Top 10 # Xem Nhiều Nhất Văn Tế Cúng Xóm Đầu Năm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Hoá Cúng Xóm Đầu Năm

Xuất bản: Thứ sáu, 07 Tháng 2 2014 09:21

Lượt xem: 9656

Hằng năm cứ sau Tết Nguyên đán, từ mùng 06 đến 12 tháng giêng Âm lịch là nhiều nơi tổ chức cúng xóm. Không biết tục lệ này có từ bao giờ nhưng đây là một nét văn hoá đặc trưng tốt đẹp không chỉ ở làng quê mà còn ở một số nơi thành thị. Có mặt tại buổi lễ cúng xóm của tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh vào sáng ngày 6/02/2014 nhằm mùng 7 tết âm lịch, chúng tôi đã cảm nhận 01 phần thú vị từ nét văn hoá này.

Tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh có hơn 60 hộ dân, chủ yếu là nông. Cứ thành thông lệ, vào ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm, nơi đây tiến hành cúng xóm đầu năm. Địa điểm để tập trung cúng xóm là tiền sảnh nhà văn hoá thôn, đây cũng là đầu cổng đi vào trong xóm. Từ sáng sớm, người dân địa phương đã che rạp, lập đàn để cúng.

Nghi thức lễ và bàn thờ cúng xóm

Đúng 10h, buổi lễ cúng xóm chính thức bắt đầu. Những người tham gia lễ tế mặc áo mão, khăn đóng, áo dài. Có tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên, sau đó là bài khấn văn tế thần, văn tế âm linh. Trên bàn thờ tại buổi lễ cúng xóm ở tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh bày biện đầy đủ hoa quả, con gà và một đầu heo v.v…

Ngoài ý nghĩa tâm linh, tục cúng xóm còn mang ý nghĩa thắt chặt tình đoàn kết giữa các gia đình sinh sống trong xóm. Đây là dịp tốt nhất để mọi người trong xóm gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất khi khởi đầu một năm mới mà những ngày thường đôi khi ít được gặp nhau bởi bận bịu công việc. Họ cùng chúc cho nhau năm mới với những lời tốt đẹp nhất. Và đây cũng có thể gọi là Tết chung của người dân trong xóm.

Kim Thạch – Hải Châu

Thêm ý kiến

Về Xứ Quảng Đầu Năm Đi Cúng Xóm

Cúng xóm đầu năm (ảnh Baotintuc)

Không biết ngày lễ này có từ bao giờ, nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ khi những lưu dân vùng Thanh – Nghệ xưa kia vào định cư trên mảnh đất ác địa nhiều sơn lam chướng khí từ thời Lê Thánh Tông. Muốn được yên ổn làm ăn sinh sống, họ phải cùng trời, cúng đất cho mưa nắng thuận hòa, cho lòng người dịu bớt, cho những linh khí của người, của trời đất và cả những linh hồn đã phiêu du hài hòa với nhau.

Đến đất Quảng vào dịp đầu năm mới như thế này, rất dễ nhận thấy một khung cảnh đâu đâu mọi người đều tất bật chuẩn bị lễ lạt cúng kiếng rất trịnh trọng. Tùy vào từng làng, từng thôn, hay những khối phố nhỏ, mọi nhà đều góp công góp sức vào ngày lễ cúng xóm. Có nhà đóng góp tiền bạc, tùy theo lòng hảo tâm của gia chủ, có nhà thì bỏ công để làm lễ cúng. Ngày được chọn làm lễ cũng không nhất thiết phải được quy định cụ thể, mà tùy vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế, cũng như thời gian để có thể tụ họp được đông đủ nhất những người láng giềng với nhau.

Cúng xóm là tục lệ lâu đời tại xứ Quảng (ảnh Baovanhoa)

Nơi tổ chức cũng tùy thuộc vào điều kiện thực tế, thường chọn nhà nào có những mảnh vườn rộng rãi thoáng mát, nhiều cây cối và người chủ nhà năm đó ăn nên làm ra, hay có người đỗ đạt, người đi xa về, hay chỉ đơn giản là do mọi người bầu chọn vì đức độ, tình cảm của người chủ nhà đối với hàng xóm láng giềng. Đồ cúng là những thứ thường nhật: trầu cau, nải chuối, bát cơm, đôi ba chén chè, con gà, vài miếng thịt luộc, chai rượu… nhưng sự trang nghiêm, trân trọng đối với đất trời, đối với hàng xóm láng giềng mới là điều đáng nói.

Người chủ lễ thường là người có uy tín trong làng xóm, trong khối phố, đứng ra đọc những bài văn theo lối hát bài chòi, hát bộ để cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mọi người có được sức khỏe để làm ăn, sinh sống, cầu cho được mùa lúa mùa rau để đời sống khấm khá hơn. Họ cũng cầu cho tình cảm hàng xóm láng giềng luôn luôn bền chặt khăng khít, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn và chan hòa trong ứng xử.

Cũng có khi thôn xóm đến mời sư trụ trì trong những ngôi chùa gần đó đến tụng kinh niệm Phật, phân phát sự từ bi hỷ xả của đấng chí tôn để mọi người hướng thiện. Ngoài ý nghĩa tâm linh hướng đến đất trời, đây cũng là dịp để nhà nhà ngồi lại với nhau uống chén rượu, ăn chung với nhau một bữa cơm láng giềng, bàn chuyện làm ăn, công cán, xóa bỏ những xích mích thường ngày để cùng bước vào một mùa vụ, một năm mới thân tình.

Đây là một nét văn hóa đẹp và vô cùng độc đáo, cần được lưu giữ trong hoàn cảnh lối sống phương Tây đang ồ ạt du nhập vào đời sống, gây nên những xáo trộn và những mất mát vô cùng đáng tiếc trong văn hóa Việt Nam.

Cúng xóm là dịp tình cảm hàng xóm láng giềng luôn luôn bền chặt khăng khít, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn và chan hòa trong ứng xử

Tại buổi lễ này, luôn có một chậu nước và một đống lửa bên cạnh bàn thờ cúng. Các cụ cao niên cho biết đó chính là sự ảnh hưởng của nét văn hóa lấy lửa làm trung tâm. Cũng có ý kiến cho rằng chậu nước để các vị thần rửa mặt, rửa tay, đống lửa để họ sưởi ấm do vùng đất này vốn có nhiều chướng khí rất lạnh không tốt ngày đầu năm.

Cúng xóm ở xứ Quảng từ lâu đã trở thành một nét văn hóa phố thị, khi nông thôn rộng rãi ngày càng nhường chỗ cho khu đô thị chật hẹp, khi những con người láng giềng muốn tìm chút chỗ dựa tâm linh, muốn mua một chút tình thân láng giềng cả năm trời ít khi gặp mặt. Cũng hay nếu biết hướng nếp sinh hoạt này vào những nội dung tốt, tránh kiểu quá chén đôi khi mất hòa khí. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người quay cuồng trong cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền, nhiều khi láng giềng chẳng biết mặt nhau, tình làng, nghĩa xóm dần vơi cạn thì tục lệ cúng xóm quả là đáng quý, đáng được lưu giữ, bảo tồn.

Lệch Lạc Cúng Xóm Cuối Năm

Rất nhiều năm nay, Đà Nẵng phổ biến việc đặt bàn thờ, lễ vật cúng tạ chư thần thổ địa, thành hoàng khai khẩn, cầu tài lộc, bình an cho năm mới tại ngã ba và ở giữa các tuyến đường giao thông công cộng. Để có bàn thờ tươm tất và tiệc vui cuối năm, nhiều ngày trước, tổ trưởng dân phố (TTDP) và trưởng thôn đến từng hộ gia đình vận động, quyên góp. Tiền quyên góp được dùng vào các việc như làm cổng chào chúc mừng năm mới, treo kết đèn xanh đỏ nhấp nháy trong khu dân cư, mua hương hoa lễ vật, thuê dàn nhạc kèm loa thùng công suất lớn. “Vô loa thùng bất thành cúng xóm”, đây là một thực tế luôn diễn ra ở Đà Nẵng vào dịp năm hết tết đến. TDP này thuê được loa thùng to thì TDP cận kề cũng phải cố cho bằng được dàn loa thùng to hơn. Tiệc cúng xóm biến thành “bữa tiệc” kinh hoàng của âm thanh. 

Theo số liệu mới nhất của Sở Nội Vụ Đà Nẵng: Sau khi sắp xếp tinh giản theo Nghị quyết số 108/NQ-HĐND, Đà Nẵng giảm được 2.965 TDP, chỉ còn 2.784 TDP (gồm 12 TDP dưới 50 hộ, 2.603 TDP có từ 50 đến 90 hộ, 169 TDP trên 90 hộ). Như vậy từ nay đến ngày cận Tết Nguyên đán, sẽ có gần 3.000 lễ cúng xóm cùng đi kèm với “đại tiệc âm thanh” kinh hoàng diễn ra ở các quận huyện nội thành. Không chỉ TDP cúng xóm mà gần 200 khu chung cư, nhà ở xã hội trên địa bàn Đà Nẵng cũng quyên góp cúng xóm và thuê dàn âm thanh công suất lớn về góp vui. Rất khó ngăn nạn loa thùng tra tấn khu dân cư vào dịp cuối năm một khi nó bị biến tướng trở thành trào lưu; nhiều người chỉ còn biết vin vào các lý do khác nhau để từ chối tham dự bữa cơm cuối năm trong tình làng nghĩa xóm bởi có ngồi lại cũng chỉ biết…nhìn mồm nhau mà gật gật trong tiếng loa mở to hết cỡ!

Để ngăn chặn vấn nạn ô nhiễm môi trường âm thanh, trong năm 2019, Cảnh sát môi trường (CSMT), Công an TP Đà Nẵng thực hiện các đợt kiểm tra chuyên đề, đo tiếng ồn âm thanh. Theo báo cáo của Phòng CSMT Đà Nẵng tại Hội nghị sơ kết cao điểm ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tiếng ồn trên địa bàn Đà Nẵng, tổ chức vào ngày 26/12 vừa qua: Từ giữa năm 2019 đến nay, CSMT ghi nhận, lên danh sách 813 tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm quy định môi trường âm thanh. CSMT cũng nhắc nhở 816 trường hợp, phạt hành chính 40 trường hợp vi phạm các quy định về tiếng ồn (theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP) và vi phạm các quy định về sự yên tĩnh chung (theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP). Kiểm tra, đo tiếng ồn của CSMT Đà Nẵng thu được kết quả bước đầu là giảm bớt âm lượng quá cỡ từ nhà hàng, quán nhậu, quán karaoke, loa kẹo kéo trên các tuyến phố chứ chưa thể ngăn chặn được vấn nạn ô nhiễm âm thanh tại TDP, thôn, xóm thuộc 7 quận, huyện của TP này.

Có vị cao niên ưu tư nói mộc mạc rằng: Người Quảng Nam, người Đà Nẵng gọi chuyện hát hò vô tổ chức ni là “sướng sảng” (tạm gọi là…sướng vô ý thức). Một vị nguyên là cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng những năm sau chiến tranh, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử đã không giấu nổi sự chua chát khi nhìn nhận vào thực tế phi văn hóa trong các điệp khúc thúc ép nhau uống rượu “một hai ba…zdô!!!” rồi đến chuyện hát, chuyện gào karaoke không chỉ trong lễ cúng xóm cuối năm mà cả 365 ngày tại nhiều khu dân cư. Theo vị lãnh đạo này thì nhiều năm qua, Đà Nẵng mải mê phát triển hạ tầng đô thị nên vô tình lướt qua những cái gì thuộc về gốc rễ, nền tảng tinh thần của cộng đồng dân cư lao động nông nghiệp, ngư nghiệp. Quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, khiến hàng vạn hộ nông dân, ngư dân bỗng chốc trở thành hộ gia đình thị dân, thụ hưởng văn minh đô thị trong khi chưa có giai đoạn chuyển tiếp, chuẩn bị hành trang để đón nhận nó nên không có gì là khó hiểu khi sinh ra lệ “cúng xóm” hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hóa, đạo lý của làng quê, thành thị Việt Nam.

Khoảng 5 năm trước, tại cuộc họp báo thường kỳ, tôi đã nêu câu hỏi với Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về vấn nạn ô nhiễm môi trường âm thanh do karaoke, loa thùng tại khu dân cư và tiếng hò hét “một hai ba zdô!” trong các quán nhậu – đặc biệt là vào mỗi dịp cuối năm nhưng chỉ nhận được câu trả lời đầy thiện ý là mong mọi người cùng đưa ra sáng kiến. Những tháng cuối năm 2019, vấn nạn ô nhiễm môi trường âm thanh do loa thùng tại TDP, khu dân cư của Đà Nẵng càng trở nên bức xúc hơn qua các phản ánh của người dân trên mạng xã hội.

Chia sẻ với tôi, một lão thành từng qua các cương vị lãnh đạo của Đà Nẵng cho rằng, Tổ trưởng dân phố, Trưởng ban Công tác Mặt trận là những người có tiếng nói quyết định để lệ cúng xóm cuối năm dần dà trở thành nét đẹp của khu vực dân cư. Mọi người cùng góp mặt bên nhau, ấm đậm tình nghĩa xóm giềng trong bữa cơm cúng xóm cuối năm là việc nên làm nhưng sự “cúng” của các tổ dân phố ở TP Đà Nẵng không dừng lại ở đó mà đã bị biến thành những bữa tiệc khủng bố kinh hoàng bằng âm thanh.

Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm

Thông thường khi mua xe mới ô tô hay xe máy đều nên cúng xe thông báo cho thần linh biết đây sẽ là chiếc xe gắn liền với chủ nhân của nó, đi cùng chủ nhân và đảm bảo an toàn hanh thông. Còn vào dịp đầu năm thì mọi loại xe: từ xe cũ tới xe mới, từ xe ô tô tới xe máy, xe đạp đều được ưu tiên cúng lễ sao cho mọi sự hanh thông đều thuận lợi an toàn .

1.Phong tục cúng xe đầu năm bên đạo Thiên Chúa

Đầu năm mọi người mọi nhà theo Đạo đều đi lễ sớm vào sáng mùng 1 Tết. Qua nhà thờ làm lễ sau đó cha sẽ tới từng xe ban phước lành cho các loại xe di chuyển.

Về lễ vật thì đạo Thiên chúa không xem nặng chuyện này, thành tâm cầu khẩn Đức chúa Giesu là mọi điều sẽ an bài và thuận lợi, mọi khó khăn vướng mắc sẽ được thông qua , tâm bình an và hạnh phúc.

Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hanh thông an nhàn

2.Phong tục cúng xe đầu năm bên Phật giáo

Phong tục cúng xe mới mua

Đối với một chiếc xe là vật gần như bất ly thân với chủ nhân của nó, gắn liền trên moi nẻo đường. Do đó khi mua xe về gia chủ đã phải làm lễ cúng xe, như một cách thông báo với bậc bề trên về thông tin xe và những điều cầu mong khác nữa. Trước đó gia chủ nên xem ngày để cúng xe sao cho phù hợp với cung mệnh của mình.

Đối với gia đình sử dụng xe như một phương tiện kiếm tiền di chuyển hằng ngày như xe ôm, grap, lái taxi thì còn cúng xe hàng tháng mong mọi sự bình an đến với gia chủ , cầu mong kiếm tiền được xuôn xẻ mát mái và làm ăn ngày càng thuận lợi.

Lời khấn cúng xe đầu năm hay cúng xe hằng tháng cũng không có gì khác nhau là mấy. Cơ bản nằm ở cái tâm của gia chủ, kính cẩn với các bậc bề trên mà thôi.

Về cách thức cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng cũng như vậy, sắp lễ vật thì tùy gia đình có gì thắp hương đó, không quá cầu kỳ và câu nệ về chuyện này, làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có được gìn giữ lâu đời của người dân Việt ta.

Những người theo Phật giáo hoặc không theo bên nào đều có tập tục thờ cúng từ xa xưa đã trở thành nét văn hóa riêng. Nên bên này cúng xe đầu năm phức tạp hơn.

Phong tục cúng xe đầu năm cho vạn sự trôi chảy

Lễ Vật Cúng xe đầu năm

Để mua được lễ vật cúng đầu năm thì về cơ bản sau đây là những lễ vật được gợi ý đầy đủ nhất, không nhất thiết là phải mua toàn bộ lễ vật này. Bởi Phật giáo coi trọng cái tâm thành khẩn , tâm tốt hướng thiện thì mọi thứ được hóa giải

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột)

3 hoặc 5 chung rượu

3 hoặc 5 chung trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Tất cả được bài trí sắp đặt tươm tất trên ban thờ ngoài trời. Hoặc giả nếu không có thì nên sắp một chiếc bàn đủ lớn, bày đồ cúng lễ thay bàn thờ truyền thống cũng không sao.

Bài Văn Khấn

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)