hương thì xin tiền vàng đi hóa. Sau đó bạn bỏ một ít tiền vàng dưới bát hương và tiến hành di chuyển bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa về nhà mới. Khi tiến hành chuyển đến nhà mới xong, bạn cần khấn tạ lễ như sau:

“Hôm nay là ngày … tháng … năm … Tín chủ con là:…, xin thành tâm tiến lễ bái Thánh thần lai tâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chùng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm, mùng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tại ơn và xin cầu phúc lộc. Kính xin chư vị thần linh phù hộ cho toàn gia chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành. Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý. Tín chủ:… cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!

Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa nhân dịp khai trương công ty, cửa hàng

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, chư vị Tôn thần. Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: …………… Hôm nay là ngày… tháng… năm…., Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng. Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn). Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh … cúi xin soi xét. Chúng con kính mời chư vị Thần linh Thổ Địa, cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này. Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Mâm cơm cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như văn hóa từng vùng miền mà mâm cúng 2 vị thần được bày biện khác nhau. Với ngày thường, gia chủ sẽ cúng đồ chay, trái cây, bánh kẹo… Còn đối ngày vía Thần tài (3/2 dương lịch), sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn.

Sớ Văn Cúng Tổ Hùng Vương

Sớ văn cúng Tổ Hùng Vương

Sớ văn cúng Tổ Hùng Vương do thầy Viện chủ Tu viện Khánh An phụng soạn để Quí Hội Phật tử Việt Nam tại CH. Séc, CH. Ba Lan cũng như một số Hội Phật tử và Hội Đồng hương Ngươi Việt sống ơ Châu Âu tổ chức lễ tưởng niệm Thánh Tổ Hùng Vương hàng năm. Ban Biên tập xin giới thiệu văn cúng Tổ Hùng Vương đến quí độc giả:

SỚ VĂN CÚNG THÁNH TỔ HÙNG VƯƠNG Kính nghe: Trời Nam lồng lộng, áng mây lành Rồng cha hiển hiện Đất Việt mênh mông, dải phù sa Tiên mẹ in chân; Hồn thiêng thuở ấy sáng ngời nhật nguyệt. Tổ quốc từ đây rạng rỡ núi sông. Hôm nay, ngày mùng 10 tháng 03 năm ……….., nhân tiết xuân sang, nhằm ngày giổ Tổ, chúng con, Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hoà Séc và Hội Đồng hương Phú Thọ tại CH Séc chí thành thiết lễ tưởng niệm Quốc tổ Hùng vương cùng các bậc tiên đế bao đời và chư tiền tổ công cao đức lớn. Chúng con trộm nghĩ: Cây cao tỏa bóng nhờ cội, Nước trôi muôn lối từ nguồn, Chim liệng khắp nơi, vẫn nhớ đường về tổ ấm Người đi vạn nẻo, vẫn lòng hoài niệm cố hương. Chúng con là những người con Việt, Vì lập kế sinh nhai nên bôn ba hải ngoại, Vì mưu cầu hạnh phúc phải ly hương vạn trùng. Dù sống nơi tuyết trắng quanh năm, thông xanh rợp mát, Vẫn không quên trúc biếc bốn mùa, trăng vàng cổ độ. Chạnh lòng thay góc nhỏ quê nhà, mênh mông tình dân Việt, Đau đáu nỗi khung trời viễn xứ, khao khát nghĩa đồng hương. Hôm nay là ngày cúng tổ, Hồn thiêng sông núi hiện về. Chúng con từ khắp nơi trên đất Séc cùng tựu tề, sắm sanh lễ phẩm, bày biện trai diên. Nước bát đức tỏ lòng tôn ngưỡng, hương ngũ phần một dạ kính dâng. Kính mong tiên tổ giáng lâm, thỉnh chư tiền hiền chứng giám. Kính lễ Phật, Pháp và Tăng thường trụ khắp mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh công đức. Kính lễ Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự ở đài cao quang giáng đạo tràng chứng minh công đức. Kính lễ Việt Nam Quốc phụ thánh tổ Hùng Vương cùng các bậc tiên đế bao đời và chư vị tiền tổ quang giáng đạo tràng chứng minh công đức. Muôn trông, Trời cao vòi vọi chiếu soi Đất rộng ôm tròn sự sống. Dù đi đâu về đâu, chúng con vẫn không bao giờ quên gia đình tâm linh đã cho con ánh sáng giác ngộ chiếu soi lẽ sống. Dù ở phương trời nào, chúng con cũng nguyện sẽ vun bồi, gìn giữ gia đình huyết thống, đã cho con hình hài, sự sống và tình thương. Nguyện thánh tổ vạn thế linh thiêng, ngự tọa đài cao, nhìn xuống đàn cháu con với đôi mắt siêu trần, bằng tình thương vô hạn, xin hãy phù hộ cho quê hương Việt Nam dân an nước thịnh, gió thuận mưa hòa, Đất nước đổi mới tư duy, phát huy tư tưởng tiến bộ, Nhân dân vượt mọi khó khăn, xã hội tiêu trừ tệ nạn Năm Châu kết thêm bè bạn Bốn bể khẳng định uy phong. Yêu thương nhau trên dưới một lòng Đoàn kết nhau trong ngoài bền vững. Hiện tiền chúng con đây, đang mưu sinh tại CH Séc thân khỏe tâm an, gia đình hạnh phúc, cộng đồng sung túc, xã hội bình an, yên ổn xóm làng, nhân tâm hòa hợp. Giờ này, Hùng khí linh thiêng cảm cách Hồn thiêng sông núi vọng về Ngưỡng mong Thánh tổ chứng minh Cúi xin tiền hiền mẫn nạp. Kính lễ Việt Nam Quốc phụ thánh tổ Hùng Vương giáng phó đạo tràng chứng minh công đức. Tỳ kheo THÍCH TRÍ CHƠN phụng soạn

Lễ Cúng Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng Văn Cúng Thần Tài

Lễ cúng thần tài mùng 10 tháng Giêng Văn cúng thần tài

LỄ CÚNG THẦN TÀI MÙNG 10 THÁNG GIÊNG

Văn khấn Thần tài Thổ địa Mua gì lấy may trong ngày Thần Tài? Cách thờ cúng thần tài giúp thu hút tài lộc

I. Ý nghĩa của ngày vía thần tài

Thần tài quen thuộc nhất trong dân gian là Triệu Công Minh. Ngày sinh của Triệu Công Minh có nhiều thuyết, thông dụng nhất là hai ngày: 15 tháng 3 (theo Nam Sơn cư sỹ đời Tần) và 22 tháng 7 (trùng với thuyết của Hứa Chân Quân ở trên), đồng thời các nhà thiên văn cổ cho rằng đây là ngày “mặt trời sáng nhất”. Do đó, ngày vía thần tài nếu có sẽ là ngày 22 tháng 7 hàng năm.Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón thần tài từ thiên đình về hạ giới. Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4 là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng thần tài hàng ngày.

II. Cách lễ cúng thần tài bao gồm:

1. Nơi cúng lễ

Việc làm lễ đón thần tài được cho là rất quan trọng vì theo dân gian, có đón thần tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm. Người làm kinh doanh, không làm kinh doanh đều làm lễ giống nhau, chỉ khác là địa điểm. Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân “thổ địa” thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần tài.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”, dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

2. Thờ thần bao nhiêu thì vừa

Nhà đã có ban thờ thần linh, gia tiên thì không nên làm thêm ban thờ thần tài. Thờ nhiều thần thánh trong nhà sẽ làm gia đình bất hòa, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác. Nhiều nhà đặt cả Phật Di Lặc ngồi trên ban thờ thần tài, hay ban thờ thổ địa đặt riêng trên ban thờ thần tài… là không cần thiết và không nên, trong tâm linh là bất kính. Thực tế đo đạc bằng máy móc khoa học cũng thấy những trường hợp này gây ra trường khí nhiễu loạn, không ổn định. Nếu trót đặt nhiều ban thờ, nhiều bát hương nên làm lễ để thu gọn bớt lại.

3. Cách sắm lễ cúng ngày vía thần tài

Đồ lễ đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.

Một số lưu ý:

Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.

Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.

Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ… đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.

Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt… Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.

Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện… vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

III. Văn cúng thần tài

Bài cúng thần tài số 1

Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ …., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này)

Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm.

Chúng con là…………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………..

Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.

Bài cúng thần tài số 2

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách Cúng Vía Thần Tài, Bài Văn Khấn Thần Tài Mùng 10 Tết

Để tưởng nhớ Thần Tài mọi người chọn ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch là ngày thần Tài bay về trời làm ngày cúng vía Thần Tài. Vào ngày cúng vía Thần Tài thường sắm lễ như sau : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết, thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi người thường cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa phải chăm chút cho thật kỹ thì mới có kết quả tốt. Đa phần, các vị thần đều dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa vừa dùng đồ mặn vừa dùng đồ chay. Lễ cúng nửa năm đầu là đồ mặn, từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là đồ chay.

Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch đến tháng 6 âm lịch: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, gạo, muối hột để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch: 1 bình bông, 1 đĩa ngũ quả, 1 bộ giấy tiền vàng, chum nước, gạo, muối hột, bánh chay như bánh tét, bánh ngọt…

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng. Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài. Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài. Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ Lễ

-Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.

– Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.

– Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ… đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.

– Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt… Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.

– Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện… vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Bài văn khấn trong ngày cúng vía thần tài ( tham khảo)

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là……………………………..Tuổi……………………………………. Ngụ tại……………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……..tháng……..năm…………..(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quản và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!