Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vàng Mã Cúng Bà Cô Tổ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Vàng Mã Cúng Tổ Nghề

Mô tả

Bài văn khấn cúng Tổ nghề

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………………………………………..

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Giỗ tổ sân khấu năm 2020 ngày mấy?

Hằng năm vào 3 ngày 11, 12, 13 Tháng Tám Âm Lịch, các ca nghệ sĩ cử hành giỗ Tổ, trong đó ngày 11 là cúng chay, ngày 12 cúng mặn và 13 là cúng mời các vong linh của những nghệ sĩ đã khuất trở về cùng kỷ niệm ngày giỗ tổ.

Văn cúng giỗ Tổ nghề May

Thường vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm, mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ nghề may ngày càng trở thành thông lệ và là một cách hàng xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc chúng ta.

Văn cúng giỗ tổ nghề Xây dựng

Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành xây dựng (thợ nề, thợ xây) vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm, cách cúng Tổ ngành xây dựng, mâm cúng và lễ vật gồm những gì? Bài cúng tổ ngành xây dựng như nào? Mời các bạn tham khảo qua đường link trên.

Với bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp bên trên, các bạn có thể áp dụng để cúng tổ nghề mình muốn:

Cúng tổ nghề Rèn

Cúng tổ nghề Mộc

Cúng tổ nghề Đúc Đồng

Cúng tổ nghề Trang điểm

Cúng tổ nghề Khảm trai

Cúng tổ nghề Gốm sứ

Cúng tổ nghề làm bún

Cúng tổ nghề vàng bạc…

Tục Hóa Vàng Mã Tổ Tiên Ngày Tết

Có thể nói, thời gian mà chúng ta mong chờ nhất trong năm đó chính là khoảng thời gian cuối năm, Xuân đến, Tết về trong mọi nhà. Người ta háo hức nô nức và mong chờ từng giây phút để gác lại hết tất cả mọi thứ rồi mong chờ năm mới, thời khắc trở về nhà được đón giao thừa bên cạnh người thân, quây quần bên bữa cơm tất niên cùng mọi người và hưởng trọn một mùa Xuân thật yên bình.

Tuy nhiên, người ta mong Tết, đón chờ bao nhiêu thì người ta cũng chuẩn bị tinh thần và học hỏi ông bà để thực hiện tục lệ ngày Tết bấy nhiêu. Cái Tết cổ truyền của người Việt với rất nhiều tục lệ , trong đó không thể không kể đến : Tục lễ tổ tiên trong ngày Tết, tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời, tục đi lễ chùa đầu Xuân, tục cúng mâm cơm cổ truyền ngày Tết.

Sau 3 ngày Tết, thông thường trong mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng với đầy đủ các thành viên trong gia đình, được gọi là bữa cơm cúng hóa vàng mã. Nếu như bữa cơm giao thừa, chúng ta đã mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu 3 ngày Tết thì bữa hóa vàng này chính là bữa cơm tiễn ông bà về lại Âm phủ.

Tục hóa vàng mã tổ tiên ngày Tết vẫn được duy trì và thực hiện cho đến ngày nay vì người ta tin rằng : nếu đốt các đồ vàng mã này ( bao gồm giấy vàng giấy bạc, vàng thoi và bạc thoỉ ) thì người chết ở bên kia mới nhận được tiền vàng cũng cần chi trả cho cuộc sống.

Những quy tắc người ta thường áp dụng kho tiếm hành Tục hóa vàng mã tổ tiên ngày Tết

+ khi tiến hành hóa vàng mã tiễn tổ tiên về trời thì vàng mã, những giấy tiền vàng được đốt theo phải để nguyên vẹn, đốt từng tờ, từng tờ một không để bị rách. Đặc biệt người ta thường có thói quen dùng một cây tre để lật những đồng tiền cho cháy hết nhưng điều đó là sai, vàng mã sẽ bị nát, không nguyên vẹn thì người chết cũng không thể nhận được

+ Việc hơ một hay nhiều cây mía tươi trên ngọn lửa hóa vàng mã nhằm giúp cho cá cụ ( ông bà cha mẹ , ngươi lớn tuổi) có gậy mà chống về âm phủ .

+ Sau khi hóa vàng mã, nên dùng một ly rượu cúng để tưới lên tro vàng mã thì những tiền vàng chúng ta đốt cho người nhận mới không bị thất lạc được.

Trong những ngày Tết, trước khi thực hiện nghi thức hóa vàng mã tiễn ông bà về cõi âm thì người ta thường chuẩn bị lễ vật phẩm thờ cúng, trang hoàng bàn thờ gia tiên đẹp hơn, thay mới những cái vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên

Chú ý : Bát hương trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Mỗi năm, đến Tết, người ta cần phải thay mới tro bát hương trên bàn thờ gia tiên, thay mới tro bát hương. Không cần phải nhờ thầy cúng mới có thể thay tro bát hương, chỉ cần người trong gia đình là được.

Dịp cuối năm, các gia đình thông thường sẽ tổ chức một ngày dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, trong đó sắm sửa thêm nhang đèn, khói hương, thay mới các vật phẩm thờ cúng và sắm thêm. Vào dịp Tết, mọi nhà đều cố gắng trang trí và trích ra một khoảng tiềnđể mua vật phẩm thờ cúng. Tốt nhất vẫn là các vật phẩm đồ thờ bằng chất liệu gốm sứ thủ công. Đây là một trong những bộ bàn thờ gia tiên được dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết, trông ấm cúng hơn hẳn.

Văn Khấn Bà Cô Tổ Ông Mãnh Tổ Và Cách Cúng Bà Cô Ông Mãnh

Chia sẻ bà Cô ông Mãnh là ai, cúng bà Cô ông Mãnh như thế nào và bài văn khấn bà Cô Tổ ông Mãnh đầy đủ nhất.

I. Ông Mãnh Tổ, Bà Cô Tổ là ai?

Bà Cô Tổ, ông Mãnh Tổ là những người trong gia đình, thường được thờ trên bàn thờ gia tiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết bà Cô tổ, ông Mãnh Tổ là ai?

Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà.

Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các “bà cô tổ” thường thiêng nên xin xỏ cả về làm ăn buôn bán, giải hạn…

Thường các bà cô tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nào đó nên không đi mà ở lại.

2. Ông Mãnh Tổ là ai?

Ông mãnh hay còn gọi là mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.

Mãnh tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên (Mẫu), chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.

Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông mãnh Tổ dòng họ.

Bà Cô ông Mãnh là ai và bài văn khấn bà Cô Tổ ông Mãnh đầy đủ nhất

Cúng bà cô ông mãnh vào các ngày: sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.

III. Văn khấn cúng bà Cô Tổ ông Mãnh Tổ

Nội dung bài văn khấn bà Cô Tổ, ông Mãnh Tổ như sau: Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật. Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ……………….. Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ. Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt. Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con. Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Hóa Tiền Tỷ Vàng Mã Trả Lễ Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho những ngày cuối năm Mậu Tuất nhộn nhịp người đến trả nợ. Từ đầu đường Cổ Mễ dẫn vào đền, dịch vụ tâm linh “bủa vây” du khách với đủ lời mời chào viết sớ, mua lễ. Ngay tại bãi gửi xe, du khách đã bị bao vây đội ngũ “tiếp viên” mời chào mua lễ. Ban đầu, người nào cũng mời chào khách với giá chung 10.000 đồng một lần viết sớ nhưng chỉ cần gật đầu hỏi thêm giá lễ, du khách sẽ “bị tẩu hỏa nhập ma” bởi các loại dịch vụ lễ. Người bán đua nhau đưa ra các mức giá, từ 100.000 đồng rồi giảm dần đến 70.000 đồng/lễ, lễ trung bình 250.000 đồng/lễ, lễ giá cao 450.000 đồng/lễ, còn loại đặc biệt thì “tùy tâm”. Nhiều khách hàng có thể làm lễ hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng.

Có lẽ, không ở đâu, lòng thành của người lễ được quy đổi rõ ràng như tại đền Bà Chúa Kho. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều người có thâm niên đi lễ “vay – trả” tỏ ra rất cẩn thận với những lời chèo kéo trên. Do vậy nhiều dịch vụ ăn theo lễ hội năm nay lâm vào cảnh chợ chiều. Chị Quách Thị Liên – tư thương tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội chia sẻ: Những năm trước do tôi không quen nên cứ đến đây sắm đồ lễ và thuê người đội lễ vào thắp hương, khấn vái; khi xong việc họ tính vài trăm ngàn đồng tiền công, mình không trả không được. Năm nay, nhóm buôn của tôi mỗi người góp 1 – 2 triệu thuê riêng một xe ô tô vận chuyển đồ lễ, sau đó đến đền thỏa thuận dịch vụ sắp lễ và khấn thuê, nên cũng bớt bị “chặt chém”.

Bên trong đền, tiến lễ xong, người dân lại ôm từng mâm lớn, mâm bé đốt thành tro. Khu vực hóa vàng mã luôn được tiếp lửa đỏ rực, khói bụi đặc quánh. Mặc dù, Ban quản lý đền Bà Chúa kho đã lắp biển “hạn chế đốt vàng mã” nhưng với quan niệm trần sao âm vậy, ai đi lễ cũng muốn sắm vàng mã và muốn mâm lễ của mình to hơn, đẹp hơn và nhiều hơn nhà khác. Họ hóa vàng để trả nợ, tạ lễ để sang năm lại đến xin lộc Bà. Anh Nguyễn Văn Hùng (Hải Dương) cho biết: “Đầu năm đã đến xin lộc Bà nên cuối năm tôi đến lễ tạ. Vay bao nhiêu trả bấy nhiêu, dư ra càng tốt. Xởi lởi thì bà mới cho. Ai vay rồi mà không trả được thì cũng phải viết sớ khất nợ, để năm sau còn làm ăn được, có tiền sắm lễ trả nợ. Mấy năm nay kinh tế khó khăn, người dân đổ về đây ngày càng nhiều hơn”.

Theo quan sát của phóng viên, những mâm lễ được bày chủ yếu là giấy tiền, vàng mã, hương hoa, tiền thật (loại tiền lẻ mệnh giá nhỏ 500 đồng – 1.000 đồng) và những xấp đôla âm phủ mệnh giá mỗi tờ là 100 USD, tương đương khoảng 1.700.000 đồng tiền thật nếu quy đổi kiểu trần sao âm vậy. Với hàng ngàn lượt khách mỗi ngày vào dịp cao điểm, số tiền thật bỏ ra để mua đồ lễ “vay trả” cũng lên đến hàng tỷ đồng.

Vàng mã ngày càng cỡ đại

Bộ VHTT&DL đánh giá thực trạng đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho là điểm nóng cần chấn chỉnh; thậm chí lập cả một đề án nghiên cứu về việc đốt vàng mã tại nơi này nhưng chưa thể giải quyết triệt để. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về vấn đề này, TS Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ: “Hiện nay, nhiều người đốt vàng mã, nhà lầu, xe hơi rồi cả tiền đô theo trào lưu. Quan niệm như vậy hoàn toàn không thiết thực, gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan và bản thân các di tích, đền, chùa. Ban quản lý, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp nhưng quan trọng vẫn là ý thức tự giác của công chúng có thay đổi hay không”.

Ông Nguyễn Viết Chức cũng chỉ ra một nghịch lý là việc sản xuất vàng mã đã trở thành một nghề, là mặt hàng được phép sản xuất, không bị cấm. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tâm linh càng rầm rộ. Trước đây, làng vàng mã chủ yếu làm các đinh tiền, vàng kích thước nhỏ, nay thì toàn đồ cỡ đại: Ô tô, xe máy, nhà lầu, điện thoại.

Với hiện tượng đốt vàng mã tại đền Bà Chúa Kho, PGS Nguyễn Văn Huy cho rằng, Ban quản lý làm nghiêm, không cho người dân bán vàng mã hoặc chỉ cho người dân dâng lễ với số lượng nhất định sẽ hạn chế được việc đốt vàng mã. Đồng thời, cơ quan quản lý cần có những chế tài nghiêm khắc, để khu vực hóa vàng tại đền Bà Chúa Kho không đỏ lửa trong suốt mùa lễ hội sắp tới.